[Funland] 10 máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới

ngothuykhanhly

Xe đạp
Biển số
OF-138809
Ngày cấp bằng
17/4/12
Số km
44
Động cơ
367,540 Mã lực
Bác nào mê máy bay chiến đấu thì vào tham khảo nhé.

Tiếp tục danh sách 10 mẫu máy bay quân sự tốc độ nhất trong lịch sử từng được biết tới. Tất cả đều là máy bay có người lái và sử dụng động cơ phản lực cũng như đạt tốc độ siêu âm thanh (mach).

TIN LIÊN QUAN
10 máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới (1)

5. F-111 Aardvark – tốc độ 2,5 mach (Hoa Kỳ)





F-111 Aardvark (Lợn đất F-111) có lẽ được biết đến nhiều vì khả năng tách thành hai cỗ máy con cho hai phi công trong trường hợp họ cần tách ra khẩn cấp, sau đó lại có thể ghép lại. Được phác thảo lần đầu vào năm 1960 bởi Tập đoàn General Dynamics, F-111 Aardvark được dùng làm oanh tạc cơ chiến lược. Chiếc máy bay được đưa vào sử dụng quân sự tháng 7.1967.

Nhiệm vụ của F-111 là đánh chặn máy bay địch từ xa cho hải quân Mỹ cũng như thực hiện ném bom cho không quân. Tuy nhiên, chiếc máy bay chỉ chứng tỏ hữu hụng đối với không lực bởi sau khi được lắp ghép hoàn chỉnh, nó tỏ ra quá nặng. Mặc dù vậy, không quân Mỹ vẫn sử dụng F-111 hữu hiệu. Ngay khi chào đời, F-111F tỏ ra là chiến đấu cơ đỉnh cao với động cơ mạnh, hệ thống theo dõi radar mặt đất, trang bị vũ khí được định vị mục tiêu bằng la-ze.

Trong suốt chiến tranh ở Việt Nam, Lợn đất F-111 được sử dụng rộng rãi; tuy nhiên nó đã bị tổn thất nặng nề. Hiện nay Lợn đất F-111 không còn được Hoa Kỳ sử dụng nữa. Không quân Hoa Kỳ đã ngưng sử dụng nó vào năm 1998. Úc vẫn có một hạm đội nhỏ F-111C hoạt động nhưng quốc gia này có kế hoạch thay thế nó bằng F-35 hồi cuối năm 2010 vừa qua.

4. F-15 Eagle – tốc độ 2,5 mach (Hoa Kỳ)



Năm 1965, khi muốn thay thế F-4 Phantom, không quân Hoa Kỳ ra thông cáo tìm kiếm một chiến đấu cơ siêu đẳng tầm xa. Và ý tưởng về chiếc F-15 Eagle (Đại bàng F-15) đã ra đời. Chỉ 7 năm sau, máy bay này đã lần đầu tiên cất cánh bay thử và được đưa vào dùng chính thức từ năm 1979. Công ty sáng chế McDonnell Douglas (hiện đổi tên là Boeing) đã thiết kế hệ thống cánh lớn có kích cỡ chiều dài khoảng 20 mét và chiều ngang giữa hai mút cánh 13 mét.

Mặc dù có kích cỡ lớn hơn hầu hết các máy bay chiến đấu khác, cỗ máy này được cấu thành từ kim loại Titan cũng như có cấu tạo van linh hoạt giúp điều chỉnh nén lại hoặc mở rộng ra; cho phép máy bay có thể đạt tới tốc độ 2,5 mach trong nháy mắt. Tuy nhiên, Đại bàng chỉ đạt 1,78 mach khi chở thêm vũ khí. F-15 Eagle có rất nhiều dòng khác nhau như F-15A và F-15D. Những mẫu thiết kế hiện đại hơn được trang bị thêm hệ thống radar hàng đầu, công nghệ vi tính và nhiều công nghệ khác nữa.

Hiện nay, F-15 Eagle là một trong số ít máy bay còn được sử dụng bởi quân đội Mỹ, trong đó có Cảnh vệ quốc gia và Không quân. Eagle thường được cho là một trong những máy bay chiến đấu thành công nhất từng được tạo ra. Máy bay đã thực hiện trên 100 chuyến bay nhiệm vụ từ khi xuất hiện lần đầu tiên. Chúng được dùng rộng rãi trong các cuộc xung đột Trung Đông trước đây. Trong chiến tranh Iraq, F-15 đã chứng tỏ là chìa khóa cho thành công cuộc chiến. Nhật Bản, Israel, Saudi Arabia cũng sở hữu F-15.

