[Funland] 10 máy bay chiến đấu nhanh nhất thế giới

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
485
Động cơ
378,202 Mã lực
Thuật ngữ slem-shot của bác lấy ở đâu vậy bác, thú thiệt em chưa nghe bao h :D
Cái này lấy trong cuốn How to flying Mig-29 kể về những cuộc chiến đấu thử nghiệm giữa trung đoàn Mig-29 của Đức ( thừa hưởng từ Đông Đức ) và F-16 NATO
F-16 NATO lock tagert Mig-29 thì pilot Mig-29 dùng HMS ( hetmet mouted sign ) hướng quả R-73 phóng ngược lại
Riêng dòng T-10 như Su-27/Su-30/Su-34 ... nếu thay vì lắp dù hãm tốc mà bằng rada đuôi ( không phải dạng RWR đâu nhé ) đều có thể phóng tên lửa ra sau dc hết
 

Avatar2

Xe máy
Biển số
OF-60324
Ngày cấp bằng
30/3/10
Số km
95
Động cơ
442,960 Mã lực
Trong bộ phim Transformer 2, con chim két hóa thân thì 1 cỗ máy rô bốt già cỗi đấy thôi ...
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
17,025
Động cơ
605,842 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Không chiến mà gặp thằng này thì cũng oải đấy:

Mỹ thử nghiệm QF-16 'không người lái'


Thứ ba 15/05/2012 19:46

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay không người lái QF-16 đã diễn ra thành công tại một căn cứ không quân Mỹ.


Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay không người lái QF-16 đã diễn ra thành công tại một căn cứ không quân Mỹ

Theo Defence Talk, đầu tháng 5/2012 vừa qua, Không quân Mỹ và công ty Boeing đã hoàn thành thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của máy bay QF-16 FSAT (Full Scale Aerial Target - Mục tiêu bay kích cỡ thực) có phi công điều khiển tại căn cứ không quân Cecil Field ở Jacksonville.

Chiếc QF-16 đã cất cánh lúc 15h05 (giờ địa phương) và đạt tới độ cao khoảng 12.500 mét trong suốt thời gian bay dài 66 phút.

Mẫu thử nghiệm QF-16 đầu tiên của công ty Boeing.
"Với lần thử nghiệm thành công đầu tiên của máy bay QF-16 này, Không quân Mỹ, Boeing và những đối tác cung cấp của chúng tôi đã định hướng được kế hoạch sản xuất từ năm 2013 và sẽ cung cấp máy bay đầu tiên trong năm 2014", ông Torbjorn Sjogren, Phó Chủ tịch công ty Boeing nói.

Việc bổ sung thêm phần mềm do Boeing cho phép QF-16 có thể bay ở chế độ "không người lái" dưới sự kiểm soát của một hệ thống điều khiển trên mặt đất là DRGCS (Gulf Range Drone Control System - Hệ thống Điều khiển Máy bay không người lái tầm xa) đặt tại căn cứ không quân Tyndall, Fla hoặc được điều khiển bằng GRDCS (Drone Formation Control System - Hệ thống Điều khiển Đội hình Máy bay không người lái).

Trong suốt quá trình bay kiểm tra ở Jacksonville, một trạm GRDCS cơ động đã thực hiện truyền dẫn thông tin liên lạc giữa bộ điều khiển bay và các nhân viên điều khiển trên mặt đất và phi công lái QF-16.

"Đây là dấu mốc cực kỳ quan trọng cho chương trình bởi nó cho chúng tôi tín hiệu tiếp tục thành công cũng như duy trì hợp đồng cung cấp đã ký", ông Bob Insinna, Công trình sư chương trình QF-16 của công ty Boeing nói.

Lưu ý rằng, trong năm 2010, Không quân Mỹ đã ký hợp đồng với Boeing để phát triển và sản xuất 126 máy bay có/không người lái QF-16. (>> chi tiết)

Trong đó, công ty Boeing đang thực hiện chuyển đổi các máy bay chiến đấu F-16 đã nghỉ hưu thành một máy bay mới, được điều khiển từ xa tương tự như những máy bay không người lái (UAV) để thay thế cho các phi đội QF-4. Dự kiến, toàn bộ số máy bay F-16 này sẽ được chuyển đổi thành biến thể UAV QF-16.

QF-16 FSAT sẽ được sử dụng để kiểm tra những vũ khí mới phát triển và đào tạo phi công khả năng thích nghi và kiểm soát cuộc chiến tốc độ cao trên chiến trường.

Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của QF-16 có sự điều khiển của cả phi công và trung tâm dưới đất.
Về cơ bản, QF-16 FSAT chính là F-16 Fighting Falcon được cấu hình như một mục tiêu bay.

Một số bộ phận không cần thiết như pháo 6 nòng 20 mm đã được gỡ bỏ, thay vào đó, máy bay được bổ sung cài đặt phần mềm, cho phép có thể bay như một máy bay không người lái.

QF-16 được các chuyên gia đánh giá là khả năng chiến đấu tốt hơn, sẽ được Không quân Mỹ thay thế các phi đội máy bay QF-4 và nhiều loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư khác như F-16 A/B, A-10 Thunderbolt, F/A-18 Hornet.

Với cấu hình chuyển đổi nâng cấp, QF-16 có thể bay khi có phi công điều khiển và cả khi không cần phi công (ở chế độ máy bay không người lái).

Do có chế độ bay không người lái nên QF-16 có khả năng tác chiến độc lập cao, khả năng mang vũ khí nhiều hơn so với nhiều loại UAV tiến công mà Không quân Mỹ đang sử dụng như MQ-1 Predator và MQ-9 Preaper.

Dự kiến, công ty Boeing sẽ cung cấp 6 chiếc QF-16 thử nghiệm đến căn cứ không quân Tyndall vào tháng 10/2012 để kiểm tra chức năng điều khiển tầm xa (Gulf Range).

Sau khi thực hiện thành công các bài kiểm tra này, Boeing sẽ chứng minh khả năng của QF-16 cho các quan chức chính phủ Mỹ tại căn cứ không quân Holloman, NM.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
24,973
Động cơ
752,102 Mã lực
mấy con chim già bọn Mẽo cho nghỉ hưu mà cho vịt mình dùng thì ngon các bác nhỉ .:P
Nhầm. Chẳng có ngon.
Còn phụ tùng, sửa chữa, bảo trì-bảo dưỡng. Còn hệ thống dẫn đường, liên lạc. Chưa kể vũ khí.
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
836
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Khoảnh khắc máy bay tiêm kích phá vỡ tường âm thanh
Cập nhật lúc: 07:28:25 AM, 20/06/2012

Đây là những hình ảnh tuyệt đẹp được chụp lại đúng khoảnh khắc các máy bay tiêm kích vượt qua ngưỡng tốc độ âm thanh.


Khi các máy bay chiến đấu hiện đại vượt qua tốc độ 1.238 km/h (vận tốc của âm thanh) sẽ có một số hiện tượng vô cùng ấn tượng xảy ra.

Khi đó lượng không khí phía trước của máy bay sẽ không di chuyển theo các nguyên lí khí động học thông thường mà bị dồn nén lại.

Lúc này, các khối khí ở trước và sau máy bay sẽ va chạm với nhau tại nên tiếng nổ và đám mây bọc xung quanh máy bay.



Một khoảnh khắc tuyệt vời khi máy bay chiến đấu vượt qua rào cản âm thanh
Hiện tượng này được giải thích kĩ hơn là do va chạm của chính máy bay với những sóng âm đang di chuyển cùng tốc độ ngược chiều.

Tuy nhiên khoảnh khắc này xảy ra nhất nhanh chóng và khi theo dõi trên video khó có thể nhận ra. Nhưng với các máy ảnh hiện đại, các nhiếp ảnh gia đã có thể ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời này.

Dưới đây là những bức ảnh vô cùng ấn tượng về hiện tượng nêu trên.


F/A-18F Super Hornet tăng tốc vượt vận tốc âm thanh
Không khí di chuyển không đủ nhanh và va đập với nhau tạo nên một bức tường khí xung quanh máy bay

Nếu như nhiệt độ và độ ẩm đủ điều kiện thì sẽ có một đám mây hơi nước được hình thành
Khoảnh khắc xảy ra hiện tượng này được gọi là điểm Prandtl-Glauert

Hơi nước được tạo ra và di chuyển dọc thân máy bay chiến đấu F-18
F/A-18C Hornet ngay trước khi đạt vận tốc âm thanh

Một hình ảnh tuyệt vời khác của hiện tượng này
Bức ảnh này rất hợp để làm một thiệp chúc mừng trong ngày lễ tình nhân 14/2

Nó dường như là cánh cổng mở vào một thế giới khác trên bầu trời
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-22 khi bắt đầu vượt qua tốc độ âm thanh



Theo VTC News​
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top