Cám ơn cụ Ngao,chờ tư liệu trận Iadrang -Pleime của cụ.
Nhân tiện em chú thích một chút
Sư đoàn Kỵ binh 1, từ lâu đã không cưỡi ngựa, trong WW2 cưỡi Jeep, năm 1965 sang Việt Nam, cưỡi Jeep là phụ, cưỡi UH-1, CH-47 là chính nên đổi tên thành Sư đoàn Không vận 1 ...
Bọn tư bản quân số 1 đơn vị nó đúng chuẩn nên bao giờ cũng cao hơn bên XHCN cụ ah.Nhiều khi do cách tổ chức mà việc dịch tên các đơn vị sẽ dẫn đến hiểu sai về quy mô lực lượng. VD sư đoàn Kỵ binh 1 mà có tới 50.000 người thì quy mô quân số của nó tương đương tập đoàn quân (army) của Liên Xô trong chiến tranh TG thứ 2 (thường gồm 3 sư đoàn bộ binh hoặc thiết giáp cộng với 2, 3 trung đoàn hỗ trợ).
Theo Wikipedia thì cái lữ đoàn 173 Mỹ ở Dak Tô quân số hiện nay là 3300 người, nhưng lúc đỉnh điểm trong CT Việt Nam quân số của nó lên tới 7000 người (xấp xỉ một sư đoàn của VN). Cộng thêm cả lính VNCH thì tổng lực lượng tham gia chiến dịch lên tới 16.000 người.
Tập đoàn quân nào của Lien So mà gồm có 3 sư đoàn với 2_3 trug đoàn thế cụ?Nhiều khi do cách tổ chức mà việc dịch tên các đơn vị sẽ dẫn đến hiểu sai về quy mô lực lượng. VD sư đoàn Kỵ binh 1 mà có tới 50.000 người thì quy mô quân số của nó tương đương tập đoàn quân (army) của Liên Xô trong chiến tranh TG thứ 2 (thường gồm 3 sư đoàn bộ binh hoặc thiết giáp cộng với 2, 3 trung đoàn hỗ trợ).
Theo Wikipedia thì cái lữ đoàn 173 Mỹ ở Dak Tô quân số hiện nay là 3300 người, nhưng lúc đỉnh điểm trong CT Việt Nam quân số của nó lên tới 7000 người (xấp xỉ một sư đoàn của VN). Cộng thêm cả lính VNCH thì tổng lực lượng tham gia chiến dịch lên tới 16.000 người.
Hình như em nhầm lẫn chút.Tập đoàn quân nào của Lien So mà gồm có 3 sư đoàn với 2_3 trug đoàn thế cụ?
Năm ngoái em có đi du lịch Đà Nẵng bằng ô tô có ghé qua Quảng Trị chỗ có bảo tàng và cái nhà gì bị bắn lỗ chỗ. Đi cùng 3-4 bác CCB, các bác đòi xuống mỗi bác tiểu một bãi ở nhà một lờ đờ. Các bác nói nhiều lắm nhưng em thấy đa phần giống của cụ. Có 1 bác còn vòng 2 lần trước khi rút để cứu đồng đội. Tầm vào thắp hương là ban ngày chứ ban đêm nhà lờ đờ gần đó khai khú lên chứ lại.Ông bác cùng làng cháu cũng là 1 trong những người sống sót trong "cối xay thịt", chỉ bị thương thôi. Nhưng cứ hễ ai hỏi về những ngày đó là ông chỉ ậm ừ, thậm chí nổi khùng một cách kỳ lạ, lạ ở chỗ nổi khùng trong sự kiềm chế nên cổ họng ông ấy như phát ra những tiếng hậm hừ nghe rất sợ. Có lẽ ông đã trải nghiệm những điều khủng khiếp ở chiến trường Quảng Trị. Đặc biệt là ông có vẻ thù ghét giới tướng lĩnh & lãnh đạo. Cháu thực sự thấy kỳ lạ và khó hiểu.
Cháu đồng quan điểm với cụ, chúng ta có thể tránh cuộc chiến với Mỹ, rất tiếc là ông Duẩn ko làm vậy. Cháu hy vọng chúng ta ko còn xuất hiện một vị ld nào như vậy nữaChân thành cảm ơn cụ Học đã tâm huyết truyền lại những tư liệu quý về chiến tranh để thế hệ sau nhận thức được chiến tranh nó thảm khốc như nào .Và để thế hệ sau có thể rút ra được những bài học quý báu ,và đặt ra câu hỏi ? chúng ta không còn con đường nào khác để tránh chiến tranh xảy ra hay sao ? tại sao chúng ta không biết cách cùng chung sống hoà bình ,vẫn đạt được mục tiêu tới đích ? ta có tự nguyện làm con cờ trong tay kẻ chơi cờ không ? Tại sao những kẻ khác cùng hoàn cảnh mà họ tránh được chiến tranh ? xin các cụ/ mợ đừng cho em là kẻ lên gân lên cốt ,em và cụ Ngao là mầm non nghĩa địa cả rồi ,chỉ mong sao cho thế hệ sau không còn chịu cảnh đau thương tang tóc do chiến tranh gây ra thôi ,mong sao cho hoà bình hạnh phúc đến với mọi người dân Việt Nam ta ,cầu nguyện hai chữ bình an cho con dân đất Việt đã chịu quá nhiều đau khổ vì chến tranh rồi .