3. MiG-31 Foxhound – tốc độ 2,83 mach (Liên Xô cũ)



MiG-31 Foxhound được chế tạo để thay thế MiG-25; lần đầu tiên tham gia bay thử ngày 16.9.1975 và chính thức đi vào sử dụng từ năm 1983.

Nhiệm vụ MiG-31 là đánh chặn máy bay địch ở tốc độ cao cũng như cản trở tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp và các máy bay bay tốc độ thấp khác. Dù giống hệt MiG-25, Foxhound đã được cải tiến rất lớn. Cỗ máy này to hơn và khỏe hơn MiG-25. Nó có khả năng bay với tốc độ siêu thanh tại độ cao rất thấp. Foxhound có gắn động cơ hiện đại mạnh hơn và hệ thống radar dò tìm tiên tiến.

Có khoảng 400 - 500 máy bay MiG-31 được chế tạo cho Nga và Liên bang Soviet. Hiện nay Nga, Kazakhstan và Syrian cũng sử dụng MiG-31. Nga có khoảng 286 chiếc sử dụng cho mục đích quân sự với 100 chiếc còn lại được dự trữ trong trường hợp đất nước này cần dùng.

2. MiG-25R Foxbat-B, tốc độ 3,2 mach (Liên Xô cũ)



MiG-25R Foxbat được Nga cũ chế tạo nhằm cạnh tranh với Lockheed SR-71 và XB-70 của Bắc Mỹ; nhiệm vụ khi chế tạo của nó là tham gia đánh chặn và trinh sát. Tháng 3 năm 1964, chiếc MiG-25R Foxbat thực hiện chuyến bay thử đầu tiên. Năm 1972, không lực Soviet đưa MiG-25R vào dùng hẳn.

Sau đợt nâng cấp năm 1980, MiG-25R Foxbat được trang bị thêm hệ thống kiểm soát hỏa lực tự động cũng như hệ thống radar look-down/shoot-down (radar có khả năng phát hiện, theo dõi, khóa, ngắm bắn và tiêu diệt mục tiêu ở ngoài tầm "nhìn" của radar). Phi cơ này cũng có khả năng oanh tạc mục tiêu cố định bằng cách sử dụng bom thả rơi từ độ cao 19.812 mét trong khi vẫn di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Ngoài ra nó thể thả 10 quả bom cùng lúc.

Nhiều quốc gia trên thế giới hiện vẫn sử dụng MiG-25R. Azerbaijan, Kazakhstan, Syria, Turkmenistan, Iran, và Algeria và nhiều nước khác sở hữu loại máy bay này. Tất nhiên Nga còn tiếp tục sử dụng chúng. Không lực Nga sử dụng khoảng 39 chiếc MiG-25 hoạt động hiện tại.

1. SR-71 Blackbird – tốc độ 3,2+ (Hoa Kỳ)



Dù được giới thiệu từ năm 1966, SR-71 Blackbird (Chim két SR-71) vẫn là máy bay trinh sát có người lái nhanh nhất sau 4 thập kỉ. Sản xuất bởi Lockheed, SR-71 chính thức được sử dụng từ tháng 1.1966. Có khả năng bay ở tốc độ 3,2+ Mach, SR-71 là một cỗ máy phải-có đối với Mỹ thời gian đó khi máy bay trinh sát U-2 bị phòng không Soviet cùng thời khuất phục.

Thực tế, cỗ máy bay này chưa bao giờ bị bắn hạ; thay vào đó 12 trong tổng số 32 chiếc được sáng tạo đã bị phá hủy vì tai nạn rủi ro. Máy bay này có lớp sơn công nghệ hiện đại khiến radar không thể dò ra. Hình dạng toàn thân của Chim két cũng khiến nó là một máy bay công nghệ tàng hình số một.

SR-71 đã về hưu hẳn từ năm 1998 khi Quốc hội và Không lực Hoa Kỳ thấy rõ việc bảo dưỡng và vận hành quá tốn kém. Thực chất SR-71 được chế tao như một vũ khí chạy đua trong suốt thời kì chiến tranh lạnh. Nếu muốn ngắm Chim két SR-71, bạn có thể đến bảo tàng Mỹ và Anh.

