[TT Hữu ích] 1973: Trao đổi tù binh, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,510
Động cơ
511,299 Mã lực
Một người (một kẻ) ném bom giết hại dân thường ở 1 quốc gia khác, được chào đón tung hô khi trở về nhà. Làm màu thế này bảo sao sau này lính Mỹ vẫn không ngần ngại tham gia vào các cuộc chiến khác.
Đây là góc nhìn từ phía bên kia mờ cụ, và nhìn lại mấy chục năm nên hơi nhạt nhoà! Cmn vừa hôm qua cả nhà ăn bom chết thì hôm nay gặp chỉ có ăn phát cuốc bổ vào đầu thôi! Nhiều người dân ùa ra vây bắt để xem thèng Mẽo là thằng ml nào mà nó ác thế!:(
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
James Kasler (1).jpg

Thiếu lá James Kasler, người trải qua 3 cuộc chiến tranh, hạ 6 MiG-15 ở Tríều Tiên, iái F-105D bị bắn rơi ở Vĩnh Yên và bị bắt ở Yên Bái hôm 6-8-1966
Em đọc báo NHÂN DÂN viết về ông nay tháng 8/1966, James Kasler nói: "F105 trong tay tôi là một lưỡi tầm sét". Là con cưng của Không lực Hoa Kỳ, khi bị rơi ở Yên Bái, máy bay Mỹ bay rất nhiều tới đó để giải cứu, nhưng bất thành. Người ta mô tả máy bay chiều hôm đó như "Ngày hội Không lực Hoa Kỳ" (Hữu Mai, tiểu thuyết Vùng trời)
James Kasler (1_1).jpg

James Kasler (8).jpg

James Kasler (10).jpg
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,763
Động cơ
256,113 Mã lực
Vui nhất là ông Đại tá hiệu trưởng trường máy bay chiến đấu Mỹ thấy học trò bị hạ nhiều quá bèn xung phong sang VN săn Mig nhưng bị Mig hạ ngay trong trận đầu!
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
385
Động cơ
34,593 Mã lực
Tuổi
32
Vui nhất là ông Đại tá hiệu trưởng trường máy bay chiến đấu Mỹ thấy học trò bị hạ nhiều quá bèn xung phong sang VN săn Mig nhưng bị Mig hạ ngay trong trận đầu!
Chưa bằng vụ giải cứu viên phi công EB66 Iceal Hambleton tháng 4/1972. Ta đưa tên lửa SAM-2 vào Quảng Trị để bảo vệ đội hình tấn công, máy bay EB-66 được dùng để tác chiến điện tử bảo vệ B-52 nhưng chính nó bị bắn rơi. Mỹ tổ chức chiến dịch giải cứu viên phi công này, cứu được nhưng tốn thêm 13 mạng lính Mỹ, chưa tính mạng lính VNCH… Mỹ thiết lập vùng cấm oanh tạc ở Quảng Trị để đưa máy bay, biệt kích vào tuyến sau của quân ta để cứu phi công, vì vậy mà quân VNCH không được yểm trợ hoả lực dẫn đến bị đánh tan tác…

Iceal Hambleton là chuyên gia tác chiến điện tử của Mỹ, có quyền tiếp cận tài liệu tuyệt mật nên sống phải có người, chết phải lấy xác…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Vui nhất là ông Đại tá hiệu trưởng trường máy bay chiến đấu Mỹ thấy học trò bị hạ nhiều quá bèn xung phong sang VN săn Mig nhưng bị Mig hạ ngay trong trận đầu!
Về vụ Đại tá Norman Gaddis bị bắn hạ
Tháng 4 và 5/1967 Mỹ tấn công ác liệt Hải Phòng và Hà Nội. Tại Hải Phòng, máy bay Mỹ đã ném bom nhà máy xi măng, nhà máy sắt tráng men nhôm Hải Phòng, cắt đứt tất cả các cầu (trừ cầu Rào và cầu xe lửa) ở Hải Phòng và ngoại vi Hải Phòng. Ở Hà Nội, máy bay Mỹ ném bom Cầu Long Biên, nhà máy điện Yên Phụ, cầu Đuống và ga đầu mối Yên Viên.
Hôm 19/5/1967, máy bay Mỹ rơi xuống phố Lê Trực (bốt điện giao Lê Trực - Nguyễn Thái Học, sát bờ tường bệnh viện Saint Paul), hai phi công nhảy dù lẩn trốn ở Thuỵ Khuê (xế cửa Xí nghiệp Xe điện cũ) bị bắt sống ở ven hồ Trúc Bạch
Trước đó một tuần, ngày 12/5/1967 Đại tá Norman Gaddis bị phi công Ngô Đức Mai bắn hạ. Em nhớ rõ báo Nhân dân trang 4 đăng hình thẻ ID của Norman Gaddis với lời chú thích là "bị tiêu diệt", nên không rõ sống hay chết
8.jpg

