bác quả là chuẩn về luật, em cũng phải học tập bác thôi!
Bác mới hiểu sai vấn đề. Luật GTĐB là văn bản pháp lý cao nhất không hề quy định đường dành cho xe tải, xe khách, xe con hay xe máy, chỉ có quy định đường dành cho xe cơ giới thôi. Trên đường dành cho xe cơ giới thì xe chạy chậm hơn phải chạy làn bên trong. Một vấn đề quan trọng khác nữa mà bác hiểu sai, đó là biển chỉ dẫn chỉ là biển hướng dẫn, chứ không phải là biển bắt buộc phải thi hành (Biển phân làn là biển chỉ dẫn - Biển hình chữ nhật, còn biển hiệu lệnh - phải thi hành là biển hình tròn).Cái này cũng có chỗ kụ hiểu sai: Nếu đường có biển phân làn xe con - xe tải - xe thô sơ mà kụ đi sai làn, xe con đi vào làn xe tải, là kụ sai và xxx có quyền phạt. Luật là quy định khung,. còn các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật như Nghị định, Thông tư, Quyết định là để cụ thể hóa Luật, chúng ko được có nội dung quy định khác hoặc trên Luật nhưng được cụ thể hóa các điều khoản của Luật và vẫn phải chấp hành.
Nếu đường ko có biển phân làn thì đi như kụ là đúng Luật, xxx ko phạt được.
Chào các bác! Hôm qua em có việc phải đi Bắc Ninh, lúc quay về HN đoạn cuối đường đôi trước khi lên cầu Phù đổng em bị XXX dừng xe khi đang đi làn bên phải tốc độ 60 km/h:
XXX: Chào anh, anh đã di sai làn đường vào làn dành cho xe tải.
Em: Chào anh, Tôi đi vào làn bên phải vì tốc độ của xe tôi thấp.
XXX: Anh đã đi sai làn, đề nghị cho xem giấy tờ
Em: Tôi đã tuân thủ điều 13 của luật Giao thông đường bộ (Đưa giấy tờ và bản in luật giao thông đường bộ - Cái này em đã chẩn bị sẵn trước đó: ÐIỀU 13. SỬ DỤNG LÀN ÐƯỜNG
Trên đường có nhiều làn đường cho xe chạy cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người lái xe phải cho xe chạy trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới đi trên làn đường bên trái.
Các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ có tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.)
XXX: đọc rất chăm chú và rất lâu, em có cảm tưởng là lần đầu tiên anh ta được đọc Luật Giao Thông (anh ta còn khá trẻ) đọc xong anh ta nói: đi theo tôi và đưa giáy tờ cho 1 XXX đứng tuổi (chắc là xếp của anh ta) anh này cũng đọc rất chăm chú và rất lâu:
Em nói với XXX già: Em đã đi đúng luật đấy chứ?
XXX già: dù sao thì anh vẫn đi sai vì không theo biển phân làn
Em: Xe của em không thể đi nhanh được vì phải chở bà mẹ em, cụ nếu cứ đi nhanh là say xe (lúc đó mẹ em đang ở trong xe) anh xem nếu em cứ đi theo biển chỉ dẫn với tốc độ chậm ở làn trái thì sẽ cản trỏ giao thông đến mức nào.
XXX già: thôi lần này chúng tôi trâm trước cho anh vì chở người già lần sau chúng tôi sẽ phạt
Em: Tôi không bao giờ nộp phạt vì tôi đi đúng luật các anh đã không hiểu Luật
Em cầm giấy tờ đi mà cũng không thấy mãn nguyện vì đã thắng XXX chỉ vì buồn cho các bác XXX nhà mình quá, là những người làm luật mà không hiểu biết gì về luật pháp cả vì tất cả các biển chỉ dẫn phân làn đường cũng như các thông tư nghị định đều là các văn bản dưới luật, chúng giúp cho việc thực thi luật pháp được cụ thể hóa chứ không thể thay cho Luật được, trong trường hợp phân làn dành cho xe máy, xe tải và xe con là vì xe máy (thông thường) có tốc độ thấp hơn ô tô nên phân làn về nên phải, xe tải (thông thường) có tốc độ thấp hơn xe con nên đi làn giữa và xe con (thông thường) có tốc độ cao nhất nên được đi làn ngoài cùng bên trái, bây giờ các bác thử tưởng tượng có bác nào lái xe con chở người cao tuổi (như trường hợp của em) trẻ em hoặc đơn giản là hôm đó bác ấy không được khỏe nên không thể đi nhanh được, mà đi với vân tốc 50 km/h ở làn xe dành cho tốc độ 80 km/h? hay là bác nào có bằng A2 đi siêu xe máy Ducati với tốc độ 80 km/h ở làn trong cùng bên phải !!!!!
