Thưa cụ tôi quá hiểu cái này. Nhưng sao phải khổ đi làm cái thằng giơ đầu chịu báng, tự hào gì khi đánh nhau với hết thằng này thằng nọ xong ko đòi đc đồng chiến phí nào? Phe đồng minh thắng ww2 nó thu tài sản ăn mãi ko hết đó thưa cụ. gược lại bị chèn ép, cấm vận đến khổ sở còn lâu hơn cả thời chiến tranh. Cái thời bao cấp bị cấm vận nó làm đạo đức xuống cấp tới nỗi giờ đời sống vật chất có khá hơn mà vẫn chưa gánh lại phần đạo đức đi xuống.
còn cụ luôn nghĩ VN đi đầu thì mời xem lại Indonesia và Ấn độ giành độc lập ntn.
Phe đồng minh thắng ww2 nó thu tài sản ăn mãi ko hết đó thưa cụ.
Tôi qua điểm ko phải me tây, nhưng phải nói khách quan là trước đến giờ chúng ta luôn “máu chiến”.
bài học đến đời này mới đúc kết ra là ngoại giao cây tre thì bọn Thái nó chơi ngoại giao cây sậy từ năm nao rồi?
Nói như vậy, cụ đọc sử nhưng chưa để ý kỹ rồi: Indonesia là thuộc địa của Hà lan, Ấn độ là thuộc địa của Anh, Việt nam là thuộc địa của Pháp.
Sau WW2 Mỹ kêu gọi các nước ph Tây trao trả độc lập cho các thuộc địa và làm gương bằng việc trao trả độc lập cho Philippines năm 1946. Anh nghe theo, nhưng Hà lan và Pháp không theo. Cả Hà lan và Pháp đều quay lại chiếm giữ thuộc địa năm 1946.
Về Indonesia thì không chỉ cụ mà nhiều cụ khác cũng có những hiểu lầm rất lớn. Sự giành độc lập của nước này sau WW2 không hề diễn ra 1 cách hòa bình. Tôi điểm những mốc chính:
- 17/8/1945, Indonesia tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa Indonesia với Sukarno là Tổng thống và Hatta là Phó TT.
- Tháng 3/1946, quân đội Hà lan núp bóng quân Anh bắt đầu quay lại Indonesia, tuyên bố lập lại quyền quản chế với toàn bộ lãnh thổ Indonesia.
- Người Indonesia nổi dậy chống lại. Các cuộc xung đột cỡ nhỏ ở Jakarta chết khoảng 7.000 đến 12 ngàn người khoảng giữa năm 1946. Nhưng cuối cùng người Indo không bảo vệ được thủ đô và phải rút khỏi Jakarta (khá giống cuộc chiến Hà nội 1946 của VN).
- Quân đội Hà lan (khoảng 60 ngàn) kéo vào Jakarta và bắt đầu lấn ra xung quanh. Để thiết lập lại quyền cai trị, Hà lan đã bắt giam các lãnh đạo Indonesia và ném bom các thành phố lớn khác (Palembang, Medan). Thiệt hại về người của Indonesia được báo là "hàng ngàn".
- Người Hà lan thành lập được quyền thống trị ở Jakarta và các thành phố chính, nhưng không vươn tay được tới nông thôn. Không có chiến tranh lớn nhưng có các cuộc xung đột dai dẳng và liên tục.
- Đóng vai trò lớn trong việc kết thúc chế độ thuộc địa ở Indo là người Anh. Với sự trung gian của Anh, lãnh đạo cách mạng Indo và người Hà lan đã ký Thỏa ước Lingadjati cuối 1946, xác nhận Indo sẽ trở thành 1 liên bang nửa độc lập từ ngày 1/1/1949 với Hoàng gia Hà lan nắm quyền tối cao (hơi giống Tạm ước 6/3/1946 giữa VN và Pháp).
- Nhưng ngày 20/7/1947, Hà lan đã xé bỏ thỏa ước (Y như quân Pháp ở VN). 120 ngàn quân Hà lan đánh chiếm sâu các vùng ở Java và Sumatra. Chính quyền cách mạng và quân Indonesia bại trận, chạy trốn khắp nơi.
- Mỹ đã việt trợ cho Hà lan 1 tỉ USD trong Kế hoạch Marshall, nhưng Hà lan đã chi khoảng nửa số đó cho chiến dịch chiếm lại Indonesia. VIệc này làm Mỹ rất không hài lòng và gây sức ép với Hà lan chuyển giao độc lập cho Indonesia.
- Sau khi thua trận, người Indo lấy lại tinh thần và bắt đầu phản công. Hà lan phải rút khỏi các vùng nông thôn và 1 số thành phố nhỏ.
- Cuối cùng, nhờ sức ép của Mỹ (với hứa hẹn tăng viện trợ Marshall), Anh và cả Liên hợp quốc mà Hà lan đã chấp nhận rút khỏi Indonesia. Và nước Công hòa Indonesia được thành lập vào cuối năm 1950.
- Cuộc chiến giành độc lập của người Indonesia. Thiệt thại về người phía Indo: khoảng 50 ngàn lính và 100 ngàn dân. Phía Hà lan: hơn 3 ngàn lính. Kể cả phía Anh cũng thiệt hại hơn 900 lính.
Cụ chịu khó đọc để thấy rằng: Người Indo đã giành độc lập bằng máu và 1 chút may mắn lịch sử, chứ hoàn toàn không phải Hà lan tự nguyện trao trả độc lập. Còn Pháp thì ngay từ đầu đã tuyên bố với Mỹ là không từ bỏ thuộc địa, thậm chí còn ám chỉ nếu Mỹ ép quá là Pháp sẽ quay sang liên kết với Liên xô. Vì thế mà Mỹ phải nhượng bộ Pháp trong việc chiếm lại thuộc địa. Hà lan, vì không có thế và lực như Pháp nên không gây sức ép ngược được cho Mỹ, và phải chấp nhận rút khỏi Indonesia.
Xem thế để hiểu 1 cách rõ ràng rằng: Nếu cứ ngồi chờ ban ơn từ bên ngoài thì hoàn toàn không có chuyện Pháp tự nguyện trao trả độc lập cho Việt nam.