Đại tá Norman Gaddis
Ngô Đức Mai.jpg

Phi công Ngô Đức Mai.


Chiếc máy bay Shenyang J-5 (phiên bản MiG-17 của Trung Quốc sản xuất) do Trung uý Ngô Đức Mai lái, đẽ bắn rơi Đại tá không quân Hoa Kỳ Norman Gaddis lái F-4C # 63-7614 hôm 12-5-1967 trên bầu trời Hoà Lạc (Hà Nội). Trung úy hoa tiêu James Jefferson đi cùng từ trận. Máy bay được trưng bày tại Bảo tàng Phòng không-Không quân. Ảnh: Bích Ngọc
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Norman Gaddis sinh năm 1923, tại Dandridge, tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ. Năm 1942, Norman Gaddis được tuyển vào chương trình huấn luyện thiếu sinh quân của Không quân Mỹ. Hai năm sau, ông ta được huấn luyện tại Trung tâm Thực địa không quân Williams. Sau khi tốt nghiệp, Norman Gaddis được biên chế về căn cứ không quân Luke, trở thành phi công lái máy bay P-40 và P-51. Đầu năm 1949, Norman Gaddis được bổ sung vào phi đội máy bay tiêm kích số 86, chiến đấu tại mặt trận Tây Đức cho đến năm 1952. Trong thời gian này, ông ta lái các loại máy bay chiến đấu P-47 và F-86. Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, Norman Gaddis được điều động đến phi đội chiến đấu số 31 Turner AFB, bang Georgia, Hoa Kỳ. Trong thời gian này, ông ta đã thực hiện nhiều chuyến bay vượt Thái Bình Dương trên máy bay chiến đấu. Tiếp đó, Norman Gaddis chuyển đến hoạt động tại phi đội chiến đấu số 81 tại căn cứ không quân RAF Bentwaters, Anh. Đến tháng 10-1955, ông ta lại được điều động đến phi đội chiến đấu số 450. Tại đây, Norman Gaddis lái các máy bay F-100C/D.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Với kinh nghiệm dày dạn qua nhiều chiến trường, lái nhiều loại máy bay chiến đấu, năm 1960, Norman Gaddis được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sĩ quan tham mưu không quân cao cấp. Tại đây, vừa làm công việc quản lý, Norman Gaddis vừa tập trung huấn luyện các phi công chiến đấu “làm thế nào để chống lại các máy bay MiG của Liên Xô”.
Trên thực tế, nếu so sánh về tính năng, máy bay tiêm kích MiG 17 thua rất xa so với F-4 của Mỹ. MiG-17 được không quân Liên Xô đưa vào biên chế từ năm 1952, sớm hơn F-4 hơn một thập kỷ. Về tốc độ, MiG-17 chỉ đạt tốc độ cận âm (1.144km/giờ) và không được trang bị tên lửa. Vũ khí chính của MiG-17 là 1 pháo N37 37mm và 2 pháo NR-23 23mm. Trong khi đó, F-4 với nhiều phiên bản là tiêm kích hiện đại, được đưa vào sử dụng từ năm 1963, có tốc độ tối đa Mach 2,23 (hơn gấp đôi tốc độ âm thanh), được trang bị tên lửa đối không AM-7 hoặc AIM-9. Vì thế, Norman Gaddis thường xuyên chỉ trích các phi công Mỹ tại Việt Nam đã không biết cách khai thác tính năng của các máy bay hiện đại như F-4, F-105 trước các máy bay MiG. Ông ta cũng chỉ ra hàng trăm điểm yếu của MiG-17, đồng thời hướng dẫn cho các phi công Mỹ những giải pháp chế ngự MiG.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Dù đã được “chuyên gia diệt MiG” huấn luyện bài bản, nhưng số lượng F-4, F-105 của không quân Mỹ bị bắn hạ tại Việt Nam ngày càng nhiều. Không hiểu chuyện gì đang xảy ra, Lầu Năm Góc đã cử Norman Gaddis sang Việt Nam với hai nhiệm vụ chính. Thứ nhất là xem xét lại chiến thuật của Không quân Mỹ. Thứ hai là nghiên cứu về lưới lửa phòng không của Bắc Việt, trong đó đặc biệt chú ý nghiên cứu cách đánh của máy bay MiG, tìm ra cách tiêu diệt hiệu quả các loại MiG.
Tháng 11-1966, Norman Gaddis có mặt tại Việt Nam với tư cách tham mưu, không quên đính theo danh hiệu “chuyên gia diệt MiG” tại Phi đội chiến đấu số 12 đóng quân ở Cam Ranh. Sau nhiều tháng thu thập tài liệu, ông ta đã có trong tay một tập báo cáo về "cách điều trị MiG”. Kế hoạch báo cáo trước Hội đồng Tham mưu Không quân Mỹ đã được lên kế hoạch. Ông ta cần thêm chuyến bay thực tế để hoàn tất mọi thứ…
“Phi công không số”