Phan Khôi (Theo Toptenz)​
 

magicmirror

Xe hơi
Biển số
OF-137282
Ngày cấp bằng
5/4/12
Số km
149
Động cơ
369,730 Mã lực
Em kết nhất con SR-71 này. Trông rất ngầu & đẹp nữa, tiếc là em nó phải về hưu sớm...
 

Meo Thamlam

Xe lăn
Biển số
OF-15733
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
11,434
Động cơ
619,705 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Nhìn con F111 đơn giản mà rất đẹp !
 

troc

Xe tăng
Biển số
OF-42110
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,499
Động cơ
618,155 Mã lực
1 2 3 4 5, còn 6 7 8 9 10 đâu bác ơi
 

moggi

Xe buýt
Biển số
OF-142653
Ngày cấp bằng
21/5/12
Số km
534
Động cơ
368,020 Mã lực
Nơi ở
Trái đất
Khựa ko có cái nào ":))
 

fishbed4

Xe tăng
Biển số
OF-58364
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
1,687
Động cơ
458,091 Mã lực
Nơi ở
HN
SR71 chỉ là tàu bay trinh sát, có mang vũ khí đâu mà chiến đấu..?
Đến giờ em mới biết là F111 có "khả năng tách thành hai cỗ máy con cho hai phi công trong trường hợp họ cần tách ra khẩn cấp, sau đó lại có thể ghép lại" đấy cụ chủ ợ..=))
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
SR71 chỉ là tàu bay trinh sát, có mang vũ khí đâu mà chiến đấu..?
Đến giờ em mới biết là F111 có "khả năng tách thành hai cỗ máy con cho hai phi công trong trường hợp họ cần tách ra khẩn cấp, sau đó lại có thể ghép lại" đấy cụ chủ ợ..=))
trinh sát cũng là góp phần đánh địch mà =))
Ờ nhở, sao lại thế nhở, ui giỏi thế :))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
10,856
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
hì hì cái của nợ SR-71 có 1 đứa con hoang là F-12B đc trang bị tên lửa không đối không và rada kiểm soát hỏa lực đấy ạ


sau này bị hủy vì Mỹ cho rằng chả cần bay nhanh để phang tàu bay

mà đùa có cái cánh cụp cánh xòe thì có gì nhở =)) DỊCH KINH HOÀNG THẬT
 
Chỉnh sửa cuối:

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,893
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
trinh sát cũng là góp phần đánh địch mà =))
Ờ nhở, sao lại thế nhở, ui giỏi thế :))
Nó là cái này ạ:

