[Funland] 1 góc nhìn khác về nước Nga của người Việt mình bên đó

doremonmattich

Xe tăng
Biển số
OF-2530
Ngày cấp bằng
26/11/06
Số km
1,732
Động cơ
581,131 Mã lực
Cũng lâu rồi, sau khi lien xô sập, em có đi công tác với một đại biểu quốc hội, ỦY viên TW của ta, đang đi ô tô mà cụ này bị CS nga lùa vào đồn, nhốt lại, phải chờ sáng ra sứ quán xin về, chìa hộ chiếu đỏ ra cũng vô ích [-X
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
25,236
Động cơ
727,956 Mã lực
Em từng học và làm việc ở Tiệp khắc 87-95, cũng thấy có nhưng không kinh như miêu tả thế này, chắc hồi đó chúng nó chưa bị làm hư.
Ô, vậy bác đi cùng thời với tôi, cũng từ 87.
Tôi ở Đức, 2 năm đầu thì OK, mặc dù cũng có sự kỳ thị nhất định từ Người dân (cơ quan công quyền thì tốt).


Tất nhiên là còn xa mới bang miêu tả trong bài này.
 

Emesco

Xe điện
Biển số
OF-8524
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
3,841
Động cơ
717,717 Mã lực
Cỏ dại đã làm hỏng mất nhân cách
 

tôi yêu ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-175251
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
7,405
Động cơ
441,714 Mã lực
Nơi ở
còn lâu mới nói!
lão đầy tớ.

lão trương hai bàn tay
nhìn tôi và trắng trợn:
"tôi không hay đùa bỡn,
làm việc quá trâu cày

đến già, còn bửa củi
gánh nước, cuốc vườn cau
đất bụi lấm đầy đầu
mà chủ còn hất hủi!

Như cái kiếp ăn mày
ngồi ăn trang góc xó
buồn thiu như con chó
áo rách chẳng ai may

quần rách giơ tuốt cả!
Lạnh thì nằm chòng queo
trơ trụi như con mèo
không có vài tấm rạ!"

tôi riết chặt bàn tay
của lão: "bao nhiêu nỗi
đau buồn và tức tối
sẽ tan biến ngày mai...

ông đã nghe ai nói
có một xứ mênh mông
nửa tây và nửa đông
mạnh giầu riêng một cõi ?

Nơi không vua, không quan
không hạng người ô uế
không hạng người nô lệ
sống đau xót, lầm than.

Nơi tiêu diệt lòng tham
không riêng ai của cải
hàng triệu người thân ái
cùng chung sức nhau làm

để cùng nhau vui sướng
ai già nua tật nguyền
thì cứ việc ngồi yên
đã sẵn tiền nuôi dưỡng".

Lão ngơ ngác nhìn tôi
rối rít: "ồ hay nhỉ!
Ai già nua được nghỉ
cũng no ấm trọn đời ?

Ai cũng có nhà cửa
cũng sung sướng bằng nhau ?
đã không ai đè đầu
làm chi có đầy tớ ?

Cậu bảo: Cũng không xa ?
- nước nga ?
- ờ nước ấy".
Và há mồm khoan khoái
lão ngồi mơ nước nga...
(tố hữu)
:D:D:D:D:D:D:D
=))=))=))=))=))=))
 

tôi yêu ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-175251
Ngày cấp bằng
5/1/13
Số km
7,405
Động cơ
441,714 Mã lực
Nơi ở
còn lâu mới nói!
e có ông cậu ở bên nga cũng ngót 30 chục năm rồi. em cũng có sang vài lần và em thấy ko đến nỗi như bài viết, nó còn hơn chán VN!
 

benghe

Xe điện
Biển số
OF-25158
Ngày cấp bằng
3/12/08
Số km
2,134
Động cơ
510,985 Mã lực
Nơi ở
Quán 217
Chết dở, tháng 6 này em sang Nga du hí nửa tháng... chả lẽ lại phải gắn quốc tịch nước khác :(
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,515
Động cơ
547,828 Mã lực
Cụ cùng thời với em đới! dân Tiệp đỡ hơn nhiều. cũng dát hơn nên em chưa oánh nhau lần nào. Bây giờ dân VN được coi là dân tộc thiểu số của Séc thì cũng đỡ nhiều.

Em từng học và làm việc ở Tiệp khắc 87-95, cũng thấy có nhưng không kinh như miêu tả thế này, chắc hồi đó chúng nó chưa bị làm hư.
 