Theo chuẩn quốc tế, những phi công có giờ bay tích lũy dưới 300 giờ được gọi là những “phi công không số”, trên 300 giờ bay thì được công nhận là phi công cấp 3, trên 450 giờ được công nhận là phi công cấp 2, và những người có trên 900 giờ bay được công nhận là phi công cấp 1. Cỡ phi công dày dạn như Norman Gaddis với 4.200 giờ bay được phong là “phi công siêu cấp”. Trong khi đó, người bắn hạ Norman Gaddis là Trung úy Ngô Đức Mai mới tích lũy được chưa đầy 300 giờ bay, tức là thuộc hạng “phi công không số”. Và hơn thế, chiếc máy bay Trung úy Ngô Đức Mai sử dụng là MiG-17 có tính năng “thua toàn diện” so với chiếc F-4 do Norman Gaddis lái.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Trận bắn hạ Norman Gaddis của phi công Ngô Đức Mai ngày 12-5-1967 đã được Đại tá phi công Lê Hải ghi lại trong hồi ký “Phi công tiêm kích” như sau:
“Biên đội phát hiện địch và địch cũng phát hiện được ta. Địch lập tức tổ chức không chiến. 6 chiếc F-105 không mang bom, chỉ mang tên lửa để không chiến, đánh quần với MiG-17, 12 chiếc F-4D chỉ mang tên lửa, mỗi máy bay mang 12 tên lửa, cả 2 loại nhiệt và điều khiển vô tuyến điện từ xa. Gần 30 máy bay của ta và địch quần thảo, bám nhau, liên tục nổ súng và phóng tên lửa, lúc vào mây, lúc ra mây. Có viên đại tá chỉ huy, bọn tiêm kích F-4D càng hăng. Mỗi lần công kích, chúng phóng liền 2 quả tên lửa. Bầu trời rạch ngang dọc vạch khói tên lửa của gần 20 máy bay Mỹ. Bọn F-105 cũng bắn nhiều loạt đạn ca-nông vào biên đội. Các chiếc MiG-17 hầu như tự không chiến với nhiều máy bay Mỹ. Các số chỉ nhắc nhau cơ động, khi thấy máy bay địch phóng tên lửa. Anh Tịnh và anh Kỷ đánh quyết liệt. Anh Tịnh bắn rơi chiếc F-105 đầu tiên. Liền đó, anh Kỷ cũng nổ một loạt súng, bắn rơi chiếc F-105 thứ hai. Máy bay địch bốc cháy, lao xuống vùng núi xanh thẳm.
Anh Mai (Ngô Đức Mai) và tôi quần nhau với bọn F-4D ở tầng cao hơn. Máy bay vào mây, rồi ra khỏi mây. Ta và địch vòng, chủ yếu là cơ động nghiêng, lượn chiến đấu. Do địch đông, chúng phóng tên lửa liên tiếp vào máy bay ta. Tôi tránh liền mấy quả tên lửa, vẫn chưa có thời cơ nổ súng. Trong khi đó, anh Mai thấy một chiếc F-4D từ dưới đám mây vừa chui lên, lập tức bám riết trên lưng chiếc F-4D này. Vừa mới thấy một chiếc MiG-17 bám theo, giờ lại mất hút, tên đại tá Mỹ đang còn nhớn nhác nhìn, chưa thấy MiG đâu, đã bị anh Mai cho luôn một loạt trúng ngay lưng. Chiếc F-4D bùng cháy. Tên đại tá nhảy dù gấp, vị trí tiếp đất ngay đầu sân bay Hòa Lạc. Các dân quân trai gái làng gần đó vác súng trường xông tới. Tên đại tá nhanh chóng run rẩy giơ tay đầu hàng. Thế là, kẻ đi tìm MiG để trị, để tiêu diệt thì lại bị chính loại MiG-17 cho bài học đau, nhớ đời.
Biên đội bắn rơi 2 chiếc F-105 và 1 chiếc F-4, ta an toàn về hạ cánh ở Gia Lâm trong sự đón tiếp nồng nhiệt của thợ máy và của toàn thể anh em phục vụ”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Chiếc F-4C bị phi công Ngô Đức Mai bắn hạ chính là chiếc mang số hiệu BN-63-7614 do Norman Gaddis điều khiển. Sau này, không tin nổi mình bị bắn hạ, ông đòi gặp bằng được phi công Ngô Đức Mai. Chính trong buổi gặp gỡ, lần đầu tiên Giáo sư, Viện sĩ không quân, “phi công siêu cấp” được “phi công không số” của đối phương giảng về lối đánh bất ngờ ở cự ly gần, quen gọi là “nắm thắt lưng địch mà đánh”.
Phi công Ngô Đức Mai sinh ngày 6-11-1938, quê xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông mới chỉ tham gia chiến đấu từ năm 1966. Phi công Ngô Đức Mai hy sinh ngày 3-6-1967 trên vùng trời Hà Bắc trong một trận đánh nhau với đội hình hơn 20 máy bay địch. Tổng cộng trong quá trình chiến đấu, phi công Ngô Đức Mai bắn rơi 3 máy bay, trong đó có chiếc của viên Đại tá Norman Gaddis. Ngày 30-8-1995, liệt sĩ Ngô Đức Mai được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
 

