[ATGT] 10 quy tắc khi lái xe đường núi

hoclaixe247

Đi bộ
Biển số
OF-345867
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
6
Động cơ
270,660 Mã lực

1. Kiểm tra phanh, cần gạt nước, sưởi, điều hòa, ống xả trong tình trạng tốt
Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp và luôn chú ý có lốp dự phòng.

2. Không xuống dốc nhanh hơn khi lên dốc
Không chạy quá nhanh xuống dốc để phải sử dụng phanh hãm liên tục. Để làm được điều này, lưu ý nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -”.
Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh. Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần, lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi, tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại. Nhất thiết không được sử dụng kiểu rà phanh liên tục (trail-braking) khi đổ đèo.

3. Khi lên dốc, trả về số thấp, quan sát các mức nhiệt độ trên bảng đồng hồ, tắt điều hòa không khí nếu thấy nó bắt đầu quá nóng.
Nếu cần làm mát động cơ, tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển, để xe chạy không tải, lưu ý không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước. Một cách nhanh hơn để làm mát động cơ là bật chế độ sưởi nếu có, nhưng sẽ gây khó chịu đôi chút cho lái xe.

4. Đừng ôm vạch chia đường
Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

5. Luôn nhớ nhường đường cho xe khác
Đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.

6. Chạy chậm vì bất kỳ lý do gì, dù để ngắm cảnh hay dốc lên cao.
Nếu vì tốc độ chậm mà ảnh hưởng, khiến ít nhất 3 xe phía sau phải chậm theo, lái xe hoàn toàn có thể tìm nơi thuận lợi để các xe sau vượt lên. Đừng vì dòng xe phía sau mà kéo theo tốc độ của họ nếu chưa quen đường hoặc không muốn chạy nhanh như thế.

7. Nếu phải đi vào những khu vực đường đèo dốc không rải nhựa
Đây là điều kiện địa hình không hề lý tưởng, vì thế nếu phải chạy xe vào loại đường này, cần nắm vững 3 nguyên tắc. Thứ nhất, theo dõi tình hình thời tiết ở nơi sắp đến, nếu mưa gió lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường. Thứ hai, đường không rải nhựa có độ bám kém, vì thế cần đi chậm và cua rộng hơn đường rải nhựa. Thứ ba, luôn báo cho người khác biết nơi sẽ đến để có giúp đỡ nếu xảy ra bất trắc hoặc muốn quay lại.

8. Luôn mang theo nước uống và nhớ uống cả ngày
Trên những đèo dốc cao, độ ẩm thấp có thể dẫn tới tình trạng say độ cao, mệt mỏi. Vì thế, luôn cung cấp cho cơ thể đủ nước để giữ tỉnh táo. Bên cạnh đó, xe cũng cần tỉnh táo bằng cách đổ đầy bình nhiên liệu, vì mật độ xuất hiện trạm nhiên liệu dọc đường là rất ít.

9. Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió, tuyết
Lúc này cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

10. Nghỉ giữa chặng thường xuyên
Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái và hành khách trên xe nên thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo để tiếp tục chặng đường.
[/INDENT][/INDENT]
 

Không Biết Lùi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-142472
Ngày cấp bằng
18/5/12
Số km
2,650
Động cơ
387,880 Mã lực
Em đi xe khách cứ đến chỗ nào chuẩn bị xuống dốc lái xe cho dừng hẳn lại rồi mới từ từ xuống dốc và đi số thấp thấy gằn máy lắm
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,989
Động cơ
476,485 Mã lực
Em đi xe khách cứ đến chỗ nào chuẩn bị xuống dốc lái xe cho dừng hẳn lại rồi mới từ từ xuống dốc và đi số thấp thấy gằn máy lắm
Thế là chuẩn đấy cụ. Gằn một tý còn hơn nó mà không gằn nữa là khả năng làm lại hơi khó đấy :D
 

