[Funland] 17-2-1979 Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới

Trạng thái
Thớt đang đóng

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,381
Động cơ
293,321 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Tp.HCM
Thế sao năm 88 ta mất đảo.
Lúc đó sao không tổng động viên ra giành đảo đi?
trung quốc nham hiểm, dùng vũ lực đi cướp đảo của ta. Dụ chúng ta tấn công rồi lấy cớ xâm lược để bảo vệ lãnh thổ bằng các bằng chứng giả tạo, Việt Nam chúng ra rất thông minh chẳng dính vào bẫy của nó. trung quốc chỉ là thằng nhãi con hèn hạ thôi, nếu tự nhận là mạnh thì lẽ ra phải đường đường chính phát động để cướp thứ mà nó muốn cả ngìn năm rồi đấy.
Một vấn đề nữa, ai cũng biết Việt Nam lệ thuộc kinh tế trung quốc. Năng lực cạnh tranh của trung quốc có được gì để so với các quốc gia khác? Xin thưa rằng trung quốc không có thị trường cả trăm triệu dân của mình thì chúng nó cũng chết thôi. Có qua có lại mà.
Không ai muốn làm bạn với một quốc gia (tự nghĩ rằng mình) mạnh mà lại hèn và vô đạo đức như thằng tàu khựa đâu, không có sự thuận lợi của giao thương xuyên biên giới thì tàu khựa cũng không đủ lực để phát triển đâu.
Biết thôi, đừng thần tượng lũ khốn đó quá.
 

paulsteigel

Xe tăng
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
1,013
Động cơ
4,519 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Thế sao năm 88 ta mất đảo.
Lúc đó sao không tổng động viên ra giành đảo đi?
Cụ đặt câu hỏi rất khó khăn để tìm câu giả nhờ rồi, câu hỏi này cũng khá tương tự câu tại sao quần đảo Fakland của Ác Hen lại vẫn bị mất về tay Anh quốc! Thế nước khó khăn, quyết tâm của kẻ địch làm cho mọi thứ trở nên không thể vào thời điểm đó!
 

Atlas10

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-688793
Ngày cấp bằng
16/7/19
Số km
1,129
Động cơ
113,673 Mã lực
Tuổi
44
Giành đảo để mất hết thềm lục địa, mất độc lập tự do à?
Vậy sao chúng ta bảo chúng ta thắng.
Còn Trung thì hèn?
Cuộc chiến đó 10 năm lận chứ không phải chỉ 79 đâu.
Sau năm 79 nó liên tục tấn công và ép ta thở không nổi.
Đó là cuộc chiến cả về kinh tế chính trị quân sự và ngoại giao
Tấn công tổng lực và ép ta mọi mặt.
Kết quả ta phải xin đàm phán
 

Atlas10

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-688793
Ngày cấp bằng
16/7/19
Số km
1,129
Động cơ
113,673 Mã lực
Tuổi
44
Cụ đặt câu hỏi rất khó khăn để tìm câu giả nhờ rồi, câu hỏi này cũng khá tương tự câu tại sao quần đảo Fakland của Ác Hen lại vẫn bị mất về tay Anh quốc! Thế nước khó khăn, quyết tâm của kẻ địch làm cho mọi thứ trở nên không thể vào thời điểm đó!
Thì cuộc chiến đó Achen đã thua.
Còn cuộc chiến với Trung nó thực sự đã dạy ta một bài học đích đáng.
Cãm giác bị tấn công tổng lực và cô lập nó cay đắng biết chừng nào
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
19,894
Động cơ
546,383 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Các cụ mợ có ấn tượng gì với ngày này không nhỉ. Riêng mình còn nhớ như in hồi đó mình đang học năm 4 Đại học tổng hợp Hà Nội thấy có đứa em anh bạn học cùng lớp là bộ đội từ biên giới Lạng Sơn về trên đầu còn đội chiếc mũ mềm của lính bộ binh Trung Quốc. Ngồi trên giường tầng kể rằng lính Trung Quốc đông quá bắn hết cả đạn nên bỏ chạy thẳng về Hà Nội với ông anh. Sau này nó về lại đơn vị nghe nói được biểu dương về hành động dám đứng trên chiến hào ôm trung liên quạt đạn thẳng vào đám lính Trung Quốc
Năm đó bọn mình cũng được trang bị tiểu liên từ thời Pháp, tập hành quân dã ngoại từ Suối Hai về quá đập tràn và chuẩn bị tinh thần lên biên giới.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,388
Động cơ
522,330 Mã lực
Thì cuộc chiến đó Achen đã thua.
Còn cuộc chiến với Trung nó thực sự đã dạy ta một bài học đích đáng.
Cãm giác bị tấn công tổng lực và cô lập nó cay đắng biết chừng nào
Xung đợt lợi ích quốc gia cũng như xung đột lợi ích cá nhân, giải quyết cùng cần thông minh khôn khéo nếu xử lý sai thì được cái lợi ích nhỏ nhưng thiệt hại thì lâu dài và đau đớn đó cụ ạ?
 

