- Biển số
- OF-525095
- Ngày cấp bằng
- 3/8/17
- Số km
- 1,250
- Động cơ
- 188,414 Mã lực
Bí mật, sao cụ hỏi khơi khơi ra vậyThầy đang trụ trì chùa nào đấy?
Bí mật, sao cụ hỏi khơi khơi ra vậyThầy đang trụ trì chùa nào đấy?
E thấy bác nói sao với nhiều sao với chả sao, không sao, chẳng sao, ra sao, sao kim sao thủy mộc loạn cào cào, chả hiểu gì luônXin lỗi! Tôi chịu không hiểu ý bác và cũng không nhất thiết bác quote còm tôi!
Còn sao hay không sao thì tôi kệ cmn ! Sao với nhiều sao và không sao nó là phạm trù mà bác không hiểu đâu.
Cụ gọi ê cu Kon như này oánh lô có mà xịt lốp suốtCó thằng cu con gần nhà em lên chùa ở làm công quả, thấy đầu trọc quàn áo nâu túi vải đeo vai trông như sư, thi thoảng gặp em gọi ê cu con đi đâu đấy, nó bảo khối người gọi em là thày đấy anh cứ đùa, ít ra cũng gọi em là nhà chùa chứ.
Đến nản với băng đảng sư dỏm đội lốt này. Chúng có tiền, nhà nước thì vì nhiều lý do nhạy cảm làm ngơ dù chúng làm tổn thương xã hội, coi thường pháp luật!
"NỤ HÔN ĐỒNG TÍNH" VỚI SƯ THẦY DƯỚI GÓC NHÌN TRUYỀN THÔNG Thích Thanh Thắng Nhân vụ việc này, Giáo hội chính thức đưa vấn đề quản lý tăng sĩ vào chương trình nghị sự của Đại hội Phật giáo toàn quốc sắp tới. Nhất cử lưỡng tiện, tỏ rõ thiện chí, và đẹp lòng cả những người muốn đưa ra lời cảnh cáo và nhắc nhở nghiêm khắc đối với sự quản lý của Giáo hội. Trong những ngày vừa qua, vụ sư thầy bị ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, một tín đồ của đạo Công giáo khoá môi (đồng giới), ở những góc nhìn cận cảnh, không khỏi khiến người Phật tử và dư luận bức xúc. Chúng tôi không bàn thêm nữa về chuyện ai đúng ai sai trong sự việc trên, vì mọi kết quả đều có những nguyên nhân liên đới và tương quan của nó. Nhìn ra sự thật để bao dung là một chuyện, nhìn ra sự thật để điều chỉnh oai nghi của hàng tăng sĩ trẻ là một chuyện khác nữa… Nói chung mỗi một góc nhìn dù khác nhau, đều cho thấy sự quan tâm thực sự của dư luận đối với Phật giáo. Nếu được, xin có thể nhìn ở góc độ “Tái ông mất ngựa”! Chúng tôi nhìn sự việc từ “bình thường” đến “bất thường” là nhìn vào một “sự kiện” truyền thông, hơn là nhìn vào “bản chất” nặng hay nhẹ của sự việc. Bởi nụ hôn kia, nhìn trong không gian phòng trà Không Tên và mục đích chương trình từ thiện gây quỹ, nếu chỉ dừng ở phạm vi của những khách mời tham dự, thì vẫn có thể thông cảm được. Tuy nhiên, đối tượng gây ra “nụ hôn” ấy từ lâu vốn đã thu hút sự nhòm ngó của giới truyền thông. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được xem là “ông hoàng nhạc Việt” với không ít đồn đoán là người “đồng tính”. Vì thế, nụ hôn ấy xảy ra với sư thầy, hay xảy ra với một người đàn ông khác thì cũng sẽ được khai thác. Điều đáng nói, dù có ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có được giới truyền thông khai thác thêm một hay nhiều “nụ hôn đồng tính” như vậy, thì bản thân anh ta cũng chẳng còn gì phải giấu giếm. Chúng tôi dùng từ “bình thường” ở trên bởi đối tượng chủ động đưa ra “nụ hôn đồng tính” ấy. Sự “bất thường” ở đây là đối tượng nhận nụ hôn ấy là một vị thầy tu Phật giáo. