[Funland] 11-1965 – trận Ia Drang

chitom

Xe tăng
Biển số
OF-92529
Ngày cấp bằng
22/4/11
Số km
1,674
Động cơ
415,659 Mã lực
E nghĩ ko hẳn như vậy đâu Cụ... bộ máy tuyên truyền của mình thời xưa cũng hạng khủng đấy. Kiểu gì cũng ta nhất định tốt , địch nhất định xấu, ta thắng - địch thua mới đc. Tuyên truyền mà... cộng thêm dân trí bấy h nữa...
Em cũng ko hiểu tuyên truyền ra sao, nhưng bom Mỹ có fake được ko cụ?
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,803
Động cơ
572,214 Mã lực
Tuy nhiên, họ đánh giá một cách nghiêm túc rằng: Nếu ta chỉ cần đánh "lấy thắng trên thực tế", thì ko cần hy sinh quá nhiều như vậy. Họ cho là, cố giữ Xuân Lộc chỉ để Sài gòn có thêm vài ngày di tản người + của. Nếu đúng vậy, thì không bắt buộc phải chiếm Xuân Lộc bằng mọi giá như vậy.
Và ít người phản bác được việc ấy.
Họ cho rằng, khi đã mò đến tận Xuân Lộc, với không chỉ 1 hướng công kích, thì vài ngày sau, ta cũng sẽ đến tận Dinh Độc lập.
đó là ý của mấy ông đó thôi. Phòng tuyến VNCH là Xuân Lộc- Phan Rang, cửa ngõ cuối cùng vào SG nên họ phải đem quân cả nước ra giữ.

Ở Xuân Lộc ngày 9 bắt đầu định đánh nhanh thắng nhanh, sau 5 ngày không thành thì ngày 15 đánh theo kiểu mới, đánh chặn vòng ngoài và sau lưng, đên ngày 18 thì VNCH bỏ Xuân Lộc rút đến 22/4 thì kết thúc. Đến 26/4 Bắc Việt mới gom quân lại đủ trên các hướng để đồng loạt công kích Sài Gòn (có khoảng 500 ngàn quân, không kể ở Miền Tây) với lực lượng lớn nhất trong lịch sử VN và chiến thắng trong 4 ngày. Nghe thì có vẻ nhanh, 4 ngày, nhưng đó là do gom được lực lượng lớn chưa từng có, dưới sự chỉ huy của 1 võ tướng thuộc loại nhất nhì VN là Văn Tiến Dũng!

Ở Phan rang thì thành công khi đánh nhanh trong hành tiến, có lẽ vì phía đó ít quân phòng thủ hơn và cách đánh cũng hiểm hơn, đột nhập ra sau lưng.

Trận Xuân Lộc quy mô chỉ bằng 1/10 trận Sài Gòn, Bắc Việt chết chỉ 500, chả đáng để bàn "nếu như.."
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,721
Động cơ
1,272,765 Mã lực
đó là ý của mấy ông đó thôi. Phòng tuyến VNCH là Xuân Lộc- Phan Rang, cửa ngõ cuối cùng vào SG nên họ phải đem quân cả nước ra giữ.

Ở Xuân Lộc ngày 9 bắt đầu định đánh nhanh thắng nhanh, sau 5 ngày không thành thì ngày 15 đánh theo kiểu mới, đánh chặn vòng ngoài và sau lưng, đên ngày 18 thì VNCH bỏ Xuân Lộc rút đến 22/4 thì kết thúc. Đến 26/4 Bắc Việt mới gom quân lại đủ trên các hướng để đồng loạt công kích Sài Gòn (có khoảng 500 ngàn quân, không kể ở Miền Tây) với lực lượng lớn nhất trong lịch sử VN và chiến thắng trong 4 ngày. Nghe thì có vẻ nhanh, 4 ngày, nhưng đó là do gom được lực lượng lớn chưa từng có, dưới sự chỉ huy của 1 võ tướng thuộc loại nhất nhì VN là Văn Tiến Dũng!