Future_50

Xe điện
Biển số
OF-416903
Ngày cấp bằng
16/4/16
Số km
3,443
Động cơ
248,107 Mã lực
Tuổi
39
Em đánh giá lãnh đạo hồi đó quá cứng nhắc, không thương dân khi vừa trải qua 2 cuộc chiến mấy chục năm bom đạn xong.
Thực tế lúc đó có nhiều giải pháp khác mà nếu mềm dẻo hơn thì đã tránh được cuộc chiến này.
sao cụ không nghĩ lãnh đaog nhà nó chẳng thương dân nó, mang số lượng quân rất lớn (chiến thuật biển người), chết ở đất người
nếu không tính dân thì quân Trung quốc chết nhiều hơn quân Đại Việt
 

Atlas10

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-688793
Ngày cấp bằng
16/7/19
Số km
1,129
Động cơ
113,673 Mã lực
Tuổi
44
Xung đợt lợi ích quốc gia cũng như xung đột lợi ích cá nhân, giải quyết cùng cần thông minh khôn khéo nếu xử lý sai thì được cái lợi ích nhỏ nhưng thiệt hại thì lâu dài và đau đớn đó cụ ạ?
Đó chính là bài học mà Đặng lùn muốn dạy chúng ta đấy.
Và chúng ta đã thấm
 

anhquanhn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-79064
Ngày cấp bằng
28/11/10
Số km
2,821
Động cơ
438,063 Mã lực
Bài thơ “ Gửi em ở cuối sông Hồng” đã bị kiểm duyệt.
Mời các bạn đọc bản gốc hay và ý nghĩa.

Nguyễn Hà

Lâu nay ta nghe bài hát Gởi em ở cuối sông Hồng ở đoạn cuối thấy ngô nghê và lạc lõng bởi những hình ảnh trong đoạn trên và khủc dưới trong ca từ không ăn nhập với nhau. Đi tìm bài thơ ta lại gặp ba dấu chấm như bỏ mất một đoạn. Đọc tờ báo Thể thao văn hoá thuật lại đoạn nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ nói về hoàn cảnh ra đời bài thơ trong chương trình Giai điệu tự hào, ta cũng bắt gặp ba dấu chấm lửng
Hoá ra bài thơ đã bị lưỡi kéo kiểm duyệt cắt bỏ mất một khúc, mà lại là đoạn thơ quan trọng, là cái hồn của cả bài thơ. Tuyên huấn không dám nhắc đến cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Trung quốc năm 1979 nên không cho phổ biến đoạn thơ này, khiến bài thơ mất đi tính chiến đấu vốn có của nó. Điều đó cho thấy lãnh đạo ta cố tránh né không muốn nhớ đến cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Bắc Kinh khởi đầu từ ngày 17.02.1979.
Nguyên văn bài thơ đã bị cắt xén và phổ biến lâu nay:
“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
…xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx....
Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.”
(Dương Soái)


Nguyên văn bài thơ chưa bị kiểm duyệt cắt bỏ
(Copy từ face Nguyễn Anh Tuấn)
Gửi em ở cuối sông Hồng
(Dương Soái)
“Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ
Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong
Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết mùa màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?
Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng…
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa đông.
Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông

Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.
Lào Cai, 1979”
Qua đó, ta thấy rằng người ta không những tránh né trong lịch sử, trong sách giáo khoa dạy học sinh mà cả những tác phẩm văn chương viết về cuộc chiến tranh chống xâm lược Trung quốc, người ta cũng đục bỏ. Lịch sử Việt Nam thời hiện đại đã bị cố ý bỏ sót chương chống bè lũ xâm lược Bắc Kinh .
Đã đành vì muốn giữ hoà khí, vì hữu nghị để phát triển đất nước, tránh hoạ chiến tranh. Nhưng không vì thế mà phải đục bỏ lịch sử, quên đi xương máu của anh hùng liệt sĩ, của nhân dân đã đổ xuống để giữ yên bờ cõi. Bỏ quên hay xoá bỏ lịch sử là một tội lỗi khó tha thứ.
(FB Đỗ Duy Ngọc)
Nhà thơ Dương Soái tác giả bài thơ bị kiểm duyệt.
1581997179078.png
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,198 Mã lực
Ng.u thì nhìn đâu cũng thấy kẻ thù. Hãy xem lại thời cụ Hồ xem ngoại giao với các nước thế nào, kể cả TQ xem có lang sói gì không.
Hết lịch sự rồi! Đ/c về ngay cố cuốc hộ cái, Dân Tộc chúng tôi éo bao giờ quên những trò bẩn bựa của bản cuốc. Đ/c về nhớ báo cáo lại rằng : Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng dù còn chút ít sức lực thì cũng không bao giờ cho lũ dã tâm "lang sói" có thể Khuất Phục được tinh thần Dân Tộc của người Việt Nam.
 

Go on

Xe điện
Biển số
OF-579322
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
2,543
Động cơ
259,113 Mã lực
Em đánh giá lãnh đạo hồi đó quá cứng nhắc, không thương dân khi vừa trải qua 2 cuộc chiến mấy chục năm bom đạn xong.
Thực tế lúc đó có nhiều giải pháp khác mà nếu mềm dẻo hơn thì đã tránh được cuộc chiến này.
Tất nhiên biện pháp hòa bình luôn là tốt nhất, nhưng em có câu chuyện thật như này, hồi em học cấp 2 có thằng bố mẹ mất nó bất cần đời. Nó thích là nó đánh bất kỳ bạn học cùng trường với nó. Mà nó toàn dùng gậy phang. Bọn em ai cũng sợ nó, có 1 ông có hôm bị nó đánh nhiều lần rồi, hôm đó nó lại lấy cớ nhìn đểu và đánh ông đó. Ông đó cay lắm, sau đó khi tan học thì ông đó đợi nó đi qua và vác gậy ra solo với nó. Khi mà cay cú quá thì ông đó cũng bất cần, 2 thằng phang nhau đều bị đau. Từ đó thằng đầu gấu kia không bao giờ dám động đến ông kia. Em nghĩ, khi mình quyết đánh trận đó cũng có tác dụng làm yên biên giới mấy chục năm qua. Vì Tầu nó thấy mình dù yếu hơn nhưng vẫn quyết sống mái với nó thì dù mạnh hơn cũng sợ sứt đầu mẻ chán. Nếu ko có sự đương đầu đó hay việc quyết lao tàu vào lực lượng tàu Trung Quốc ở Biển Đông thì em nghĩ giờ này cả Trường Sa đã nằm trọn trong tay Trung Quốc rồi
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,198 Mã lực

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,198 Mã lực
Việt Nam không thể tránh được cuộc chiến Biên giới 1979. Với mọi giá có thể trả được.
Đơn giản Tàu nó có đánh vì Việt Nam đâu, nó đánh vì nhu cầu của nó cơ mà. Không phải Việt Nam mà bất cứ thằng nào ở vị thế Việt Nam lúc đó nó cũng đánh thôi. Đu dây với tránh né, uốn éo vào mắt ấy. Trừ phi Việt ngoan ngoãn, làm vùng đệm cho Tàu như Bắc Hàn giờ mới yên.
Dân tộc ta mang mối họa ngàn đời, đó là nằm cạnh thằng to nhất, dã tâm nhất. Chả bốc cả đất, cả dân đi đâu được thì phải chịu. Sống khôn ngoan, cố gắng lao động, hòa hảo với 3 bề 4 bên. Nhưng cần thì máu cũng phải đổ thôi chứ làm sao giờ.
À, em nhắn thêm phát với các cụ cứ bảo dân ta húng, với gấu, với không đủ uyển chuyển. Nếu dân ta đủ mềm mại, đủ khôn ngoan nhẽ chả bao giờ ta phải đánh nhau với Tàu hết. Vì ta vưỡn là một tỉnh của Tàu, như người anh em cổ Vân Nam, Quảng Đông bây giờ.
Vì các cụ ta rắn, các cụ ta húng, các cụ ta sẵn sàng tay bo nên mới còn cái tên Việt Nam bây giờ. Hà cớ chi con cháu lại chửi lẫn nhau về cái điều chúng ta ca ngợi các cụ, nhờ nó mà các cụ giữ lại được mảnh đất nhỏ xíu này. Và mở cõi từ Mụ Giạ, sông Hồng tới tận Cửu Long như giờ.
Xét lại lịch sử, nói xuông thì bao giờ cũng dễ. Đặt mình nằm trong hoàn cảnh lúc ấy mới biết chả dễ như phán đề sau 6h30' đâu.
Con Cháu éo dì đâu, dặt 1 lũ khựa bẩn trá hình vào hòng "Gỡ Bỏ" cái sự nhục nhã của bản cuốc của chúng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,258
Động cơ
701,220 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xem những con số mà bọn CIA nói về viện-trợ Trung Quốc và Liên Xô cho miền Bắc Vn, đơn vị tính là triệu Đô, cũng khá nhiều, thậm chí, năm 1973, viện trợ kinh tế TQ còn hơn LX.

