[Funland] 14-3-1988 Trận chiến Gạc Ma, 64 chiến sỹ đã vĩnh viễn ở lại với biển

hanoibaby

Xe điện
Biển số
OF-431086
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
3,251
Động cơ
217,965 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc
2 năm nay cháu thấy báo chí trước ngày thì im lìm, đến ngày + 3,4 hôm sau thì phang thật lực bài lên, lễ giỗ các cụ ấy năm nay không biết dư nào ?!
Mai trời trở rét , buồn buồn ...
Sáng nay bắt đầu đăng rồi. Cứ từ từ rồi cũng rõ thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietpq75hanes

Xe container
Biển số
OF-25818
Ngày cấp bằng
15/12/08
Số km
7,220
Động cơ
552,355 Mã lực
Xin được tưởng nhớ đến những người lính đã ngã xuống nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc!!!!!
Năm nào E cũng xem và lặng lẽ lau nước mắt!!!!

 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
3,038
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Không phải là giải trí, trong khi thư giãn mong các cụ dành mấy phút để ôn lại một sự kiện đau thương.
Ngày này 29 năm trước, 64 chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam đã dũng cảm hy sinh tại đảo Gạc Ma.
Tội ác của Trung cộng sẽ không bao giờ bị lãng quên. Gạc Ma sẽ sớm trở về với đất mẹ.
Kính cẩn thắp nén nhang tưởng nhớ các anh!
Em xin có nén hương cùng cccm tưởng nhớ đến 64 liệt sỹ Gạc Ma!
Máu của các anh cũng như của bao thế hệ người con đất Việt đổ xuống vì Tổ quốc, vì dân tộc không bao giờ bị quên lãng, không bao giờ là vô ích!


Trong số 64 anh có 1người là a rể em!
Cho em gửi một nến hương đến gia đình chị gái cụ!
Cám ơn cụ!

29 năm cụ chủ ạ! Trong số người sống sót còn lại có đ/c Nguyễn Văn Lanh là bạn của em!
Kính cẩn tưởng nhớ đồng chí đồng đội của tôi!
Kính mong các cụ luôn khoẻ mạnh, là tấm gương cho lớp sau!
 

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
...

Cho em gửi một nến hương đến gia đình chị gái cụ!
Cám ơn cụ!

....
Cám ơn cụ!

@: Chị cả em, sn61, ngày đó mới ăn hỏi, chờ a về để cưới mà ...
Giờ chị vẫn 1mình, thấy chị cứ tội tội.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Em có biết bác Công này.


http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20170313/buc-dien-toi-mat-cua-tu-lenh-giap-van-cuong/1279214.html


TTO - 29 năm sau ngày quân Trung Quốc thảm sát chiếm Gạc Ma ở Trường Sa ngày 14-3-1988 - những người trong cuộc kể lại với Tuổi Trẻ những hồi ức không bao giờ quên của những giờ khắc bi tráng ngày ấy.


Lễ tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh tại Trường Sa tổ chức trên tàu KN409 tháng 4-2016 - Ảnh: N.T.U.
29 năm trước. Sáng 13-3-1988, khi thuyền trưởng tàu vận tải HQ605 Lê Lệnh Sơn đang cho tàu tiếp dầu ở gần đảo Tốc Tan thì cơ yếu của tàu nhận được bức điện tối mật của Tư lệnh hải quân kiêm Tư lệnh Vùng 4 hải quân Giáp Văn Cương ký hai ngày trước: ngày 11-3-1988.

“Ngày N” và Len Đao

Cựu thuyền trưởng HQ605 nhớ lại: “Bức điện tối mật ghi rõ: Gửi đồng chí Sơn - thuyền trưởng HQ605. Tư lệnh hải quân lệnh: Đúng 6 giờ ngày N phải đến Len Đao. Sẽ có tàu chở hàng và nhà tới sau...”.

Trong bức điện còn có ghi chú của trung tá Đỗ Xuân Công, lúc đó là phó tham mưu trưởng Vùng 4 (sau này là phó đô đốc, tư lệnh hải quân từ năm 2000 - 2005 - PV):

“N là ngày 14-3. Trước đây có thống nhất với đồng chí Cai là 7 giờ ngày N. Nay quyết định đúng 6 giờ ngày 14-3 tàu 605 phải đến được Len Đao. Để thực hiện được việc đó thì đúng 11 giờ ngày 13-3, 605 phải tập kết ở Tốc Tan”.


Tàu HQ 604 - con tàu đã bị Trung Quốc bắn chìm ngày 14-3-1988

Tàu 505 - con tàu đã lao lên ủi bãi cạn Cô Lin
Lý giải về việc thay đổi thời gian có mặt ở đảo chìm Len Đao từ 7 giờ sáng 14-3-1988 thành 6 giờ sáng, phó đô đốc, nguyên Tư lệnh hải quân Đỗ Xuân Công cho biết: “Nếu đến 7 giờ e rằng sẽ bị muộn. Nếu Trung Quốc đến trước mình thì sẽ cắm cờ ngay. Mình phải đến sớm hơn để giữ đảo”.

