[Funland] 2 xe đối đầu cùng vận tốc và 1 xe đâm vào tường

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,493
Động cơ
625,137 Mã lực
Hai xe với vận tốc như nhau, chạy ngược chiều đâm vào nhau thì tương ứng với 1 xe chạy với vận tốc gấp đôi đâm vào bức tường. Nếu 2 xe chạy với vận tốc khác nhau, chạy ngược chiều nhau đâm vào nhau thì tương ứng với 1 xe đâm vào bức tường với vận tốc bằng tổng vận tốc của 2 xe.
Cái này còn tuỳ thuộc quán tính 2 xe và đỗ chắc của tường. Tưoèng gạch khác vách núi, xe cont khác xe con.
 

LeTai1979

Xe ngựa
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
25,574
Động cơ
1,827,048 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Hi hi thì cụ là thánh trong lòng em, 1 lần em cũng đã ngồi với cu em nó đạt giải nhì olimpic quốc gia vật lý, nó giải thích theo công thức vật lý hay lắm, viết ra hẵn hoi, tóm lại là bằng nhau, nhưng bây giờ em đang cải nhau với 1 số chiến hữu thì lại bảo 2 xe đâm vào nhau thiệt hại gấp đôi, mà toàn đội học nước ngoài về,
2 xe đâm vào nhau thiệt hại gấp đôi là đúng rồi vì sửa 2 chiếc chả gấp đôi 1 chiếc? :))
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,493
Động cơ
625,137 Mã lực
Có cụ nào làm thực nghiệm là ra ngay thôi.
Em nghĩ thì đơn giản là 2 cụ đội mũ bảo hiểm, rồi cụng nhau. Sau đó, thì so sánh với cụng tường là biết.
Hoặc đeo găng tay, đấm vào tường, và so sánh với 2 tay của 2 người, cùng đấm vào nắm đấm của người kia.
Trong trường hợp này, em theo phe "tông tường" sẽ nhẹ hơn.
Và trong thực tế, nếu chọn đâm xe hay đâm tường thì em chọn đâm tường, khỏi suy nghĩ thêm.
Thực ra là như nhau, thậm chí nêud cái xe bị đâm mềm hơn tường thì còn đỡ hơn.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,493
Động cơ
625,137 Mã lực
Dành cho cụ nào ko có thời gian xem clip.

 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com

daydaynuadaymai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-312101
Ngày cấp bằng
17/3/14
Số km
1,943
Động cơ
314,190 Mã lực
Nơi ở
Xứ Thiên Đường, không phải, Xứ Thường Điên
Cụ có thể viết công thức giải thích theo vật lý dùm em ạ, bọn em đang cải nhau to lắm.
Giả sử 3 xe giống hệt nhau, cùng khối lượng m, cùng vận tốc v. Xe 1 và xe 2 lao vào nhau, xe 3 lao vào tường cứng.
Động năng của mỗi xe là T=1/2mv^2 ( vận tốc bình phương). Xe 1 và xe 2 lao nhau, toàn bộ động năng của mỗi xe biến thành năng lượng phá 2 xe. Coi như xe 1 và xe 2, mỗi xe tiêu thụ một lượng cơ năng là T để uốn cong khung bệ, móp vỏ, phá kính...
Còn xe 3 lao vào tường cứng (xem như cứng tuyệt đối), toàn bộ động năng T cũng làm cho xe hỏng như hai xe nói trên.
Kết luận: cả 3 xe thiệt hại như nhau, chứ không phải xe 1 và xe 2 thiệt hại hơn vì lao vào nhau theo luật cộng vận tốc.
Nhân đây xin nói thêm, nếu xe 3 lao vào tường có biến dạng, thì thiệt hại cho xe 3 ít hơn, vì 1 phần động năng của xe 3 làm biến dạng bức tường. Cụ nào không tin, thí nghiệm mà xem.
 

cổ cồn xanh

Xe điện
Biển số
OF-391301
Ngày cấp bằng
9/11/15
Số km
2,231
Động cơ
253,302 Mã lực
Xưa thầy em dậy: các em đừng đánh nhau vì đấm được bạn mình cũng đau như nó coi như huề.
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
2,017
Động cơ
169,163 Mã lực
Hai xe với vận tốc như nhau, chạy ngược chiều đâm vào nhau thì tương ứng với 1 xe chạy với vận tốc gấp đôi đâm vào bức tường. Nếu 2 xe chạy với vận tốc khác nhau, chạy ngược chiều nhau đâm vào nhau thì tương ứng với 1 xe đâm vào bức tường với vận tốc bằng tổng vận tốc của 2 xe.
Cụ này vội vàng vãi, từơng đất khác từơng bê tông nhé, bê tông xốp còn khác nữa, cục thép thì vô đối, tiết diện siêu nhỏ thì sẻ đôi con xe