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
3,398
Động cơ
1,548,462 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Cảm ơn cụ Ngao5 . Năm mới kính chúc cụ và gia đình nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Norman Gaddis (1).jpg

Norman Gaddis (3).JPG

Đại tá không quân Hoa Kỳ Norman Gaddis bị bắt làm tù binh
Norman Gaddis (4).jpg

29-3-1973, tại Căn cứ không quân không quân Andrews, tiểu bang Maryland, nhóm tù binh cuối cùng được thả về kể lại những ngày ở nhà tù Bắc Việt Nam. Từ trái sang phải: Fred V. Cherry, 45 tuổi; Đại tá Robinson Risner, 48 tuổi (người cầm đầu tất cả tù binh Mỹ); Đại tá Norman Gaddis, 49 tuổi; Trung tá John Dramosi
Norman Gaddis (5).jpg

Cựu Chuẳn tướng Không quân Norman Gaddis, người từng lái F-4C # 63-7614 bị Trung uỷ Ngô Đức Mai bắn hạ hôm 12-5-1967
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Đại tá Robinson Risner (lúc bị bắt là Trung tá Không lực Hoa Kỳ, khi bị giam ở nhà tù Hoả lò (Hilton Hanoi) được phong hàm Đại tá
Trong chiến tranh Triều Tiên, Robinson Risner, thuộc Phi đội Máy bay chiến đấu 336, đã bắn rơi 8 chiếc MiG-15 và làm hư hại một chiếc khác.
James Robinson Risner (1).jpg

Ngày 21 tháng 9 năm 1952, Thiếu tá Robinson Risner đã hạ hai MiG-15. Ông đã đạt được danh hiệu Ace vào ngày 15 tháng 9 năm 1952, bắn rơi chiếc MiG-15 thứ năm của mình. Robinson Risner quê Tulsa, Oklahoma. Ông gia nhập Lực lượng Không quân năm 1944 và lái các máy bay P-38, P-39 và P-40 cùng Phi đội Tiêm kích 30 ở Panama từ năm 1944 đến năm 1946
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
James Robinson Risner (2).jpg

