[Funland] 1 mối nối dây điện xoắn tay tồn tại bao lâu

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Cái đầu cos nối này, kể cả khi cụ nắm chặt vào tay cũng không sao. Tuy nhiên nhà có trẻ nhỏ thì cũng không nên nối ở trong tầm tay của bọn nó, rất có thể chúng lấy dây thép nhỏ chọc vào. Nói chung tất cả các thiết bị điện, trong catalog nhà sản xuất đều hướng dẫn để xa tầm với của trẻ con.
Với tất cả sự khiêm tốn của người xx, em thấy em làm ngon hơn cụ là sao nhỉ =)) Nhà này cũng làm khoảng thời gian đầu 2000s (nhìn cái phào là biết). Còn giữ được cái ổ cắm ba chạc Liên Xô thần thánh:

IMG_0102.jpeg
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Giờ nhà cháu nối điện toàn dùng đầu cos nối xoắn 2 dây với nhau, kiểu này điểm tiếp xúc đảm bảo an toàn, lúc tháo ra cũng nhanh chóng. Giờ nhà cháu rất hạn chế dùng băng dính điện. Mua 1 túi 100 chiếc có lẽ dùng cả đời.
DD5B2204-9217-4540-9DEC-3C4088E0357A.jpeg
99232704-F091-4D61-8FD1-175E7DC324E8.jpeg
Nhà em sửa, em mua một túi về cho thợ dùng, đến hôm gần xong thấy nguyên túi trong thùng rác, tất cả mối nối thợ cuốn băng dính đen cụ ạ :)):))
 

tranminhhoa

Xe tăng
Biển số
OF-8718
Ngày cấp bằng
22/8/07
Số km
1,587
Động cơ
554,047 Mã lực
Ngoài Bắc thợ thích dây mềm nhiều sợi để dễ xoắn lại với nhau...còn trong Nam họ lại dùng dây 7 sợi cứng. Về lý thuyết dây cứng 7 sợi sẽ tải dòng lớn hơn cug như dễ đấu nối với các tbi.
Lý thuyết của cụ có vẻ sai sai :). Bản chất dòng điện chỉ truyền tải trên bề mặt của dây dẫn, cho nên với cùng tiết diện mặt cắt, diện tích bề mặt của dây nhiều sợi sẽ nhiều hơn nhiều lần so với dây đơn lõi và dây ít sợi, chính vì vậy dây nhiều sợi sẽ truyền tải được dòng lớn hơn nhiều.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Lý thuyết của cụ có vẻ sai sai :). Bản chất dòng điện chỉ truyền tải trên bề mặt của dây dẫn, cho nên với cùng tiết diện mặt cắt, diện tích bề mặt của dây nhiều sợi sẽ nhiều hơn nhiều lần so với dây đơn lõi và dây ít sợi, chính vì vậy dây nhiều sợi sẽ truyền tải được dòng lớn hơn nhiều.
Cụ chưa đúng. Khi nhiều dây tiếp xúc với nhau, chúng thành 1, nên những sợi bên trong sẽ truyền tải ít hơn sợi bên ngoài. Nhiều hay ít sợi nhỏ đều như nhau cả. Để hiệu ứng này có tác dụng, các sợi dây phải được tách ra, như trong ảnh này:
1663400676505.png
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,870
Động cơ
564,650 Mã lực
Lý thuyết của cụ có vẻ sai sai :). Bản chất dòng điện chỉ truyền tải trên bề mặt của dây dẫn, cho nên với cùng tiết diện mặt cắt, diện tích bề mặt của dây nhiều sợi sẽ nhiều hơn nhiều lần so với dây đơn lõi và dây ít sợi, chính vì vậy dây nhiều sợi sẽ truyền tải được dòng lớn hơn nhiều.
Có thể tính được độ sâu dẫn điện của dây khi dẫn dòng xoay chiều, và tính cũng đơn giản. Ở tần số công nghiệp với dây dân dụng nhỏ thì hiệu ứng bề mặt không đáng kể, dây nhiều sợi mềm chỉ dễ thi công hơn khi luồn ống ngầm tường và dễ nối nhiều dây trong hộp nối hơn . Thực tế trong các công trình của Mỹ ở miền Nam trước đây, họ dùng dây đơn lõi luồn ống thép rất nhiều, còn Liên Xô dùng dây dẹt 2-3 lõi cứng trong các công trình viện trợ cho miền Bắc.
 
