Kinh nghiệm từ nhà em lại hơi khác các cụ.
Thứ nhất là về vò đựng rượu:
Cái này còn căn cứ vào thời gian ngâm để nên chọn loại vò phù hợp
Nếu thời gian ngâm dài trên 2 năm nên chọn loại bình sành có tráng men bên trong
Nếu thời gian dưới 2 năm nên chọn loại bình gốm, ko tráng men và phải đc test rất kỹ.
Nguyên nhân như sau
Trong rượu nấu thủ công luôn tồn tại một dư lượng andehit, cái anh An này anh ý bốc hơi ở dưới 20 độ C và phản ứng hóa học để anh an Thành rượu vẫn xẩy ra trong suốt quá trình ủ rượu và để nhiệt độ thấp thì anh này sẽ thẩm thấu ra ngoài một ít, ở tầm nhiệt độ dưới 20 độ C rượu ko bị bay hơi. Điều này giải thích cho việc là tại sao nên để rượu ở nơi nhiệt độ thấp từ 18-24 độ
Nếu ủ rượu lâu chọn loại bình gốm thì rượu sẽ nhạt và mất ngon vì lâu thì thời gian thẩm thấu nhiều hơn, và nhiệt độ ko ổn định có thể làm bay hơi rượu nên ta nên chọn bình sành nếu ủ rượu lâu.
Cụ gì trên đó nói về cái cồn công nghiệp và rượu chưng cất từ ngũ cốc
Cồn chưng từ ngũ cốc thì chỉ chưng từ ngũ cốc qua quá trình chuyển hóa gluco thành rượu bởi men. Mà dân ta thường chỉ hay dùng gạo và nếp hay ngô
Cồn thực phẩm thì phần lớn được lấy từ mật rỉ, nguyên liệu bao gồm: mía, sắn...Chất lượng ko bằng cồn chưng từ ngũ cốc và cũng có chất độc hại giống như khi ta ăn mỳ chính ý. (cái này thiên về hóa nhiều hơn, nếu có thời gian em giải thích sau)
Nếu nói rượu nấu từ thủ công ko khác rượu công nghiệp là em nghĩ ko đúng bởi vì ngay từ việc làm rượu từ ngũ cốc thì rượu gạo tẻ và gạo nếp đã khác nhau về hương vị mặc dù khi cho lên công thức hóa học là giống nhau.
Phương pháp chưng cất truyền thống thì vẫn dùng phương pháp ngưng tụ để cho rượu nhưng phương pháp mà các nhà máy rượu hiện đang làm là dùng cồn công nghiệp cho vào máy quay li tâm hay chưng cất thủy lực để loại bỏ tạp chất. Khi dùng phương pháp này, rượu ko giữ đc mùi thơm nhiều như chưng cất thủ công. ko tin các cụ cứ cho rượu vào lòng bàn tay, xoa xoa một lúc rồi đưa tay lên mũi. Rượu tự chưng lấy thơm hơn so với rượu công nghiệp. Cho nên uống rượu công nghiệp sx hàng loạt thì chỉ có vị nhưng kém hương, rượu nấu thủ công thì có cả vị, cả hương. Những loại rượu nổi tiếng trên thế giới vẫn đang dùng chế độ chưng cất truyền thống từ ít nhất 2 lần trở lên. Các cụ thử tìm hiểu xem có đúng ko nhé.
Về ngâm rượu:
Nếu ngâm hàng tươi và tanh nên chọn loại nặng độ, đổ ngập đồ cần ngâm, Sau đó khoảng 1-3 tháng thì đổ loại rượu nhẹ độ vào để ngâm tiếp để dung hòa độ rượu và cũng tránh cho một số chất bổ trong rượu bị hao hụt do ngâm ủ rượu nồng độ cao. Cái này giải thích thì em cũng ko rõ lắm nhưng một số ông thầy đông y bảo thế. Giống như việc luộc rau quá lâu thì mất vitamin ý ạ.
Ngâm thực vật thì ko nên ngâm rượu cao độ. Nếu ba kích tươi thì ngâm tầm 45, nhưng nếu ba kích đã sao khô thì chỉ tầm 40 trở xuống thui. các loại thảo mộc khác cũng thía.
Em xin bổ sung ý của cụ ăn phá và các cụ lâu lâu nên mở vò rượu, xong rồi cố gắng cho cái nước đọng phía trên vỏ bình ra ngoài, cái đó chứa nhiều andehit đâý ạ.
Em xin tạm thời hết