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có nói sẽ dành tăng một nụ hôn cho người mua chai rượu kia. Dĩ nhiên, anh ta không nói đó là “nụ hôn đồng tính”. Sự việc sẽ bình thường nếu anh ta nói, tôi hứa sẽ dành tặng một nụ hôn cho ai mua chai rượu, nhưng đây là quý thầy, nên tôi đành thất hứa, thì tin chắc thầy Pháp Định cũng không thể yêu cầu ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng phải thực hiện. Đằng này mr Đàm không nói như thế và thầy Pháp Định lại yêu cầu mr Đàm thực hiện lời hứa, nên nụ hôn đã diễn ra đúng ý của mr Đàm. Và dưới hình ảnh được đăng tải, thì đó là một “nụ hôn đồng tính” 100% không thể chối cãi, dù sư thầy có thể bị động. Tuy nhiên, trong một hình ảnh, sư thầy có chu môi ra trước nụ hôn kia, có vẻ như “thỏa hiệp”, và chỉ có thể nói đó là “nghiệp dẫn”, dẫn đến mất oai nghi. “Nụ hôn đồng giới” được ném về phía thầy tu kia càng trở thành mảnh đất màu mỡ để truyền thông khai thác. Đặc biệt khi nó được pha trộn với những lời nói hài hước, bông đùa của sư thầy, tạo nên sự “tổng hợp” cho “nụ hôn đồng tính” cất cánh dư luận. Truyền thông chỉ cần giật tít thổi phồng thêm là ra những chuyện “Sư Phá Giới”... Nên nhìn nhận thầy tu cũng là một đối tượng đáng khai thác của truyền thông. Tương tự, linh mục Công giáo cũng từng bị truyền thông khai thác khi trong một cuộc lễ tại nhà thờ đã chủ động “ban” cho một người đàn ông “nụ hôn đồng tính” . Ở ta, những chuyện liên quan đến tôn giáo có vẻ thận trọng hơn vì tính chất “nhạy cảm”, nhưng ở nước ngoài người phạm tội không kể có tôn giáo hay không, cứ tuỳ theo mức độ mà pháp luật xử lý. Cái “bình thường” ở nước họ, nhưng có thể là cái “không bình thường” ở nước ta. Cần phải chấp nhận với nhau như thế! Trở lại với vị sư thầy kia, vị này chẳng phải là người nổi tiếng gì, nhưng tôn giáo mà vị này theo thì đang thu hút sự chú ý quan tâm của dư luận. Thời gian vừa qua, xuất hiện một số vụ việc liên quan đến tu sĩ Phật giáo, xét về bản chất, có khi còn nặng hơn rất nhiều “nụ hôn đồng tính” kia. Nhưng vì nó không xuất hiện ở một sự kiện truyền thông mà chỉ là những tiêu cực được điều tra, tố cáo, phanh phui, nên chỉ xuất hiện lẻ tẻ trên một vài trang báo rồi nhanh chóng trôi vào im lặng. Do đó, điểm không bình thường nữa là thời điểm truyền thông “thổi bùng” vụ khoá môi này lên ở hàng hoạt các tờ báo, gần với thời điểm sắp diễn ra Đại hội Phật giáo Toàn quốc. Sẽ chẳng đáng nói, nếu các tờ báo không chịu một sự chỉ đạo chung nào đó từ những nhà quản lý thông tin. Vốn như đã từng thấy, có thể có những vụ việc được các báo đồng loạt đăng tin, nhưng có thể hôm sau, tất cả sẽ im lặng một cách khó hiểu. Có một sự chỉ đạo rất kịp thời để báo chí, truyền thông đưa một vụ việc lên cấp độ sóng nào đó trong phạm vi cho phép. Đương nhiên, chúng ta không mong muốn một sự “dung dưỡng” kiểu ấy cho vụ việc sư thầy bị khoá môi, trong một nền báo chí cần phải tiến tới sự công bằng và lành mạnh. Nhưng cũng chính điểm này hé lộ sự không bình thường buộc chúng ta phải đưa ra câu hỏi giữa sự “dung dưỡng” quá mức (cho ai?) và tác động của “lợi ích nhóm” (từ phía nào?). Dù gì thì đây cũng là một gáo nước mát, để người uống xong kịp tỉnh táo. Sự cảnh cáo của truyền thông, trong tương lai sẽ đi đến truyền thông cởi mở hơn, kể cả việc có sự chỉ đạo về mặt thông tin, thì cũng là điều cần phải đặt ra một cách thẳng thắn đối với Giáo hội, cụ thể là Ban truyền thông của Phật giáo. Cái nhìn “Tái ông mất ngựa” ban