Đúng 11 giờ trưa 13-3-1988, tàu 605 đã có mặt ở Tốc Tan và 11 giờ đêm 13-3, 605 tiếp tục cơ động từ Tốc Tan qua Len Đao.

“Chúng tôi phải tính toán để làm sao đến Len Đao đúng 6 giờ sáng với nhiệm vụ cụ thể là ủi tàu lên đảo, khẳng định chủ quyền của mình. Không sớm hơn mà càng không được muộn hơn. Nếu sớm hơn thì bình minh chưa lên, không nhìn thấy đảo. Nếu muộn đảo sẽ bị Trung Quốc chiếm mất”, ông Lê Lệnh Sơn kể lại.

Đúng 6 giờ sáng, tàu HQ605 đã đến Len Đao, thả neo chờ lệnh. Trong khi đó, từ chiều tối 13-3, tàu HQ604 và 505 đã đến đảo Gạc Ma và Cô Lin. Theo kế hoạch, buổi sáng 14-3, các tàu phải cùng lúc có mặt ở các đảo trước khi Trung Quốc đến. Nhưng HQ605 đã không thể ủi lên bãi cạn Len Đao.

2 tàu cháy và 1 công sự thép

Hơn hai tiếng đồng hồ sau khi HQ605 đến Len Đao, tàu chiến Trung Quốc xuất hiện, lúc 8 giờ 05. Bất ngờ, từ khoảng cách hơn 1 hải lý, loạt pháo đỏ rực từ tàu khu trục Trung Quốc bắn xé lửa về phía HQ605.

Ngay từ loạt bắn đầu, Trung Quốc đã bắn trúng vào khoang máy và đài chỉ huy - hai vị trí quan trọng nhất trên một con tàu. Tàu 605 bị tê liệt hoàn toàn. Không thể cơ động. Không thể tiến, lùi.

Thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn bị thương nặng ở đầu và chân. Một chiến sĩ thợ máy hi sinh. Con tàu bốc cháy ngùn ngụt như bó đuốc. HQ605 là tàu vận tải nhỏ, chỉ có một lớp thép nên khi bị pháo bắn là xuyên thủng.

Mọi thứ diễn ra quá bất ngờ. Nguồn điện bị cắt đứt hoàn toàn. Cơ yếu không thể gửi điện về Bộ chỉ huy Vùng 4 báo cáo. Ba tiếng đồng hồ sau khi bị bắn, sắt thép trên con tàu chảy tràn, nóng rực, những người lính buộc phải rời tàu bơi về đảo Sinh Tồn.

Sáu tiếng đồng hồ sau họ mới bơi đến Sinh Tồn. Trong khi đó, ở Gạc Ma, tàu HQ604 đã bị bắn cháy và chìm, cuốn theo những cán bộ chiến sĩ hi sinh và cả người bị thương xuống đáy biển.

Còn ở Cô Lin, tàu HQ505 đã kịp ủi lên bãi, biến con tàu trở thành công sự thép khẳng định chủ quyền.

“Việc HQ505 lao lên đảo không nằm ngoài kế hoạch của Bộ tư lệnh Quân chủng hải quân. Trước khi tàu ra Trường Sa, Bộ tư lệnh Quân chủng đã có rất nhiều phương án trong nhiều tình huống.

Trước đó chỉ vài ngày, chúng ta đã lao tàu lên đảo Đá Lớn khi bị các tàu Trung Quốc bao vây và nhờ vậy mà mình giữ được Đá Lớn”, phó đô đốc Đỗ Xuân Công kể.


Cựu thuyền trưởng tàu HQ 605 Lê Lệnh Sơn nhớ lại sự kiện 14-3-1988 - Ảnh: My Lăng
Dù phải hi sinh đến người cuối cùng...

Khi ba tàu HQ604, 605 và 505 ra Trường Sa làm nhiệm vụ, Tư lệnh Giáp Văn Cương cùng nhiều lãnh đạo hàng đầu của Bộ tư lệnh Quân chủng hải quân đã vào Bộ chỉ huy Vùng 4 trực tiếp theo dõi, chỉ huy.

“Tôi còn nhớ hôm đó giao ban buổi sáng 14-3-1988, Tư lệnh Giáp Văn Cương thông báo: Trung Quốc đã cướp đảo! Bộ đội mình đã bị bắn, nhiều người hi sinh. 605 và 604 bị bắn chìm. 505 đã lao lên đảo Cô Lin... Mọi người lặng đi.

