Buôn lậu xăng dầu và thịt gia súc từ Venezuela vào Colombia - thứ kể cho chúng ta một câu chuyện khác về khủng hoảng Venezuela
https://www.insightcrime.org/…/cattle-smuggling-defies-dro…/
Venezuela bị thiếu hàng tiêu dùng do cấm vận và di chứng của "căn bệnh Hà Lan" tồn tại từ thế chiến thứ nhất đến nay. Qua bàn tay của báo chí nó trở thành một cơn khủng hoảng khủng khiếp với những tin tức kiểu như "Người Venezuela năm 2018 trung bình sụt 12kg so với năm 2017", "Người Venezuela phải bới rác để ăn"....
https://www.elpais.com.co/…/…/en/el-rio-bajo-control-del-eln
Thực tế Venezuela khá dồi dào về nguồn cung ứng thịt, họ có một đàn gia súc lớn 16 triệu con, ngoài ra ngành sản xuất thịt gia cầm cũng đã đáp ứng được 95 phần trăm như cầu trong nước và hiện đang tiếp tục tăng với sản lượng 50.000 tấn/tháng.
Với việc chính phủ Venezuela luôn kìm giá hàng tiêu dùng ở mức thấp cho người dân thì một con bò ở Venezuela giá chỉ 100 USD, nhưng ở Colombia giá đến 500 USD, buôn lậu xảy ra là tất yếu
http://vtv.mippci.gob.ve/mafias-colombianas-no-solamente-c…/
Năm 2016, chính phủ Colombia ước tính mỗi tháng dân buôn lậu chuyển khoảng 10.000 con bò từ Venezuela vào, tức nó đã làm Venezuela thiệt hại gần 500 triệu USD mỗi năm cùng nguồn thực phẩm cần thiết để phân phối. Thịt bò thậm chí còn được buôn ở quy mô chỉ vài chục kg
https://www.elpais.com.co/…/…/en/el-rio-bajo-control-del-eln
Ngoài ra với việc xăng dầu ở Venezuela "rẻ như cho", năm 2015 với ít hơn 2 USD người ta có thể mua được 10.000 lít xăng, và đây cùng là một nguồn hàng buôn lậu béo bở
https://www.insightcrime.org/…/gasoline-smugglers-busted-a…/
Cầm đầu các đường dây này là các tổ chức tội phạm của Colombia, bản thân người dân Venezuela tham lợi cũng tham gia. Điều này gây ra một hệ quả khá nghiêm trọng với xã hội-kinh tế Venezuela, nhất là trong tình trạng lạm phát tiền tệ, nhiều người dân nước này đã bỏ hoang ruộng đồng, công việc để xếp hàng mua nhu yếu phẩm sau đó buôn lậu qua Colombia để ăn chênh lệch giá.
Ngoài thịt và xăng thì thuốc men, tã giấy,... cũng đều trở thành hàng buôn lậu do chính sách trợ cấp giá cho người dân của chính phủ Venezuela. Và điểm đến của hàng lậu bây giờ còn có cả Brazil chứ không chỉ Colombia.
Thất thoát hàng hóa do buôn lậu nhiều đến mức, chỉ trong 6 năm giá trị số hàng mà biên phòng Colombia thu giữ là 100 triệu USD, tuy nhiên theo ước tính của một trùm buôn lậu thì số hàng bị thu giữ không quá 2% tổng số hàng hóa chảy khỏi Venezuela.
Đối phó với điều này chính phủ Venezuela đã thắt chặt kiểm soát ở các khu vực bán xăng tại bien giới, đưa vào các công nghệ như vân tay và mã QR khi mua xăng, các chiến dịch truy quét biên giới cũng được mở và hơn 20.000 người Colombia đã bỏ chạy khỏi khu vực, tuy vậy hiệu quả vẫn không cao. Điểu đó đã buộc Venezuela hướng đến việc bỏ hẳn trợ cập xăng dầu.
Như vậy ở đây chúng ta có một nghịch lý về thông tin, một quốc gia đang bị tuyên truyền là "chết đói", thì đang là nguồn cung hàng lậu thịt và nhiên liệu giá rẻ cho các nước láng giềng nổi tiếng là "giàu có" như Colombia hay Brazil.
https://www.insightcrime.org/news/brief/cattle-smuggling-defies-drop-in-colombia-venezuela-contraband/?fbclid=IwAR05j9JzX4qCIbb31B2X2thlOsj1tn0N6UsQEfoP9z07BI131TQgBD3vFPs