Ở Phan rang thì thành công khi đánh nhanh trong hành tiến, có lẽ vì phía đó ít quân phòng thủ hơn và cách đánh cũng hiểm hơn, đột nhập ra sau lưng.

Trận Xuân Lộc quy mô chỉ bằng 1/10 trận Sài Gòn, Bắc Việt chết chỉ 500, chả đáng để bàn "nếu như.."
E thấy nhiều người có vẻ ko phục cụ Văn Tiến Dũng, mà e ko hiểu lắm. Cụ có thể khai sáng cho e thêm ít thông tin ko ạ. Cảm ơn cụ nhiều.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,803
Động cơ
572,214 Mã lực
E thấy nhiều người có vẻ ko phục cụ Văn Tiến Dũng, mà e ko hiểu lắm. Cụ có thể khai sáng cho e thêm ít thông tin ko ạ. Cảm ơn cụ nhiều.
Mình cũng không rõ lắm, hình như ông này là dạng cứng rắn, cách mạng nòi, điển hình cho tướng lĩnh xuất thân nông dân, và là người thay thế tướng Giáp. Sau này đổi mới thì có lẽ ông ấy không đồng ý.

Võ công của ông đây:
- Chỉ huy Đại Đoàn 320 trong kháng chiến chống Pháp. Tổng tham mưu trưởng từ 11/1953.
- Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Chiến dịch Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).

Từ 1979 đến 1986, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã dẫn dắt Quân đội Nhân dân Việt Nam chống lại quân Trung Quốc xâm lược. (Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990).
 

fun4u

Xe tăng
Biển số
OF-396176
Ngày cấp bằng
10/12/15
Số km
1,940
Động cơ
-99,535 Mã lực
Nơi ở
Gia Long thành
E thấy nhiều người có vẻ ko phục cụ Văn Tiến Dũng, mà e ko hiểu lắm. Cụ có thể khai sáng cho e thêm ít thông tin ko ạ. Cảm ơn cụ nhiều.
Cụ lấy ví dụ là ai ko phục ạ :D
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,222
Động cơ
-15,333 Mã lực
Em xin dừng thớt ở đây
Cám ơn các cụ đã quan tâm, theo dõi
Mong được các cụ bổ xung thêm tư liệu
Cháu xin gọi lại cụ Ngao5 để hỏi chút xíu: cụ có biết thông tin về ban liên lạc hay hội CCB E88 F308 tại Hà Nội không ạ. Ông già cháu hơn cụ vài tuổi, nhập ngũ 64, vào chiến B3 66-67 (sau trận Iadrang vài tháng, E66 đi trước, E88 vào sau). Đọc thớt này về hỏi lại ông cụ thấy giai đoạn sau cũng chủ yếu chiến với lính mẽo, có trận thung lũng Sa Thầy là nổi nhất. Trước Mậu Thân thì ông già cháu đổi quân ra bắc. Giờ tìm trên mạng thấy E88 đã chuyển sang F302, các hội CCB liên lạc chủ yếu là lứa sau ông cụ, đánh ở K 79 là nhiều.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,668
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cháu xin gọi lại cụ Ngao5 để hỏi chút xíu: cụ có biết thông tin về ban liên lạc hay hội CCB E88 F308 tại Hà Nội khôn
g ạ. Ông già cháu hơn cụ vài tuổi, nhập ngũ 64, vào chiến B3 66-67 (sau trận Iadrang vài tháng, E66 đi trước, E88 vào sau). Đọc thớt này về hỏi lại ông cụ thấy giai đoạn sau cũng chủ yếu chiến với lính mẽo, có trận thung lũng Sa Thầy là nổi nhất. Trước Mậu Thân thì ông già cháu đổi quân ra bắc. Giờ tìm trên mạng thấy E88 đã chuyển sang F302, các hội CCB liên lạc chủ yếu là lứa sau ông cụ, đánh ở K 79 là nhiều.
E 88 ( e Tu vũ) được là một trong những trung đoàn đầu tiên được lựa chọn giao nhiệm vụ vượt Trường sơn vào sát cánh cùng quân giải phóng miền nam chiến đấu