Mợ toét 2710

Xe trâu
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
33,283
Động cơ
553,246 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
E vừa có thớt nhờ cụ nào biết tiếng Nga dịch giúp cái thư từ tiếng Việt sang tiếng Nga để e gửi cho tụi nó. Hnay lại đọc đc thớt này của cụ. Có lẽ do NGa kỳ thị ng Việt hay sao mà năm ngoái e đã liên hệ với bên đó mua hàng mà chúng nó k bán, năm nay e lại liên hệ lại lần nữa xem thế nào. Cụ chủ và các cụ biết nhiều về Nga cho e xin một số điểm cần biết khi làm ăn với Nga đc k? kể cũng lạ, mình vật nài mua mà nó chả bán cho mình, e cũng chưa hiểu ra sao.
 

ChếLinh

Xe hơi
Biển số
OF-35261
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
124
Động cơ
474,950 Mã lực
Người Việt ở Nga 20 mùa gió tuyết

Liên Xô sụp đổ, nước Nga rơi vào thời kỳ “hậu Xô viết” kéo theo số phận của hàng chục ngàn người Việt lâm vào cảnh bế tắc. Trong cuộc lựa chọn mang tính định mệnh giữa ở và về, nhiều người Việt đã quyết định ở lại.

20 mùa gió tuyết đã qua, người Việt ở Nga đã kiên trì sống và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng Việt như thế nào giữa khắc nghiệt của gió tuyết và đổi thay thời cuộc? Phóng viên Thế Anh đã trở lại nước Nga và mang về những tường trình xúc động...
Kỳ 1: Trên “nước Nga mới”
Liên Xô sụp đổ và tan rã năm 1991, khủng khoảng tài chính năm 1998 và chợ Vòm đóng cửa năm 2009... là những dữ liệu thời sự liên hệ trực tiếp đến sự sống còn của cộng đồng Việt trên đất Nga. Hình như những dấu mốc đổi thay luôn là một bài toán vận mệnh đeo đuổi dai dẳng không có đáp số với những người con nước Việt trên miền tuyết trắng này.
Trở thành “người Việt mới”!
Khoảng sau năm 1985, khi nền kinh tế Liên Xô rơi vào trì trệ nặng nề cũng là lúc những thế hệ người Việt “hợp tác lao động” cuối cùng đặt chân đến đây. Cũng như bao thế hệ đàn anh, họ đến nước Nga lạnh giá bằng dép lê, áo vải mong manh và một giấc mơ bàn là, quạt điện. Nhưng ấm êm qua nhanh, biến động liên tục ập đến, rồi họ bị cuốn theo vòng xoáy định mệnh của lịch sử...
Đến năm 1989-1990 thì nhiều nhà máy đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng, thậm chí phải nợ lương công nhân. Khó khăn, nhiều công nhân Việt đã “chân trong, chân ngoài” để cầm cự.
Anh Nguyễn Văn Tưởng nhớ lại: “Hầu như ngoài giờ làm chúng tôi không được phép rời ký túc xá, trừ ngày nghỉ. Nhưng do lương bổng thất thường, chúng tôi phải trốn hoặc xin bảo vệ ra ngoài sau giờ làm để kiếm thêm. Đứa thì ra chợ trời buôn bán vài thứ vặt vãnh, đứa tập tành đổi “xanh” (“xanh” là đôla Mỹ theo cách gọi của người Việt ở Nga - PV).
Đồng rúp liên tục mất giá, nhiều khi nhận lương xong chỉ đủ mua bánh mì ăn qua quýt.” Công nhân đã khổ, những người đến Nga theo diện du học sinh còn khổ hơn. Chút học bổng ít ỏi chẳng đủ để cầm cự trước cơn bão giá, nhiều anh chị em phải ráng học nốt những trang sách còn lại trong cơn đói cồn cào. Có người chịu không nổi cơn bỉ cực đã bỏ trường, tìm đến chợ trời mong qua ngày đoạn tháng...
Hợp đồng lao động hết hạn đúng vào lúc Liên Xô tan rã, chị Đoàn Thị Hòa cũng như nhiều bè bạn cùng lứa chẳng có tiền để đóng hàng về nước. Lưỡng lự giữa chuyện ở - về, chị tâm sự: “Về thì vốn liếng cũng chẳng đáng là bao, ở lại thì chẳng biết tương lai sẽ đi về đâu? Lúc ấy, những người bạn Nga thân thiết cũng thật lòng khuyên: Các bạn nên về nước, ở quê nhà vẫn tốt hơn. Ở lại rồi sẽ ra sao? Ngay chính bản thân người Nga chúng tôi cũng không biết trước được tương lai của mình thì các bạn làm sao sống nổi?”.
