Thông minh nhất thế giới là cụ nói quá.
Em thấy toàn đi sau và thừa hưởng những tri thức và phát minh từ bọn tây lông từ cách đây vài chục năm. Đương nhiên với sự quyết tâm và thể chế cho phép sự tập trung nguồn lực nên có thể bắt chước, học hỏi nhanh được.
Còn phát minh ra các công nghệ lõi, tri thức mới để đi đầu thì em thấy Trung quốc hay đông bắc Á không có cửa so với nửa bên kia thế giới.
Em có thể ví dụ về các công nghệ lõi, nền tảng trong nhiều lĩnh vực:
Cái vaccin công nghệ mRNA của Pfizer, Modemra vừa rồi các cụ tiêm, nó là một phát minh tuyệt vời về sinh học phân tử nếu cụ nào đọc về quá trình nghiên cứu công nghệ đó. Rồi cừu Dolly cũng từ đâu đâu mà ra, sau này TQ cũng thừa kế các công nghệ này.
Các phát minh về Internet, công nghệ màn hình (LCD, LED, OLED..), phát minh về lượng tử, chíp bán dẫn, phương tây vẫn là người phát minh. Các tập lệnh và ngôn ngữ lập trình hiện nay, cũng từ phương tây đều xuất phát từ tri thức toán học.
Công nghệ luyện kim ảnh hưởng rất nhiều tới công nghiệp nặng, động cơ thì phương tây cũng phát minh và đi trước.
Với Văn hóa TQ nói riêng và Đông Á nói chung, em thấy nó là thứ văn hóa "bắt chước" theo kiểu võ khỉ, võ rắn, thấy người ta làm cái gì thì bắt trước rồi cải tiến mở rộng ứng dụng chứ nền tảng tri thức và nền tảng xã hội không phù hợp cho các phát minh cơ bản.
Những suy nghĩ của cụ hiện tại (và của không ít người Việt) chỉ là do ảnh hưởng của sự nhồi sọ trong suốt gần 100 năm Pháp thuộc cũng như mấy chục năm sau đó, cho đến tận khoảng cuối thế kỷ 20.
Lịch sử là do người thắng trận viết nên, cho nên việc đó cũng là bình thường. Rất có thể 100 năm nữa, con cháu chúng ta lại được học là hầu hết các phát minh trên thế giới đều là do người Đông Á phát triển, người phương Tây không có khả năng phát minh sáng tạo. Tránh làm sao được khi đỉnh núi Everest đã được quan chức nhà Thanh xác định và đặt tên, ghi chép lại theo tên bản địa là Chô-mô-lung-ma, nhưng sau đó, đám Anh quốc lại đặt tên là Everest, làm như họ là người xác định ra đỉnh núi này. Trước Tenzing Norgay, có lẽ cũng đã có không ít thổ dân Sherpa chinh phục đỉnh núi Everest nhưng có ai ghi nhớ đâu, cuối cùng chỉ nhớ tên của ông người Anh đi cùng Terzing Norgay, làm như chỉ có người Anh mới có khả năng khám phá.
Thực tế, rất nhiều phát minh cơ bản của thế giới là xuất phát từ Đông Á, được phương Tây tiếp thu (đáng kể nhất là qua sự xâm lược của Mông Cổ vào thế kỷ 13, mang văn minh Trung Hoa đến châu Âu, qua đó phương Tây mới có được thời Phục Hưng).
Vũ khí nóng từ tên lửa, súng, đại bác, mìn, thủy lôi, … đều có gốc gác từ Trung Quốc. Dàn tên lửa có gốc gác từ Triều Tiên (khoảng thế kỷ 14). Đến việc sử dụng tên lửa bay vào không gian cũng do một người Trung Quốc đi tiên phong (thời nhà Tống thì phải), tất nhiên thất bại.
Nhờ có nghề in, nên tiền giấy, báo chí (quan báo) và các phát minh khác liên quan đến nghề in đều gốc gác Trung Quốc.
Đến vắc-xin hiện nay cũng xuất phát từ phép chủng đậu bò, có ở Trung Quốc có lẽ từ thời nhà Đường hay Tống, truyền sang phương Tây nhưng được nước Anh nhận là phát minh của mình dưới tên một người là Giên-nơ (nói chung Anh ăn cắp rất nhiều phát minh của các nền văn minh khác và nhận là của họ).
Ngành luyện thép, nếu không có phương pháp luyện Bessemer thì không thể sản xuất công nghiệp được (phương pháp này vẫn áp dụng ngày nay). Tuy vẫn được gọi là Bessemer, phương pháp này có ở Trung Quốc, trước khi có ở Anh, có lẽ tầm 1000 năm.
Những nghiên cứu về sự hình thành tự nhiên đã có ở Trung Quốc từ thời Bắc Tống (nhà bác học Thẩm Quát), có lẽ trước Đác-uyn tầm 700 – 800 năm.
Về lĩnh vực đường thủy, ngành đóng tầu nếu không có phát minh của Trung Quốc về vách ngăn đáy tàu (chống bị chìm nếu bị thủng một khoang) thì không có tàu biển hiện đại; nếu không có phát minh về âu tàu (từ thời Bắc Tống) thì không có kênh đào Panama và gần như tất cả các kênh đào trên thế giới (và tàu bè không thể đi lại được trên các con sông châu Âu do chênh lệch mực nước.
Còn tất nhiên trong thời cân và hiện đại (từ khoảng thế kỷ 17 đến thế kỷ 20) thì do sự tụt hậu quá xa về kinh tế và các phương tiện nghiên cứu, Đông Á mới bị tụt hậu.
Còn vô số các phát minh khác, như chứng minh thư, hải quan, bưu điện, ngân hàng, ngân phiếu, trái phiếu… và những yếu tố của một cuộc sống văn minh khác, có lẽ đều có nguồn gốc từ Trung Quốc (hoặc ít ra là có sớm nhất và phát triển nhất ở Trung Quốc).