Từ cái nôi của sư đoàn 308- sư đoàn Quân tiên phong, trung đoàn được bổ sung thêm quân và ngày 31/12/1965 nhân thành hai trung đoàn : một trung đoàn vược trường sơn vào nam chiến đấu mang số hiệu trung đoàn 88 A, một trung đoàn ở lại làm nhiệm vụ dự bị chiến lược của bộ trong đội hình sư đoàn 308 mang số hiệu trung đoàn 88 B.

Ông thân sinh bác chắc ở e88A? Và e này sau mới về f302 và nổi tiếng ở K với cách đánh cực huyền thoại với biệt danh " Hùm xám miền Đông". Lính Polpot cực ngại e88 này, một trong những huyền thoại là lính e88 luôn để dấu khắc e88 trên xác quân thù.

Còn nếu Ông cụ ở Tu vũ ngay trước 1965 thì cụ nói Ông thử liên lạc với:

Đồng chí Nhậm.
Điện thoại :0436621512

Ban liên lạc e88- Tu vũ- f308.
 
Chỉnh sửa cuối:

nốt ruồi gót ah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-314208
Ngày cấp bằng
1/4/14
Số km
792
Động cơ
304,821 Mã lực
Nơi ở
HO CHI MINH
Mình cũng không rõ lắm, hình như ông này là dạng cứng rắn, cách mạng nòi, điển hình cho tướng lĩnh xuất thân nông dân, và là người thay thế tướng Giáp. Sau này đổi mới thì có lẽ ông ấy không đồng ý.

Võ công của ông đây:
- Chỉ huy Đại Đoàn 320 trong kháng chiến chống Pháp. Tổng tham mưu trưởng từ 11/1953.
- Ông được giao trọng trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971), Trị - Thiên (1972), Chiến dịch Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).

Từ 1979 đến 1986, Đại tướng Văn Tiến Dũng đã dẫn dắt Quân đội Nhân dân Việt Nam chống lại quân Trung Quốc xâm lược. (Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990).
điển hình lợi tư lợi,luồn cúi đấy cụ,năm 86 không được bầu là biết rồi.tranh công chối tội đổ lỗi thanh minh đủ cả
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,222
Động cơ
-15,333 Mã lực
E 88 ( e Tu vũ) được là một trong những trung đoàn đầu tiên được lựa chọn giao nhiệm vụ vượt Trường sơn vào sát cánh cùng quân giải phóng miền nam chiến đấu

Từ cái nôi của sư đoàn 308- sư đoàn Quân tiên phong, trung đoàn được bổ sung thêm quân và ngày 31/12/1965 nhân thành hai trung đoàn : một trung đoàn vược trường sơn vào nam chiến đấu mang số hiệu trung đoàn 88 A, một trung đoàn ở lại làm nhiệm vụ dự bị chiến lược của bộ trong đội hình sư đoàn 308 mang số hiệu trung đoàn 88 B.

Ông thân sinh bác chắc ở e88A? Và e này sau mới về f302 và nổi tiếng ở K với cách đánh cực huyền thoại với biệt danh " Hùm xám miền Đông". Lính Polpot cực ngại e88 này, một trong những huyền thoại là lính e88 luôn để dấu khắc e88 trên xác quân thù.

Còn nếu Ông cụ ở Tu vũ ngay trước 1965 thì cụ nói Ông thử liên lạc với:

Đồng chí Nhậm.
Điện thoại :0436621512

Ban liên lạc e88- Tu vũ- f308.
Cám ơn cụ pain. Chính xác là cụ nhà em xuất phát đi B từ Đại Lải ngày 31/12/1965 trong E88A, D29 (tiểu đoàn Lũng Vài). Thấy cụ bảo trước gốc là F304, sau đi B mới nhập 308.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
23,668
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cám ơn cụ pain. Chính xác là cụ nhà em xuất phát đi B từ Đại Lải ngày 31/12/1965 trong E88A, D29 (tiểu đoàn
Lũng Vài). Thấy cụ bảo trước gốc là F304, sau đi B mới nhập 308.
Vâng không có gì ạ!