Khi máy bay bị nạn thì khoang này được bắn ra khỏi máy bay.
Cụ chủ trích dẫn nguồn có tí nhầm nhọt sang trồng trọt vì khả năng tách ra làm đôi rồi ghép lại chỉ có thể thực hiện được trong .... XƯỞNG.#-o
Sau này Mỹ thấy công nghệ đắt đỏ lại chả an toàn hơn nên thôi. Mỗi chú phi công một dù cho nó tiện chạy trốn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em vẫn chửa thông lắm, mà sao lại bắn nguyên cái cockpit ra nhỉ ?????????
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
Em vẫn chửa thông lắm, mà sao lại bắn nguyên cái cockpit ra nhỉ ?????????
Tưởng tượng eject ở vận tốc Mach 3 đi bợn
Thốn lắm đấy :D
Nếu có F15 vào list thì Su-27 cũng có cửa rồi , thay thế AL-31F bằng AL-31PF có thể từ Mach 2.3 lên dc 2.5
Ngoài ra còn có Mig 1.44 prototype có thể max Mach 2.6 và bay super-cruise Mach 2 như F-22 ấy
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tưởng tượng eject ở vận tốc Mach 3 đi bợn
Thốn lắm đấy :D
Nếu có F15 vào list thì Su-27 cũng có cửa rồi , thay thế AL-31F bằng AL-31PF có thể từ Mach 2.3 lên dc 2.5
Ngoài ra còn có Mig 1.44 prototype có thể max Mach 2.6 và bay super-cruise Mach 2 như F-22 ấy
Liệu nó lên đc Mach 2,5 được mấy tí, trong không chiến ai bay được với tốc độ đó ???
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Không chiến thì chỉ cần Mach 1 nhưng tháo chạy thì phi càng nhanh càng tốt.
thì đó, ý em là như vậy đấy, bay đến tầm Mach 2 là cơ may thoát ly không chiến lên đến 90% rồi, nhảy dù làm gì nữa ???? Nếu dính đạn nhẹ thì khả năng tăng tốc vẫn thoải mái nên nâng lên hết cỡ vẫn thoát được, còn nếu ăn tên lửa hoặc bị cannon bắn hư hại nặng trong không chiến mà không còn khả năng bay về thì lúc đấy tốc độ chỉ khoảng trên dưới Mach 1 thôi, tức là nhảy ra vẫn không sao. Nói chung em chả hiểu bắn nguyên cái cockpit ra kiểu gì
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
thì đó, ý em là như vậy đấy, bay đến tầm Mach 2 là cơ may thoát ly không chiến lên đến 90% rồi, nhảy dù làm gì nữa ???? Nếu dính đạn nhẹ thì khả năng tăng tốc vẫn thoải mái nên nâng lên hết cỡ vẫn thoát được, còn nếu ăn tên lửa hoặc bị cannon bắn hư hại nặng trong không chiến mà không còn khả năng bay về thì lúc đấy tốc độ chỉ khoảng trên dưới Mach 1 thôi, tức là nhảy ra vẫn không sao. Nói chung em chả hiểu bắn nguyên cái cockpit ra kiểu gì
SR-71 bay ở TRẦN BAY 25km để tránh SAM của CCCP
Chắc cockpit có cả hệ thống cung cấp dưỡng khí nữa , thử eject từ 25km thì thở thế nào dc
// Đoán thôi
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,155
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
SR-71 bay ở TRẦN BAY 25km để tránh SAM của CCCP
Chắc cockpit có cả hệ thống cung cấp dưỡng khí nữa , thử eject từ 25km thì thở thế nào dc
// Đoán thôi
Bay ở trần đấy, con SAM vẹo nào bắn được mà ếch dếch, muốn thả bom chính xác thì cũng phải xuống ít nhất là 7km mới thả được, mà đến tầm đấy thì lo gì dưỡng khí nhỉ
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,893
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Việc bắn nguyên cockpit ra xuất phát từ ý tưởng khoang đổ bộ của tàu vũ trụ:


Khoang này dùng để đưa người về trái đất.
Các nhà thiết kế máy bay ban đầu nghĩ ra viên nang cứu hộ như thế này:

B-58 "Hustler" escape capsule
Khi mở nó như thế này:


Capsule open.
Nó hoạt động như này:
Tuy nhiên khi sử dụng thực tế nó bộc lộ nhiều nhược điểm chết người:
- Có trường hợp máy bay rơi xoắn ốc khiến phi công không thể chui vào nang.
- Phi công không thể đóng nắp do kẹt khủy tay ở cửa.
Vì vậy họ quyết định thiết kế dạng cockpit ejection:


Nhưng sau này họ thấy kiểu này rất đắt đỏ, không an toàn, máy bay lai nặng nề nên quyết định:
Nhảy dù

 
Chỉnh sửa cuối:

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,383
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
thì đó, ý em là như vậy đấy, bay đến tầm Mach 2 là cơ may thoát ly không chiến lên đến 90% rồi, nhảy dù làm gì nữa ???? Nếu dính đạn nhẹ thì khả năng tăng tốc vẫn thoải mái nên nâng lên hết cỡ vẫn thoát được, còn nếu ăn tên lửa hoặc bị cannon bắn hư hại nặng trong không chiến mà không còn khả năng bay về thì lúc đấy tốc độ chỉ khoảng trên dưới Mach 1 thôi, tức là nhảy ra vẫn không sao. Nói chung em chả hiểu bắn nguyên cái cockpit ra kiểu gì

Sao cụ lại nghĩ là khi bay đến M2 thì khả năng thoát lý không chiến là 90% ợ? Thằng chạy bay được M2 thì thằng đuổi nó cũng bay được như vậy thôi, thêm nữa là thằng đuổi nó còn có lợi thế là đưa được thằng chạy vào tầm ngắm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top