Chúng tôi lặng đi vì thương tiếc anh em đồng chí đồng đội mình, và vì quá bất ngờ trước sự liều lĩnh, bất chấp của Trung Quốc. Ai cũng bất bình”, phó đô đốc Đỗ Xuân Công nói.

Ông Đỗ Xuân Công vẫn còn nhớ rất rõ sự điềm tĩnh và quyết đoán của Tư lệnh Giáp Văn Cương - một vị tướng kinh qua nhiều trận chiến.


Lễ truy điệu các liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa ngày 14-3-1988 tổ chức tại Vùng 4 Hải quân - Ảnh: My Lăng chụp lại tại Bảo tàng Hải quân

Lễ truy điệu các liệt sĩ hy sinh tại Trường Sa ngày 14-3-1988 tổ chức tại quân cảng Cam Ranh - Ảnh: My Lăng chụp lại tại Bảo tàng Hải quân
Sau khi phân tích tình hình, Tư lệnh Giáp Văn Cương truyền đi hai bức điện khẩn: lệnh cho các đơn vị trong bờ đưa ngay các tàu ra cứu hộ và bức điện thứ hai lệnh cho các đảo gần đó cấp cứu, chữa trị những đồng chí bị thương và chôn cất liệt sĩ khi về đảo.

Tư lệnh Giáp Văn Cương cũng điện báo cáo Bộ Quốc phòng và gửi cho Bộ Ngoại giao để phản đối Trung Quốc. Ông còn động viên cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân chủng, tiếp tục ra Trường Sa làm nhà cấp tốc để khẳng định chủ quyền ở tất cả các đảo chìm còn lại.

“Tư lệnh Giáp Văn Cương nói: dù phải hi sinh đến người cuối cùng vẫn phải giữ đảo! Chúng ta không được sợ! Phải nhanh chóng khẳng định chủ quyền ở các đảo chìm khác trước khi Trung Quốc đến! Không thể để họ cướp đảo như Gạc Ma lần nữa.

Nếu lúc đó mà sợ, không dám đưa thêm tàu ra, đưa bộ đội ra làm nhà giữ những đảo khác thì không giữ được các đảo cho đến hôm nay.

Tư lệnh Giáp Văn Cương cũng khẳng định quyết tâm phải giành lại Len Đao. Anh Cương ra lệnh cho các tàu vận tải chở bộ đội ra chi viện giữ đảo Cô Lin và các đảo chìm khác”, ông Đỗ Xuân Công nhớ lại.

Những ngày không ngủ

Phó đô đốc Đỗ Xuân Công cho biết những ngày sau 14-3 ở Bộ chỉ huy Vùng 4, tất cả mọi người từ tướng đến quân không ai ngủ. Không khí rất căng thẳng.

Trung tá Đỗ Xuân Công được bổ nhiệm lên làm phó chỉ huy Vùng 4 (tương đương phó tư lệnh bây giờ - PV). Ông là người viết các bức điện do tư lệnh chỉ đạo và gửi ra đảo, ra tàu cũng như nhận báo cáo tình hình hằng ngày từ Trường Sa về để báo cáo tư lệnh.

“Tư lệnh Giáp Văn Cương làm việc bất kể ngày đêm. Bình thường một ngày họp giao ban một lần nhưng những ngày đó một ngày họp ba lần: sáng, trưa, tối. Lúc nào cần là họp, là triệu tập ngay. Có lúc họp 12 giờ đêm. Có hôm 1-2 giờ sáng triệu tập toàn bộ chỉ huy đầu não của Quân chủng, Vùng 4 lại họp”, ông Công kể.

Ông Đỗ Xuân Công cho biết những ngày đó cả Quân chủng hừng hực khí thế. Lực lượng từ các nơi được điều về Cam Ranh: đặc công nước, tàu vận tải, hải quân đánh bộ...

Kể cả học viên của Học viện Hải quân cũng được huy động, tạm thời ngừng học ra đảo để tập kết vật tư, vật liệu cấp tốc làm nhà khẳng định chủ quyền trên các đảo chìm còn lại. Sau đó mấy ngày, các tàu dân sự hàng nghìn tấn cũng được huy động chở vật tư, vật liệu ra đảo làm nhà.

Có một chuyện rất ít người biết. Đó là ngay trong ngày 14-3, Tư lệnh Giáp Văn Cương đã ra lệnh điều cả tàu chiến của lữ đoàn 171 ở Vũng Tàu ra sẵn sàng chiến đấu.

Ông Đỗ Xuân Công cho hay: “Lúc đó anh Cương đã lệnh cho các tàu săn ngầm của lữ đoàn 171 xuất phát ra đánh tàu mặt nước của Trung Quốc. Nhưng tương quan lực lượng của chúng ta với Trung Quốc quá chênh lệch.

Tàu chiến của mình lúc đó chỉ có mấy chiếc tàu pháo mà loại tàu rất nhỏ, còn tàu săn ngầm thì chỉ có pháo, ngư lôi, trong khi Trung Quốc có tàu khu trục, tàu pháo, tàu tên lửa rất to, rất hiện đại”.


