[Funland] 1 góc nhìn khác về nước Nga của người Việt mình bên đó

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
27,156
Động cơ
752,102 Mã lực
Chuyện trên cũng là bình thường vì xã hội Nga cũng bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường, làm ăn chụp giựt .... Hồi năm 92-95 mình ở bên đó, lên Mát thì thôi rồi. Dân Việt rất sợ CS Omon (kiểu đặc nhiệm). Đi gửi hàng, mua bán mà bị tóm thì thôi rồi. Rồi chấn lột, cướp giật, đầu gấu ở sân bay mà dân Việt hay gửi hàng đi các nơi ... Nhưng về các thành phố nhỏ bé thì lại rất bình yên. Dân họ vẫn thật thà, chất phác, giúp đỡ nhiệt tình. Ai đã biết về VN thì rất hay nói và tự hào về thời gian ở VN .... Còn trước nữa thì ko nói làm gì.
Cụ chuẩn quá.
Ui Nước Nga :)
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
27,156
Động cơ
752,102 Mã lực
Em từng học và làm việc ở Tiệp khắc 87-95, cũng thấy có nhưng không kinh như miêu tả thế này, chắc hồi đó chúng nó chưa bị làm hư.
Lúc đó TiệP nhà cụ vưỡn nằM trong SEV.
Nó Mờ ĐÈ thời còn tệ hơN BTT bi giờ nhá :D
 

ChếLinh

Xe hơi
Biển số
OF-35261
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
124
Động cơ
474,950 Mã lực
Người Việt ở nga 20 mùa gió tuyết - Kỳ 4: Mùa tuyết nóng

Ngày tôi trở lại Nga, tám tháng sau thời điểm chợ Vòm đóng cửa, người Việt vẫn trong cảnh lao đao tìm chợ. Họ một lần nữa rơi vào cảnh kẻ ở người về... Mùa tuyết đầu tiên sau biến cố chợ Vòm được xem là một mùa tuyết “nóng” dù nhiệt độ vẫn là âm 20 độ!
Hậu chợ Vòm”

Ngày 29-6-2009, chợ Vòm chính thức bị đóng cửa với số lượng hàng hóa bị tịch thu lên tới 2 tỉ usd. Trong đó, người Việt bị thiệt hại về hàng hóa lẫn số tiền đã đầu tư vào cửa hàng lên đến hàng chục triệu usd. Nếu như vào thời điểm thịnh vượng của chợ Vòm, ở Matxcơva ước tính có hơn 80.000 người Việt thì con số đó bây giờ chỉ còn độ 50.000 - 60.000, chiếm khoảng 1/2 số người Việt trên toàn LB Nga hiện nay. Năm 2002 - 2007 là thời điểm số người Việt ở Nga đông nhất, ước tính có đến 180.000 người.

Giữa cái rét buốt xương, tôi tìm về chợ Vòm để tận mắt chứng kiến cảnh tàn lụi của “lò sản xuất triệu phú” Việt một thời. Những gian hàng bị cháy chỉ còn tro bụi, những bãi xe sầm uất một thời nay vương vãi đầy rác và hàng hóa bị hỏng.

Các container đang được nhà chức trách tháo gỡ, cảnh tấp nập nay đã nhường chỗ cho một màu tuyết trắng! Ở các khu đông người Việt như “ốp Rư Bắc”, Dakuchaev, hay ở các quán cà phê Việt gần ga điện ngầm Xavelovxkaiya đâu đâu cũng nghe người Việt bàn tán chuyện tìm chợ bởi hàng ngàn người Việt đã mất việc làm và chỗ bán hàng sau sự kiện này.

Để giải quyết số hàng tồn còn lại sau khi chợ đóng cửa, anh Nguyễn Văn Hà, 52 tuổi, sống ở khu Dakuchaev phải bỏ ra hàng chục ngàn usd để mua lại chính hàng của mình còn mắc kẹt. Giá thuê kho, thuê cửa hàng giờ tăng gấp cả chục lần so với trước đó. Không nhiều vốn, anh chấp nhận thuê lại một cửa hàng ven đường ở ngoại ô Matxcơva với giá 3.000 USD/tháng.

Bán được hơn hai tháng thì cửa hàng bị cháy rụi, vốn liếng dành dụm biến thành tro tàn. Ở Nga là thế, chuyện buôn bán lúc lên voi xuống chó là lẽ thường tình của người Việt. Đây là lần thứ ba anh Hà trở thành nạn nhân của những cuộc giành giật địa bàn làm ăn!

Hậu chợ Vòm, số đông người Việt kéo về ba khu chợ mới để mưu sinh là chợ Liublino, Sadovod và Ludjniky. Chợ Liublino trước đây vốn được thiết kế theo mô hình siêu thị bán lẻ, nhưng kể từ ngày người Việt và người Trung Quốc kéo về đây thì nó được xem như bãi đáp của dân buôn sỉ. Giá thuê mặt bằng nhanh chóng được đẩy lên chóng mặt. Lúc đỉnh điểm mỗi gian hàng với chỉ độ 20m2 được cho thuê với giá gần 40.000 usd/tháng.

Thấy giá tăng cao, nhiều người Nga đóng cửa, chuyển qua cho người Việt và người Trung Quốc thuê lại kiếm lời. Nhưng không phải ai cũng may mắn kiếm được một chỗ bán hàng, anh Nguyễn Văn Đức, một doanh nhân ở dãy 13 chợ Sadovod, bảo phải chờ chực mãi mà vẫn không thuê được chỗ ở chợ Liublino nên mới dạt về đây. So với chợ Sadovod thì chợ Liublino bán “tít” (bán chạy) hơn nhiều nên khó có thể thuê được chỗ.