Screenshot (1).png
Screenshot (2).png
Screenshot (3).png
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Mấy con Virut Tàu sợ gì. Virut tàu được mấy hơi :D
Ở góc độ kinh tế là thấm đòn đấy cụ, phương Tây đang lo sốt vó đấy cụ, nền kinh tế thứ 2 thế giới sụp đổ không phải là điều vui ngay đâu, cụ nhớ khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ cách đây hơn chục năm thì rõ, không đơn giản cụ ạ.
 

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
7,846
Động cơ
1,112,399 Mã lực
Dạo này không còn thấy mấy giọng kêu gào 2020 là thời hạn VN thành 1 tỉnh của TQ nữa nhỉ!!!!
Trong thớt này cũng có vài nick đã từng "hòa ca" kiểu đó rồi nay lại rón rén đổi giọng.
họ cố quên câu: giặc đến nhà đờn bà cũng oánh ...
lại còn lấy hiện tại phán xét lịch sử nữa cơ anh ạ :D

ps: trong thớt có chỗ em có hình đài tưởng niệm 337 cũ mà trước anh hỏi đó ạ
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,812
Động cơ
479,198 Mã lực
Xem những con số mà bọn CIA nói về viện-trợ Trung Quốc và Liên Xô cho miền Bắc Vn, đơn vị tính là triệu Đô, cũng khá nhiều, thậm chí, năm 1973, viện trợ kinh tế TQ còn hơn LX.