Phó đô đốc, nguyên Tư lệnh hải quân Đỗ Xuân Công - phó tham mưu trưởng Vùng 4 thời điểm tháng 3-1988 - Ảnh: My Lăng
Nguyên Tư lệnh hải quân Đỗ Xuân Công nói: “Việc Trung Quốc thảm sát 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân Việt Nam mình càng thúc đẩy thêm quyết tâm phải nhanh chóng nắm giữ, khẳng định chủ quyền các đảo chìm còn lại...

Lúc đầu kế hoạch của Bộ tư lệnh Quân chủng là làm nhà trên 12 đảo chìm trong 3 năm để khẳng định chủ quyền. Nhưng khi xảy ra sự kiện ngày 14-3, chúng ta làm chỉ trong 1 năm. Nhanh gấp 3 lần!”.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Ai bảo người lính Việt Nam run sợ, không bảo vệ chủ quyền. Chúng ta đã giành lại được Len Đao.

TRƯỜNG SA 14-3 - NHỮNG HỒI ỨC BI HÙNG - KỲ 7:
Biệt đội cảm tử đổ bộ Len Đao
[paste:font size="6"][URL='https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160319/biet-doi-cam-tu-do-bo-len-dao/1069672.html&display=popup&ref=plugin']
TT - Có một câu chuyện khác không nhiều người biết trong sự kiện 14-3-1988. Đó là một tháng sau khi xảy ra cuộc thảm sát ấy, một biệt đội cảm tử gồm 35 lính công binh và 7 người lính chiến đấu của hải quân Việt Nam đã nhận được mật lệnh: lên đường ra Trường Sa, đổ bộ lên bãi Len Đao.


Len Đao ngày nay - Ảnh: Hà Bình














"Nghe đọc bài Biệt đội cảm tử đổ bộ Len Đao"


Giành lại Len Đao

Trong một đêm đầu tháng 3, hồi tưởng lại ký ức 28 năm trước, ông Đinh Xuân Toại, một trong 35 người lính công binh hải quân ấy, rưng rưng nói: “Ra Trường Sa thời điểm đó rất nguy hiểm. Nhưng không ai thoái thác nhiệm vụ. Khi nghe chỉ huy phổ biến xong nhiệm vụ, chúng tôi đều xác định chấp nhận hi sinh để thực thi nhiệm vụ”. \

Khi đó, ông Toại là đại đội trưởng của đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83).

Một buổi chiều gần giữa tháng 4-1988, chỉ huy đơn vị C7 - D3 (Lữ đoàn công binh E83) thông báo danh sách 35 người sẽ ra Trường Sa. 7g tối sẽ xuất phát. Thời gian chỉ được thông báo trước gần 30 phút! Lương thực và đồ đạc quân tư trang cá nhân đơn vị đã chuẩn bị đầy đủ. Sĩ quan, chiến sĩ chỉ việc lên tàu đi.

Đó là nhiệm vụ mật. Chỉ những người trong đội cảm tử ấy và chỉ huy đơn vị mới được biết. Ông Đinh Xuân Toại kể: “Thật ra tôi đã biết nhiệm vụ này ngay lúc còn ở Trường Sa hồi tháng 3-1988. Ngày 14-3, khi Trung Quốc thảm sát anh em đồng đội tôi tại Gạc Ma, ở bên này chúng tôi đang làm nhà ở đảo Tốc Tan.

Lúc đó ở Len Đao, tàu HQ-605 đã bị bắn chìm. Len Đao bị nhiều tàu chiến Trung Quốc bao vây. Trước tình thế cấp bách lúc đó, đúng ra phải làm nhà trong 2-3 tháng mới xong nhưng chúng tôi được lệnh làm thật nhanh để quay về đất liền chuẩn bị vũ khí, lực lượng ra giành lại Len Đao”.

Biệt đội cảm tử này chỉ có 35 người lính công binh và 7 người lính chiến đấu. Vũ khí chỉ có súng DKZ, B40, AK, lựu đạn mỏ vịt, mìn chống tăng...

Ông Toại nhớ lại: “Trước khi đi, đơn vị tổ chức tuyên thệ. Toàn trẻ cả. Chỉ có anh Thống và đại đội phó có vợ. Còn lại chưa có người yêu, chưa từng trải nhiều. Chúng tôi nhận nhiệm vụ đổ bộ lên đó, khẩn cấp làm nhà chòi giữ đảo rồi sau đó làm nhà sắt kiên cố”.

Ông Toại kể tiếp: “Anh Thống đọc tuyên thệ. Rồi chúng tôi cũng tuyên thệ, hứa sống chết có nhau và tuân theo mệnh lệnh cấp trên. Tư lệnh Vùng 4 năm đó đã hơn 60 tuổi, một bên tay bị thương nên bị tật nhưng vẫn đi chỉ huy anh em. Hình ảnh đó của thủ trưởng làm chúng tôi vững thêm tinh thần.