Mới đây, cái tên chợ Sadovod lại nóng lên vì vụ tranh chấp của người Việt tại dãy AH 13. Tất cả cũng vì thói quen làm ăn chỉ dựa vào lòng tin. Anh Đức kể câu chuyện lừa đảo này: “Khi dãy AH 13 hình thành thì có một người Việt nói đã đứng ra thầu mua hết 60 gian hàng tại đây, sau đó chào bán với giá 30.000 usd/quầy. Do thiếu chỗ bán hàng nên có 60 gia đình người Việt vội đưa tiền thuê. Nhưng khi dãy AH 13 đi vào hoạt động thì chủ chợ đòi họ phải nộp thêm 45.000 usd nữa mới có quyền bán hàng, cộng với mức thuế ở đây là 80.000 rúp/tháng. Sau nhiều ngày cự cãi, nhiều người phải cắn răng nộp thêm tiền để có chỗ bán hàng”.

Một nạn nhân khác, chị Nguyễn Thị Hòa ở Dakuchaev chua chát hơn: sau khi chợ Vòm đóng cửa, biết người Việt cần chỗ bán hàng nên nhiều người đến từ Trung Á đã tìm cách lừa đảo. Nghe bạn bè giới thiệu, chị đưa cho một người đàn ông Azerbaizan 20.000 usd tiền đặt cọc mua một chỗ bán hàng đang... trên bản vẽ. Đau nhất là tất cả nạn nhân phải im lặng bởi những bài học ở xứ người luôn nhắc nhở họ “im lặng chính là vàng!”.

Thách thức mới

Hì hục quét lớp tuyết dày cộp trên xe để chuẩn bị một ngày mưu sinh ở chợ Liublino, anh Nguyễn Hoàng Song nói: “Nhiều bạn bè và người thân của tôi đã nhanh chóng bán nốt số hàng còn lại rồi rút về nước chờ thời cơ. Nhưng tôi nhanh chân tìm đến chợ Liublino khi giá thuê chưa quá cao. Những ngày sau khi chợ Vòm đóng cửa, hàng hóa khan hiếm nên bán chạy lắm mà lãi suất cao hơn rất nhiều”. Chỉ trong vòng nửa năm trở lại đây, anh Song đã tích lũy được một số vốn kha khá, chuẩn bị cho một định hướng mới trong xu thế làm ăn của mình bởi: “Luật pháp nước Nga ngày một chặt chẽ hơn, thị hiếu tiêu dùng của người Nga đang thay đổi, người Việt phải tổ chức quy củ hơn để tham gia thị trường”.

Cũng như anh Song, nhiều người Việt đã chọn giải pháp tiếp tục ở lại Nga với nhiều lý do, người thì con đang học dang dở, người thì thấy còn cơ hội làm ăn... Dù vậy, số lượng người Việt ở Nga đã giảm đáng kể. Ngày tôi qua, tức hơn nửa năm sau ngày chợ Vòm kết thúc sứ mệnh, anh Trần Văn Tiến, quê ở Nghệ An, vừa gói ghém đồ đạc chuẩn bị về nước vừa tâm sự: “Hơn 20 năm lặn lội ở đây đủ làm tôi mệt mỏi rồi. Về nước thì buồn nhưng đã 60 tuổi, mình không thể đánh đổi những ngày còn lại trong sự may rủi ở nước Nga”. Một cảnh trái ngược khác. Chị Vân, quê Quảng Bình, về nước tháng 7-2009, nhưng lại bay trở lại Nga cùng chuyến bay với tôi. Vài ngày sau chị gọi điện thông báo đã thuê được cửa hàng buôn bán ở chợ Sadovod.

Giọng chị bùi ngùi: “Tôi rời Việt Nam lúc mới ngoài 20 tuổi, bây giờ đã trên 50 rồi. Phần lớn cuộc đời gắn với nước Nga, hiểu văn hóa và pháp luật Nga hơn Việt Nam. Về nước thì không mối lái khó làm nên đành quay lại như một định mệnh!”.

Trong khi các chợ mới hình thành vẫn chưa đáp ứng nhu cầu buôn bán của người Việt thì một số rủi ro khác lại đang rình rập họ. Mới đây, quanh chợ Liublino có nhiều người Việt bị cướp, bị bọn đầu trọc tấn công và công an phiền nhiễu. Những người đã kiếm được chỗ bán hàng lại đối diện những khó khăn về pháp lý vì Nga đang thắt chặt việc cấp quyền lao động cho người nước ngoài. Với người Việt, hậu chợ Vòm vẫn là một mùa tuyết nóng!

THẾ ANH

--------------------------------------------------

Cuối năm 2009, kênh truyền hình Nga truyền đi hình ảnh một người phụ nữ chới với giữa dòng sông lạnh giá, ngửa cổ gào thét trong sự tuyệt vọng. Đó là cảnh một công nhân bất hợp pháp người Việt trong cơn sợ hãi chạy trốn cơ quan chức năng Nga đã liều mình nhảy xuống sông.

Chị là một trong vô vàn trường hợp người Việt bị chính những người đồng hương lừa gạt qua Nga sống đời “nô lệ” trong những vườn rau, xưởng may “đen”...
Link nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/365088/nguoi-viet-o-nga-20-mua-gio-tuyet-ky-4-mua-tuyet-nong.html
 

suboong

Xe tải
Biển số
OF-310416
Ngày cấp bằng
4/3/14
Số km
211
Động cơ
300,180 Mã lực
Em không bình luận gì về con người Nga vì chưa tiếp xúc nhiều và chưa có trải nghiệm thực tế, nhưng khách quan mà nói, Việt Nam chịu ơn Nga (Liên Xô cũ) rất nhiều. Nếu không có Nga (LX) thì không biết chúng ta đã ra sao trước dã tâm của Trung Quốc.
Bạn bè em hiện đang sống ở Ukraina, thành phố Oddessa là vùng nói tiếng Nga mà cũng ko thích sự can thiệp của Nga vào U
 

HenryFord

Xe điện
Biển số
OF-33088
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
4,076
Động cơ
514,534 Mã lực
Cụ Chế Linh uống rượu như người Nga, ngủ từ 2009 đến bây giờ mới dậy viết bài kìa!
 