F-86 của Risner trong chiến tranh Triều Tiên
James Robinson Risner (3).jpg

1953 - Đại uý Robinson 'Robbie' Risner, phi đội 336, Phi đoàn mày bay tiêm klch 4 tại phi ừuờng Klmpo, Triều Tiên

James Robinson Risner (4).jpg

1-5-1957 – James Robinson Risner (1925-2013) vẫy tay từ buồng lái chiếc máy bay Super-Sabre của mình sau khi kỷ niệm 30 năm chuyến vượt Đại Tây Dương đầu tiên của Charles Lindbergh, bằng cách bay từ New York đến Le Bourget (Paris) trong thời gian 6 giờ 37 phút
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,956
Động cơ
1,033,837 Mã lực
Em ghé ngắm ảnh quý
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Vào ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965, Risner dẫn đầu hai phi vụ lớn tấn công cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa Vào chiều ngày 3 tháng 4, gói tấn công của Rolling Thunder Mission 9 Alpha bao gồm 79 máy bay, trong đó có 46 chiếc F-105. 16 trong số đó mang tên lửa AGM-12 Bullpup, trong khi 30 chiếc khác mang tám quả bom 750 pound mỗi chiếc, một nửa trong số đó nhằm cầu Hàm Rồng và Quốc lộ 1. Gặp phải ánh sáng chói gắt trong khu vực mục tiêu khiến những tên lửa AGM-12 Bullpup không phá được cây cầu. Mỗi lần chỉ có thể dẫn đường cho một Bullpup, và trong lần vượt qua thứ hai, máy bay của Risner đã bắn trúng đích. Chống chọi với sự cố rò rỉ nhiên liệu nghiêm trọng và buồng lái đầy khói bên cạnh hỏa lực phòng không từ mặt đất, Risner đã điều chiếc máy bay bị liệt của mình về Đà Nẵng. Việc sử dụng tên lửa AGM-12 Bullpup Bullpups chống lại cây cầu hoàn toàn không hiệu quả, dẫn đến việc lên lịch cho nhiệm vụ thứ hai vào ngày hôm sau với 48 chiếc F-105 tấn công cây cầu mà không phá hủy được nó. Lần đầu tiên MiG-17 Bắc Việt đánh chặn máy bay Hoa Kỳ, bắn hạ hai chiếc F-105
Chiến công của Risner đã mang lại cho anh ta huân chương Air Force Cross và kết quả là anh ta được giới thiệu là chân dung trang bìa của tạp chí Time ngày 23 tháng 4 năm 1965 .


Robinson Risner trên trang bìa Tạp chí TIME ra ngày 23-4-1965, năm tháng trước khi ông bị bắn rơi ở Bắc Việt Nam
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
James Robinson Risner (8).jpg