Chỉnh sửa cuối:

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Dây bố trí như hình này , được gọi là phân pha; dùng trong đường dây 500 kV nhằm tăng khả năng truyền tải của lưới .
Đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ nối vành đai 3 em thấy còn dùng 4 dây cơ. 500kV nhà mình dùng mấy dây hả cụ?
 

Vinaxuki JBC

Xe tăng
Biển số
OF-16471
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,175
Động cơ
515,094 Mã lực
Lý thuyết của cụ có vẻ sai sai :). Bản chất dòng điện chỉ truyền tải trên bề mặt của dây dẫn, cho nên với cùng tiết diện mặt cắt, diện tích bề mặt của dây nhiều sợi sẽ nhiều hơn nhiều lần so với dây đơn lõi và dây ít sợi, chính vì vậy dây nhiều sợi sẽ truyền tải được dòng lớn hơn nhiều.
Cái này chưa chuẩn đâu Cụ ah; hiệu ứng bề mặt chỉ xuất hiện với các trướng hợp dòng điện cao tần, có tần số cao và rất cao thôi Cụ ah; Như Cụ QueViet đã phán tại #45 là chuẩn. Nếu các Cụ để ý thì các thiết bị cao tần nếu sử dụng cuộn dây thì dây có thể là cái ống rỗng (có thể cũng là để tiết kiệm vật liệu luôn). Vời tần số 50Hz/60Hz thì cứ theo tổng tiết diện (mm2) và chất lượng dây mà chơi thôi.
Xưa thì toàn dây nhôm...
Bây giờ lại "phú quý giật lùi"; quay trở lại dùng dây (dây quấn động cơ, quạt....) bằng nhôm tráng emay cách điện cũng nhiều đó Cụ ah. Khi mua mà ko tỉnh táo, tìm hiểu kỹ mà mua phải hàng này dù giá có rẻ hơn nhưng sau này sự cố thì đau đầu lắm. Chỉ cần nghĩ tới việc hàn (nối) mấy đầu dây bằng nhôm này đã thấy nản rồi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Tẹt đi cụ, nhưng phải chú ý phụ tải nhé, ngày trước dùng 500-700k tiền điện là nhiều, giờ có tháng có nhà lên tới chục triệu.
Vì vậy dây ổ cắm phải bố trí nhiều lộ. Chạy một lộ như trước là cong phim
Em bố trí 1 tầng mà đến 6 ATM, ông cụ nhà em choáng, bẩu tao chỉ cần cái ATM tổng.
Em bẩu, ai là người sửa điện đây, con chứ ai, ai sửa được điện người ấy sẽ bố trí đường điện. :P
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,870
Động cơ
564,650 Mã lực
Em bố trí 1 tầng mà đến 6 ATM, ông cụ nhà em choáng, bẩu tao chỉ cần cái ATM tổng.
Em bẩu, ai là người sửa điện đây, con chứ ai, ai sửa được điện người ấy sẽ bố trí đường điện. :P
Cụ bật lại ông kinh thế , nhưng mà đúng :D
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Cụ bật lại ông kinh thế , nhưng mà đúng :D
Vâng cụ, mỗi chiếc atm chịu một phụ tải khác nhau, nên mỗi nhóm phụ tải/ tải sẽ bố trí atm có dòng phù hợp, để có sự cố, atm còn nhảy được.
Em chứng kiến vài lần, dây cháy mà atm tổng không thèm nhảy, atm đầu cột cũng không nhảy, có nghĩa nếu trường hợp không có người ở nhà, thì có khi cháy nhà, thì atm mới nhảy. =))
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
CCCM thông thái vật lý cho cháu hỏi:
1 mối nối dây dẫn điện bằng đồng(Trần phú) xoắn tay, không hàn tồn tại được bao lâu trong tường (môi trường hiếm khí)