đầu chúng tôi nói đến là ý này vậy. Bất kể một tổ chức nào cũng cần phải đặt ra những vấn đề cần phải ứng phó với sự tình bên trong và truyền thông bên ngoài. Xử lý thông tin theo các bước đã được lên kế hoạch sẵn ở những giả định ở thì tương lai (nếu có cái này…, thì sẽ cái gì…). Chúng tôi từng yêu cầu trước Hội đồng Trị sự, cần nâng cấp tờ báo Giáo Ngộ trở thành tờ báo của Trung ương Giáo hội và đề cử người phát ngôn chính thức. Giáo hội phải có người phát ngôn chính thức, tránh tình trạng vụ việc xảy ra, một số người chẳng có trách nhiệm, nghĩa vụ gì trong Giáo hội lại đi trả lời tuỳ tiện trên báo chí. Chắc chắn sẽ còn những vụ việc ở dạng “nuôi án” sẽ xuất hiện. Khi chủ động về mặt thông tin và nhạy bén trước các luồng dư luận, phát ngôn chính thức của Giáo hội, nếu quy tụ và được tư vấn bởi một tập thể đoàn kết, có trí tuệ thì vẫn có thể biến nguy thành an, chuyển bại thành thắng. Chẳng hạn nhân vụ việc này, Giáo hội chính thức đưa vấn đề quản lý tăng sĩ vào chương trình nghị sự của Đại hội Phật giáo toàn quốc sắp tới. Nhất cử lưỡng tiện, tỏ rõ thiện chí, và đẹp lòng cả những người muốn đưa ra lời cảnh cáo và nhắc nhở nghiêm khắc đối với sự quản lý của Giáo hội. Một Giáo hội muốn trở thành Hộ Pháp của dân tộc, thì phải điều chỉnh mình theo hướng trong sạch ấy. Phật hoàng Trần Nhân Tông từng nói: “Tịnh Độ chính là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây Phương. Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc!”. Và nếu những người giữ vai trò quản lý nhà nước về tôn giáo, thực tâm và chân thành muốn Phật giáo được trong sạch theo cách ấy, thì vụ việc vừa xảy ra là một tín hiệu tích cực. Chúng ta cần phải bao dung với hai nhà sư kia, vì đó là sự liên đới của rất nhiều những nguyên nhân, không ai khác, chúng ta phải nhìn thẳng vào vấn đề và dũng cảm nhận trách nhiệm. http://www.traditioninaction.org/RevolutionPhotos/A231rcDeaconHomoKiss.htm (Phật Tử Việt Nam) |
Đồng chí sư này chắc cũng phải 3 sao trở lên nhỉ?vtc.vn
Sư trụ trì bị tố đánh bạc, 'kiếm trai bao': GHPG Vĩnh Long nhờ công an vào cuộc
VTC News
2 minutes
Chiều 4/9, trả lời VTC News, Thượng tọa Thích Phước Hạnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cho biết, Ban Trị sự đang nhờ công an địa phương vào cuộc điều tra vụ trụ trì chùa Long Thành, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ bị tố "chứa chấp đánh bài và hành hung người già neo đơn nuôi tại chùa, kiếm trai bao".
“Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cử ban truyền thông làm việc với Công an tỉnh Vĩnh Long và Công an huyện Long Hồ làm rõ việc đăng tải thông tin tố cáo trên mạng xã hội Facebook”, Thượng tọa Thích Phước Hạnh cho biết.
Trụ trì chùa Long Thành bị tố "đánh bài và hành hung người già neo đơn nuôi tại chùa, kiếm trai bao trên mạng". (Ảnh chụp màn hình)
Cùng ngày, Đại Đức Thích Thiện Tâm - Trụ trì Chùa Long Thành (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) cho biết, thông tin tố cáo là không đúng sự thật. Nhà chùa đã làm tờ tường trình gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long.
Theo tường trình của Đại Đức Thích Thiện Tâm, vấn đề đánh bài của “một số Tăng trong chùa” là sự việc này đã xảy ra cách đây 4 năm. Lúc này Đại Đức Thích Thiện Tâm không biết.
