Cụ ý vô tư cụ lại giả ngu giả điếc.Bên thua cuộc là bên nào hả cụ? Em k biết bên nào là bên thắng cuộc trong cuộc chiến tranh này cả (đứng dưới góc nhìn của 1 ng dân)
Cụ ý vô tư cụ lại giả ngu giả điếc.Bên thua cuộc là bên nào hả cụ? Em k biết bên nào là bên thắng cuộc trong cuộc chiến tranh này cả (đứng dưới góc nhìn của 1 ng dân)
Lúc đó ở trỏng song song tồn tại hai chính quyền cụ ạ.Hồi kháng chiến, vùng Đắc Tô - Tân Cảnh ta và VNCH phân chia thế nào mà ta cũng có chính quyền, mẹ của ông bạn cháu nguyên là chủ tịch huyện thời đó.
Vâng. Em cũng đã tìm hiểu về sự ra đời của bài này.Trần Thiện Thanh là bạn thân của cố Đại tá Nguyễn Đình Bảo cụ ah. Lên mới sáng tác bài này để tưởng nhớ đến ng bạn thân
Có một chỗ cụ sai là báo chí nó theo ghi hình để chúng nó dễ rút. Thực tế thì thời điểm đó Việt Nam vô cùng may mắn vì là thời điểm phát minh ra máy quay màu và cũng là thời điểm mà Mỹ chưa có luật cho phóng viên chiến trường cho lên chúng ta được lợi rất nhiều với quốc tế do những thước phim hay bức ảnh này làm cho phong trào phản chiến trên thế giới trở lên đỉnh điểm. Hầu hết tất cả các nước có liên quan đến chiến tranh Vietnam như Nhật, Mỹ thậm chí Anh, Pháp đều xuất hiện các cuộc biểu tình đẫm máu chống lại chính phủ trong khi cuộc chiến gần đó là chiến tranh Triều Tiên thì hầu như ít người biết và có không quá 50 cuốn phim về cuộc chiến này trong khi CTVN có khi phải cả thư viện mới chứa hết được tài liệu.Em nghe bạn ông già kể lại là hàng đêm bắt tân binh vượt sông vào thành rất nhiều, ban ngày pháo với bom nện vào hy sinh rất nhiều, rồi đến đêm quy trình ấy lại diễn ra tiếp. Lệnh trên là cấm rút, ai trốn về là ra toà xử bắn. Mà có thoát về đến quê cũng bị bắt mà gia đình còn bị kỳ thị nên đấy là lý do người lính còn sống sót có suy nghĩ rất nặng nề với chỉ huy như có cụ nói. Chiến thắng thì lãnh đạo tận Paris với Hà Nội hưởng. Có lần hồi nhỏ em ngồi ăn giỗ với mấy người bạn ông già thì tivi có nhắc đến ngày chiến thắng ở thành cổ Quảng Trị, em nhớ lúc đó có một bác đang vui vẻ đột nhiên ném cái chén xuống mâm xong bảo đại ý "Đm nó thành công ở chỗ đem anh em mình đi nướng chả à?".
Sau hỏi nhiều lần em có dịp bao giờ em cũng hỏi nhưng tựu chung lại những người không trực tiếp tham gia đều cho rằng hy sinh vô ích là cực nhiều, còn người trực tiếp chiến đấu ở đấy thì em sợ không dám hỏi vì em vẫn nhớ cái cảm giác ghe ghê khi nghe bác ấy chửi. Chắc bên VNCH cũng sẽ có cảm giác thế về trận chiến này.
Lính thì bao giờ cũng thế: chết mà chẳng biết để làm gì.
Bọn Mỹ nó sướng ở chỗ được trang bị và hỗ trợ đầy đủ, lại còn có báo chí dân chủ nó theo sát để dân thấy cái giá của chiến tranh nên mới chịu thua ở VN để khỏi phải đánh nhau tiếp. Còn bên ta thì sẵn sàng chết đến người cuối cùng.
Không hiểu với cái tinh thần Kamikaze đấy tại sao không làm kinh tế tốt bằng Nhật, hay vì thắng nên cứ ảo tưởng về bản thân trong khi thế giới luôn chuyển động.
Em xin phép không bình luận thêm dòng bôi đậm này!Có một chỗ cụ sai là báo chí nó theo ghi hình để chúng nó dễ rút. Thực tế thì thời điểm đó Việt Nam vô cùng may mắn vì là thời điểm phát minh ra máy quay màu và cũng là thời điểm mà Mỹ chưa có luật cho phóng viên chiến trường cho lên chúng ta được lợi rất nhiều với quốc tế do những thước phim hay bức ảnh này làm cho phong trào phản chiến trên thế giới trở lên đỉnh điểm. Hầu hết tất cả các nước có liên quan đến chiến tranh Vietnam như Nhật, Mỹ thậm chí Anh, Pháp đều xuất hiện các cuộc biểu tình đẫm máu chống lại chính phủ trong khi cuộc chiến gần đó là chiến tranh Triều Tiên thì hầu như ít người biết và có không quá 50 cuốn phim về cuộc chiến này trong khi CTVN có khi phải cả thư viện mới chứa hết được tài liệu.
Cụ đã hỏi về Kamikaze thì em trả lời như sau: trước em đọc một bài của một nhà nghiên cứu nào đó nói rằng để tìm một dân tộc có nét giống người Việt nhất có lẽ là người Nhật vì có nhiều nét tương đồng trong đó có việc không sợ chết nhưng ở hai bên thì ý nghĩa nó khác nhau. Phía Nhật sẵn sàng chết vì danh dự hay sẵn sàng mổ bụng theo nghi thức Harakiri cũng vì danh dự còn người Việt chỉ sẵn sàng chết khi cảm thấy việc đó là cần thiết như bảo vệ đất nước, hi sinh cho con cháu có cuộc sống tươi đẹp hơn... Người Việt không sợ chết chỉ có điều là sẽ chết thế nào. Trường sĩ quan pháo binh Pháp đã không biết phải dạy cho sĩ quan thế nào vì giáo trình luôn lạc hậu so với thực tế chiến trường tại VN. Với nhiều nơi khác người ta sẽ rất sợ pháo binh nhưng người Việt thì cứ xung phong liên tục khiến sĩ quan Pháp nhiều khi không kịp phát lệnh nổ súng thì đã khiếp đảm bỏ chạy ....
Thôi nhà em lỗ phép, em trả lại thớt cho cụ Ngao