View attachment 7381987 View attachment 7381988

liệu sau vài chục năm vẫn ổn kg?
10 ,15,20,25,30 năm
Ít nhất các mối nối kiểu này, nằm trong các chân đế ổ điện của nhà em, tồn tại từ 2005 đến giờ chưa có hiện tượng move, tạm thời thọ được 17 năm, sau đó bao nhiêu năm thì cụ chờ em review nhé.
 

f1_hn

Xe container
Biển số
OF-32387
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
7,040
Động cơ
567,722 Mã lực
Lý thuyết của cụ có vẻ sai sai :). Bản chất dòng điện chỉ truyền tải trên bề mặt của dây dẫn, cho nên với cùng tiết diện mặt cắt, diện tích bề mặt của dây nhiều sợi sẽ nhiều hơn nhiều lần so với dây đơn lõi và dây ít sợi, chính vì vậy dây nhiều sợi sẽ truyền tải được dòng lớn hơn nhiều.
Chưa chuẩn cụ ah.
Nêu so sánh 2 loại dây cùng tiết diện và cấp điện áp thì dây cứng 7 sợi sẽ có điện trở thấp hơn-->tổn hao ít hơn-->khả năng mang tải tốt hơn ah.
1/R=1/R1+1/R2+...+1/Rn
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Cụ bật lại ông kinh thế , nhưng mà đúng :D
Kể cụ câu chuyên vui vì việc ông cụ đấu đèn, đấu xong cắm điện. Bụp. ---> giật mình.
Em hỏi, ông đấu sao mà lại nổ thế, em check thì cọc âm cọc đương các sợi đồng còn thừa ra mỗi tí, thế là nổ thôi. =))
 

tranminhhoa

Xe tăng
Biển số
OF-8718
Ngày cấp bằng
22/8/07
Số km
1,587
Động cơ
554,047 Mã lực
Cái này chưa chuẩn đâu Cụ ah; hiệu ứng bề mặt chỉ xuất hiện với các trướng hợp dòng điện cao tần, có tần số cao và rất cao thôi Cụ ah; Như Cụ QueViet đã phán tại #45 là chuẩn. Nếu các Cụ để ý thì các thiết bị cao tần nếu sử dụng cuộn dây thì dây có thể là cái ống rỗng (có thể cũng là để tiết kiệm vật liệu luôn). Vời tần số 50Hz/60Hz thì cứ theo tổng tiết diện (mm2) và chất lượng dây mà chơi thôi.