ChếLinh

Xe hơi
Biển số
OF-35261
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
124
Động cơ
474,950 Mã lực
Người việt ở Nga 20 mùa gió tuyết - Kỳ 5: Vết chân bầm trên tuyết


TT - Cuối năm 2009, kênh truyền hình Nga truyền đi hình ảnh một phụ nữ chới với giữa dòng sông lạnh giá, ngửa cổ gào thét trong tuyệt vọng. Đó là cảnh một công nhân bất hợp pháp người Việt trong cơn sợ hãi chạy trốn cơ quan chức năng Nga đã liều mình nhảy xuống sông.
Chị là một trong vô vàn trường hợp người Việt bị những đồng hương lừa gạt qua Nga sống đời như nô lệ.
Phu Việt ở cánh đồng hoang
Những năm gần đây, nhu cầu về rau củ Việt của cộng đồng ngày càng nhiều, vài người có vốn đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài những nông trang có giấy phép đàng hoàng thì xen kẽ còn những vườn rau làm ăn bất hợp pháp. Họ thuê lại đất của người Nga, dựng lều rồi thuê công nhân Việt ở lại chăm sóc vườn rau mỗi ngày. Do lương thấp và điều kiện lao động khắc nghiệt nên phần lớn người Việt ở đây không chấp nhận vào làm. Vì thế các ông chủ thường tìm về làng quê nghèo ở Việt Nam để tuyển nhân công.
Rời khỏi Matxcơva, ra vùng ven chừng độ 80km người ta có thể bắt gặp những túp lều lụp xụp của người Việt giữa cánh đồng rau dài tít tắp. Tôi có cơ hội được tiếp cận những “phu phen” chân trần tay lấm trong những ngày sắp vào đông. Đó là nông trang của một ông chủ tên Nam, người Hà Nội. Nông trang nằm cách trung tâm Matxcơva đúng 83km, trơ trọi giữa những hàng bạch dương rụng lá.

Cách đó đến 5km mới có một làng nhỏ với vài ngôi nhà thưa thớt. Giữa cánh đồng đã thu hoạch gần xong là hơn 10 công nhân Việt đang hái những trái cà chua cuối vụ. Một số khác đang hì hục dọn dẹp vườn ươm cho kịp trước mùa tuyết rơi. Những công nhân ở đây được cai quản bởi một tay người Việt trông rất dữ tợn với ánh mắt đầy săm soi khi có người lạ...
Anh tài xế chuyên chở rau của các chủ nông trang Việt nói nhỏ: “Nhiều chủ ở đây ác lắm, họ thuê hẳn một tay anh chị về ở nông trang để quản công nhân. Đứa nào không nghe lời hay có ý định trốn là bị chúng đánh hoặc trừ lương. Có chủ cố tình nợ lương công nhân hai ba năm để buộc chân họ, có người còn quỵt cả lương công nhân rồi gọi cảnh sát bắt trục xuất về nước. Khi mùa đông đến, nhiều ông chủ còn không thèm đón công nhân về nhà, để mặc họ với giá rét trong những hầm bảo quản rau củ như nô lệ!”.
Khó khăn lắm tôi mới tiếp cận được Loan, một công nhân ở vườn rau. Chị nói vội giữa các luống rau: “Tôi quê ở Thạch Hà, Hà Tĩnh, đến đây đã được hai năm. Trước được rủ qua Nga làm công nhân cho ông Nam với mức lương 200 USD/tháng. Chi phí để qua Nga mất gần hết 2.000 USD, ông Nam chịu một nửa, số còn lại trừ dần vào lương. Tưởng qua đây sẽ được vào làm trong những nhà máy, ai dè tụi tôi được đưa đi... trồng rau.

Hằng ngày tụi tôi phải làm việc từ 7g sáng đến tối mới được nghỉ. Lán trại không có điện, mỗi tối chỉ được nổ máy phát điện đúng một giờ vào lúc cơm tối. Muỗi ở đây nhiều lắm, tối tụi tôi phải đốt củi để sưởi ấm và xua muỗi. Đồ ăn vài ba bữa được chủ tiếp tế, chủ yếu là những thứ rẻ tiền. Mỗi khi có công an kiểm tra tụi tôi trốn ra bìa rừng móc võng ngủ. Đến mùa đông chủ đưa về lại Matxcơva, chuẩn bị ươm giống cho mùa vụ tới”.
Không điện, không tivi, điện thoại, thư từ cũng không nốt. Loan nói hằng đêm chị chỉ biết ôm gối khóc chờ đến trời sáng để được tìm quên trong công việc. Cái lán lợp bằng tôn, nền đất tạm bợ chỉ độ 40m2 là nơi ở của 20 người cả nam lẫn nữ. Nhìn những bàn chân trần nứt nẻ của họ, tôi lại thấy xót xa cho thân phận “phu phen” của những người đồng hương xa xứ. Tất cả họ đều chẳng biết luật pháp, chẳng biết tiếng và cũng chẳng họ hàng thân thích.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng, người quê ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, nói: “Ông chủ không chịu làm giấy phép lao động cho tụi tôi, nếu muốn làm thì phải tốn hơn 1.000 đô, tiền đâu ra! Nhiều lần tụi tôi tính trốn nhưng chẳng biết đi về đâu khi hộ chiếu thì chủ giữ, tiền không có, tiếng Nga không biết. Cố nhín nhịn lắm mỗi tháng cũng chỉ để dành được hơn 100 USD, chắc phải hai năm nữa mới đủ tiền về quê anh ạ!”.
“Nô lệ” trên đất khách
Chợ Vòm đóng cửa, hàng hóa ở Nga trở nên khan hiếm nên việc mở các xưởng may tại chỗ đang trở thành cơ hội làm ăn phát đạt đối với người Việt ở đây. Ngoài những xưởng may hợp pháp (người Việt gọi là xưởng “trắng”) thì nhiều xưởng “đen” cũng thừa thắng xông lên. Nhiều người Việt ở quê nghèo đã bị chính những đồng hương của họ lừa gạt qua Nga sống và lao động trong điều kiện chẳng khác gì nô lệ thời hiện đại.
Dưới sự dẫn dắt khéo léo của Luân, tôi được đặt chân vô hai xưởng may “đen” của người Việt gần nhà ga điện ngầm Perovo trong ánh mắt đề phòng của quản đốc. Hai xưởng may này nằm chung trong một ngôi nhà cũ nát bị bỏ hoang sau khi Liên Xô tan rã. Cổng ra vào luôn được canh chừng bởi hai bảo vệ người Nga to lớn. Lối vào xưởng được gắn một tấm bảng to tướng bằng tiếng Việt “Không phận sự miễn vào!”.