Không Biết Lùi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-142472
Ngày cấp bằng
18/5/12
Số km
2,650
Động cơ
387,880 Mã lực
Thế là chuẩn đấy cụ. Gằn một tý còn hơn nó mà không gằn nữa là khả năng làm lại hơi khó đấy :D
Vâng cụ ạ. Bây giờ em đi đường dốc cứ học theo hội xe khách đó. Em đi từ kon tum ra của hãng xe ********.
 

alyba3

Xe buýt
Biển số
OF-38896
Ngày cấp bằng
22/6/09
Số km
524
Động cơ
474,046 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy đàn dê trắng nhở nhơ quanh đồi
Em đi xe khách cứ đến chỗ nào chuẩn bị xuống dốc lái xe cho dừng hẳn lại rồi mới từ từ xuống dốc và đi số thấp thấy gằn máy lắm
Gằn máy nhưng an toàn cụ nhỉ, như vậy có phải là lợi dụng phanh bằng động cơ ko ah
 

Không Biết Lùi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-142472
Ngày cấp bằng
18/5/12
Số km
2,650
Động cơ
387,880 Mã lực
Đúng thế đấy cụ ạ. Em ngồi nói chuyernj vơi lái xe nên học được cách này khi đi đường đèo dốc. Em thấy cứ chuẩn bị xuống dốc 10% là họ dừng lại, về số 2 và cho xe đi từ từ
 

Mr.kiu

Xe hơi
Biển số
OF-316213
Ngày cấp bằng
16/4/14
Số km
146
Động cơ
295,560 Mã lực
Em đi xe khách cứ đến chỗ nào chuẩn bị xuống dốc lái xe cho dừng hẳn lại rồi mới từ từ xuống dốc và đi số thấp thấy gằn máy lắm
bác tài này có tránh nhiệm với tài sản và hành khách đấy cụ ạ, em thích cách lái của bác tài đó thật yên tâm
 

laitaulaixe

Xe tải
Biển số
OF-188269
Ngày cấp bằng
4/4/13
Số km
450
Động cơ
335,860 Mã lực
Em thấy xe cont, xe tải chạy đường HCM qua Quảng bình quê em luôn xuống dốc số 1, máy gào to lắm, ngoài ra còn có chú lơ xe cầm theo con chặn bằng gỗ đi bộ bên cạnh nữa. Em cứ hỏi chú phải cầm khúc gỗ 5-7kg đó đi bộ mấy cây số?
 

1.6gli

Xe container
Biển số
OF-189928
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
7,170
Động cơ
394,335 Mã lực

1. Kiểm tra phanh, cần gạt nước, sưởi, điều hòa, ống xả trong tình trạng tốt
Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp và luôn chú ý có lốp dự phòng.

2. Không xuống dốc nhanh hơn khi lên dốc
Không chạy quá nhanh xuống dốc để phải sử dụng phanh hãm liên tục. Để làm được điều này, lưu ý nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -”.
Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh. Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần, lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi, tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại. Nhất thiết không được sử dụng kiểu rà phanh liên tục (trail-braking) khi đổ đèo.

3. Khi lên dốc, trả về số thấp, quan sát các mức nhiệt độ trên bảng đồng hồ, tắt điều hòa không khí nếu thấy nó bắt đầu quá nóng.
Nếu cần làm mát động cơ, tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển, để xe chạy không tải, lưu ý không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước. Một cách nhanh hơn để làm mát động cơ là bật chế độ sưởi nếu có, nhưng sẽ gây khó chịu đôi chút cho lái xe.

4. Đừng ôm vạch chia đường
Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

5. Luôn nhớ nhường đường cho xe khác
Đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.

6. Chạy chậm vì bất kỳ lý do gì, dù để ngắm cảnh hay dốc lên cao.
Nếu vì tốc độ chậm mà ảnh hưởng, khiến ít nhất 3 xe phía sau phải chậm theo, lái xe hoàn toàn có thể tìm nơi thuận lợi để các xe sau vượt lên. Đừng vì dòng xe phía sau mà kéo theo tốc độ của họ nếu chưa quen đường hoặc không muốn chạy nhanh như thế.