Screenshot (1).png
Screenshot (2).png
Screenshot (3).png
Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam bao nhiêu vũ khí trong năm 1979?
Theo tài liệu của CIA, những chuyến hàng viện trợ quân sự của Liên Xô trong và sau năm 1979 đã giúp Việt Nam tạo ra sự răn đe mạnh mẽ đối với Trung Quốc.
Theo báo cáo giải mật của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) ngày 30/12/2011, số lượng trang thiết bị quân sự mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam bắt đầu gia tăng trong năm 1978, sau một vài năm giảm xuống do Mỹ đã rút quân khỏi miền nam Việt Nam.
Mức viện trợ quân sự của Moscow cho Việt Nam đã tăng từ một mức khá thấp – 11 triệu USD năm 1977 lên tới 90 triệu USD trong năm 1978 khi Hà Nội rơi vào các cuộc xung đột mới trong khu vực.
Các đợt chuyển giao khí tài quy mô lớn cho Việt Nam được Liên Xô khôi phục vào năm 1979, sau khi Trung Quốc tấn công vào biên giới phía bắc Việt Nam. Trong năm này, mức viện trợ quân sự của Liên Xô dành cho Việt Nam có giá trị lên tới gần 1,8 tỷ USD – mức cao chưa từng thấy trong giai đoạn trước đó.
Hơn 150.000 tấn thiết bị quân sự đã được chuyển giao cho Việt Nam, bao gồm các tiêm kích MiG-21 nâng cấp, xe tăng T-54/55, tên lửa đất-đối-không SA-3 và các khí tài khác để thay thế những vũ khí đã xuống cấp. Một số đợt chuyển giao các loại trang bị thiết yếu được tiến hành bằng đường không.
Theo ước tính của CIA, có hơn 2.500 cố vấn Liên Xô được cử tới Việt Nam để giúp Việt Nam tích hợp các trang thiết bị mới, đồng thời giúp Việt Nam tổ chức lại lực lượng.
Các đợt viện trợ vũ khí vẫn duy trì ở mức cao cho tới năm 1980 (với 90.000 tấn thiết bị quân sự trị giá 1,4 tỷ USD), sau đó mới giảm xuống 50.000 tấn (trị giá 400 triệu USD) trong năm tiếp theo do một số khó khăn trong quá trình tích hợp, và mối đe dọa từ Trung Quốc cũng đã giảm bớt.
Những chuyến hàng viện trợ quân sự của Liên Xô đã giúp Việt Nam đạt được hai mục tiêu lớn – duy trì sự răn đe mạnh mẽ đối với cuộc xâm lược thứ hai của Trung Quốc và tăng cường năng lực tác chiến của Việt Nam ở Campuchia.
Mở rộng và hiện đại hóa không quân
Nhờ có các đợt chuyển giao khí tài của Liên Xô trong và ngay sau cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979, Việt Nam đã có thể mở rộng và hiện đại hóa lực lượng không quân và phòng không.
Trong năm 1979 và 1980, một lượng lớn các tiêm kích MiG-21 phiên bản mới đã thay thế các tiêm kích MiG-17 và MiG-21 đời cũ, cũng như toàn bộ các chiến đấu cơ Mỹ và Trung Quốc còn lại trong biên chế Việt Nam.
Việt Nam cũng tăng cường các đơn vị tên lửa SA-2 và SA-3 tại miền bắc với hàng trăm tên lửa và bệ phóng mới.
Bên cạnh đó, để củng cố lực lượng phòng không đối phó Trung Quốc, trong năm 1980 và 1982 Việt Nam đã thành lập các đơn vị tiêm kích-bom, trực thăng tấn công và tăng cường lực lượng máy bay vận tải với 40 tiêm kích-bom Su-22, ít nhất 25 trực thăng tấn công Mi-24/25 và 35 máy bay vận tải An-26.
Từng bước tăng cường hải quân
Quá trình hiện đại hóa lực lượng hải quân Việt Nam được bắt đầu trước khi Trung Quốc tiến hành cuộc xâm lược năm 1979. Việt Nam tiếp nhận hai khinh hạm lớp Petya đầu tiên trong năm 1978.
CIA cho rằng, cuộc tấn công của Trung Quốc đã thúc đẩy Việt Nam tăng tốc phát triển hải quân. Hầu hết các tàu tuần tra mới của Việt Nam được chuyển giao trong năm 1979 và 1980. Năm 1982, Việt Nam trang bị một phi đội trực thăng săn ngầm Ka-25 và 4 máy bay trinh sát/cảnh báo sớm.
Tới năm 1984, Việt Nam tiếp nhận thêm một số tàu tuần tra và 3 khinh hạm lớp Petya.
Tính đến năm 1986, Hải quân Việt Nam đã mua 160 tàu cỡ nhỏ, trong đó có 8 tàu tuần tra Osa trang bị tên lửa SSN-2, tàu cánh ngầm Turya, tàu quét mìn và tàu đổ bộ.
Mặc dù công nghệ của các trang thiết bị mới đều có từ những năm 1960 nhưng chúng đã giúp tăng cường đáng kể năng lực tác chiến của Hải quân Việt Nam.
Các tàu mới đã thay thế một lượng lớn tàu cũ từ Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ. Những đợt mua sắm này căn bản đã mang lại cho Việt Nam năng lực chống ngầm tốt hơn và tăng cường khả năng tấn công bằng tên lửa, mặc dù nhìn chung Hải quân Việt Nam vẫn chưa thể tạo ra thách thức đối với các tàu ngầm Trung Quốc.
Duy trì lục quân quy mô lớn
Về lục quân, sau cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979, Việt Nam đã tăng cường lực lượng vũ trang phía bắc từ 600.000 quân lên tới 800.000 quân. Ưu tiên đầu tiên là trang bị cho các đơn vị lục quân thêm nhiều xe tăng T-54/55 và PT-76, cùng nhiều loại xe bọc thép chở quân, pháo kéo, pháo tự hành và các trang bị khác.
Từ năm 1982, Lục quân Việt Nam tập trung thay thế các trang thiết bị cũ trong tất cả các đơn vị, và cung cấp đạn dược, cũng như nhu yếu phẩm khác cho các đơn vị ở Campuchia.
Các trang thiết bị được Việt Nam đặt mua bao gồm xe tăng, xe bọc thép chở quân, pháo, thiết bị kỹ thuật, vũ khí cỡ nhỏ, đạn dược, xe tải và một số loại thuốc.
Trong năm 1983 và 1984, xe bọc thép chiếm số lượng lớn nhất trong các đợt chuyển giao của Liên Xô cho lực lượng Lục quân Việt Nam. Trong khi đó các đợt chuyển giao năm 1985 phần lớn là thiết bị kỹ thuật, còn lại là xe tăng, pháo, bệ phóng tên lửa.
source: https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/CIA-RDP97R00694R000500740002-3.pdf

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top