Gọi là xưởng nhưng thực chất mỗi nơi chỉ có độ 20 công nhân, chỗ ở và nơi làm việc cách nhau mỗi cái cầu thang. Vừa bước vào xưởng đã sặc sụa mùi hôi và bụi bông. Ngay đầu tường của mỗi xưởng đều có một tờ giấy to ghi hàng tá quy định, mà phần lớn là những điều khoản phạt trừ lương công nhân nếu vi phạm.
Nơi làm việc đã ngột ngạt nhưng sự kinh khủng thật sự chỉ hiện ra khi bước vào phòng ở của công nhân. Mỗi căn phòng chỉ độ 15m2 nhưng được kê đến năm giường tầng cho mười người cả nam lẫn nữ. Trần nhà đã bong tróc, nhiều người phải lấy thau hứng nước dột khi tuyết tan. Mùi thuốc lá, mùi mốc và cả mùi hôi thối từ nhà vệ sinh cạnh đó bốc lên nồng nặc. Nhiều người đã sống ở đây như vậy suốt bốn năm.

Đinh Thị Lan, 22 tuổi, một công nhân đến từ Nam Định, nói: “Tất cả tụi tôi đều không giấy tờ nên chẳng mấy khi bước chân ra ngoài. Làm ở đây ăn lương theo sản phẩm, ai làm giỏi cũng được 600 USD/tháng, người mới vào nghề chỉ hơn 200. Nhưng không phải lúc nào cũng có việc, có tháng chỉ làm được hai tuần. Để có tiền về quê và phụ giúp gia đình, phần lớn tụi tôi phải ăn uống kham khổ, chi tiêu tằn tiện”.
Nhìn những khuôn mặt xanh xao của họ, tôi có cảm giác chiều Matxcơva lạnh hơn bao giờ hết...
Sau nhiều năm bung ra thị trường ở “nước Nga mới”, một số người Việt thua lỗ đến trắng tay. Có người bỏ lên rừng hoang lê thân trong tuyết lạnh, sống đời phù du hàng thập kỷ, có người lây lất đẩy xe hàng cửu vạn... 20 năm tự “khai tử” với gia đình và bạn bè trong sự mặc cảm...
Link nguồn : http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/365269/nguoi-viet-o-nga-20-mua-gio-tuyet-ky-5- -vet-chan-bam-tren-tuyet.html
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
27,156
Động cơ
752,102 Mã lực
Người việt ở Nga 20 mùa gió tuyết - Kỳ 5: Vết chân bầm trên tuyết


TT - Cuối năm 2009, kênh truyền hình Nga truyền đi hình ảnh một phụ nữ chới với giữa dòng sông lạnh giá, ngửa cổ gào thét trong tuyệt vọng. Đó là cảnh một công nhân bất hợp pháp người Việt trong cơn sợ hãi chạy trốn cơ quan chức năng Nga đã liều mình nhảy xuống sông.
Chị là một trong vô vàn trường hợp người Việt bị những đồng hương lừa gạt qua Nga sống đời như nô lệ.
Phu Việt ở cánh đồng hoang
Những năm gần đây, nhu cầu về rau củ Việt của cộng đồng ngày càng nhiều, vài người có vốn đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài những nông trang có giấy phép đàng hoàng thì xen kẽ còn những vườn rau làm ăn bất hợp pháp. Họ thuê lại đất của người Nga, dựng lều rồi thuê công nhân Việt ở lại chăm sóc vườn rau mỗi ngày. Do lương thấp và điều kiện lao động khắc nghiệt nên phần lớn người Việt ở đây không chấp nhận vào làm. Vì thế các ông chủ thường tìm về làng quê nghèo ở Việt Nam để tuyển nhân công.
Rời khỏi Matxcơva, ra vùng ven chừng độ 80km người ta có thể bắt gặp những túp lều lụp xụp của người Việt giữa cánh đồng rau dài tít tắp. Tôi có cơ hội được tiếp cận những “phu phen” chân trần tay lấm trong những ngày sắp vào đông. Đó là nông trang của một ông chủ tên Nam, người Hà Nội. Nông trang nằm cách trung tâm Matxcơva đúng 83km, trơ trọi giữa những hàng bạch dương rụng lá.

Cách đó đến 5km mới có một làng nhỏ với vài ngôi nhà thưa thớt. Giữa cánh đồng đã thu hoạch gần xong là hơn 10 công nhân Việt đang hái những trái cà chua cuối vụ. Một số khác đang hì hục dọn dẹp vườn ươm cho kịp trước mùa tuyết rơi. Những công nhân ở đây được cai quản bởi một tay người Việt trông rất dữ tợn với ánh mắt đầy săm soi khi có người lạ...
Anh tài xế chuyên chở rau của các chủ nông trang Việt nói nhỏ: “Nhiều chủ ở đây ác lắm, họ thuê hẳn một tay anh chị về ở nông trang để quản công nhân. Đứa nào không nghe lời hay có ý định trốn là bị chúng đánh hoặc trừ lương. Có chủ cố tình nợ lương công nhân hai ba năm để buộc chân họ, có người còn quỵt cả lương công nhân rồi gọi cảnh sát bắt trục xuất về nước. Khi mùa đông đến, nhiều ông chủ còn không thèm đón công nhân về nhà, để mặc họ với giá rét trong những hầm bảo quản rau củ như nô lệ!”.
Khó khăn lắm tôi mới tiếp cận được Loan, một công nhân ở vườn rau. Chị nói vội giữa các luống rau: “Tôi quê ở Thạch Hà, Hà Tĩnh, đến đây đã được hai năm. Trước được rủ qua Nga làm công nhân cho ông Nam với mức lương 200 USD/tháng. Chi phí để qua Nga mất gần hết 2.000 USD, ông Nam chịu một nửa, số còn lại trừ dần vào lương. Tưởng qua đây sẽ được vào làm trong những nhà máy, ai dè tụi tôi được đưa đi... trồng rau.