7. Nếu phải đi vào những khu vực đường đèo dốc không rải nhựa
Đây là điều kiện địa hình không hề lý tưởng, vì thế nếu phải chạy xe vào loại đường này, cần nắm vững 3 nguyên tắc. Thứ nhất, theo dõi tình hình thời tiết ở nơi sắp đến, nếu mưa gió lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường. Thứ hai, đường không rải nhựa có độ bám kém, vì thế cần đi chậm và cua rộng hơn đường rải nhựa. Thứ ba, luôn báo cho người khác biết nơi sẽ đến để có giúp đỡ nếu xảy ra bất trắc hoặc muốn quay lại.

8. Luôn mang theo nước uống và nhớ uống cả ngày
Trên những đèo dốc cao, độ ẩm thấp có thể dẫn tới tình trạng say độ cao, mệt mỏi. Vì thế, luôn cung cấp cho cơ thể đủ nước để giữ tỉnh táo. Bên cạnh đó, xe cũng cần tỉnh táo bằng cách đổ đầy bình nhiên liệu, vì mật độ xuất hiện trạm nhiên liệu dọc đường là rất ít.

9. Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió, tuyết
Lúc này cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

10. Nghỉ giữa chặng thường xuyên
Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái và hành khách trên xe nên thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo để tiếp tục chặng đường.
[/INDENT][/INDENT]
Chuẩn nhưng em mạnh dạn bổ xung thêm: với những xe không có đèn phá sương nên chuẩn bị một cây kéo, một ít giấy decal vàng phòng kho gặp sương mù. Tuyệt đối không chém cua, hạn chế tối đa việc rà phanh (tận dụng tối da phanh bằng số) luôn chuẩn bị một can nước lọc trên xe...
 