E88a được thành lập và bổ xung từ nhiều đơn vị. Vậy Ông thân sinh cụ nên hỏi e88 f302, em nghĩ là phù hợp và dễ tìm đồng đội cũ hơn.

Chúc Ông thân sinh cụ mạnh khỏe ạ.
 

Kim J. Ủn

Xe tăng
Biển số
OF-507696
Ngày cấp bằng
2/5/17
Số km
1,295
Động cơ
196,091 Mã lực
Tuổi
35
Em cho rằng quân Bắc Việt gặp khó và thương vong nhiều trận này là do chủ quan, một phần cho rằng tuyến phòng thủ này sẽ vỡ nhanh như ở Phan Rang hay Đà Nẵng nên bị bất ngờ.
Dù lực lượng VNCH dồn vào đây khá nhiều, nhưng ở các hướng khác lực lượng còn khá mạnh ( như lực lượng của Lê Văn Hưng chẳng hạn). Các tủ lạnh nhà mình định làm quả tiêu diệt cứ điểm này như để đập tan, tiêu diệt tinh thần kháng cự của VNCH - vì đánh giá đây là hướng chính, nếu chỗ này bị sụp thì sẽ gây hiệu ứng domino cho phần còn lại của chính quyền Sài Gòn, đồng nghĩa với việc giảm áp lực, xương máu cho các hướng tấn công còn lại. Em ko phải là tướng Quân đội :D, toàn cầm quân trên game thôi, thật tình em cũng chưa hiểu sao các tuyến phòng thủ trước của VNCH lại dễ vỡ như thế, đến cái này thì lại kiên cường quá. Không hiểu tướng Đảo úy lạo tinh thần ra sao, có lẽ vì thế mà ông Đảo ăn cơm Cộng S khá lâu :D
Sau trận này ông Đảo được phong "Người hùng Xuân Lộc" ăn cơm cân áo số đến tận năm 94 mới được Mỹ gây sức ép để đưa về bên kia.
Giờ cụ còn khá khỏe, và phát ngôn cũng khá hùng hồn.
 

lyxuanphuong

Xe hơi
Biển số
OF-25618
Ngày cấp bằng
11/12/08
Số km
124
Động cơ
490,260 Mã lực
Cám ơn cụ pain. Chính xác là cụ nhà em xuất phát đi B từ Đại Lải ngày 31/12/1965 trong E88A, D29 (tiểu đoàn Lũng Vài). Thấy cụ bảo trước gốc là F304, sau đi B mới nhập 308.
Bố em cũng e88, đi năm 68, chiến đấu ở Đông Nam Bộ, em nhớ có lần họp mặt 1994 là có được nghe Cụ Giáp nói chuyện và cho mỗi người vài cân gạo. Đến giờ cũng hơn 20 năm rồi, đến giờ thấy bảo mỗi năm vẫn họp mặt ở Hà Nội thì phải. Có khi bố em lại biết bố cụ cũng nên đới :D
 

thienthanmudo

Xe tăng
Biển số
OF-425212
Ngày cấp bằng
26/5/16
Số km
1,510
Động cơ
232,667 Mã lực
Website
kynangbongda.com
Trận Xuân lộc, ta cũng không có chủ quan song lực lượng địch mạnh. Sư 23 còn nguyên vẹn. Tướng Đảo chỉ huy tốt.
Về lý thuyết, nếu dàn trận thì để xơi được tướng Đảo, bên tấn công cần ít nhất 1 quân đoàn mạnh.
Đánh vỗ mặt không nhổ được. Sau ta hạ đâu quãng 2 vị trí chiến lược ngoài thị xã. Cái này em không nhớ chính xác địa danh.
Trước nguy cơ bị bao vây, tiêu diệt toàn bộ, tướng Đảo cho sư 23 bỏ Xuân lộc.
Có 1 bài thơ rất hay của Nguyễn Phúc Sông Hương (tên thật hình như là Thái Luân) - Tiểu Đoàn Trưởng Sư đoàn 18 Bộ Binh

Nếu được như bố già Thượng Sĩ

Nghe tin lui quân chỉ nhìn trời

Ném bi đong rượu cười khinh bạc

Chắc hẳn lòng ta cũng thảnh thơi.



