[ATGT] 10 quy tắc khi lái xe đường núi

lechidung79

Xe tăng
Biển số
OF-119822
Ngày cấp bằng
8/11/11
Số km
1,936
Động cơ
399,740 Mã lực
Làm ít giấy vàng không sương mù tịt
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Em lần đầu tiên lên SaPa.
Do sự chênh lệch áp suất và độ ẩm nên tai bị ù.
Không còn nghe được tiếng máy, tiếng còi của xe khác.
Ngồi trong xe mà nói chuyện chả nghe thấy gì, cứ như tiếng nói từ mãi đằng xa.

Nếu cụ bị vậy cách nhanh nhất để cân bằng áp suất trong tay thì cụ cứ há to miệng ngáp vào là ổn ngay.Em chạy đèo núi chỉ chiêu này mới hiệu quả.Chứ kẹo cao su với nhổ nước bọt có mà mỏi mồm cũng không hết
 

lymanhquangbk

Xe hơi
Biển số
OF-309925
Ngày cấp bằng
1/3/14
Số km
171
Động cơ
300,602 Mã lực
Đọc những còm men ở đây mới thấy giáo trình dậy lx thời nay cắt đi quá nhiều kỹ năng và kinh nghiệm khi đào tạo. Hèn gì lắm tai nạn thế
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Đọc những còm men ở đây mới thấy giáo trình dậy lx thời nay cắt đi quá nhiều kỹ năng và kinh nghiệm khi đào tạo. Hèn gì lắm tai nạn thế
Giáo trình chỉ dạy người ta có bằng chứ không dạy người ta thực tế
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Em bổ sung dùm cụ khi đi đèo núi nhé.

Không bám đuôi đi theo đoàn quá sát nhau nhất là đi trong sương mù mà đổ đèo.Bưởi xuống dốc đi chậm toàn bị phanh nên đĩa phanh rất nhanh nóng.1 là chạy đầu,2 là sau cùng chứ đừng có đi ở giữa.Đi đèo khi vượt phải dứt khoát kể cả đi số thấp tốn nhiều xăng.Áng chừng được tốc độ,thời gian,khoảng cách,chỉ nên vượt ở đường thẳng để xe đạt gia tốc với momen xoắn cực đại lớn.Nếu đoạn cong cua mà thấy được phía trước thì vượt nhanh.Còn không thấy thì đi sau đến khi nhìn được phía trước.Nhìn thì đừng chỉ nhìn mỗi xe trước mà phải nhìn được xa trên đèo,nếu không thấy thì đừng vượt

Còn như bài bảo tuyết đối không lấn làn lấn vạch.Nếu như góc cua có thể nhìn thấy xe phía trước thì nên lấn để xe không lắc.Còn nếu đến gần cua mà không thấy thì đừng lấn đường.

Ngoài ra khi chạy đèo núi,chiều tối mới là lúc đi đèo núi hiệu quả và an toàn.Tại sao,vì có đèn xe ngược chiều,cách phân biệt để biết xe ngược chiều là xe gì thì áp dụng cách sau đây.Cách này là kinh nghiệm tớ hay đi đêm để chia sẻ lại cho mọi người

Lấy tạm ảnh trên mạng làm ví dụ về tia sáng của đèn



nếu đến gần cua thấy ánh đèn sáng có tia sáng qua các kẽ lá cây thì dựa theo tần số rung,độ sáng,tốc độ để phán đoán xe

Nếu thấy tia sáng của đèn lên xuống liên tục đó là xe máy
Tia sáng đến cua nhanh theo chiều đi mà càng sáng trắng là xe con cao cấp và chạy rất nhanh.Xe con các loại khác thì đèn tối hơn
Nếu xe tải nặng thì tia sáng mạnh nhưng nhiều vàng và tần số rung của tia sáng ít,xe càng nặng đi càng chậm.