Nghe lời khuyên của người bạn Nga, chị Hòa móc những đồng rúp còn lại mua vài cái bàn là, gói ghém mấy cuốn sách Chiến tranh và hòa bình, Thép đã tôi thế đấy... cho vào thùng.
Chị Hòa kể về giờ phút quyết định: “Công ty đưa đến sân bay, làm thủ tục vừa xong thì có mấy người bạn cùng đoàn quyết định trở ra để ở lại. Phần lớn anh em nói lỡ mang tiếng đi Tây mà về tay không thì nhục. Chỉ còn nửa giờ máy bay cất cánh, người bạn thân nhất trong đoàn quay qua hỏi tôi: Ý mày sao? Lưỡng lự một lúc, tôi chụp cái túi xách, bước vội ra khỏi sân bay. Hàng hóa, áo quần đã... bay một mình về nước. Chúng tôi ở lại với vài đồng rúp ít ỏi và trở thành “người Việt mới” trong một “nước Nga mới!”.
Những ngày đen tối
Chị Lan, một người đến Nga năm 1986, tâm sự: “Bỏ nhà máy, chúng tôi sống lây lất rày đây mai đó. Đứa ở nhờ nhà bạn bè người Nga, đứa gom cả chục người trong cái phòng chật hẹp để tiết kiệm chi phí. Vào thời kỳ ấy kiếm tiền đã khó mà mua hàng còn khó hơn. Tôi còn nhớ trước cửa hàng luôn có cả một hàng người dài dằng dặc, có khi mất nửa ngày mới mua được ổ bánh mì chỉ đủ ăn cho một ngày. Nếu trước đó người Việt luôn được ưu ái thì vào thời điểm ấy chúng tôi phải chịu những cái lườm nguýt từ chính người Nga. Vì khó khăn mà ra cả, nhiều khi ổ bánh mì cũng mặn chát vì nước mắt buồn tủi...”.
Anh Trần Văn Thành, thợ xây ở thành phố Volgagrat thời đó, kể lại: “Đi đâu cũng gặp mỗi một câu hỏi: Ở hay về? Chúng tôi ở trong lòng nước Nga còn đỡ, nhiều anh em đồng hương ở tận các nước cộng hòa xa xôi thì cơ cực vô vàn. Họ phải lặn lội hàng ngàn cây số, vượt qua những biên giới mới dựng lên để tìm về Matxcơva mong bạn bè trợ giúp. Có đứa hết tiền lạc đâu đó dọc đường, có đứa bị cướp bóc đến giờ vẫn chưa biết tin”.
Lúc ấy, nhiều người Việt đã chạy trốn gia đình và cả chính bản thân. Anh Hoàn, một nhân chứng của biến cố lịch sử, kể: “Hầu hết chúng tôi chẳng ai thèm viết thư hay gọi điện về dù thường xuyên nhận được những bức thư nhòe nước mắt của cha mẹ nơi quê nhà. Nhiều người chán nản bỏ về miền quê kiếm sống, có người bạo gan tìm đường rời khỏi nước Nga. Tất cả như một bầy ong vỡ tổ, tứ tán khắp nơi, làm đủ thứ nghề có thể để cầm cự nơi miền gió tuyết...”.

THẾ ANH
______________________________
“...Để tránh rủi ro, chúng tôi thường đi thành nhóm và cố về nhà thật sớm. Bạn tôi có người bị giết và cướp sạch vốn liếng. Đồng rúp rớt giá từng ngày, vì thế bán hàng xong là chúng tôi mua “xanh” (đôla Mỹ) liền. Để tránh bị cướp, chúng tôi cuộn “xanh” lại rồi đút vào hậu môn để giấu. Nhiều khi về đến nhà thì quần đầy máu, tiền lãi không đủ đi bệnh viện...”.
Link nguồn : http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/364591/nguoi-viet-o-nga-20-mua-gio-tuyet.html
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,562
Động cơ
538,237 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Toàn bài mới, nick mới. Bao nhiêu năm OF chả có bài nào có tính bài Nga. Giờ mới thấy. Liệu thớt này có liên quan gì đến việc Nga đổ quân vào Crưm không nhỉ? :-/
 

ChếLinh

Xe hơi
Biển số
OF-35261
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
124
Động cơ
474,950 Mã lực
Người Việt ở Nga 20 mùa gió tuyết - Kỳ 2: Bài học từ “chợ cầm tay”