Hằng ngày tụi tôi phải làm việc từ 7g sáng đến tối mới được nghỉ. Lán trại không có điện, mỗi tối chỉ được nổ máy phát điện đúng một giờ vào lúc cơm tối. Muỗi ở đây nhiều lắm, tối tụi tôi phải đốt củi để sưởi ấm và xua muỗi. Đồ ăn vài ba bữa được chủ tiếp tế, chủ yếu là những thứ rẻ tiền. Mỗi khi có công an kiểm tra tụi tôi trốn ra bìa rừng móc võng ngủ. Đến mùa đông chủ đưa về lại Matxcơva, chuẩn bị ươm giống cho mùa vụ tới”.
Không điện, không tivi, điện thoại, thư từ cũng không nốt. Loan nói hằng đêm chị chỉ biết ôm gối khóc chờ đến trời sáng để được tìm quên trong công việc. Cái lán lợp bằng tôn, nền đất tạm bợ chỉ độ 40m2 là nơi ở của 20 người cả nam lẫn nữ. Nhìn những bàn chân trần nứt nẻ của họ, tôi lại thấy xót xa cho thân phận “phu phen” của những người đồng hương xa xứ. Tất cả họ đều chẳng biết luật pháp, chẳng biết tiếng và cũng chẳng họ hàng thân thích.

Anh Nguyễn Mạnh Hùng, người quê ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, nói: “Ông chủ không chịu làm giấy phép lao động cho tụi tôi, nếu muốn làm thì phải tốn hơn 1.000 đô, tiền đâu ra! Nhiều lần tụi tôi tính trốn nhưng chẳng biết đi về đâu khi hộ chiếu thì chủ giữ, tiền không có, tiếng Nga không biết. Cố nhín nhịn lắm mỗi tháng cũng chỉ để dành được hơn 100 USD, chắc phải hai năm nữa mới đủ tiền về quê anh ạ!”.
“Nô lệ” trên đất khách
Chợ Vòm đóng cửa, hàng hóa ở Nga trở nên khan hiếm nên việc mở các xưởng may tại chỗ đang trở thành cơ hội làm ăn phát đạt đối với người Việt ở đây. Ngoài những xưởng may hợp pháp (người Việt gọi là xưởng “trắng”) thì nhiều xưởng “đen” cũng thừa thắng xông lên. Nhiều người Việt ở quê nghèo đã bị chính những đồng hương của họ lừa gạt qua Nga sống và lao động trong điều kiện chẳng khác gì nô lệ thời hiện đại.
Dưới sự dẫn dắt khéo léo của Luân, tôi được đặt chân vô hai xưởng may “đen” của người Việt gần nhà ga điện ngầm Perovo trong ánh mắt đề phòng của quản đốc. Hai xưởng may này nằm chung trong một ngôi nhà cũ nát bị bỏ hoang sau khi Liên Xô tan rã. Cổng ra vào luôn được canh chừng bởi hai bảo vệ người Nga to lớn. Lối vào xưởng được gắn một tấm bảng to tướng bằng tiếng Việt “Không phận sự miễn vào!”.

Gọi là xưởng nhưng thực chất mỗi nơi chỉ có độ 20 công nhân, chỗ ở và nơi làm việc cách nhau mỗi cái cầu thang. Vừa bước vào xưởng đã sặc sụa mùi hôi và bụi bông. Ngay đầu tường của mỗi xưởng đều có một tờ giấy to ghi hàng tá quy định, mà phần lớn là những điều khoản phạt trừ lương công nhân nếu vi phạm.
Nơi làm việc đã ngột ngạt nhưng sự kinh khủng thật sự chỉ hiện ra khi bước vào phòng ở của công nhân. Mỗi căn phòng chỉ độ 15m2 nhưng được kê đến năm giường tầng cho mười người cả nam lẫn nữ. Trần nhà đã bong tróc, nhiều người phải lấy thau hứng nước dột khi tuyết tan. Mùi thuốc lá, mùi mốc và cả mùi hôi thối từ nhà vệ sinh cạnh đó bốc lên nồng nặc. Nhiều người đã sống ở đây như vậy suốt bốn năm.

Đinh Thị Lan, 22 tuổi, một công nhân đến từ Nam Định, nói: “Tất cả tụi tôi đều không giấy tờ nên chẳng mấy khi bước chân ra ngoài. Làm ở đây ăn lương theo sản phẩm, ai làm giỏi cũng được 600 USD/tháng, người mới vào nghề chỉ hơn 200. Nhưng không phải lúc nào cũng có việc, có tháng chỉ làm được hai tuần. Để có tiền về quê và phụ giúp gia đình, phần lớn tụi tôi phải ăn uống kham khổ, chi tiêu tằn tiện”.
Nhìn những khuôn mặt xanh xao của họ, tôi có cảm giác chiều Matxcơva lạnh hơn bao giờ hết...
Sau nhiều năm bung ra thị trường ở “nước Nga mới”, một số người Việt thua lỗ đến trắng tay. Có người bỏ lên rừng hoang lê thân trong tuyết lạnh, sống đời phù du hàng thập kỷ, có người lây lất đẩy xe hàng cửu vạn... 20 năm tự “khai tử” với gia đình và bạn bè trong sự mặc cảm...
Link nguồn : http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/365269/nguoi-viet-o-nga-20-mua-gio-tuyet-ky-5- -vet-chan-bam-tren-tuyet.html
Sao không về Việt nam xây dựng tổ quốc???
Biết là khổ sở vậy thì đi tha hương mà làm gì???
Kiếp cửu vạn thì ở trời Đông hay trời Tây Âu đều vậy cả thôi :(
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,742
Động cơ
382,603 Mã lực
:)) Nga là một đế quốc của lục địa Á-Âu, còn nghèo và tương đối man rợ, so với các quốc gia Âu châu khác. Phải thực tế trải nghiệm sống ở mấy nơi đó thì mới ngấm.