Dựa vào 3 yêu tố trên để vừa chạy vừa cướp đường tránh lắc xe

Không thấy có đèn thì có lấn đường mà chạy cua cho đỡ lắc
Có đèn thì đi phần đường của mình
Thấy đèn sáng vàng di chuyển chậm ở góc cua tốt nhất đi chậm bởi có khả năng contenner đang chạy mở cua
 

guoc

Xe buýt
Biển số
OF-90147
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
547
Động cơ
407,062 Mã lực
Em bổ sung dùm cụ khi đi đèo núi nhé.

Không bám đuôi đi theo đoàn quá sát nhau nhất là đi trong sương mù mà đổ đèo.Bưởi xuống dốc đi chậm toàn bị phanh nên đĩa phanh rất nhanh nóng.1 là chạy đầu,2 là sau cùng chứ đừng có đi ở giữa.Đi đèo khi vượt phải dứt khoát kể cả đi số thấp tốn nhiều xăng.Áng chừng được tốc độ,thời gian,khoảng cách,chỉ nên vượt ở đường thẳng để xe đạt gia tốc với momen xoắn cực đại lớn.Nếu đoạn cong cua mà thấy được phía trước thì vượt nhanh.Còn không thấy thì đi sau đến khi nhìn được phía trước.Nhìn thì đừng chỉ nhìn mỗi xe trước mà phải nhìn được xa trên đèo,nếu không thấy thì đừng vượt

Còn như bài bảo tuyết đối không lấn làn lấn vạch.Nếu như góc cua có thể nhìn thấy xe phía trước thì nên lấn để xe không lắc.Còn nếu đến gần cua mà không thấy thì đừng lấn đường.

Ngoài ra khi chạy đèo núi,chiều tối mới là lúc đi đèo núi hiệu quả và an toàn.Tại sao,vì có đèn xe ngược chiều,cách phân biệt để biết xe ngược chiều là xe gì thì áp dụng cách sau đây.Cách này là kinh nghiệm tớ hay đi đêm để chia sẻ lại cho mọi người

Lấy tạm ảnh trên mạng làm ví dụ về tia sáng của đèn



nếu đến gần cua thấy ánh đèn sáng có tia sáng qua các kẽ lá cây thì dựa theo tần số rung,độ sáng,tốc độ để phán đoán xe

Nếu thấy tia sáng của đèn lên xuống liên tục đó là xe máy
Tia sáng đến cua nhanh theo chiều đi mà càng sáng trắng là xe con cao cấp và chạy rất nhanh.Xe con các loại khác thì đèn tối hơn
Nếu xe tải nặng thì tia sáng mạnh nhưng nhiều vàng và tần số rung của tia sáng ít,xe càng nặng đi càng chậm.

Dựa vào 3 yêu tố trên để vừa chạy vừa cướp đường tránh lắc xe

Không thấy có đèn thì có lấn đường mà chạy cua cho đỡ lắc
Có đèn thì đi phần đường của mình
Thấy đèn sáng vàng di chuyển chậm ở góc cua tốt nhất đi chậm bởi có khả năng contenner đang chạy mở cua
Cụ chủ nói về đèn khá chi tiết rồi E chỉ xin bổ xung thêm chút nữa là nhiều khi lái mới bị hiên tượng "ăn đèn" của chính mình khi vào cua và của các xe đi ngược chiều thiếu ý thức rọi pha thẳng vào mặt.Trường hợp đầu tiên là vào cua trong khi đường đồi núi thường quá tối mà đèn xe thường quá sáng.Thứ nhất vào cua các Cụ lên giảm tốc độ thật an toàn đã,vào đến cua các Cụ cố gắng tập chung nhìn và xác định góc cua cụ thể không lên quá chăm chú vào cua theo đèn mà chú ý theo cọc tiêu và vạch trên đường làm tâm lấy lái theo.Trường hợp bị xe lên dốc phang thẳng pha vào mặt,thôi thì người ta đã vậy E toàn chủ động nháy đèn trước và chuyển cốt luôn,giảm tốc độ nhường đường.Còn nếu vẫn ăn pha vào mặt thì đỗ lại bật đèn trần lên chửi,các Cụ nhớ bật đèn trần cho nó thấy mình chửi nhé.Chúc các Cụ lái xe an toàn.
 