Bước ra từ nhà máy, giảng đường... vốn liếng của “người Việt mới” chẳng đáng là bao. Thứ vốn liếng quý giá nhất mà họ có được là sự cần mẫn, chịu khó mang đi từ quê nghèo.
Chỉ vài cái quần bò, vài chiếc khăn vắt ngang tay... họ chôn chân giữa cái rét buốt xương để mưu sinh ở chợ tạm ven đường. Từ gian khó và cùng cực, người Việt đã tích cóp từng đồng từ “chợ cầm tay”, nghề buôn của người Việt ở Nga bắt đầu như thế...
Vỡ lòng buôn bán xứ người
Trước khi Liên Xô tan rã, nước Nga mấy chục năm không hề có chợ, nếu có cũng chỉ lèo tèo mấy cái chợ quê. Đó là nơi những người nông dân đem bán mấy củ khoai tây, cà chua, bắp cải trồng trong vườn. Còn lại muốn mua từ kim chỉ đến chiếc xe Volga đều phải vô cửa hàng bách hóa quốc doanh.
Liên Xô tan rã, các chợ “mết” (phiên tắt của từ metro - tàu điện ngầm) mọc lên một cách tự phát như nấm. Hễ ở đâu có metro, đông người qua lại là ở đó có chợ.
Anh Vũ Ngọc Hà, một cựu doanh thương ở “chợ cầm tay”, giải thích: “Gọi là chợ nhưng thật ra cũng chỉ là trò bán dạo dọc đường, người ta trải bao tải xuống nền đất, đặt lên đó vài thứ hàng vặt vãnh là thành chợ. Người nào có ít thì cầm cái quần bò, hay vắt khăn quàng cổ trên tay, đứng mời chào người qua đường. Người bán thường vắt hàng trên tay là để tiện chạy trốn khi công an rượt đuổi, tên “chợ cầm tay” cũng từ đó mà ra”.
Phần lớn người Việt đến Nga lúc đó đều xuất thân từ tầng lớp nông dân, lại quen với lối tư duy cũ nên việc kinh doanh đối với họ là một khái niệm hoàn toàn xa lạ. Nhưng vì khó khăn nên người này học người kia, người kia dìu người nọ, tất cả đều tìm đến “chợ cầm tay”, trước là để tìm cái ăn qua ngày, sau là để tập tành học nghề buôn. Bước ra cơ chế thị trường từ nhà máy và giảng đường, nhiều người Việt lúc đó đã phải trả giá khá đắt.
Chị Loan, một doanh nhân trưởng thành từ “chợ cầm tay”, cho biết: “Những ngày đầu chúng tôi phần lớn như “con gà mờ”, nhiều người bị lừa chẳng còn đồng dính túi. Chính bản thân tôi cũng te tua mấy bận mới nên hôm nay. Vào lúc đó đâu chỉ riêng người Việt mình đổ ra chợ “Mết” đâu, người Trung Quốc, Triều Tiên, Tajikistan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kazakhstan... đều đổ ra đấy kiếm sống cả.
Mà không phải ít, riêng ở Matxcơva lúc đấy cũng có đến hơn triệu người nhập cư như chúng tôi. Người Việt mình đã nhỏ bé, lại là thân con gái nên giành được một chỗ đứng tốt đã là khó khăn lắm rồi. Nhiều hôm tôi chỉ biết đứng khóc khi bị mấy gã to lớn giành mất chỗ, giật khách. Có khi bị công an rượt đuổi mất hết hàng, lại phải đi vay mượn bạn bè làm lại từ đầu”.
Còn chị Nguyễn Thị Hóa thì nhớ: “Mới tập tành đi buôn nên chúng tôi chẳng biết gì về hàng hóa, chất liệu và giá cả. Nhiều lần đi lấy hàng sỉ mà bị cắt cổ hơn cả giá bán lẻ. Có lần cả hội gồm năm người Việt đi lấy áo quần thể thao về bán, do cả tin nên bị chủ hàng đánh tráo loại áo quần mỏng như vải màn. Thế là đành đem bán ở “chợ cầm tay” với giá chỉ bằng 1/4 giá lấy vào mà chẳng ai mua.
Cả nhóm đã đổ hết vốn vào đấy, hàng thì không bán được nên chẳng còn lấy một đồng mua bánh mì lót dạ. Suốt cả tuần, mấy anh em chỉ biết mua hạt hướng dương về cầm hơi giữa mùa đông giá rét”.