Những người Việt tài giỏi trước được đào tạo ở Nga, phần lớn đã di cư qua các nước dùng tiếng Anh như Mẽo, Canada, UK và Úc, hoặc đã về VN. Những người Việt sang Nga thời xưa (trước 1988) còn ở lại Nga, được học hành tử tế, thì phần đông đã khá giả, một số cực giàu, nhưng mong muốn của họ cũng là gửi F1 sang phương Tây. Tương lai ở Nga cho người Việt là rất u ám, những người Việt hiểu biết và giàu có họ đều nhận thấy phương Tây mới là tươnglai cho F1.

Những người mới sang Nga mưu sinh, ra đi chủ yếu ở các vùng quê nghèo như Nghệ An, Quảng Bình, vv., theo hình thức visa du lịch hoặc "lao động chui", có cuộc sống rất vất vả. Ví dụ có nhiều xã ở Nghê An, riêng một xã đã có đến hàng trăm người buôn bán ở Nga. Họ bị áp bức bởi mọi phía, cả từ người Việt và phía Nga, nhất là cảnh sát vòi tiền. Họ là những con người "khốn khổ". Một số ra đi vì ở quê họ còn khổ hơn, một số thì bị ăn quả lừa, được hứa hẹn này nọ.

Càng gần Moscow thì nạn tham nhũng, hối lộ càng khủng khiếp. Kỳ thị cũng vậy.

======
1.200 người Việt Nam bị bắt giữ tại Moskva


(GD&TĐ) - Chiến dịch bắt giữ những người nước ngoài “di cư bất hợp pháp” ở Moskva được bắt đầu từ ngày 31/7 và vẫn còn tiếp diễn. Theo Bộ Nội vụ Nga, số người nước ngoài sinh sống bất hợp pháp ở Moskva bị bắt giữ đã vượt quá 4.500 người, trong đó có ít nhất 1.200 người Việt Nam.
(GD&TĐ) - Chiến dịch bắt giữ những người nước ngoài “di cư bất hợp pháp” ở Moskva được bắt đầu từ ngày 31/7 và vẫn còn tiếp diễn. Theo Bộ Nội vụ Nga, số người nước ngoài sinh sống bất hợp pháp ở Moskva bị bắt giữ đã vượt quá 4.500 người, trong đó có ít nhất 1.200 người Việt Nam. Ngày 5/8, hãng Itar-TASS trích nguồn tin từ Cơ quan thông tin thuộc Sở Cảnh sát Moskva đưa tin, có 600 người nước ngoài đang sống trong lều bạt chờ ngày trục xuất ra khỏi nước Nga.
Chiến dịch bắt giữ rầm rộ
Chuyện bắt đầu từ vụ ẩu đả trên chợ “Matveevsky”, khi những người nước ngoài đánh trả cảnh sát Nga. Vào đêm trước chiến dịch vây bắt người nước ngoài, Tổng thống Nga V.Putin triệu tập Quyền Thị trưởng Moskva, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, lãnh đạo Cục Di trú Nga. Tại cuộc họp này, Tổng thống Nga đã nói về tình hình nhập cư và tội phạm tại các chợ ở Nga với thái độ giận dữ. Theo Newsru.com, nhìn cảnh quay nhân viên cảnh sát Nga bị tấn công tại chợ “Matveevsky” vào hôm chủ nhật (28/7), V.Putin gằn giọng: “Một số cảnh sát đứng bên cạnh chỉ để xem đồng nghiệp của mình bị đánh. Tại sao? Có phải họ hèn nhát không? Có thể, nhưng khó xảy ra. Rất có thể họ không hành động vì đã nhận 30 đồng bạc từ các thương gia này. Điều này ai cũng hiểu, ai cũng biết, chỉ có cơ quan an ninh đối nội của Bộ Nội vụ là không biết mà thôi…”.
Ngay sau đó, 4 sĩ quan cảnh sát Nga đã bị đuổi việc vì tội “thiếu trách nhiệm”, 2 người chịu tội hình sự, chiến dịch bắt giữ những người nước ngoài sống “bất hợp pháp” ở Moskva bắt đầu.
Theo người đứng đầu Sở Cảnh sát Moskva Vyacheslav Kozlov thì chỉ trong 2 ngày sau vụ ẩu đả tại chợ “Matveevsky”, số người nước ngoài không có giấy tờ tùy thân bị bắt giữ đã lên tới 2.500 người, riêng ngày thứ 3 (31/7), số bị bắt giữ là 2.000 người. Số người nước ngoài gồm: Trung Quốc, Việt Nam, các nước Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Syria… bị bắt giữ không ngừng tăng lên.
Tại khu chợ “Cherkyzovsky” (chợ Vòm) cũ, cảnh sát tìm thấy hơn 1.200 người Việt Nam đang sống và làm việc tại các xưởng may “dã chiến”. Đây là một quần thể gồm 20 xưởng may với 800 chỗ làm việc trong điều kiện mất vệ sinh, không an toàn. Người Việt sống cùng gia đình, có phụ nữ mang thai, có trẻ nhỏ…
Theo Ria - Novosti, vào ngày thứ sáu (2/8), Tòa án “Tver” ở Moskva đã ra lệnh bắt giữ công dân Việt Nam Bùi Đăng khôi - một trong 6 người trực tiếp đưa người trái phép vào Nga và tổ chức 3 xưởng may bất hợp pháp ở Moskva.
Theo Sở Cảnh sát Moskva thì phần lớn những người bị bắt giữ đều không có giấy tờ tùy thân hợp lệ. Người ta phải dựng cả hệ thống lều bạt tại phố Irtyshsky Proezd - 2 (Moskva) để “chứa” những người bị tạm giữ. Hãng Interfax trích nguồn tin từ Cơ quan phát ngôn của Bộ Nội vụ Nga khẳng định, những người nhập cư bất hợp pháp sẽ bị trục xuất khỏi nước Nga.
 