Nói chung là hấp tấp khi chưa đủ tt hay tt mờ
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
2,017
Động cơ
169,163 Mã lực
Thưa các cụ, có cụ nào biết giải thích dùm nhà em cái là có 3 xe giống nhau,chạy cùng vận tốc, 2 xe đối đầu nhau và 1 xe đâm vào bức tường cứng thì xe nào thiệt hại nặng hơn ạ, các cụ giải thích theo khoa học vật lý cho em mở mang đầu óc cái ạ, em nghe nói có clip bọn tây lông đã test thử rồi mà em tìm hoài không thấy, cụ nào có cho em cái thuỳ linh ạ, em đa tạ các cụ nhiều ạ
Câu hỏi thiếu chuẩn khi ko biết độ hấp thu lực cuả xe hay từơng, cụ tưởng tượng đâm vào cái lò xo siêu lớn là hiểu, thế năng và động năng, cả nhiệt năng, chung quy cân bằng động lượng

Trò hai ông ôm hai quả bóng to lao vào nhau, ông nặng chạy chậm hơn mà yên, ông nhẹ văng vài mét, khi lệch mới hài, vectơ ko cân
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
2,017
Động cơ
169,163 Mã lực
Cụ có thể viết công thức giải thích theo vật lý dùm em ạ, bọn em đang cải nhau to lắm.
Chẳng có công thức nào phản ánh đc tác động sau va chạm, chỉ có phương trình liên quan tới hàm trạng thái cơ lượng tử

Tuy nhiên trong nguyên lý bất định của Heisenberg,trong đó nói rằng không thể cùng một lúc đo chính xác (không có sai số) động lượng và vị trí của một hệ lượng tử

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Nguyên_lý_bất_định
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,631 Mã lực
Cụ phân tích đúng rồi. Nếu tường cứng không bị hư hại sau va chạm, thì 2 xe (giống nhau) đối đầu vận tốc V, mỗi xe hư hại tương tự như 1 xe lao vào tường cứng với vận tốc V. Còn nếu tường cứng cũng bị hư hại thì xe đâm vào tường sẽ bị thiệt hại ít hơn so với mỗi xe đối đầu nhau cùng vận tốc.
Còn 1 xe đâm vào tường với vận tốc 2V thì thiệt hại gần như gấp 4 lần.
Va chạm này là va chạm không đàn hồi, có phá hủy cấu trúc cơ học, có chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng, khác với va chạm đàn hồi trong SGK Vật lý ở phổ thông.
Giả sử 3 xe giống hệt nhau, cùng khối lượng m, cùng vận tốc v. Xe 1 và xe 2 lao vào nhau, xe 3 lao vào tường cứng.
Động năng của mỗi xe là T=1/2mv^2 ( vận tốc bình phương). Xe 1 và xe 2 lao nhau, toàn bộ động năng của mỗi xe biến thành năng lượng phá 2 xe. Coi như xe 1 và xe 2, mỗi xe tiêu thụ một lượng cơ năng là T để uốn cong khung bệ, móp vỏ, phá kính...
Còn xe 3 lao vào tường cứng (xem như cứng tuyệt đối), toàn bộ động năng T cũng làm cho xe hỏng như hai xe nói trên.
Kết luận: cả 3 xe thiệt hại như nhau, chứ không phải xe 1 và xe 2 thiệt hại hơn vì lao vào nhau theo luật cộng vận tốc.
Nhân đây xin nói thêm, nếu xe 3 lao vào tường có biến dạng, thì thiệt hại cho xe 3 ít hơn, vì 1 phần động năng của xe 3 làm biến dạng bức tường. Cụ nào không tin, thí nghiệm mà xem.
 

Vicem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554388
Ngày cấp bằng
16/2/18
Số km
205
Động cơ
155,450 Mã lực
Tuổi
25
Thông tin không đầy đủ làm sao đáp số chính xác được? Tường gạch khác với tường beton, xe matiz khác với xe kamaz hay bela
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,111
Động cơ
382,631 Mã lực
Va chạm nếu mạnh đến mức phá vỡ cấu trúc nguyên tử, electron bay ra khỏi quỹ đạo trở thành electron tự do, hoặc tiếp tục va chạm với nhau, hoặc có sinh ra các cặp hạt mới, thì lúc đo mới cần đến cơ học lượng tử, và cao hơn nữa QED hay trường lượng tử. Nhưng đó là mức năng lượng rất cao, cỡ vụ nổ hạt nhân, chứ ko phải va chạm giữa 2 ô tô ở vận tốc 100km/h.
Va chạm 2 ô tô hay ô tô với tường là va chạm vật rắn không đồng nhất, không đàn hồi, có phá hủy cấu trúc, không bảo toàn cơ năng, có chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng, có nóng chảy vật chất, vv. Về cơ bản ko cần đến lý thuyết lượng tử, chỉ cần lý thuyết cơ học vật rắn, nhiệt động học và biến dạng cơ nhiệt cấu trúc vật liệu, vẫn đủ sức mô tả tiên lượng chính xác đến 99.99%.
Chẳng có công thức nào phản ánh đc tác động sau va chạm, chỉ có phương trình liên quan tới hàm trạng thái cơ lượng tử
Tuy nhiên trong nguyên lý bất định của Heisenberg,trong đó nói rằng không thể cùng một lúc đo chính xác (không có sai số) động lượng và vị trí của một hệ lượng tử
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Nguyên_lý_bất_định
 