Đồng tiền xương máu
Cái đói thì đã đành nhưng cái rét khi nước Nga vào đông mới thật sự kinh khủng. Anh Thưởng, người đã lặn lội ở “chợ cầm tay” năm năm, tâm sự: “Trời âm đến 20 độ nhưng chúng tôi phải dậy từ lúc 4giờ sáng, lội trong tuyết ngập đến gối để giành chỗ bán. Ra đến chợ trời vẫn còn tối mịt, anh em phải gom giấy, gỗ mục nhóm lửa sưởi ấm chờ trời sáng.
Khi người Nga bắt đầu đến công sở cũng là lúc anh em chúng tôi luôn miệng mời chào, tuyết phủ trắng cả người vẫn phải kiên trì chôn chân giữa băng giá để bán từng đôi bít tất, từng chiếc khăn quàng cổ cho đến tận chiều tối. Chiều xuống cũng là lúc ai nấy đuối sức vì ngấm lạnh, tay chân tê cứng, tai đóng băng... Nhiều người chịu không nổi phải vừa rao vừa nhảy tưng tưng như con kangaroo để khỏi cóng chân!
Có người sáng đến “chợ cầm tay” cười còn tròn miệng nhưng chiều về thì miệng méo xệch vì rét và trúng gió độc. Bạn bè tôi có người vì cảm lạnh rồi tràn dịch màng phổi mà qua đời khi mấy cái quần bò vẫn còn nguyên trên tay!”.
Trong lúc giao thời đầy loạn lạc ấy, nhiều nhóm tội phạm đến từ các nước Trung Á được dịp trỗi dậy và nhiều người Việt đã trở thành nạn nhân của chúng.
Anh Hoàn, người bỏ nhà máy từ năm 1989 ra buôn bán ở chợ trời, kể: “Để tránh rủi ro, chúng tôi thường đi thành từng nhóm và cố về nhà thật sớm. Nhưng nhiều khi cũng không tránh hết được, bạn tôi có người bị chúng giết và cướp sạch cả vốn liếng. Lúc đó đồng rúp rớt giá từng ngày, vì thế bán xong hàng là anh em chúng tôi mua “xanh” liền. Để tránh bị cướp, chúng tôi thường cuộn “xanh” lại rồi giấu vào hậu môn. Nhiều khi về đến nhà thì quần đầy máu, tiền lời không đủ đi bệnh viện...”.
Nổi tiếng sầm uất và lộn xộn nhất lúc bấy giờ là chợ “sân vận động”, nơi có nhiều người đến từ nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ tụ về buôn bán. Anh Trần Văn Toàn, một người từng bán ở chợ này, kể lại: “Thời đó, nếu đến khuya mà không thấy bạn bán hàng ở chợ “sân vận động” về nhà là anh em trong phòng chuẩn bị lập bàn thờ. Ở đó tập trung khá nhiều tay anh chị đến từ Trung Á sẵn sàng giết người chỉ vì một bao tải hàng. Còn chuyện bị bọn đầu gấu, bảo kê bợp tai là chuyện bình thường hằng ngày...”.
THẾ ANH
-------------------------------------------
Liên Xô tan rã, nhà máy bỏ hoang, nhiều ký túc xá đóng cửa, người Nga đem cho thuê với giá rẻ mạt. Một số người Việt đứng ra huy động vốn để thuê rồi ngăn phòng cho đồng hương thuê lại làm nơi ở và buôn bán. Người Việt quen gọi những địa điểm buôn bán mới ấy là “ốp” hoặc “đôm”...
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
9,708
Động cơ
481,024 Mã lực
Chuyện trên cũng là bình thường vì xã hội Nga cũng bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường, làm ăn chụp giựt .... Hồi năm 92-95 mình ở bên đó, lên Mát thì thôi rồi. Dân Việt rất sợ CS Omon (kiểu đặc nhiệm). Đi gửi hàng, mua bán mà bị tóm thì thôi rồi. Rồi chấn lột, cướp giật, đầu gấu ở sân bay mà dân Việt hay gửi hàng đi các nơi ... Nhưng về các thành phố nhỏ bé thì lại rất bình yên. Dân họ vẫn thật thà, chất phác, giúp đỡ nhiệt tình. Ai đã biết về VN thì rất hay nói và tự hào về thời gian ở VN .... Còn trước nữa thì ko nói làm gì.
 

