- Biển số
- OF-40504
- Ngày cấp bằng
- 13/7/09
- Số km
- 6,037
- Động cơ
- 510,506 Mã lực
Ho ho, nếu phải ở ta thì hàng ngàn cái tay sẽ gõ lên fb, lên OF để chửi bới xxx chữa cháy đây. Mẽo mà còn vậy. Ko phải ở đâu cũng muốn là được các cụ nhể!Không hiểu do đâu mà cháy, và công tác chữa cháy bên Cali thế nào, mà để cháy rụi đến 1500 căn nhà. Và hàng nghìn ngôi nhà khác bị phá hủy.
Các cụ ở Cali cập nhật đi.
Từ vụ cháy rừng ở mỹ cụ bẻ lái thành súng ống ở mỹ, rồi cuồng mỹ cuồng nọ... khá phản cảm. Cháy và chết người trả liên qua gì tới fan cuồng mặc dù tại thời điểm này em đệch quan tâm tới mỹ,nga,tàu...Em nghĩ Mẽo bây giờ là không thể cấm súng. KHÔNG THỂ. Cho dù có nhận được cái gật đầu của Quốc hội, hiệp hội súng các loại, của tài phiệt kinh doanh súng đi nữa, thì cũng không thể cấm. Vì chính những người đang sở hữu súng sẽ phản đối và sẽ không thực thi lệnh cấm. Dễ đến vài trăm triệu khẩu súng các loại đang lưu hành trên khắp nước Mỹ. Có cấm thì cũng khó mà thu hồi. Giờ mà cấm thì sẽ loạn ngay. Chính dân làm loạn.
Khi Mỹ cấm loại súng gì đó (hình như súng trường tự động) thì cũng chỉ cấm tiếp tục bán, cấm sở hữu từ thời điểm cấm. Những ai đã mua súng đó hình như vẫn được giữ, đơn giản vì không thể thu hồi, em nghĩ vậy.
Em nghĩ vụ sở hữu súng cũng giống như nhập cư lậu, không thể cấm nổi mà buộc phải cho tồn tại thôi. Giống như bán hàng rong, đỗ xe ô tô vỉa hè ở VN
Em trả lời cụ moonlife mà cụ. Mà lái xe trên OF thỉnh thoảng bẻ lái là thường mà cụ. Thế mới gọi là Fun:Từ vụ cháy rừng ở mỹ cụ bẻ lái thành súng ống ở mỹ, rồi cuồng mỹ cuồng nọ... khá phản cảm. Cháy và chết người trả liên qua gì tới fan cuồng mặc dù tại thời điểm này em đệch quan tâm tới mỹ,nga,tàu...
Hoạ chăng bây giờ em chỉ quan tâm tới TƯ6.
Mịa công nhận. Nền công nghiệp tài phiệt sản xuất buôn bán vũ khí của Mẽo vẫn đang là chỗ cầy tiền cho CP Mỹ. Cho nên nghề của chàng là khích bác cho các nước mâu thuẫn đánh nhau, thế giới càng bất ổn càng mâu nó càng kiếm được nhiều tiền.
Vụ xả súng vừa rồi ở Las Vegas đã chứng tỏ 1 điều, là anh Trump cũng chả quan tâm mẹ gì đến người dân Mỹ cả, anh ấy chỉ quan tâm đến xèng thôi. Còn nếu ko với tính cách của anh ý anh ý siết chặt lại việc buôn bán sử dụng vũ khí thậm chí cấm luôn vũ khí trong nửa nốt nhạc.
Phạm vi cháy đến 20 000 hecta mà cụ. Vẫn đang cháy thêm. Chắc là để đáp ứng lòng mong mỏi của cụ XPQ , tạo thêm phân bón hữu cơ cho nông dân Cali.Ơ sao nhà nó cách nhau xa lắm mà lại cháy lan nhiều thế nhỉ :@
Chắc tự đốt để kiếm tiền bảo hiểm với làm phân bón hữu cơPhạm vi cháy đến 20 000 hecta mà cụ. Vẫn đang cháy thêm. Chắc là để đáp ứng lòng mong mỏi của cụ XPQ , tạo thêm phân bón hữu cơ cho nông dân Cali.
Còn em cứ xin chia buồn với các nạn dân mất mạng mất nhà cái đã. Có may mắn thoát nạn cũng bỗng chốc thành tay trắng. Chờ được bảo hiểm còn khướt. Ch ưa kể không phải ai ở Mỹ nói chung và Cali nói riêng cũng mua bảo hiểm cháy nhà.
Đúng là thiên tai giáng đòn thì hậu quả chẳng khác gì chiến tranh. Chắc ông trời cũng muốn công bằng, chỗ này đã bị hứng bom thì thôi đem thiên tai ra chỗ khác, nơi xuất phát của bom?
Trước nếu ai nói thế này thì em không tin đâu. Nhưng sau những "tích phân" của cụ XPQ về những lợi ích của vụ cháy này, thì em nghĩ khả năng cụ đưa ra là hoàn toàn có thể.Chắc tự đốt để kiếm tiền bảo hiểm với làm phân bón hữu cơ
Trước nếu ai nói thế này thì em không tin đâu. Nhưng sau những "tích phân" của cụ XPQ về những lợi ích của vụ cháy này, thì em nghĩ khả năng cụ đưa ra là hoàn toàn có thể.
