Có một bài viết trên guardian.com ngày hôm nay về Venezuela về "sự sụp đổ của Caracas", mô tả cuộc sống bi đát của người dân Caracas, cuộc sống tuyệt vời của thành phố này trước khi Hugo Chavez lên nắm quyền và tất nhiên, tất cả tội lỗi là do chính quyền cách mạng Hugo Chavez và Maduro. Tuy nhiên, cũng có một vài comment của những người thực sự đã sông ở đây trước khi Hugo Chavez lên nắm quyền phản đối quan điểm này. Cụ nào quan tâm có thể xem trên guardian.co.uk hôm nay.
https://www.theguardian.com/cities/2018/dec/18/the-fallen-metropolis-the-collapse-of-caracas-the-jewel-of-latin-america
Hiện nay, các chính quyền do dân bầu lên không đi theo trường phái "liberal democracy" của phương Tây không được gọi là "dân chủ - Democracy" mà gọi là "dân túy - populism", thực ra là một cách chơi chữ. Bài báo này phóng đại về cuộc sống ở Venezuela trước và sau Chavez để kêu gọi người dân Anh tránh xa cái gọi là "chủ nghĩa dân túy", cảnh báo nguy cơ về tương lai của châu Âu với những người "áo vàng: ở Pháp, chính quyền phát xit mới ở Ý, các chính phủ mới lên có xu hướng nghi ngờ châu Âu nhất thể ở Hungary, Áo, Ba Lan, Séc,...
Đúng là chính sách của chình quyền đóng vai trò như cò súng, nhưng thuốc súng là do người dân quyết định. Nếu dân Ý không lười biếng như thế (em ở Ý rồi em biết), dân Pháp không 20 - 30 năm nay đòi quyền làm việc 30 - 35h một tuần, đến mức không còn ai muốn đầu tư vào nước Pháp để sử dung một đám công nhân lười biếng và vô dung như thế, thì cũng đã không có chính quyền phát xit mới ở Ý như hiện nay, cũng như không có các chính sách của chính quyền Macron (tăng thuế để bù vào thâm hụt ngân sách bao nhiêu năm nay lạm chi vào phúc lợi xã hội khổng lồ, chi trả cho dân không làm gì ở không cũng có tiền đi chơi, và các chi phí vô dụng khác cũng khổng lồ không kém), đến mức dân nghèo ở Pháp (có việc làm hẳn hoi) 10 ngày cuối tháng còn không đủ tiền mua bánh mì cho con ăn.
Cái thuật ngữ "chủ nghĩa dân túy" này ngày xưa em đọc thấy rất nhiều, vì nhà em sẵn sách vở loại này (ví dụ như Lê-nin đấu tranh chống dân túy như thế nào). Bẵng đi mấy chục năm, không còn ai nhắc đến nữa, vì các chính phủ do dân đi bầu cử theo kiểu Mỹ thì mặc nhiên là chư hầu của Mỹ và phương Tây. Nhưng ngày nay bắt đầu xuất hiện các chính phủ do dân bầu nhưng không thích làm chư hầu của Mỹ nữa, thuật ngữ này lại xuất hiện trở lại. (mà ngay cả chính phủ Mỹ hiện tại cũng bị gọi là chính phủ dân túy, vì đang có xu hướng đi ngược lại liberal democracy)
Các cụ chắc chắn sẽ còn nhìn thấy nhiều "thiên đường đã mất" sớm thôi.