tungson01

Xe đạp
Biển số
OF-69494
Ngày cấp bằng
30/7/10
Số km
49
Động cơ
430,070 Mã lực
"Chưa đi chưa biết nước Nga
Đi rồi mới khổ thân ta thế này
Thà rằng vác cuốc đi cày
Còn hơn sống ở nơi này nước Nga"
Bài thơ này em đã học thuộc ngày đầu bên Nga,trên bức tường toalet Saliut 2
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,562
Động cơ
538,237 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Chuyện trên cũng là bình thường vì xã hội Nga cũng bị ảnh hưởng bởi cơ chế thị trường, làm ăn chụp giựt .... Hồi năm 92-95 mình ở bên đó, lên Mát thì thôi rồi. Dân Việt rất sợ CS Omon (kiểu đặc nhiệm). Đi gửi hàng, mua bán mà bị tóm thì thôi rồi. Rồi chấn lột, cướp giật, đầu gấu ở sân bay mà dân Việt hay gửi hàng đi các nơi ... Nhưng về các thành phố nhỏ bé thì lại rất bình yên. Dân họ vẫn thật thà, chất phác, giúp đỡ nhiệt tình. Ai đã biết về VN thì rất hay nói và tự hào về thời gian ở VN .... Còn trước nữa thì ko nói làm gì.
Nói Nga làm gì cho xa hả cụ. Ngay sát nách nước mình thôi, Malayxia ấy, 6-7 năm trước em sang rất bình yên, đặc biệt là không có chuyện cảnh sát làm tiền. Nhưng từ ngày lao động Việt Nam sang và trốn ra ngoài nhiều thì thôi rồi, bắt đầu cũng đủ các trò cò quay tiền. Mà người dạy chúng nó những trò đó thì toàn là dân lao động nhà mình hết cả.
 

hanoi201025

Xe tải
Biển số
OF-61589
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
330
Động cơ
443,040 Mã lực
Toàn bài mới, nick mới. Bao nhiêu năm OF chả có bài nào có tính bài Nga. Giờ mới thấy. Liệu thớt này có liên quan gì đến việc Nga đổ quân vào Crưm không nhỉ? :-/
Cụ ChếLLinh lên OF từ 2009, lâu hơn cụ đới :)).
 

getzbac

Xe tăng
Biển số
OF-30563
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
1,366
Động cơ
493,548 Mã lực
Toàn bài mới, nick mới. Bao nhiêu năm OF chả có bài nào có tính bài Nga. Giờ mới thấy. Liệu thớt này có liên quan gì đến việc Nga đổ quân vào Crưm không nhỉ? :-/
Thật sự trước đây nước Nga đối với em bình thường không những không ghét mà cũng có phần thiện cảm. Tuy nhiên sau vụ U em có cảm giác bài Nga như cụ nói, em ghét vì Nga can thiệp vào U nhưng không dám nhận là can thiệp. Cái trò ném đá giấu tay nói thực em không thích
 

quynhdiem

Xe tăng
Biển số
OF-141165
Ngày cấp bằng
9/5/12
Số km
1,365
Động cơ
376,551 Mã lực
Em không dám đọc hết 4 trang, chẳng lẽ bức tranh này là thực? em lại mất công đi hỏi rồi vì đã chót đọc topic này.
 

ChếLinh

Xe hơi
Biển số
OF-35261
Ngày cấp bằng
14/5/09
Số km
124
Động cơ
474,950 Mã lực
Người Việt ở nga 20 mùa gió tuyết - Kỳ 3: “Ốp”, chợ và “soái” Việt

TT - Liên Xô tan rã, hàng loạt nhà máy bỏ hoang, nhiều ký túc xá đóng cửa, người Nga đem cho thuê với giá rẻ mạt. Chớp lấy cơ hội đó, một số người Việt đã đứng ra huy động vốn để thuê, sau đó ngăn phòng, cho đồng hương thuê lại làm nơi ở và buôn bán.
Nhờ cách này, nhiều người Việt đã giàu lên nhanh chóng và được phong là “soái”. Người Việt dần chấm dứt cảnh “chợ cầm tay” giá rét. Những “ốp” (ký túc xá, theo tiếng Nga) hoặc “đôm” (khu nhà ở, tiếng Nga) - đã trở thành nơi buôn bán mới.
Từ “ốp” đến “đôm 5 cũ”

Đường dây phân phối hình thành. Nhiều người đã mạnh dạn chung vốn đặt hàng với số lượng lớn từ VN bằng đường hàng không. Sau khi ra khỏi sân bay, hàng từ VN qua được chuyển thẳng về “đôm 5 cũ”, nơi tập trung đông đảo nghiên cứu sinh, thực tập sinh người Việt. Đây cũng là nơi khởi đầu cho phong trào “ốp” - chợ của người Việt ở Nga, và cũng là “cái nôi” đẻ ra nghề buôn của người Việt nơi này.