Chúng tôi ra đi, xác định tư tưởng đi là sẵn sàng chết để giữ đảo, giống như những đồng đội mình đã anh dũng hi sinh”.


Công binh hải quân đang khẩn trương chuyển đá, tôn nền để xây nhà đóng quân trên đảo chìm Len Đao năm 1988 - Ảnh: tư liệu, My Lăng chụp lại
Mỗi người được phát sẵn một bao tử thi

Con tàu thực thi nhiệm vụ này là con tàu không số của Lữ đoàn 125. Lên tàu, mọi người mới hay mỗi người được phát một bao tử thi để chuẩn bị sẵn cho mình nếu hi sinh.

“Có bao ghi tên, có bao không. Có người còn có thẻ bài bỏ trong balô. Lúc đó có chi mô mà sợ. Có người còn đùa: mình chết còn có bao tử thi cột mang về. Đến giờ sinh hoạt, chúng tôi vẫn vui vẻ bình thường, hát bài Vì nhân dân quên mình.

Tàu vừa xuất phát, tư lệnh vùng và tiểu đoàn trưởng hướng dẫn chúng tôi sử dụng các loại vũ khí và phương án tác chiến... Tập đi tập lại ra tới Trường Sa thì thuần thục” - ông Toại kể.

Để đảm bảo bí mật, con tàu lặng lẽ đi trong đêm tối giữa đại dương mênh mông. Không một chút ánh sáng được phép le lói trên tàu. 2g sáng thì ra đến nơi.

“Trời tối mịt. Biển cũng tối thẫm. Có nhìn thấy gì đâu. Nghe thông báo đến đảo rồi thì biết đến đảo thôi. Sóng xô ra thấy chỗ nào có dải màu trắng trắng mờ mờ thì đó là bãi cạn...” - ông Toại kể.

Anh em cứ ba người một xuồng cao su bí mật bơi vào. Nhóm đầu tiên lên cắm cờ ở ba điểm: đầu bãi, giữa bãi và cuối bãi cạn Len Đao. Các nhóm còn lại khẩn trương vận chuyển vật liệu vào. Tất cả lính công binh vào hết. Chỉ có tư lệnh Vùng 4, đại đội trưởng Đinh Xuân Toại (làm nhiệm vụ quản lý vũ khí khí tài kiêm anh nuôi) và một vài chiến sĩ liên lạc ở lại tàu.

Ông Hồ Văn Hân - 53 tuổi, hiện đang sống ở Bố Trạch (Quảng Bình), là một trong những người lính công binh hải quân xây đảo chìm Len Đao thời điểm đó - kể: “Mình làm nhà chòi trước tiên để cho bộ đội giữ đảo. Nhà chòi lúc đó nhỏ lắm, chỉ khoảng 9-10m2.

Khổ nhất là khâu chuyển vật liệu từ tàu xuống xuồng rồi đưa vào. Vật liệu đi làm nhà trên đảo chìm thời đó đơn sơ lắm. Chỉ có ximăng, cát, sàn gỗ, cọc. Làm nhà, mà làm trên đảo chìm lúc xung quanh tối đen, lại không được dùng đèn pin. Cứ 7-8 người làm một góc. Vừa mò mẫm vừa làm. Khi nước lên ngập bãi cạn, anh em phải lặn xuống đóng cọc”.


Ngôi nhà đơn sơ làm bằng sắt và tôn được công binh hải quân dựng lên năm 1988. Anh em hải quân thời ấy phải đóng quân trong ngôi nhà nóng bức thế này để bảo vệ đảo chìm Len Đao - Ảnh: tư liệu, My Lăng chụp lại
“Tàu Trung Quốc bao vây. Kệ chúng nó!”

Đến lúc trời hửng sáng thì mặt biển lù lù bảy tàu chiến Trung Quốc! Con tàu không số bị bảy tàu chiến Trung Quốc hung hăng bao vây.

“Lúc còn tối nó không phát hiện, nên giờ bọn nó vây kẹp tàu mình. Một chiếc áp sát, nói một tràng tiếng Trung. Phiên dịch của hải quân vùng đi cùng nói chi đó qua bên nớ, đại ý khẳng định đây là địa phận, chủ quyền của Việt Nam.

Nói thật lúc mới thấy tàu Trung Quốc nhiều vậy ai cũng căng thẳng lắm. Con người mà. Nhưng khi tàu nó giáp gần, chẳng còn sợ nữa. Nó có bắn hay không kệ nó. Một là sống. Hai là chết. Đồng đội mình đã hi sinh hết rồi đấy, nhưng Cô Lin vẫn giữ được. Cho nên bằng mọi giá phải giữ được Len Đao.