ChếLinh

Xe hơi
Biển số
OF-35261
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
124
Động cơ
474,950 Mã lực
Nước mắt Việt ở Nga

TT - Trong chiến dịch truy quét người nhập cư trái phép tại thủ đô Matxcơva từ cuối tháng 7 vừa qua, hàng nghìn lao động bất hợp pháp VN và nhiều quốc gia khác (Ai Cập, Morocco, Syria, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Uzbekistan...) đã bị bắt giữ.

Những người nhập cư bất hợp pháp này sẽ bị trục xuất về quê hương. Tiền mua vé máy bay quốc tế được trích ra từ ngân sách Nga: 30.000-40.000 rúp/người (tương đương 900-1.300 USD)

Người phụ nữ này đã khóc trước ống kính máy ảnh của tôi và camera truyền hình của Grani TV. Cô không nói được tiếng Nga, giống như nhiều người đồng hương khác

Họ sống những ngày khó khăn và chưa biết bao giờ sẽ bị trục xuất về nước. Trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Matxcơva đã và đang tích cực làm việc với nước sở tại để giải quyết vấn đề này

Cô gái này sẽ về nước, kết thúc những ngày khổ ải nơi xứ người

Nhà báo M.Aleshkovsky phân phát nhu yếu phẩm cho những người Việt Nam tại khu trại Golyanovo


Họ bị đưa về khu lều bạt dựng tạm tại số 8, đường Irtyski số 2, quận Golyanovo, phía đông bắc thủ đô Matxcơva ngày 1-8-2013.

Trên nền của một khu chợ cũ người ta dựng lên khoảng 200 lều bạt dã chiến, bên trong được trang bị những dãy giường tầng. Đến ngày thứ năm 8-8-2013, tức tròn một tuần từ ngày mở trại, có tới 560 người Việt nhập cư bất hợp pháp đang bị giữ nơi đây (trên tổng số 584) vì vi phạm Luật di trú và lao động của Nga. Thông qua phiên dịch, chị Vũ Thị Yến, một người hiện sống trong trại, cho biết: “Tôi đến Nga hơn một năm trước. Tôi không biết chính xác mình đang làm nghề may ở đâu. Tôi đang có bầu năm tháng và rất muốn về nhà”. Chị Yến cho biết thêm cả năm vừa rồi chị chưa hề nhận được một đồng nào từ phía chủ xưởng. Ngày 6-8, cơ quan nội vụ Nga đã khởi tố vụ án hình sự về sử dụng lao động như nô lệ. Qua điều tra, sáu đối tượng bị khởi tố đã đưa khoảng 700 người Việt Nam và các nước khác nhập cảnh bất hợp pháp vào Nga, sau đó thu hết giấy tờ tùy thân và bắt họ lao động trong các xưởng may “đen” như nô lệ.

Những hình ảnh mới nhất về cuộc sống của những người Việt tại khu tạm giữ này do phóng viên ảnh Andrey Stenin - Hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) thực hiện gửi cho Tuổi Trẻ. Anh là một trong số ít các nhà báo được tác nghiệp tại khu tạm giữ này.
Mitya Aleshkovsky là một nhà báo hiện sống và làm việc tại Matxcơva. Ngay sau khi chứng kiến điều kiện sống khá thiếu thốn nơi đây của những người bị tạm giữ, ông đã kêu gọi bạn bè mình đóng góp những vật dụng cần thiết như xà phòng, kem đánh răng, quần áo ấm… gửi tới những người nước ngoài trong cơn hoạn nạn. Lời kêu gọi đầy tính nhân văn của nhà báo M.Aleshkovsky đã nhận được sự ủng hộ của các bạn bè chia sẻ trên Facebook.
* Theo TTXVN, sau những nỗ lực liên tục của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga phối hợp với phía nước bạn, ngày 10-8, nhóm 31 người trong số gần 600 công dân Việt Nam bị tạm giữ đã lên đường về nước.
Link nguồn: http://tuoitre.vn/the-gioi/nguoi-viet-xa-que/563194/nuoc-mat-viet-o-nga.html#ad-image-6
 

trabi s

Xe buýt
Biển số
OF-187185
Ngày cấp bằng
27/3/13
Số km
545
Động cơ
337,208 Mã lực
Đầu năm 1992 em sang Nga,ở gần 1 năm cũng bị cướp 1 lần sau sợ quá té vội sang Đức.Nước Nga theo cảm nhận của riêng em là như một mớ hỗn độn.
 

bach duong

Xe tải
Biển số
OF-130697
Ngày cấp bằng
13/2/12
Số km
313
Động cơ
375,730 Mã lực
Dài quá ko đọc hết được xem chủ thớt viết gì nữa. Tuy nhiên ở đất nước nào cũng thế. Nhiều người tốt và nhiều kẻ xấu! Nhiều người hiền và có kẻ dữ!
Người việt sống ở bên nga. Nhìn chung buôn bán vất vả lắm. Như bố mẹ em rất khổ. Nhưng cũng có những người rất giàu và sướng!
 

Deming

Xe tăng
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
1,331
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Anh Bú tin không thích điều này...........
 