Đến năm 1994 đã có người đánh cả container hàng may mặc theo đường biển qua Nga. Không chỉ đánh hàng từ VN qua, nhiều người Việt lúc đó còn sang Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác nhập quần bò, đồng hồ điện tử, cassette... về Nga bán kiếm lời.

Theo chân “đôm 5 cũ”, một loạt “ốp” của người Việt lần lượt ra đời: ốp Zin, ốp Búa liềm cũ, rồi “đôm 5 mới”, “búa liềm mới”, Saliut 1, 2, 5, Sông Hồng 1, 3, 5, Togi, An Đông... Tính đến cuối năm 2001, riêng ở Matxcơva đã có đến 16 “ốp” ở và buôn bán của người Việt. Đấy là thời kỳ thịnh vượng nhất của người Việt ở Nga. Họ gần như độc quyền về buôn bán, mở “ốp”, dựng chợ từ thủ đô đến các thành phố thuộc Liên Xô cũ.

Phong trào dựng “ốp”, mở chợ đã sản sinh hơn chục “soái” Việt giữa xứ sở bạch dương. Cũng chính nhờ mô hình này mà hàng dệt may VN đã có lúc chiếm lĩnh 70% thị phần Liên bang Nga. Xin nhắc thêm suốt thời điểm ấy, VN còn chưa tìm thấy nhiều đầu ra ở thị trường phương Tây...

Được - mất ở chợ Vòm

Những năm 2002-2007, hàng loạt “ốp” của người Việt lần lượt bị đóng cửa do hợp đồng hết hạn, giá bất động sản tại Nga tăng cao, một số nhà máy phục hồi có nhu cầu lấy lại đất... Nhiều người Việt đã tìm đến chợ Vòm như một cơ hội làm ăn mới.

Chợ Vòm, đó là cách gọi riêng của người Việt, ý để phân biệt chợ ngoài trời và chợ có mái vòm che của khu chợ Cherkizov. Chợ được hình thành vào khoảng năm 1993, gần ga điện ngầm Cherkizovsky. Nó bao gồm một quần thể trải rộng tới 72ha với nhiều chợ nhỏ, là một trong những khu chợ lớn nhất châu Âu. Chợ nổi tiếng với những mặt hàng giá rẻ phục vụ giới hưu trí và người nghèo ở Nga trong suốt hơn 15 năm tồn tại.

Cao điểm ở đây có khoảng 40.000 người Việt đổ về đây kinh doanh, chiếm khoảng một nửa số người Việt ở Matxcơva.

Nhờ kinh nghiệm sau nhiều năm bán hàng ở “ốp” nên người Việt đến với chợ Vòm vượt trội so với người Trung Quốc về việc chọn mẫu mã, kích cỡ và thị hiếu trong ngành hàng may mặc.

Nếu như người Nga và các nước khác bán hàng luôn ở mức lãi suất cao thì người Việt chỉ kiếm lời với lãi suất khoảng 3-5%. Nhờ thế, cửa hàng của người Việt trở thành một thương hiệu giá rẻ trong cái chợ đa quốc tịch này.

Chợ Vòm được xem là nơi có cường độ lao động kinh khủng nhất của người Việt ở Nga. Mỗi năm họ chỉ được nghỉ hai ngày tết dương lịch, còn quanh năm phải dậy từ 4 giờ sáng đi bán đến tối mịt mới về.

Những cư dân buôn bán tại nơi này tổng kết: khoảng năm 2000-2009, chợ Vòm đã sản sinh hơn 100 triệu phú đôla người Việt, trong đó có những người nắm trong tay hàng chục đến hàng trăm triệu usd.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính ở Nga năm 1998, nhiều chủ hàng người Việt chuyển địa điểm đánh hàng từ VN, Thổ Nhĩ Kỳ... sang Bắc Kinh, Thượng Hải. Từ chỗ chiếm lĩnh 70% thị phần hàng may mặc tại Nga, hàng VN dần tụt xuống chỉ còn khoảng 5% tại chợ Vòm.

Thấy người Việt đặt hàng qua Nga ồ ạt, nhiều công ty Trung Quốc âm thầm tìm đến những nhà buôn Việt để tìm hiểu thị hiếu, mẫu mã, kích cỡ với những lời hứa ngọt ngào là sẽ cho nợ với số hàng lớn.