toduongvpvn

Xe hơi
Biển số
OF-352277
Ngày cấp bằng
25/1/15
Số km
171
Động cơ
289,093 Mã lực
Em chưa hiểu lắm kiểu phanh bằng số. Cụ nào hướng dẫn chi tiết em với. Tks các ku.
P/S Em toàn đi đường bằng, chưa chạy đường núi bao giờ cả
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,401
Động cơ
594,922 Mã lực
Tuổi
44
Em chưa hiểu lắm kiểu phanh bằng số. Cụ nào hướng dẫn chi tiết em với. Tks các ku.
P/S Em toàn đi đường bằng, chưa chạy đường núi bao giờ cả
Lên số 3 thì xuống số 2 để ghìm xe lại thay vì dùng phanh thì dùng động cơ và số thấp
 

RX450h

Xe hơi
Biển số
OF-196103
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
126
Động cơ
327,420 Mã lực
Nơi ở
Hồ Tam Mẫu

1. Kiểm tra phanh, cần gạt nước, sưởi, điều hòa, ống xả trong tình trạng tốt
Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp và luôn chú ý có lốp dự phòng.

2. Không xuống dốc nhanh hơn khi lên dốc
Không chạy quá nhanh xuống dốc để phải sử dụng phanh hãm liên tục. Để làm được điều này, lưu ý nguyên tắc lên số nào xuống số đó. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -”.
Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh. Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần, lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi, tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại. Nhất thiết không được sử dụng kiểu rà phanh liên tục (trail-braking) khi đổ đèo.

3. Khi lên dốc, trả về số thấp, quan sát các mức nhiệt độ trên bảng đồng hồ, tắt điều hòa không khí nếu thấy nó bắt đầu quá nóng.
Nếu cần làm mát động cơ, tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển, để xe chạy không tải, lưu ý không tắt máy và không bao giờ mở nắp két nước. Một cách nhanh hơn để làm mát động cơ là bật chế độ sưởi nếu có, nhưng sẽ gây khó chịu đôi chút cho lái xe.

4. Đừng ôm vạch chia đường
Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.

5. Luôn nhớ nhường đường cho xe khác
Đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.

6. Chạy chậm vì bất kỳ lý do gì, dù để ngắm cảnh hay dốc lên cao.
Nếu vì tốc độ chậm mà ảnh hưởng, khiến ít nhất 3 xe phía sau phải chậm theo, lái xe hoàn toàn có thể tìm nơi thuận lợi để các xe sau vượt lên. Đừng vì dòng xe phía sau mà kéo theo tốc độ của họ nếu chưa quen đường hoặc không muốn chạy nhanh như thế.

7. Nếu phải đi vào những khu vực đường đèo dốc không rải nhựa
Đây là điều kiện địa hình không hề lý tưởng, vì thế nếu phải chạy xe vào loại đường này, cần nắm vững 3 nguyên tắc. Thứ nhất, theo dõi tình hình thời tiết ở nơi sắp đến, nếu mưa gió lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường. Thứ hai, đường không rải nhựa có độ bám kém, vì thế cần đi chậm và cua rộng hơn đường rải nhựa. Thứ ba, luôn báo cho người khác biết nơi sẽ đến để có giúp đỡ nếu xảy ra bất trắc hoặc muốn quay lại.

8. Luôn mang theo nước uống và nhớ uống cả ngày
Trên những đèo dốc cao, độ ẩm thấp có thể dẫn tới tình trạng say độ cao, mệt mỏi. Vì thế, luôn cung cấp cho cơ thể đủ nước để giữ tỉnh táo. Bên cạnh đó, xe cũng cần tỉnh táo bằng cách đổ đầy bình nhiên liệu, vì mật độ xuất hiện trạm nhiên liệu dọc đường là rất ít.

9. Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió, tuyết
Lúc này cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

10. Nghỉ giữa chặng thường xuyên
Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái và hành khách trên xe nên thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo để tiếp tục chặng đường.
[/INDENT][/INDENT]
Cụ copy bài ở đâu, sai 70% so với thực tế cụ chủ à
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top