biển xanh06

Xe điện
Biển số
OF-40825
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,531
Động cơ
495,187 Mã lực
Có một lần em đi qua Tĩnh Gia Thanh Hóa lúc đấy khoảng 12h đêm,đang đi tự nhiêu thấy tối sầm mặt lại phải mất mấy giây sau đấy mới biết là sương mù,em vừa đi chậm vừa còi phải cố đi qua chỗ đấy mới rẽ vào cây xăng nghỉ.Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy lạnh hết cả người.
Chuẩn nhưng em mạnh dạn bổ xung thêm: với những xe không có đèn phá sương nên chuẩn bị một cây kéo, một ít giấy decal vàng phòng kho gặp sương mù. Tuyệt đối không chém cua, hạn chế tối đa việc rà phanh (tận dụng tối da phanh bằng số) luôn chuẩn bị một can nước lọc trên xe...
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có một lần em đi qua Tĩnh Gia Thanh Hóa lúc đấy khoảng 12h đêm,đang đi tự nhiêu thấy tối sầm mặt lại phải mất mấy giây sau đấy mới biết là sương mù,em vừa đi chậm vừa còi phải cố đi qua chỗ đấy mới rẽ vào cây xăng nghỉ.Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy lạnh hết cả người.
Lần sau gặp sương bất ngờ, cụ bật đèn cảnh báo (hazard) lên cho thêm yên tâm. Thường sương đến bất ngờ cũng rút đi khá nhanh.
Bọn em cũng bị 1 lần ở Quảng bình, lúc đầu hơi mờ mờ mới nghĩ: dân đốt rạ cả đêm thế này, khói um. Lát sau mù mịt mới biết là sương ! Em nhanh chóng bật hazard, hạ pha và đi chậm. Cũng không ngại các xe khác phi vào vì họ cũng đâu dám đi nhanh.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,707
Động cơ
916,696 Mã lực
Sương (mù) bất ngờ ở trên này ít người nói tới. Nhưng thực ra chúng đều có quy luật.
Nếu trên miền núi thì thường xuất hiện ở các khe núi đỉnh dốc (nếu đỉnh dốc cao thì được gọi là cổng trời - chỗ cao nhất, nhưng đường đươc xẻ qua 2 triền núi) do gió đưa mây mù từ lũng bên kia sang, dồn qua cái khe hẹp này. Hay hôm trời lặng gió thì chúng hay ở đoạn đường thấp nhất, qua 1 cái thung lũng (đường chỗ đó thường vừa xuống dốc đã lên lại ngay), đó là chỗ trũng nên sương mù sẽ đọng dầy nhất. Ngoài ra nếu đường ở độ cao lớn chạy dọc sườn núi cũng thường xuyên gặp các đám mây mù n có lúc đặc, lúc thoáng, nhưng mù loại này nếu quan sát tốt thì lái xe có thể nhận biết trước được!
Ở dưỡi đồng bằng sương mù không xuất hiện bất ngờ như vậy, những hôm trời rét, ẩm thì thường xuất hiện ven các con sông lớn!
Sương (mây) mù trên miền núi thường rất nguy hiểm do sự xuất hiện rất bất ngờ, đi qua 1 cái khe, phía bên này trời vẫn nắng, nhưng vừa đến đúng cái khe là mù dầy đặc, cũng như vừa chạy xuống dốc, lớp mù rất mỏng, nhìn khá rõ phía trước, nhưng xuống đến chỗ trũng nhất là mù dầy đặc ngay. Nếu đang chạy tốc độ nhanh, đường không thẳng (thường những chỗ này là khúc cua) sẽ gặp nguy hiểm!
Ở nước ngoài, những chỗ sương mù thường xuyên xuất hiện đều có biển cảnh báo, nhưng ở VN em chưa gặp loại cảnh báo này!
(Ở gần HN nhất vào mùa này các bác có thể gặp ở Thung Khe - Hoà Bình; còn đồng bằng thì sau cầu Phù Đổng)
 
Chỉnh sửa cuối:

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Em đi xe khách cứ đến chỗ nào chuẩn bị xuống dốc lái xe cho dừng hẳn lại rồi mới từ từ xuống dốc và đi số thấp thấy gằn máy lắm
Em chạy hà giang khi đổ đèo cũng dùng số thấp,ngoài ra vẫn mở cửa nhưng bật điều hòa hết cỡ lạnh để gìm máy lại
 

Procuracy

Xe hơi
Biển số
OF-349232
Ngày cấp bằng
3/1/15
Số km
119
Động cơ
268,900 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy, Hà Nội
cái này em phải lưu ngay vào sổ mới được, về quê em toàn đèo dốc nguy hiểm lắm, cảm ơn các cụ.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44

InG2010

Xe tải
Biển số
OF-341717
Ngày cấp bằng
6/11/14
Số km
411
Động cơ
277,554 Mã lực
Em lần đầu tiên lên SaPa.
Do sự chênh lệch áp suất và độ ẩm nên tai bị ù.
Không còn nghe được tiếng máy, tiếng còi của xe khác.
Ngồi trong xe mà nói chuyện chả nghe thấy gì, cứ như tiếng nói từ mãi đằng xa.
 

Quân Vũ

Xe điện
Biển số
OF-187886
Ngày cấp bằng
2/4/13
Số km
2,505
Động cơ
1,228,021 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cam ơn các bác, rất hứu ích với em ,em sắp tới đi mua hoa quả cũng toàn pải đường núi
 

Dinhninh

Xe máy
Biển số
OF-307317
Ngày cấp bằng
11/2/14
Số km
87
Động cơ
301,470 Mã lực
Cụ bổ sung thêm trường hợp đi leo dốc, lên đến đỉnh dốc - cổng trời, chẳng nhìn thấy đường đâu chỉ thấy trời mờ mờ phía trước thì phải làm sao, nhất là những đường đi lần đầu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top