Máy bay Republic F-105D-25-RE Thunderchief # 61-0217 thuộc Phi đội 12 chiến thuật do Trung tá Robinson Rlsnor lái bị pháo phòng không Bắc Việt Nam bắn rơi hôm hôm 16 tháng 9 năm 1965
Vào ngày 12 tháng 8 năm 1965, các máy bay của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ được phép tấn công các địa điểm tên lửa đất đối không. Thoạt đầu những nỗ lực xác định vị trí và phá hủy SAM-2 , được gọi là nhiệm vụ Bàn tay sắt , đều không thành công và tốn kém. Các chiến thuật đã được sửa đổi trong đó "Đội sát thủ" được tạo ra. Được sử dụng ở độ cao thấp, các "thợ săn" xác định vị trí tên lửa và tấn công các xe điều khiển radar của chúng bằng bom napalm , vừa để đánh bật hướng dẫn tên lửa của SAM vừa để đánh dấu mục tiêu cho "những kẻ giết người", tiếp theo là cuộc tấn công ban đầu bằng cách sử dụng 750 bom -pound để phá hủy các trận địa tên lửa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Vào ngày 12 tháng 8 năm 1965, các máy bay của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ được phép tấn công các địa điểm tên lửa đất đối không. Thoạt đầu những nỗ lực xác định vị trí và phá hủy SAM-2 , được gọi là nhiệm vụ Bàn tay sắt , đều không thành công và tốn kém. Các chiến thuật đã được sửa đổi trong đó "Đội sát thủ" được tạo ra. Được sử dụng ở độ cao thấp, các "thợ săn" xác định vị trí tên lửa và tấn công các xe điều khiển radar của chúng bằng bom napalm , vừa để đánh bật hướng dẫn tên lửa của SAM vừa để đánh dấu mục tiêu cho "những kẻ giết người", tiếp theo là cuộc tấn công ban đầu bằng cách sử dụng 750 bom -pound để phá hủy các trận địa tên lửa.
Vào sáng ngày 16 tháng 9 năm 1965, trong một cuộc xuất kích của “Bàn tay sắt”, Risner chỉ huy “Đội Thợ săn-Sát thủ“ đang tìm kiếm một địa điểm SAM ở vùng lân cận Hà Trung (Thanh Hoá) cách Hà Nội 130 km) về phía nam Hà Nội. Máy bay của Risner bay ở độ cao rất thấp với tốc độ xấp xỉ 970 km/h, tiếp cận một địa điểm có khả năng là mồi nhử dụ máy bay vào nơi tập trung pháo phòng không. Hỏa lực mặt đất dày đặc đã tấn công chiếc F-105 của Risner trong cửa hút gió của nó khi anh ta lao lên một ngọn đồi để thực hiện cuộc tấn công của mình. Một lần nữa, Trung tá Robinson Rlsnor lái cố gắng bay ra biển, nhưng đã phải nhảy dù khi máy bay bốc cháy, mất kiểm soát. Robinson Rlsnor bị bắt khi vẫn đang cố gắng thoát khỏi chiếc dù của mình. Lúc đó ông đang thực hiện phi vụ chiến đấu thứ 55 của mình.
Ngày 11 tháng 11 năm 1965, Risner được thăng cấp Đại tá sau khi bị bắt
James Robinson Risner (6).jpg
James Robinson Risner (7).jpg

Ngày 11 tháng 11 năm 1965, Risner được thăng cấp Đại tá sau khi bị bắt
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Trong trại giam Hoả Lò, Đại tá Robinson Risner (trái) và Trung tá James Stockdale (phải), là thủ lĩnh của tù binh Mỹ trong tù
James Robinson Risner (9).jpg