Còn ta nhận lệnh rời Xuân Lộc

Lại muốn tìm em nói ít lời

Nhưng sợ áo mình đầy khói súng

Sẽ cay đôi mắt người trên vai.



Vì chắc ôm nhau em sẽ khóc

Khóc theo, vợ lính cả trăm người

Em biết dù tim ta sắt đá

Cũng vỡ theo ngàn giọt lệ rơi.



Mây xa dù quen đời chia biệt

Ngoảnh mặt ra đi cũng ngậm ngùi

Rút quân bỏ lại đời ta đó

Bảo Chánh, Gia Rai lửa ngút trời.



Bí mật lui quân mà đành phụ

Mối tình Long Khánh tội người ơi

Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn

Núm ruột miền Trung hun hút rồi.



Sáng mai thức dậy em buồn lắm

Sẽ khóc trách ta nỡ phụ người

Lòng ta như trái sầu riêng rụng

Trong vườn em đó vỡ làm đôi.



Đêm nay Xuân Lộc vầng trăng khuyết

Bịt một vành tang cho đất trời

Chân theo quân rút hồn ta ở

Sông nước La Ngà pha máu sôi.



Thương chiếc cầu tre chờ thác lũ

Cuốn qua Xuân Lộc khắp cùng người

Ta đi áo nhuộm màu đất đỏ

Cao su vướng tóc mãi thơm mùi.



Tiếc quá nắng vàng phơi áo trận

Vườn nhà em chuối chín vàng tươi

Ta nhớ người bên đàn thỏ trắng

Cho bầy gà nắm lúa đang phơi.



Chôm chôm hai gốc đong đưa võng

Ru nắng mùa Xuân nở nụ cười

Nếu được đưa quân lên Định Quán

Cuối cùng một trận cũng là vui.



Núi Chứa Chan kia sừng sửng đứng

Sư Đoàn 18 sao quân lui ?

Thân ta là ngựa mà không hí

Bởi nỗi đau đã ngút đất trời !



Hồn ta là kiếm mà không chém

Bởi tội rừng xanh tội núi đồi

Hỡi ơi ! Chân bước qua Bình Giả

Cẩm Mỹ nhà ai khói ngậm ngùi.



Lửa cháy, cả lòng ta lửa cháy

Xóm làng Gia Kiệm nhớ khôn nguôi

Đêm nay Xuân Lộc đoàn quân rút

Đành biệt nhau xin tạ lỗi người.



Chao ôi ! Tiếng tắc kè thê thiết

Gọi giữa đêm dài sợ lẻ loi

Chân bước nửa hồn chinh chiến giục

Nửa hồn Xuân Lộc gọi quay lui.
 

Ếch

Xe tăng
Biển số
OF-84459
Ngày cấp bằng
7/2/11
Số km
1,222
Động cơ
-15,333 Mã lực
Bố em cũng e88, đi năm 68, chiến đấu ở Đông Nam Bộ, em nhớ có lần họp mặt 1994 là có được nghe Cụ Giáp nói chuyện và cho mỗi người vài cân gạo. Đến giờ cũng hơn 20 năm rồi, đến giờ thấy bảo mỗi năm vẫn họp mặt ở Hà Nội thì phải. Có khi bố em lại biết bố cụ cũng nên đới :D
Cụ hỏi hộ em thông tin liên lạc họp mặt của e88 hà nội với nhé. Cám ơn cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top