Về luật thì xe máy sai rồi. Chỉ có điều ở VN thì luật đôi khi được áp dụng lung tung, lộn xộn. ở Tây khi tai nạn xảy ra, nó sẽ áp luật trước. Ai sai thì phải đền.
Còn khi đã tham gia giao thông, thì Tây hay ta đều phải “an toàn đặt lên hàng đầu”. Bọn Tây nó dạy mấy điều sau đây khi tham gia giao thông chúng ta nên học:
1. Allowing mistake of others - sẵn sàng chấp nhận lỗi sai của người khác. Ở đây chấp nhận không phải là thằng mắc lỗi sẽ đúng. Mà nếu thấy nó mắc lỗi, mình tránh hay ngăn ngừa được thì cần tránh. Cái khác nhau giữa VN và Tây là ở Tây. Trong trường hợp này, mình ko tránh & tai nạn xảy ra thì lỗi vẫn 100% là của thằng mắc lỗi kia. Ví dụ mình nhìn thấy thằng cướp đường của mình, mình phi lên và đâm nó - ra toà lỗi vẫn của thằng kia 100% (dù trong thâm tâm mình biết, mình có thể phanh được, chỉ là vì ghét nên đâm thôi). Còn ở VN, mình vẫn bị tính lỗi “qua ngã 3-4 ko giảm tốc, thiếu quan sát, ko làm chủ tốc độ). Ý nghĩa thứ 2 của ‘allowing mistake of others” đó là chấp nhận người khác mắc lỗi thì khi đã ‘allow’ rồi, thì đừng có ‘tức tối, bực dọc, cay cú, trả đũa…’. Mày có thể report lại & hãy đừng để việc đó ảnh hưởng đến việc lái xe, tâm lý & an toàn của mình. Cái từ ‘allowing’ nó hay vậy đó.
2. Identify & predict potential hazards on road - Phải xác định & dự đoán được rủi ro tiềm năng trong các tình huống khi tham gia giao thông. Cái này bây giờ được các nước dựng thành các videos tình huống và cho vào các bài thi lý thuyết. Phần này trở thành phần khó nhất trong các bài thi lý thuyết. Nó khó vì để xác định được rủi ro tiền năng, thì cần thời gian & kinh nghiệm. Nó gọi là hazard perception test. Các bác có thể dùng từ khoá này để tìm trên youtube, để xem các nước họ dạy cách xác định tình huống nguy hiểm & xử lý ntn.
Ở đây, về luật CX5 ko sai và có thể đâm thẳng vào xe máy mà không bị truy trách nhiệm (nếu ở nước ngoài) nhưng đều phạm phải 2 lỗi cơ bản ở trên.