Em hay đi đường này ban đêm, bác nào cứ giương thẳng pha vào xe em là em không bao giờ cho vượt, xin mời bác vượt phải
Còn bác nào xin nhan trái, và chỉ nháy nháy pha vài cái là em hiểu và tự động rẽ cho bác ấy lên liền.
Em ghét nhất là bị chiếu pha vào mặt
Cụ sai chắc rồi. Ví dụ nhỏ là có biển cấm xe tải: xe con xe máy vẫn lao vào ầm ầm. Biển cấm xe con thì xe buýt vào cũng vô tư (tất nhiên là có biển phụ: xe buýt được đi vào): đấy có phải là "không hề quy định đường dành cho xe tải, xe khách, xe con hay xe máy" không ạ. Cụ chắc đã từng phóng trên đường Yên Phụ (nếu ở Hà Nội): có làn phải ngoài cùng không có dải phân cách cứng chỉ dành cho xe đạp, xe máy lao vào đó cũng ăn đòn chứ chưa nói đến xe hơi. Các tuyến đường bộ, tùy vào mặt cắt ngang mà chia làn và quy định loại phương tiện, tốc độ tại mỗi làn đó. Có tuyến đường thì chỉ 1 làn thì đi hổ lốn, có tuyến nhiều hơn 1 làn thì có biển treo trên đầu báo hiệu cho mỗi làn đó ngay. Đường 1B đoạn Bắc Ninh chỉ có một đoạn là treo biển như vậy. *** đó chắc cũng no đủ rồi nên cụ chủ thớt mới thoát thôi.Bác mới hiểu sai vấn đề. Luật GTĐB là văn bản pháp lý cao nhất không hề quy định đường dành cho xe tải, xe khách, xe con hay xe máy, chỉ có quy định đường dành cho xe cơ giới thôi. Trên đường dành cho xe cơ giới thì xe chạy chậm hơn phải chạy làn bên trong. Một vấn đề quan trọng khác nữa mà bác hiểu sai, đó là biển chỉ dẫn chỉ là biển hướng dẫn, chứ không phải là biển bắt buộc phải thi hành (Biển phân làn là biển chỉ dẫn - Biển hình chữ nhật, còn biển hiệu lệnh - phải thi hành là biển hình tròn).
Kụ xem lại giúp em, em sợ là bây giờ kụ đi thi Luật thì trượt mất, chưa nói đến thi thực hành lái.Bác mới hiểu sai vấn đề. Luật GTĐB là văn bản pháp lý cao nhất không hề quy định đường dành cho xe tải, xe khách, xe con hay xe máy, chỉ có quy định đường dành cho xe cơ giới thôi. Trên đường dành cho xe cơ giới thì xe chạy chậm hơn phải chạy làn bên trong. Một vấn đề quan trọng khác nữa mà bác hiểu sai, đó là biển chỉ dẫn chỉ là biển hướng dẫn, chứ không phải là biển bắt buộc phải thi hành (Biển phân làn là biển chỉ dẫn - Biển hình chữ nhật, còn biển hiệu lệnh - phải thi hành là biển hình tròn).
Chắc bọn ấy nó lộp tiền đường đều đặnTôi thấy xe khách chạy làn ngoài cùng thường xuyên, cả đường HN-BN, cả đường PV-CG chẳng sao cả. Xe con thì bị vịn tới tấp.
