1. Cấu trúc tòa tháp đôi
Tòa tháp đôi (WTC1 & WTC2) là 2 tòa nhà 110 tầng thuộc quần thể kiến trúc gồm 7 tòa nhà, có tên Trung tâm thương mại thế giới (World Trade Center), được kiến trúc sư người Mỹ gốc Nhật Minoru Yamasaki thiết kế, xây dựng từ 1966 đến 4/1973 và đã từng giữ danh hiệu tòa nhà cao nhất thế giới trong vòng 1 năm. Tòa nhà được áp dụng phương pháp xây dựng tiên tiến bấy giờ bằng vật liệu nhẹ và cấu trúc module nhằm cắt giảm chi phí và thời gian thi công.
Tháp đôi WTC như là hai cây cột cắm vào lòng đất 21m trên một tiết diện hình vuông cạnh 64m, cao 411m trên mặt đất. Trọng lượng của mỗi cây cột này khoảng 500,000 tấn. Thực ra trọng lượng bản thân không phải là tải trọng chính mà tòa tháp phải chịu mà là lực đẩy ngang do gió. Nằm bên bờ Đại Tây Dương, vùng New York phải hứng chịu những cơn bão lớn với tốc độ gió lên đến 225km/g. Do đó các tòa nhà ở đây có sức chịu đựng gấp hai lần các tòa nhà ở các vùng động đất. Riêng WTC chịu được áp lực gió lên đến 200kg/m2 tương đương với một lực 5,000 tấn tác động từ một phía vào tòa nhà. Hai tòa tháp có cấu trúc dạng ống gồm 244 cột thép vuông 360mm bao quanh một lõi có tiết diện 27m x 40m. Lõi này cũng có bộ khung là kết cấu thép được thiết kế để chịu tải trọng của tòa nhà. Các cột bao liên kết với lõi bằng các dầm thép cao 800mm. Trên các dầm thép này là sàn bê tông của các tầng lầu. Tòa tháp cũng được thiết kế cho va chạm của máy bay boeing 707-320B, tương tự như máy bay Boeing 767-200R đã đâm vào nó ngày 11/9/2001.
2. Diễn biến sự sụp đổ của tòa tháp
8:46:40 sáng giờ địa phương ngày 11/9/2001, chiếc máy bay mang số hiệu 11 của American Airlines đâm xuyên toà phía bắc của Tháp Đôi thuộc Trung tâm thương mại thế giới. Đến 9:03:11 sáng giờ địa phương, chuyến bay 175 của hãng hàng không United Airlines đâm vào toà Tháp Nam, được truyền hình trực tiếp bởi các máy quay trước đó đang hướng ống kính về phía Tháp Bắc. 9h59: Toà tháp phía nam của Tháp Đôi sụp đổ. Vào lúc 10h28, tức là 102 phút kể từ khi toà tháp phía bắc của Tháp Đôi bị tấn công, toà nhà cao hơn 100 tầng đã sụp đổ hoàn toàn, gần 30 phút sau toà tháp phía nam.
View attachment 5457977
3. Các nghi vấn về sự sụp đổ của tòa tháp
Ngay từ khi vừa xảy ra sự kiện 11/9, dù đang trong lúc bối rối và thiếu thông tin, đã có không ít nghi ngờ của người dân Mỹ về sự sụp đổ của tòa tháp đôi. Một trong số đó là email của một người kỹ sư tên
David Rostcheck gửi cho diễn đàn tại Topica.com, trong đó có đoạn:
"Điều thực sự kinh khủng là - những chiếc máy bay để làm gì? Nếu bạn muốn phá hủy một tòa nhà, phải chăng sự hào nhoáng là điều cần thể hiện?". Thật ra cũng chẳng cần phải là nhà khoa học, kỹ sư xây dựng - kiến trúc để không thể tin được việc một tòa nhà có thiết kế chịu đựng gấp 2 lần các tòa nhà ở khu vực động đất, chỉ trong hơn một tiếng đồng hồ đã biến thành đống xà bần và đám bụi khổng lồ chỉ vì bị một chiếc máy bay có khối lượng chưa bằng 1/1000 nó khoét một cái lỗ phía trên đỉnh.
Kết luận điều tra của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia (National Institute of Standards and Technology - NIST) khẳng định 2 chiếc máy đâm trúng WTC đã phá hủy nghiêm trọng hệ thống cột trụ và vô hiệu hóa hệ thống chống cháy. Gần 38.000 lít nhiên liệu máy bay đã đổ tràn ra nhiều tầng nhà, châm ngòi cho các đám cháy bùng phát. Nhiệt độ lên đến 1.000 độ C làm các tầng lầu võng xuống và uốn cong các cột trụ vòng ngoài, gây ra những âm thanh như
“tiếng nổ”. Khi các tầng nhà đổ sập xuống, sức nặng khủng khiếp đã tống gạch đá văng ra khỏi các cửa sổ bên dưới.