Không gì là không thể ở Mỹ. Tình trạng thất nghiệp tăng cao, không lối thoát với chính phủ. Đang có nhu cầu tạo ra một số cú hích. Vụ cháy này có thể là cơ hội : vừa cải tạo đất đai, vừa tạo nhiều công ăn việc làm . Chát đến vài nghìn công trình thì tha hồ mà việc làm để xây lại nhà cửa, phục hồi các công trình bị cháy. Rồi tiền tài trợ từ chính phủ. Bảo hiểm có thêm việc để làm vv... Bao nhiêu là lợi ích. Chỉ khổ những ai mất mạng , trắng tay vì cháy nhà thôi.
Mỹ từng có tiền sử đổ lương thực đi để tránh giảm giá, trong khi hàng triệu người dân Mỹ chết đói cơ mà:
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A1n_%C4%91%C3%B3i_%E1%BB%9F_Hoa_K%E1%BB%B3_1932-1933
Nhà nghiên cứu Boris Borisov, trong bài viết có tựa đề "The American Famine" ước tính số nạn nhân của cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ là hơn 7 triệu người. Trong bài viết, Borisov sử dụng các số liệu chính thức của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Sau khi điều chỉnh số lượng tỷ lệ dân số, và tỷ lệ sinh của Mỹ, xuất nhập cảnh, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ đã mất hơn 7 triệu sinh mạng trong nạn đói 1932-1933[2].
Theo thống kê của Mỹ, họ đã mất không ít hơn 8 triệu 553 nghìn người từ năm 1931 đến năm 1940. Dân số bị sụt giảm kể từ năm 1930 và duy trì như vậy trong suốt 10 năm
Boris Borisov lưu ý rằng: trong khi nạn đói ở Liên Xô ở cùng thời kỳ được truyền thông phương Tây liên tục nhắc tới, thì lại "có rất ít người biết về 5 triệu nông dân nước Mỹ (khoảng một triệu gia đình) đã bị các ngân hàng đuổi khỏi nhà vì các khoản nợ. Chính phủ Mỹ đã không cung cấp cho họ đất đai, lao động, trợ cấp xã hội, trợ cấp thất nghiệp - không có gì cả. Cứ 6 nông dân Mỹ thì có 1 bị ảnh hưởng bởi nạn đói. Những người này đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ và đi lang thang mà không có tiền hay tài sản nào." Có những người chết đói trong các đường phố, trước thềm các cửa hàng bán nhiều loại thực phẩm mà không có tiền để mua[3].
Trong khi đó, thực phẩm dư thừa (do người dân không có tiền để mua) lại được chính phủ Mỹ gom lại và tiêu hủy, chúng không được cấp phát cho dân nghèo bởi lý do có thể gây sụt giá nông sản và gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Một loạt các phương pháp được sử dụng để phá hủy thức ăn thừa: đốt cây trồng, dìm xuống biển hoặc cày nát 10 triệu ha ruộng sắp thu hoạch. Khoảng 6,5 triệu con lợn bị giết tại thời điểm đó rồi vứt đi không sử dụng[2][3].
Mục đích của hành động này là nhằm tăng giá thực phẩm lên hơn 2 lần và làm lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, tất nhiên là nó đi kèm với việc người sắp chết đói sẽ không được cứu tế. Trong suốt thời gian này, "tuần hành đói" đã trở nên phổ biến tại hầu hết các thành phố và thường bị cảnh sát đàn áp bằng bạo lực[4][5].
Do số lượng lớn người dân không có thu nhập và sự vắng mặt của các trợ giúp xã hội, nạn đói lan nhanh ở Mỹ. Khi người nghèo bắt đầu ồ ạt chết tại thành phố giàu có nhất của đất nước, New York, chính quyền thành phố đã buộc phải bắt đầu trợ cấp súp miễn phí trên các đường phố. Tuy nhiên, nhiều bang thậm chí còn không có đủ ngân sách cho súp miễn phí[4].
Các công trình tái thiết công cộng được giới thiệu bởi Tổng thống Roosevelt đã trở thành một "sự cứu rỗi" cho một số lượng lớn người Mỹ thất nghiệp và không có đất. Tuy nhiên, "sự cứu rỗi chỉ là một ảo tưởng" - Boris Borisov viết. Các công trình được tiến hành dưới sự giám sát của Cục Quản lý Công trình dân dụng gồm xây dựng kênh, đường giao thông, cầu tại các vùng lãnh thổ xa xôi, hoang dã và nguy hiểm. Tổng số người tham gia lên tới 8,5 triệu, không tính các tù nhân. Các điều kiện khắc nghiệt, đồng lương thấp khiến tỷ lệ tử vong ở những nơi này rất cao[2].
Ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]
Hiện nay, trong khi cuộc Đại suy thoái được nhắc tới liên tục như là bài học trong quá trình xây dựng kinh tế nước Mỹ, thì những nạn nhân của cuộc suy thoái này hiếm khi được nhớ tới. Sự kiện này đã không bao giờ được đề cập trong nghị quyết lên án hay các bài diễn văn chính trị, không có đài tưởng niệm mà tưởng nhớ cái chết của hàng triệu người trong nạn đói này. Tất cả các bằng chứng đã được gỡ bỏ từ các hồ sơ chính thức, thống kê và lưu trữ, bị che lấp bằng những câu chuyện về sự tái thiết của Roosevelt.[4]
Một vụ bê bối trực tuyến đã xảy ra năm 2008, khi Wikipedia tiếng Anh đã xóa những thông tin của Boris Borisov về những mất mát của Hoa Kỳ trong cuộc Đại suy thoái 1932-1933.[2][3]
Công nhận nước Mỹ cái gì cũng vĩ đại, từ thiên tai, cháy rừng , đến số người chết đói và cả việc in $ thoải mái .
vãi cả liên quanEm thì thấy từ khi Mẽo rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu thì hết bão rồi đến cháy dồn dập (mà toàn vụ to), không biết có liên quan gì không