PI ZIN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-558891
Ngày cấp bằng
16/3/18
Số km
2,017
Động cơ
169,163 Mã lực
Va chạm nếu mạnh đến mức phá vỡ cấu trúc nguyên tử, electron bay ra khỏi quỹ đạo trở thành electron tự do, hoặc tiếp tục va chạm với nhau, hoặc có sinh ra các cặp hạt mới, thì lúc đo mới cần đến cơ học lượng tử, và cao hơn nữa QED hay trường lượng tử. Nhưng đó là mức năng lượng rất cao, cỡ vụ nổ hạt nhân, chứ ko phải va chạm giữa 2 ô tô ở vận tốc 100km/h.
Va chạm 2 ô tô hay ô tô với tường là va chạm vật rắn không đồng nhất, không đàn hồi, có phá hủy cấu trúc, không bảo toàn cơ năng, có chuyển hóa cơ năng thành nhiệt năng, có nóng chảy vật chất, vv. Về cơ bản ko cần đến lý thuyết lượng tử, chỉ cần lý thuyết cơ học vật rắn, nhiệt động học và biến dạng cơ nhiệt cấu trúc vật liệu, vẫn đủ sức mô tả tiên lượng chính xác đến 99.99%.
Hihi, cụ có tin là cùng xe, cùng tổng klg, vùng v, cùng s, cùng va vật giống hệt nhưng, tiếc là ba cái biến dạng nội tại ko giống nhau suy ra ảnh hưởng sau va chạm luôn khc nhau

Do đó ko thể xác định chính xác mức độ thiệt hại khi hệ quá nhiều điểm nhỏ ko xác định và tổng thời gian va chạm quá lớn, trên .1s (100km/h=27.777m/s) khi xét điểm cuối xe chịu sóng áp lực, nên ko thể chắc chắn khi dùng công thức vì quá nhiều tham số trải dài tại các khoảng time nhỏ tới hạn

Coi xe là một chất điểm với v ko quá lớn thì cụ dùng ct đc, tuy nhiên cũng chỉ là áng chừng các thiệt hại, còn khi khám nghiệm sau va chạm phải xác định chính xác vị trí biến dạng để tính ngược các tham số sau đó

E ví dụ trục truyền động bị lực trực diện biến dạng chùn dọc, ko trực diện bị cong gãy, vít hay hàn luôn ko giông nhau tuyệt đối nên ảnh hưởng rât lớn tới vị trí kc

Nói chung là câu hỏi vui thôi, lq tới xe nên dùng dây an toàn, hiện nó vẫn là phát minh hữu ích nhất về an toàn trên các vật thể chuyển động có đk, tất nhiên có biến đối chút xíu nhưng bản chất là dây an toàn
 

GLC43

Xe tăng
Biển số
OF-413517
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
1,210
Động cơ
232,836 Mã lực
Tuổi
44
Tương đương nếu tính 2 xe đâm đối đầu. Ko tính lệch góc ạ.
 

mercedes E320

Xe tải
Biển số
OF-488290
Ngày cấp bằng
12/2/17
Số km
366
Động cơ
193,936 Mã lực
Nơi ở
Lâm Đồng
Giả sử 3 xe giống hệt nhau, cùng khối lượng m, cùng vận tốc v. Xe 1 và xe 2 lao vào nhau, xe 3 lao vào tường cứng.
Động năng của mỗi xe là T=1/2mv^2 ( vận tốc bình phương). Xe 1 và xe 2 lao nhau, toàn bộ động năng của mỗi xe biến thành năng lượng phá 2 xe. Coi như xe 1 và xe 2, mỗi xe tiêu thụ một lượng cơ năng là T để uốn cong khung bệ, móp vỏ, phá kính...
Còn xe 3 lao vào tường cứng (xem như cứng tuyệt đối), toàn bộ động năng T cũng làm cho xe hỏng như hai xe nói trên.
Kết luận: cả 3 xe thiệt hại như nhau, chứ không phải xe 1 và xe 2 thiệt hại hơn vì lao vào nhau theo luật cộng vận tốc.
Nhân đây xin nói thêm, nếu xe 3 lao vào tường có biến dạng, thì thiệt hại cho xe 3 ít hơn, vì 1 phần động năng của xe 3 làm biến dạng bức tường. Cụ nào không tin, thí nghiệm mà xem.
Cảm ơn cụ nhiều nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top