Có những cái sai nhưng mọi người đều nghiễm nhiên chấp nhận. Các bác cứ chịu khó đi hỏi những người am hiểu luật GTĐB mà xem. Tôi chắc chắn là các biển phân làn (Cả trên đường cao tốc và đường nội thành) chỉ là biển hướng dẫn. Làn dành cho xe tải, xe máy không hề cấm xe con đi vào đấy và ngược lại. Bác nào bảo xe tải phải đi làn bên trong, xe con phải đi làn bên ngoài là chưa hiểu luật, là trúng bẫy của công an. Bác chủ topic là người rất hiểu luật đấy, tuy nhiên không phải bao giờ cũng cãi được công an đâu, nhất là trong trường hợp công an thật sự không hiểu luật, khiếu nại xong cũng đứt hơi.Cụ sai chắc rồi. Ví dụ nhỏ là có biển cấm xe tải: xe con xe máy vẫn lao vào ầm ầm. Biển cấm xe con thì xe buýt vào cũng vô tư (tất nhiên là có biển phụ: xe buýt được đi vào): đấy có phải là "không hề quy định đường dành cho xe tải, xe khách, xe con hay xe máy" không ạ. Cụ chắc đã từng phóng trên đường Yên Phụ (nếu ở Hà Nội): có làn phải ngoài cùng không có dải phân cách cứng chỉ dành cho xe đạp, xe máy lao vào đó cũng ăn đòn chứ chưa nói đến xe hơi. Các tuyến đường bộ, tùy vào mặt cắt ngang mà chia làn và quy định loại phương tiện, tốc độ tại mỗi làn đó. Có tuyến đường thì chỉ 1 làn thì đi hổ lốn, có tuyến nhiều hơn 1 làn thì có biển treo trên đầu báo hiệu cho mỗi làn đó ngay. Đường 1B đoạn Bắc Ninh chỉ có một đoạn là treo biển như vậy. *** đó chắc cũng no đủ rồi nên cụ chủ thớt mới thoát thôi.
Đúng là bây giờ thi lại thì có thể trượt thật, nhưng tôi vấn muốn bác phân biệt được hai loại biển, Biển chỉ dẫn và Biển hiệu lệnh (Biển hình chữ nhật và biển hình tròn)Kụ xem lại giúp em, em sợ là bây giờ kụ đi thi Luật thì trượt mất, chưa nói đến thi thực hành lái.
Nói ví dụ với các biển chỉ dẫn (mờ cụ gọi là hướng dẫn) số 403a và 403b thì cụ giải thích đúng theo Luật GTĐB dư lào *-)Có những cái sai nhưng mọi người đều nghiễm nhiên chấp nhận. Các bác cứ chịu khó đi hỏi những người am hiểu luật GTĐB mà xem. Tôi chắc chắn là các biển phân làn (Cả trên đường cao tốc và đường nội thành) chỉ là biển hướng dẫn. Làn dành cho xe tải, xe máy không hề cấm xe con đi vào đấy và ngược lại. Bác nào bảo xe tải phải đi làn bên trong, xe con phải đi làn bên ngoài là chưa hiểu luật, là trúng bẫy của công an. Bác chủ topic là người rất hiểu luật đấy, tuy nhiên không phải bao giờ cũng cãi được công an đâu, nhất là trong trường hợp công an thật sự không hiểu luật, khiếu nại xong cũng đứt hơi.
Bác nói như bên trên là bác vẫn chưa hiểu đúng luật. Đường cấm xe tải không có nghĩa là đường dành cho xe con. Đường cẫm ô tô cũng không có nghĩa là đường dành cho xe máy. Tôi nhắc lại là trong Luật GTĐB không phân biệt đường dành cho các loại xe cơ giới khác nhau.
Ý nghĩa của biển thì quá rõ rồi. Biển 403a là biển chỉ dẫn đường dành cho ô tô, nhưng xe máy vẫn có thể đi vào được. Với biển hiệu lệnh thì lại khác hẳn, ví dụ biển 304. Đây là biển chỉ đường dành cho xe thô sơ và xe súc vật kéo, các loại xe khác không được phép đi vào. Xe thô sơ, xe súc vật kéo bắt buộc phải đi vào đường này.Nói ví dụ với các biển chỉ dẫn (mờ cụ gọi là hướng dẫn) số 403a và 403b thì cụ giải thích đúng theo Luật GTĐB dư lào *-)