Trước những toan tính vì lợi ích riêng, người Việt đã vô tình biếu không những kinh nghiệm xương máu từ thị trường Nga cho người Trung Quốc rồi thành người bán thuê cho họ.

Một thời gian sau người Trung Quốc trở thành những chủ hàng khuynh đảo thị phần may mặc tại chợ Vòm. Nhìn lại quá trình này, một chủ hàng chua chát: “Từ chỗ chiếm lĩnh thị trường, độc quyền phân phối, nay họ chỉ là những người ở nhà Nga, ăn gạo Thái, bán hàng Trung Hoa!”.

Lại nữa, khi làm ăn phát đạt, nhiều người Việt đã đưa con cháu qua để quản lý cũng như bán hàng. Phần lớn họ xuất thân từ những miền quê nghèo, không am hiểu văn hóa và luật pháp bản địa, với vốn tiếng Nga ít ỏi học được từ chợ, buôn bán chụp giật, nói năng lỗ mãng... đã vô tình tạo nên một hình ảnh không mấy đẹp đẽ trong lòng người Nga...

Tiến sĩ đi buôn

Giới trí thức Việt ở Nga là những người góp phần không nhỏ trong sự thịnh vượng của cộng đồng tại đây. Có cả những người được đào tạo trong những ngành công nghệ cao như hàng không, hạt nhân hẳn hoi. Rời học viện, họ đến với nghề buôn như một lẽ dĩ nhiên của thời cuộc.

Ông Hoàng Lân, một tiến sĩ vật lý, chia sẻ: “Những ngày đầu khó khăn từ thương trường đã đành, mà khó khăn từ chính bản thân mình lại nhiều hơn. Trước những biến cố ở nước Nga, chúng tôi xem mình như là thế hệ đã lỡ thời nên chỉ biết ráng dốc sức làm để mong con cái sống tốt hơn, mong kiếm được chút vốn về quê giúp, cháu có công ăn việc làm!”.

Cùng với ông, hàng trăm tiến sĩ, hàng ngàn cử nhân người Việt lúc đó đổ ra chợ với tinh thần như thế.

Bằng kiến thức và vốn tiếng Nga lưu loát, trí thức Việt là chỗ dựa của cộng đồng khi đụng đến pháp lý, khi cần phiên dịch ở bệnh viện. Họ đã tạo dựng một hình ảnh tốt đẹp về con người VN trong lòng người Nga. Không ít người sớm trở thành chủ chợ, chủ “ốp”, trở thành triệu phú đôla đầu tiên của người Việt nơi này.

THẾ ANH

______________

Ngày 29-6-2009, chợ Vòm chính thức bị đóng cửa với số lượng hàng hóa bị tịch thu lên tới 2 tỉ USD. Trong đó, thiệt hại về hàng hóa lẫn số tiền đã đầu tư vào cửa hàng của người Việt lên đến hàng chục triệu USD. Một lần nữa người Việt lại đối diện với câu hỏi ở - về?
Link nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/364901/nguoi-viet-o-nga-20-mua-gio-tuyet-ky-3--op--cho-va-soai-viet.html
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
13,723
Động cơ
420,345 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Mợ mua hàng gì bên Nga vậy? Em bẩu ông anh em ở bển giúp mợ.
E vừa có thớt nhờ cụ nào biết tiếng Nga dịch giúp cái thư từ tiếng Việt sang tiếng Nga để e gửi cho tụi nó. Hnay lại đọc đc thớt này của cụ. Có lẽ do NGa kỳ thị ng Việt hay sao mà năm ngoái e đã liên hệ với bên đó mua hàng mà chúng nó k bán, năm nay e lại liên hệ lại lần nữa xem thế nào. Cụ chủ và các cụ biết nhiều về Nga cho e xin một số điểm cần biết khi làm ăn với Nga đc k? kể cũng lạ, mình vật nài mua mà nó chả bán cho mình, e cũng chưa hiểu ra sao.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
27,156
Động cơ
752,102 Mã lực
Nói Nga làm gì cho xa hả cụ. Ngay sát nách nước mình thôi, Malayxia ấy, 6-7 năm trước em sang rất bình yên, đặc biệt là không có chuyện cảnh sát làm tiền. Nhưng từ ngày lao động Việt Nam sang và trốn ra ngoài nhiều thì thôi rồi, bắt đầu cũng đủ các trò cò quay tiền. Mà người dạy chúng nó những trò đó thì toàn là dân lao động nhà mình hết cả.
Khổ lắm cụ ơi.
Bụng đói. ĐẦU gốI phải bò.
bít làm xao :((
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top