2-1973 tại nhà giam Hoả Lò, Trung tá James Stockdale (phải), Trung tá Robinson Risner (trái) hai thủ lĩnh của tù binh Mỹ trong tù. Ảnh: Đoàn Công Tính
Năm 1967, khi đoàn làm phim của Cộng hòa Dân chủ Đức sang Việt Nam quay bộ phim tài liệu “Phi công trong bộ quần áo ngủ” (Pilots in pyjamas), cần một người vào vai nhà báo quốc tế, Robinson Risner đã vui vẻ nhận lời và anh ta nhập vai rất đạt. Với khổ người cao to, mặc bộ đồ dạ tím, chẳng ai nghĩ ông nhà báo phương Tây đó lại chính là viên Trung tá tù binh Phi công Mỹ tại Hỏa Lò đóng.
Với bộ phim truyện “Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn” của điện ảnh Việt Nam thì chuyện đóng phim của tù binh Mỹ còn thú vị hơn: Trong phim ta có sử dụng hai sĩ quan Thiếu tá tù binh đóng vai Đại tá và Trung tá cố vấn Mỹ của Chính quyền Sài Gòn. Phim có nhiều cảnh hai cố vấn Mỹ phải xuất hiện, hoạt động với những không cảnh thời gian và địa điểm khác nhau... và hai tù binh vào vai cũng rất đạt, như diễn viên chuyên nghiệp vậy.
Nhưng có một sơ suất mà ít ai ngờ... đó là sau khi xem phim, cả hai diễn viên đặc biệt này đều gật gù, rồi một người nói rất hài hước: “Chỉ có điều hơi tiếc là các ông đã cho tôi làm một Đại tá Mỹ... nghèo nhất thế giới! Bởi suốt từ đầu đến cuối phim tôi chỉ có mỗi bộ quần áo mặc trên người, không hề được thay đổi trang phục”!
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,707
Động cơ
916,672 Mã lực
Trận bắn hạ Norman Gaddis của phi công Ngô Đức Mai ngày 12-5-1967 đã được Đại tá phi công Lê Hải ghi lại trong hồi ký “Phi công tiêm kích” như sau:
“Biên đội phát hiện địch và địch cũng phát hiện được ta. Địch lập tức tổ chức không chiến. 6 chiếc F-105 không mang bom, chỉ mang tên lửa để không chiến, đánh quần với MiG-17, 12 chiếc F-4D chỉ mang tên lửa, mỗi máy bay mang 12 tên lửa, cả 2 loại nhiệt và điều khiển vô tuyến điện từ xa. Gần 30 máy bay của ta và địch quần thảo, bám nhau, liên tục nổ súng và phóng tên lửa, lúc vào mây, lúc ra mây. Có viên đại tá chỉ huy, bọn tiêm kích F-4D càng hăng. Mỗi lần công kích, chúng phóng liền 2 quả tên lửa. Bầu trời rạch ngang dọc vạch khói tên lửa của gần 20 máy bay Mỹ. Bọn F-105 cũng bắn nhiều loạt đạn ca-nông vào biên đội. Các chiếc MiG-17 hầu như tự không chiến với nhiều máy bay Mỹ. Các số chỉ nhắc nhau cơ động, khi thấy máy bay địch phóng tên lửa. Anh Tịnh và anh Kỷ đánh quyết liệt. Anh Tịnh bắn rơi chiếc F-105 đầu tiên. Liền đó, anh Kỷ cũng nổ một loạt súng, bắn rơi chiếc F-105 thứ hai. Máy bay địch bốc cháy, lao xuống vùng núi xanh thẳm.
Anh Mai (Ngô Đức Mai) và tôi quần nhau với bọn F-4D ở tầng cao hơn. Máy bay vào mây, rồi ra khỏi mây. Ta và địch vòng, chủ yếu là cơ động nghiêng, lượn chiến đấu. Do địch đông, chúng phóng tên lửa liên tiếp vào máy bay ta. Tôi tránh liền mấy quả tên lửa, vẫn chưa có thời cơ nổ súng. Trong khi đó, anh Mai thấy một chiếc F-4D từ dưới đám mây vừa chui lên, lập tức bám riết trên lưng chiếc F-4D này. Vừa mới thấy một chiếc MiG-17 bám theo, giờ lại mất hút, tên đại tá Mỹ đang còn nhớn nhác nhìn, chưa thấy MiG đâu, đã bị anh Mai cho luôn một loạt trúng ngay lưng. Chiếc F-4D bùng cháy. Tên đại tá nhảy dù gấp, vị trí tiếp đất ngay đầu sân bay Hòa Lạc. Các dân quân trai gái làng gần đó vác súng trường xông tới. Tên đại tá nhanh chóng run rẩy giơ tay đầu hàng. Thế là, kẻ đi tìm MiG để trị, để tiêu diệt thì lại bị chính loại MiG-17 cho bài học đau, nhớ đời.
Biên đội bắn rơi 2 chiếc F-105 và 1 chiếc F-4, ta an toàn về hạ cánh ở Gia Lâm trong sự đón tiếp nồng nhiệt của thợ máy và của toàn thể anh em phục vụ”.
Không biết có đúng không, có vẻ em được chứng kiến trận này!

Cũng khoảng thời gian và cũng vùng trời này (nhà em sơ tán ở gần Hòa Lạc). Hôm đó thấy máy bay em chạy lên quả đồi ven nhà để xem. Cái quả đồi ấy rất thoáng, vì chỉ có mấy cây me nhỏ.
Em thấy máy bay cứ bay theo vòng tròn (sau này em mới biết là chiến thuật "cái bánh xe" của Mig17). Cứ 1 lúc lại thấy Mig17 hay máy bay Mỹ phụt khói lửa mù mịt hình thành cái vòng tròn khói trên trời. Tụi máy bay Mỹ bay từ xa xung quanh bắn tên lửa vào thành các vệt khói chằng chịt. 1 lúc lâu sau máy bay tản đi hết.
Về sau đọc bên quân sử thấy bàn về cách đánh của Mig 17 mới nhớ đến hôm ấy!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top