Nếu nhìn vào hình ảnh ngọn lửa đỏ khổng lồ bao chùm 1 phần tòa tháp, hẳn không ít người đồng cảm với kết luận này của NIST. Tuy nhiên, cần biết rằng ngọn lửa lớn đó không có nghĩa là nhiệt độ của nó cũng lớn tương ứng. Ngọn lửa trong sự kiện này là lửa cháy khuếch tán có nghĩa là nhiên liệu và ôxy không được hòa trộn trước khi cháy mà xăng bắn vào không khí và bắt lửa khi đạt gần đến tỷ lệ có thể phát cháy. Đây là ngọn lửa cho nhiệt độ thấp nhất trong các loại phản ứng cháy, bởi khi cháy ngoài nhiệt lượng làm nóng các phân tử carbonic và nước ra ngọn lửa còn phải truyền nhiệt lượng cho các phân tử nitơ trong không khí và cho các phân tử xăng không bị cháy. Và ngọn lửa lớn bao chùm phía ngoài tháp là do "đám mây" nhiên liệu của máy bay văng ra từ vụ va chạm, không trực tiếp tạo nhiệt nhiều cho kết cấu của tháp. Trong không gian rộng lớn của tòa tháp, lượng xăng lớn sẽ bị phân tán đi khắp nơi, nên thực chất thời gian để cháy hết rất nhanh. Đó là chưa kể trong kết cấu thép khổng lồ đó, nhiệt lượng sẽ được tản ra chứ không tập trung được. Do đó, những đám cháy còn lại chủ yếu là cháy các vật liệu văn phòng, mà theo các nghiên cứu trước đó chỉ ra là không quá 400°C - 500°C. Nhưng mỉa mai thay, nhiệt độ này thậm chí còn lớn hơn nhiệt độ của đám cháy xăng tỏa ra. Trang web
http://911research.wtc7.net đã cất công làm một bài toán công phu để chứng minh rằng, trong điều kiện cháy hoàn hảo, không thất thoát nhiệt ra ngoài, thời gian đủ để sàn và bê tông cốt thép hấp thụ toàn bộ nhiệt thì 3.500 gallons nhiên liệu máy bay không thể tự nâng nhiệt độ khu vực này lên quá 275°C(!). Một dẫn chứng khác là người ta đã ghi nhận các cuộc nói chuyện điện đài của những người lính cứu hỏa đã leo đến những tầng nơi máy bay đâm vào, và họ chịu được nhiệt độ cháy của đám cháy ở những nơi đó ngay trước khi tòa nhà sụp đổ.
|
Chiếc xe bồn còn nguyên vẹn trong "vụ cháy 1000°C tại Hà Nội 6/2013. |
Ngoài ra còn rất nhiều nghi vấn không có lời giải thích thỏa đáng chung quanh việc sụp đổ của tòa tháp này như:
Thời gian sụp đổ của tòa tháp diễn tra trong vòng 10 - 12 giây, với gia tốc gần như là rơi tự do. Điều này chỉ có thể xảy ra trong các vụ nổ có kiểm soát.
Nano-thermite một loại thuốc nổ quân sự rất mịn dựa trên phản ứng nhiệt nhôm 2Al + Fe2O3 = Al203 + 2Fe sinh ra nhiệt độ làm nóng chảy sắt thép được tìm ra trong bụi của ngày 11 tháng 9.
Nếu nói rằng nhiệt độ vụ cháy tại chỗ bị đâm làm thép bị biến dạng thì chắc chắn sự biến dạng đó ko thể đồng đều trên mọi tiết diện của tháp, đặc biệt là trong trường hợp tháp WTC2, bị máy bay đâm xiên vào 1 góc. Như vậy làm sao các tòa tháp có thể sụp đổ theo một quỹ đạo gọn gàng thẳng tắp đến vậy được?
Làm cách nào mà một vụ cháy và sụp đổ có thể tán bê tông thành bụi trải dài hàng kilomet ra các khu vực chung quanh?
|
Các trụ nhà bị cắt vát như trong các vụ nổ kiểm soát! |
Giải thích thế nào về việc các cột thép của WTC bị cắt vát ngọt ngào, điều thường xảy ra trong các vụ nổ phá buiding có kiểm soát.
Những chiếc máy bay nổ tung và cháy với nhiệt độ
"chảy cả thép" nhưng lạ kỳ thay, người ta vẫn tìm thấy được cuốn hộ chiếu vẹn nguyên của kẻ
"khủng bố" trong khi những chiếc hộp đen mình đồng da sắt thì mất tăm mất tích (!). Chưa hết, mới đây ông Mike Springman, cựu lãnh đạo văn phòng cấp thị thực của Mỹ tại Jeddah, Saudi Arabia đã
công khai cáo buộc chính CIA đã cấp thị thực cho các tên khủng bố này.
|
Hộ chiếu của Satam al-Suqami được một người nào đó nhặt được trên đường Vesey gần tòa tháp đôi. |
Để thay đổi không khí, mời các bạn
"thực nghiệm" về một trường hợp máy bay đâm tòa nhà khác. Ngày 6/12/2005, chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng, bốn động cơ
C-130 của Iran đã đâm vào một tòa chung cư 10 tầng ngay tại Tehran, làm thiệt mạng 116 người. Chiếc
máy bay C-130 này nhỏ hơn chiếc
Boeing 757 một chút nhưng nếu so sánh tỷ lệ kích thước - khối lượng giữa nó và tòa nhà với giữa cái Boeing và tòa tháp thì rõ ràng là chênh lệch rất lớn. Đó là chưa kể sẽ thật hài hước nếu so sánh chất lượng của cái chung cư cũ kỹ ấy với tòa tháp chọc trời - niềm tự hào của nước Mỹ. Ấy vậy mà không hề có chuyện tòa nhà nhỏ bé kia bị sụp đổ hay bị
"tán" thành bụi!
|
Vụ đâm máy bay thảm khốc nhưng tòa nhà cũ kỹ vẫn "bình chân như vại", các mảnh cánh, bánh xe,.. vẫn có ở hiện trường chứ không biến mất như các vụ khủng bố vào Lầu 5 góc hay rơi tại Shanksville. |