Hai người bạn thân nhất của tôi đều người Quảng Trạch, hi sinh chìm cùng với tàu HQ-604. Anh em, bạn bè mình bị nó bắn như thế mà. Chả sợ nữa. Cứ cắm đầu làm cho thật nhanh. Kệ chúng nó...” - ông Hồ Văn Hân kể.

Bao vây, áp sát không uy hiếp được những người lính Việt Nam trên đảo chìm Len Đao, tàu chiến Trung Quốc mở hết các bạt che vũ khí, chĩa súng, chĩa pháo về phía con tàu vận tải Việt Nam và về phía những người lính đang ngụp lặn trên đảo chìm.

“Chỉ huy nó ra huýt còi, lính tráng nó nhảy lên hết các vị trí súng, pháo, rồi đứng đầy bên thành tàu, chờ hành động. Mình cũng sẵn sàng rồi, vì khi đi đã xác định sẽ chiến đấu rồi. Nhưng nếu có nổ súng, chắc chắn mình sẽ chết hết. Họ toàn tàu chiến, chạy nhanh, vũ khí hiện đại gấp mấy lần mình” - ông Đinh Xuân Toại cho hay.

Uy hiếp từ 7g sáng đến 11g trưa vẫn không làm những người lính công binh Việt Nam hoảng sợ và thoái lui, các tàu Trung Quốc tản ra và cứ lảng vảng gần đảo Len Đao. Trước đó, ở Cam Ranh, những người lính công binh hải quân đã được huấn luyện xây nhà chòi cấp tốc. Tập đi tập lại nhưng cũng phải mất 15 ngày mới làm xong. Vậy mà ra đảo, chỉ bảy ngày đã xong.

Sau khi đã làm xong nhà chòi, là “cột mốc” để khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Len Đao, 35 lính công binh lại khẩn trương làm nhà sắt kiên cố hơn.

Ở đảo chìm, một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng. Nhưng với Len Đao trong thời điểm đó, họ phải làm nhanh hơn nữa. Chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà sắt.

Sao có thể nhanh như vậy? “Vì anh em quần quật làm ngày làm đêm, không dám nghỉ ngơi. Và một phần vì căm phẫn, một phần vì xót, vì thương anh em đồng đội mình. Chúng tôi làm thay phần những anh em mình đã hi sinh” - ông Hân nói, mắt xa xăm nhìn ra phía biển

[/URL]
 

tuannghiagtvt

Xe tăng
Biển số
OF-147326
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
1,331
Động cơ
371,488 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Long Thành, Đồng Nai
Chốt lại là bị cướp, cố mà đòi lại thôi, dù đến nhiều đời sau
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
6,357
Động cơ
231,010 Mã lực
Sáng nay bắt đầu đăng rồi. Cứ từ từ rồi cũng rõ thôi.
Hôm qua, trên VOV tần số 100HZ, chương trình thơi sự tin tức đã nói rõ về ngày này 24 năm trươc, và iem nhớ có đoạn nói là đoàn nào ra Trường Sa khi đi qua vùng biển Gạc Ma đều dừng lại tưởng niệm các anh. Đài còn tường thuật cụ thể về 1 đoàn do chuẩn đô đốc (em không nhớ tên) dân đầu khi đi qua Gạc Ma đã dừng lại cách đảo 3 hải lý để tưởng niệm. E rất nhớ có đoạn phát thanh viên bẩu: khi tàu dừng cách đảo Gac Ma 3 hải lý, có thể nhìn rõ cảnh Trung Quốc đang đã đóng quân và lấn chiến, mở rộng đảo thế nào.
Những năm trước em không nghe đài nên không biết thế nào. Khi nghe từ đảo đã bị Trung Quốc chiến đóng, em rất ấn tượng nên nhớ chắc chắn là như thế.
Nhưng thực tình chiều hôm qua em nghe đài VOV thì thấy cũng ấm áp hơn vì đã nhìn thẳng rồi; không còn nói là đảo bị nước ngoài chiếm đóng nữa
 

Phớ Phệch

Xe tăng
Biển số
OF-410681
Ngày cấp bằng
16/3/16
Số km
1,531
Động cơ
69,432 Mã lực
Nơi ở
Chưa biết về đâu
tham khảo
Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam


Kỷ niệm sự kiện 14-3-1988, có rất nhiều người, nhiều báo mạng chỉ nhắc đến Gạc Ma, mà không hề biết đến tổng thể quá trình xây dựng và bảo vệ chủ quyền Trường Sa từ 1975 - 1988 khẩn trương, khốc liệt trong điều kiện vô cùng khó khăn thế nào.
1- Thứ nhất, không phải tất cả 64 Anh hùng, liệt sĩ đều ngã xuống ở đảo Gạc Ma. (58 liệt sĩ hy sinh trên bãi Gạc Ma và tàu HQ-604, 6 liệt sĩ hy sinh cùng tàu HQ-605 ở cạnh bãi Len Đao).
2- Thứ hai, Tôi xin gửi đến các bạn tổng hợp dấu mốc quan trọng suốt quá trình đóng giữ, giành giật tại quần đảo Trường Sa giữa các nước từ 1975-1988 (bao gồm cả chiến dịch Chủ quyền 88 (CQ-88) của quân chủng Hải quân ND Việt Nam) để các bạn dễ hình dung (Xem sơ đồ đóng giữ các đảo ở ảnh cuối nhé):
- Tháng 4-1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng và tiếp quản 5 đảo từ Hải quân Việt Nam Cộng hoà gồm: Song Tử Tây (Southwest Cay), Sơn Ca (Sand Cay), Nam Yết (Namyit Island), Sinh Tồn (Sincowe Island), Trường Sa (Spratly Island).
- Tháng 2-1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Panata (cồn san hô Lan Can - Lankian Cay), đảo Dừa (Bến Lạc - West York Island).
- Ngày 10-3-1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang (Amboyna Cay).
- Ngày 15-3-1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông (Sincowe East Island, tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef).
- Ngày 30-3-1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh - Pearson Reef).
- Ngày 4-4-1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef). Cũng trong tháng 4-1978, một phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài (Barque Canada Reef), nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm, tháng 5-1978 phân đội được rút về đất liền.
- Tháng 12-1986 và tháng 1-1987, Malaysia chiếm đóng bãi Kỳ Vân (Mariveles Reef) và bãi Kiệu Ngựa ( Ardasier Reef).
- Tháng 3-1987, ta trở lại đóng giữ đảo Thuyền Chài.
- Tháng 6-1987, Trung Quốc diễn tập quân sự ở nam biển Đông. Tháng 10, tháng 11-1987, một số tàu chiến của Trung Quốc đi gần các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trường Sa, Song Tử Tây.
- Ngày 24-10-1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra lệnh Vùng 4 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường.
- Ngày 6-11-1987, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa, giao cho Quân chủng Hải quân "Đưa lực lượng ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người, không chờ chỉ thị cấp trên".
- Ngày 2-12-1987, tàu HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội đến đảo Đá Tây (West London Reef ).
- Ngày 31-1-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
- Ngày 5-2-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Lát (Ladd Reef).
- Ngày 6-2-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Lớn (Great Discovery Reef).
- Ngày 18-2-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Châu Viên (Cuarteron Reef).
- Ngày 19-2-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Đông (East London Reef).
- Ngày 26-2-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Tiên Nữ (Tennent Reef). Trung Quốc chiếm đóng đảo Ga Ven (Gaven Reef).
- Ngày 27-2-1988,Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Tốc Tan (Alison Reef).
- Ngày 28-2-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Huy Ghơ (Hughes Reef, đá Tư Nghĩa).
- Ngày 2-3-1988, Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Núi Le (Cornwallls South Reef).
- Ngày 14-3-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Gạc Ma (Johnson Reef). Ta đóng giữ và bảo vệ thành công đảo Cô Lin (Collins Reef hay Johnson North Reef), đảo Len Đao (Landsdowne Reef).
- Ngày 15/3/1988,Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Thị (Núi Thị, Petley reef)
- Ngày 16/3/1988,Hải quân Việt Nam đóng giữ đảo Đá Nam (South reef)
- Ngày 23-3-1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Xu Bi (Subi Reef).
Tóm lại sau 1975, Việt Nam xây dựng và đóng giữ thêm 16 đảo nổi, đảo chìm, bãi ở Trường Sa.
Nguồn: Viet Nam War
.
 
Chỉnh sửa cuối:

hanoibaby

Xe điện
Biển số
OF-431086
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
3,251
Động cơ
217,965 Mã lực
Nơi ở
Đông Lào Quốc
Hôm qua, trên VOV tần số 100HZ, chương trình thơi sự tin tức đã nói rõ về ngày này 24 năm trươc, và iem nhớ có đoạn nói là đoàn nào ra Trường Sa khi đi qua vùng biển Gạc Ma đều dừng lại tưởng niệm các anh. Đài còn tường thuật cụ thể về 1 đoàn do chuẩn đô đốc (em không nhớ tên) dân đầu khi đi qua Gạc Ma đã dừng lại cách đảo 3 hải lý để tưởng niệm. E rất nhớ có đoạn phát thanh viên bẩu: khi tàu dừng cách đảo Gac Ma 3 hải lý, có thể nhìn rõ cảnh Trung Quốc đang đã đóng quân và lấn chiến, mở rộng đảo thế nào.
Những năm trước em không nghe đài nên không biết thế nào. Khi nghe từ đảo đã bị Trung Quốc chiến đóng, em rất ấn tượng nên nhớ chắc chắn là như thế.
Nhưng thực tình chiều hôm qua em nghe đài VOV thì thấy cũng ấm áp hơn vì đã nhìn thẳng rồi; không còn nói là đảo bị nước ngoài chiếm đóng nữa
Lạ mãi rôì cũng thành quen.
Năm nay ngư dân đánh cá trên các ngư trường truyền thống liệu có an toàn khi bị Trung cộng chèn ép không hết sức đáng quan ngại.
 