Bây giờ lại "phú quý giật lùi"; quay trở lại dùng dây (dây quấn động cơ, quạt....) bằng nhôm tráng emay cách điện cũng nhiều đó Cụ ah. Khi mua mà ko tỉnh táo, tìm hiểu kỹ mà mua phải hàng này dù giá có rẻ hơn nhưng sau này sự cố thì đau đầu lắm. Chỉ cần nghĩ tới việc hàn (nối) mấy đầu dây bằng nhôm này đã thấy nản rồi.
Ừ, đúng là tôi sai ở chỗ nói “chỉ truyền trên bề mặt”, do mấy chục năm trước cứ nhớ in trong đầu thày giáo dạy phổ thông dạy như vậy mà không kiềm tra lại. :))
Nhưng mà cái hiệu ứng bề mặt đó nó vẫn đúng trong trường hợp tôi nói. Dây nhiều lõi sẽ truyền được dòng lớn hơn dây đơn lõi, cho dù là không đáng kể, chứ làm gì có chuyện ngược lại như cụ kia nói đâu.
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Chưa chuẩn cụ ah.
Nêu so sánh 2 loại dây cùng tiết diện và cấp điện áp thì dây cứng 7 sợi sẽ có điện trở thấp hơn-->tổn hao ít hơn-->khả năng mang tải tốt hơn ah.
1/R=1/R1+1/R2+...+1/Rn
Cáp 6 trở lên sài dây ít lõi là chuẩn bài.
Tuy nhiên, lõi cứng mà luồn trong ống gen thì khóc tiếng mán, dây nhiều lõi có đặc tính mềm, sử dụng phụ tải trong nhà tiện hơn.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Ừ, đúng là tôi sai ở chỗ nói “chỉ truyền trên bề mặt”, do mấy chục năm trước cứ nhớ in trong đầu thày giáo dạy phổ thông dạy như vậy mà không kiềm tra lại. :))
Nhưng mà cái hiệu ứng bề mặt đó nó vẫn đúng trong trường hợp tôi nói. Dây nhiều lõi sẽ truyền được dòng lớn hơn dây đơn lõi, cho dù là không đáng kể, chứ làm gì có chuyện ngược lại như cụ kia nói đâu.
Vẫn không đúng đâu cụ. Như em đã nói, khi nhiều sợi dây dẫn tiếp xúc với nhau, chúng trở thành 1 dây, và hiệu ứng bề mặt áp dụng cho cả 1 dây này. Nên hiệu ứng bề mặt với bó cáp 20 sợi sẽ giống bó cáp 7 sợi nếu đường kính dây cáp như nhau.
 

tranminhhoa

Xe tăng
Biển số
OF-8718
Ngày cấp bằng
22/8/07
Số km
1,587
Động cơ
554,047 Mã lực
Chưa chuẩn cụ ah.
Nêu so sánh 2 loại dây cùng tiết diện và cấp điện áp thì dây cứng 7 sợi sẽ có điện trở thấp hơn-->tổn hao ít hơn-->khả năng mang tải tốt hơn ah.
1/R=1/R1+1/R2+...+1/Rn
Ý cụ là dây 7 sợi có điện trở thấp hơn dây nhiều sợi hơn hay dây 1 sợi?
 

Trục

Xe ba gác
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,565
Động cơ
753,425 Mã lực
Ừ, đúng là tôi sai ở chỗ nói “chỉ truyền trên bề mặt”, do mấy chục năm trước cứ nhớ in trong đầu thày giáo dạy phổ thông dạy như vậy mà không kiềm tra lại. :))
Nhưng mà cái hiệu ứng bề mặt đó nó vẫn đúng trong trường hợp tôi nói. Dây nhiều lõi sẽ truyền được dòng lớn hơn dây đơn lõi, cho dù là không đáng kể, chứ làm gì có chuyện ngược lại như cụ kia nói đâu.
Nói về tiết diện bề mặt thì cụ thay đổi cách hiểu 1 tí là được. khi bện 1 nhóm sợi vào, thì coi như điện chỉ truyền trên bề mặt, nên có 7 sợi hay 14 sợi thì cũng chỉ tính phần bề mặt sau khi bện, còn trong lõi coi như thành 1 khối, vậy 1 sợi 7 sợi hay 14 sợi nó gần như nhau.
 

f1_hn

Xe container
Biển số
OF-32387
Ngày cấp bằng
26/3/09
Số km
7,040
Động cơ
567,722 Mã lực
Ừ, đúng là tôi sai ở chỗ nói “chỉ truyền trên bề mặt”, do mấy chục năm trước cứ nhớ in trong đầu thày giáo dạy phổ thông dạy như vậy mà không kiềm tra lại. :))
Nhưng mà cái hiệu ứng bề mặt đó nó vẫn đúng trong trường hợp tôi nói. Dây nhiều lõi sẽ truyền được dòng lớn hơn dây đơn lõi, cho dù là không đáng kể, chứ làm gì có chuyện ngược lại như cụ kia nói đâu.
Đấy là cụ nghĩ vậy thôi, chứ số liệu tính toán nó có ah. Bảng trên là của dây đơn nhiều sợi, bảng dưới là của dây đơn 7 sợi
1663404946371.png
1663404977111.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top