Tránh B52 ạ, cháu đoánCho em hỏi cái:
Trận này, ta thắng chắc rồi.
Thế tại sao lại "chủ động rút lui khỏi đồi 875" hả bác Ngao5 ??
Tức là ta cố giữ đồi 875, và ko giữ nổi, phải "chủ động " bỏ, dù oánh cho Mỹ liêu xiêu?
Hay ta xác định bỏ đồi 875 ngay từ đầu, và để quân ở lại chỉ để tiêu hao sinh lực địch?
Lại có cái để xem rồi. Nhìn về chiến tranh thấy sợ thật.Cách đây đúng 49 năm, vào ngày này 22-11-1967, kết thúc 3 ngày giao chiến đẫm máu giữa bộ đội thuộc Trung đoàn 174 và Trung đoàn 66 Bắc Việt Nam với hai tiểu đoàn thuộc Lữ đoàn Dù 173 ở cao điểm 875 (Hill 875) trong chuỗi Trận chiến Dak To (Battle of Dak To) diễn ra từ 3-11 đến 29-11-1967.
Chỉ riêng 3 ngày giao chiến tại Hill 875, 2 tiểu đoàn (thuộc Lữ đoàn 173) tổn thất: 123 chết, bị thương: 253, tính ra Lữ đoàn 173 trong ba ngày giao chiến đã mất 1/5 sức mạnh.
Toàn bộ Trận chiến Dak To kéo dài 3 tuần lễ, phía Mỹ thừa nhận chết 376 lính + 73 binh sĩ VNCH, bị thương 1.441 lính Mỹ và hàng trăm binh sĩ VNCH, mất 40 trực thăng, 1 máy bay F-4F Phantom, 2 máy bay vận tải C-130 Hercules.
Mỹ đã tung vào trận chiến: 151.000 đạn pháo, 2.096 lượt máy bay chiến đấu xuất kích, 257 lượt B-52, 2.101 lượt trực thăng xuất kích và rơi 40 chiếc.
Trong hồi ký của mình, Tướng William C. Westmoreland, Tư lệnh Mỹ ở Việt Nam, đề cập đến 1.400 thương vong Bắc Việt, trong khi Thiếu tướng William B. Rossen, Phó chỉ huy MACV, ước tính rằng Bắc Việt đã mất từ 1.000 đến 1.400 binh sĩ. Con số thiệt hại của bộ đội Bắc Việt Nam do Mỹ đưa ra đã gây nhiều tranh cãi (Westmoreland nổi tiếng thường thổi phồng con số thương vong và thiệt hại của đối phương, khiến những nhà báo phương Tây ở Sài gòn thường giễu cợt ông) Không phải tất cả các chỉ huy Mỹ đã hài lòng với những với tỷ lệ tổn thất của đối phương. Tướng Thủy quân lục chiến John Chaisson hỏi "có phải là một chiến thắng khi bạn mất 362 chiến hữu trong ba tuần và theo số lượng đếm xác giả chỉ nhận được 1.200?"
Hôm 22-11-1967, tại Hoa Kỳ, Tướng William C. Westmoreland buồn rầu vì những câu hỏi hóc búa của các nhà báo về trận chiến Dak To
Có máy bay ném bom nhưng không lại đuợc với không quân Mỹ.Ngày xưa Liên Xô mà bàn giao máy bay cường kích, ném bom cho ta thì hay biết mấy. Có máy bay cường kích ném bom thì đỡ
tốn xương máu, có thể thay đổi thế trận, gây bất ngờ cho địch. Tiếc thay ta cũng chỉ là con cờ để bạn mặc cả.
Lúc này cao điểm 1338 đã mất và nhiệm vụ đánh bọc hậu cho trung đoàn 66 rút qua biên giới đã hoàn thànhCho em hỏi cái:
Trận này, ta thắng chắc rồi.
Thế tại sao lại "chủ động rút lui khỏi đồi 875" hả bác Ngao5 ??
Tức là ta cố giữ đồi 875, và ko giữ nổi, phải "chủ động " bỏ, dù oánh cho Mỹ liêu xiêu?
Hay ta xác định bỏ đồi 875 ngay từ đầu, và để quân ở lại chỉ để tiêu hao sinh lực địch?
Em tưởng không có, oánh Pa Thí phải ném cối bằng tay cơ mà cụ?Có máy bay ném bom nhưng không lại đuợc với không quân Mỹ.
em nhỏ tuổi nhưng nghĩ đó chắc là trải nghiệm vô cùng khủng khiếp và ám ảnh, nó sẽ đi theo suốt cuộc đờiÔng bác cùng làng cháu cũng là 1 trong những người sống sót trong "cối xay thịt", chỉ bị thương thôi. Nhưng cứ hễ ai hỏi về những ngày đó là ông chỉ ậm ừ, thậm chí nổi khùng một cách kỳ lạ, lạ ở chỗ nổi khùng trong sự kiềm chế nên cổ họng ông ấy như phát ra những tiếng hậm hừ nghe rất sợ. Có lẽ ông đã trải nghiệm những điều khủng khiếp ở chiến trường Quảng Trị. Đặc biệt là ông có vẻ thù ghét giới tướng lĩnh & lãnh đạo. Cháu thực sự thấy kỳ lạ và khó hiểu.
Liên Xô trang bị cho ta 8 chiếc IL28 vào năm 1965.Em tưởng không có, oánh Pa Thí phải ném cối bằng tay cơ mà cụ?