Sơn Tây

Xe hơi
Biển số
OF-46871
Ngày cấp bằng
18/9/09
Số km
124
Động cơ
462,170 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn, TX
Một góc nhìn rất khác về nước Nga. Tuy vậy, nước Nga vẫn là một đất nước vĩ đại.
Lịch sử đã chứng minh, Napoleon đã phải dừng vó ngựa viễn chinh trước nước Nga kiên cường,
Hitler cũng không thể chinh phục được nước Nga để rồi phải chịu thất bại thảm hại.
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,288
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Một góc nhìn rất khác về nước Nga. Tuy vậy, nước Nga vẫn là một đất nước vĩ đại.
Các nước lớn nước nào chả vĩ đại hả cụ, không chỉ về văn hóa, khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao... nói chung đều ở tầm cỡ cả.
Góc nhìn khác gọi là nhìn vào những mặt trái của nó thôi chứ so với mình thì vẫn tươi sáng hơn nhiều.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
27,156
Động cơ
752,102 Mã lực
Nước mắt Việt ở Nga

TT - Trong chiến dịch truy quét người nhập cư trái phép tại thủ đô Matxcơva từ cuối tháng 7 vừa qua, hàng nghìn lao động bất hợp pháp VN và nhiều quốc gia khác (Ai Cập, Morocco, Syria, Kyrgyzstan, Azerbaijan, Uzbekistan...) đã bị bắt giữ.

Những người nhập cư bất hợp pháp này sẽ bị trục xuất về quê hương. Tiền mua vé máy bay quốc tế được trích ra từ ngân sách Nga: 30.000-40.000 rúp/người (tương đương 900-1.300 USD)

Người phụ nữ này đã khóc trước ống kính máy ảnh của tôi và camera truyền hình của Grani TV. Cô không nói được tiếng Nga, giống như nhiều người đồng hương khác

Họ sống những ngày khó khăn và chưa biết bao giờ sẽ bị trục xuất về nước. Trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Matxcơva đã và đang tích cực làm việc với nước sở tại để giải quyết vấn đề này

Cô gái này sẽ về nước, kết thúc những ngày khổ ải nơi xứ người

Nhà báo M.Aleshkovsky phân phát nhu yếu phẩm cho những người Việt Nam tại khu trại Golyanovo


Họ bị đưa về khu lều bạt dựng tạm tại số 8, đường Irtyski số 2, quận Golyanovo, phía đông bắc thủ đô Matxcơva ngày 1-8-2013.

Trên nền của một khu chợ cũ người ta dựng lên khoảng 200 lều bạt dã chiến, bên trong được trang bị những dãy giường tầng. Đến ngày thứ năm 8-8-2013, tức tròn một tuần từ ngày mở trại, có tới 560 người Việt nhập cư bất hợp pháp đang bị giữ nơi đây (trên tổng số 584) vì vi phạm Luật di trú và lao động của Nga. Thông qua phiên dịch, chị Vũ Thị Yến, một người hiện sống trong trại, cho biết: “Tôi đến Nga hơn một năm trước. Tôi không biết chính xác mình đang làm nghề may ở đâu. Tôi đang có bầu năm tháng và rất muốn về nhà”. Chị Yến cho biết thêm cả năm vừa rồi chị chưa hề nhận được một đồng nào từ phía chủ xưởng. Ngày 6-8, cơ quan nội vụ Nga đã khởi tố vụ án hình sự về sử dụng lao động như nô lệ. Qua điều tra, sáu đối tượng bị khởi tố đã đưa khoảng 700 người Việt Nam và các nước khác nhập cảnh bất hợp pháp vào Nga, sau đó thu hết giấy tờ tùy thân và bắt họ lao động trong các xưởng may “đen” như nô lệ.

Những hình ảnh mới nhất về cuộc sống của những người Việt tại khu tạm giữ này do phóng viên ảnh Andrey Stenin - Hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) thực hiện gửi cho Tuổi Trẻ. Anh là một trong số ít các nhà báo được tác nghiệp tại khu tạm giữ này.
Mitya Aleshkovsky là một nhà báo hiện sống và làm việc tại Matxcơva. Ngay sau khi chứng kiến điều kiện sống khá thiếu thốn nơi đây của những người bị tạm giữ, ông đã kêu gọi bạn bè mình đóng góp những vật dụng cần thiết như xà phòng, kem đánh răng, quần áo ấm… gửi tới những người nước ngoài trong cơn hoạn nạn. Lời kêu gọi đầy tính nhân văn của nhà báo M.Aleshkovsky đã nhận được sự ủng hộ của các bạn bè chia sẻ trên Facebook.
* Theo TTXVN, sau những nỗ lực liên tục của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga phối hợp với phía nước bạn, ngày 10-8, nhóm 31 người trong số gần 600 công dân Việt Nam bị tạm giữ đã lên đường về nước.
Link nguồn: http://tuoitre.vn/the-gioi/nguoi-viet-xa-que/563194/nuoc-mat-viet-o-nga.html#ad-image-6
Đã là người nhập cư bất họp pháp thì ở bát kỳ xứ nào cũng đều được đối xử như vậy.
Cũng nên biết ở ngay giữa thủ đô 1 nước Tây Âu mà nhiều người coi là văn minh bậc nhất thế giới vẫn tồn tại 1 trại tập trung những người được gọi là Sans papiers và vô số trẻ em đã sinh ra, lớn lên trong trại này.
 

2ndFACE

Xe tăng
Biển số
OF-82451
Ngày cấp bằng
11/1/11
Số km
1,813
Động cơ
426,890 Mã lực
Nơi ở
Bán nude...
Em đánh dấu và đọc ạ, cảm ơn cụ..
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
5,742
Động cơ
382,603 Mã lực
Lịch sử đã chứng minh, Napoleon đã phải dừng vó ngựa viễn chinh trước nước Nga kiên cường,
Hitler cũng không thể chinh phục được nước Nga để rồi phải chịu thất bại thảm hại.
Đức Nhật nếu biết hợp tác, đánh cả hai hướng Đông Tây thì có thể đã chiếm gọn LX thời Stalin rồi :)) Rất may là điều đó không sảy ra.

Nga hiện tại có GDP cỡ 2,000 tỷ usd quy mô kinh tế chỉ bằng một nửa của Đức, hoặc Nhật, hoặc Tàu. Nga chỉ là cường quốc về quân sự, có kho vũ khí hạt nhân khủng, còn mọi mặt đều chỉ ở mức trung bình khá.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top