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
4,658
Động cơ
576,349 Mã lực
em thì thấy thế này, cả Việt Nam và Việt nam cộng hoà đều bị tàu cộng ụp sọt vào lúc yếu nhất, và đều lấy lý do đó để biện hộ cho việc mình không kháng cự lại vì lợi ích lâu dài, mình yếu.....
em cho rằng đó chỉ là lý do để biện hộ cho sự nhu nhược của mình, muốn đánh ai đó thì đều phải lựa chọn lúc họ yếu nhất hoặc gặp khó khăn nhất mới đánh chứ chả bao giờ đợi mày khoẻ mới đánh cả. và trung quốc đều biết lợi dụng việc đó
với VNCH là năm 1974 tàu chiếm hoàng sa, lúc đấy VNCH cũng đã tập trung lực lượng, tàu bè , máy bay để phản kích rồi lại thôi
với CHXHCN Việt Nam là 1979, và trận gạc ma, 1979 đã chuyển quân, chuẩn bị phản kích rồi lại thôi
lại lý do đại cục, rồi này lọ...
tất nhiên cái gì đã diễn ra rồi có nói lại cũng chẳng để làm gì nhưng rõ ràng ta có vẻ hơi khó đối lại được với tàu, và cũng chẳng rút ra được bài học nào cả
 

gld

Xe container
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
5,839
Động cơ
365,112 Mã lực
Tuổi
54
em k nhớ là bản tin thời sự 6h sáng ngày 14 hay 15/3 đọc danh sách 64 chiến sỹ Hải quân hy sinh, nói thật lúc ý mới 15 tuổi nhưng cay lắm, bởi có một bác cựu chiến binh hàng xóm bảo đọc thế là liệt sỹ rồi. Giờ lv hoặc trao đổi, ăn cơm với Khựa là k khoái, cơ mờ phải giữ cái đầu lạnh, e có một nguyên tắc là k chơi và k có bạn bè với bất cứ ô Tàu nào, dũ có tốt đến mấy
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,928
Động cơ
537,860 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Là người được tận mắt nhìn Gạc ma với những toà nhà sơn trắng xây ngạo nghễ trên biển xanh, trong khi làm lễ tưởng niệm thì tàu địch từ Gac ma lao ra lượn vòng quanh tàu mình, e càng ngấm nỗi đau của vòng tròn bất tử hơn bao giờ hết. Nhưng trên biển Đông chúng ta làm được hơn rất nhièu những gì chúng ta đang nói, đó là điều rất khác bình thường. Các cụ cứ bình tĩnh.
 

muadulich

Xe điện
Biển số
OF-110642
Ngày cấp bằng
28/8/11
Số km
2,022
Động cơ
405,278 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.muadulich.com
Tội ác của Trung cộng sẽ không bao giờ bị lãng quên. Gạc Ma sẽ sớm trở về với đất mẹ.
Em đồng ý với Cụ, tuy nhiên em đọc cái từ bôi đen cứ thấy nó làm sao ấy.
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,813
Động cơ
479,101 Mã lực
Năm 88-89 Khối XV xụp đổ. Mình hết cửa nương nhờ nên phải án binh bất động.
Thời điểm đó chỉ cần "Động thủ", là Trường sa cũng không còn.
Thật "Đau xót" khi các Anh phải chịu hy sinh trong hoàn cảnh đó, Nhưng Đồng Bào không bao giờ quên các Anh.
 

Ngỗng Ngu

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-325124
Ngày cấp bằng
27/6/14
Số km
2,855
Động cơ
305,360 Mã lực
Cám ơn cụ!

@: Chị cả em, sn61, ngày đó mới ăn hỏi, chờ a về để cưới mà ...
Giờ chị vẫn 1mình, thấy chị cứ tội tội.
Đọc dòng tâm sự này của cụ mà thấy buồn quá! Nhờ cụ thắp giùm nhà cháu nén hương cho anh rể cụ ạ.
 

Nightfox78

Xe tăng
Biển số
OF-400521
Ngày cấp bằng
10/1/16
Số km
1,776
Động cơ
242,380 Mã lực
Tuổi
53
Thay vì nói xa xôi . Các cụ tối nay nói luôn cho f1 chúng biết ngày mai 14.3 là ngày gì chuyện xảy ra ở đâu và vì sao cho con em chúng ta biết và ghi nhơd
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top