“Trong hình là chú Cư sĩ tên Nhựt (hiện tại chú đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM) cùng với vài chú nhỏ đang đánh bài trong dịp Tết với hình thức là vui chơi giải trí, không mang tính chất sát phạt ăn tiền”, Đại Đức Thích Thiện Tâm viết trong tường trình.
Còn về vấn đề “đánh người già đang nuôi dưỡng trong chùa và chọn trai bao”, Đại Đức Thích Thiện Tâm khẳng định đây hoàn toàn là bịa đặt, xuyên tạc, không đúng sự thật.
Đạo phật giờ đã trở thành một nơi kinh doanh rồi.Mình không rõ đạo luật tỳ kheo của đạo Phật như thế nào, nhưng quan điểm của mình thì Sư đánh bài và mua dâm thì không phải là Sư. Chùa là nơi thanh tịnh, nếu Sư muốn cuộc sống của người bình thường thì mời Sư từ bỏ chiếc áo nâu sòng và ra ngoài sống một cuộc sống bình thường.
Mình đã chứng kiến rất nhiều những Phật tử tôn sùng Sư một cách thái quá, như một Thánh sống vậy. Điều đó cũng dẫn đến hệ quả không tốt.
Thật kì lạ là khi xã hội càng phát triển, những việc này xảy ra càng nhiều. Rất nhiều ngôi chùa thay vì trùng tu để giữ sự trang nghiêm, thanh tịnh vốn có thì giờ đập đi, xây mới, dát vàng lóng lánh. Thế nhưng chùa càng to, đẹp, lộng lẫy bao nhiêu thì Phật tử càng đông bấy nhiêu. Ngẫm nghĩ, có lẽ mình trở thành một con người lạc hậu so với thời cuộc, hoặc cũng có thể quan điểm của bản thân khác với người khác.
Dễ vậy á cụ? còn phải lobby phải chạy phải bơm ác liệt mới thành trị trù đấy cụ ạ. Không khác gì ở ngoài đâuThêm vài năm nữa,có khi xin đc xuất trông coi chùa thì có khi cụ phải gọi bằng " Thầy " thật mất
giống cạnh nhà em, vợ của phật tử vào chùa đánh ghen với sư. đến là hàiChụ chì chùa gần nhà em trc cặp vs 2 phật tử. Sau hứa hẹn gì mà 2 bà đó oánh ghen um chùa lên. Đến hài
Thầy cúng thì chắc gì đã là sư.Ôi! Trước dư án em có mời ông thầy cúng về cúng xong ngồi ăn chỉ chọn ăn đùi gà, hát karaoke hay vãi luôn mà hát vịn nhớ!
Thanks cụ nhé. Còm giúp em mở mang thêmCụ nói sai.
Trong 250 giới tỳ kheo không có giới nào cấm ăn thịt cả nhưng chỉ cho phép tỳ kheo ăn tam tịnh nhục tức loại thịt không nghe tiếng kêu con vật khi bị giết, không thấy cảnh con vật đó bị giết và biết con vật đó bị giết không phải để làm thịt cho mình.
Tỳ kheo bị cấm ăn thịt do vua Lương võ Đế ở Trung Hoa đặt ra và các tỳ kheo Trung Hoa tuân thủ và truyền sang Cao ly Nhật và Bắc việt.
Còn Nam việt, Lào, Cam, Thái, Myanmar theo phật giáo nguyên thủy từ Ấn sang thì tỳ kheo được ăn thịt chỉ cần thịt tam tịnh là được
Cho nhà em có ông già bị hết tiền nên vô chùa ở, ăn mặc như người tu hành nên không biết ai gặp cũng gọi là sư. Nhưng mà đâu biết ngày thường thì đánh đề, nói bậy thôi rồi luôn. Đến nỗi người nhà còn mắc cỡ, bảo ông đừng đi chợ vì hàng xóm ai cũng biết người ta thấy lại chửi sau lưng!Có thằng cu con gần nhà em lên chùa ở làm công quả, thấy đầu trọc quàn áo nâu túi vải đeo vai trông như sư, thi thoảng gặp em gọi ê cu con đi đâu đấy, nó bảo khối người gọi em là thày đấy anh cứ đùa, ít ra cũng gọi em là nhà chùa chứ.