[Funland] oil vs. shale oil

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Ngày hôm nay Hằng Đại đã trả được 15 triệu trump cho trái chủ trong nước, thế nhưng tới lúc này thì trái chủ nước ngoài vẫn như đứng trên đống lửa như ngồi đống than vì chả thu được xu lãi nào. Chờ xem vài hôm nữa ra sao, nhất là cái hạn 189 triệu trump hôm 29/10
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Ngày hôm nay Hằng Đại đã trả được 15 triệu trump cho trái chủ trong nước, thế nhưng tới lúc này thì trái chủ nước ngoài vẫn như đứng trên đống lửa như ngồi đống than vì chả thu được xu lãi nào. Chờ xem vài hôm nữa ra sao, nhất là cái hạn 189 triệu trump hôm 29/10
Rất khó trả, vì đã chôn vốn (vay, trái phiếu) vào rất nhiều thị trấn ma. Ko thể lấy thị trấn ma ra trả trai phiếu được. Trừ khi nhà nước cứu, trả thay.

 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Biên lợi nhuận lọc dầu tăng trở lại mức trước khủng hoảng
Bởi Tsvetana Paraskova - 20 tháng 10 năm 2021, 10:30 sáng CDT
Đầu tháng này, tỷ suất lợi nhuận của nhà máy lọc dầu phức hợp Singapore, chỉ số chính về khả năng sinh lời ở châu Á, đã vượt quá 8 USD / thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2019, theo dữ liệu của Refinitiv Eikon được Reuters trích dẫn.

Biên lợi nhuận của nhà máy lọc dầu ở Tây Bắc Châu Âu đạt mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái, vượt 9 USD / thùng vào tuần trước. Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu ở Bờ Vịnh Hoa Kỳ đã tăng gần gấp ba lần trong năm qua lên khoảng 14 USD / thùng.

Tỷ suất lợi nhuận của gasoil ở châu Á đã tăng khoảng 60% kể từ tháng trước và trở thành nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận của nhà máy lọc dầu, vượt xa xăng dầu, các thương nhân và nhà phân tích nói với Reuters vào tuần trước.


Vừa mớiđạt mức tránh khỏi chếtđói mà mediađã tung hôầmĩ. Khi nào biên lợi nhuận lọc xăngđạt 20 trump/thùng thì hãy kể. Màđó là phần nhỏ nhất trong chiếc bánh lợi nhuận, miếng to thuộc về các sản phẩm của phầnđuôi kéo dài như nhựa hạt, dung môi, chất thơm .... vì chúng cho biên lợi nhuậnđạt 40-100 trump/thùng. Té ra ko chỉđội lái BSR sốt ruột mà tổ lái các mã tươngứng trên sàn quốc tế cũng vậy. Khi nào thấy cửa hàng nhựa niêm yết tăng giá thì cứ vô tư mua BSR, bởi mảngđó mới chiếm phần sư tử trong rổ lãi nhà BSR.

Ngày 12/5/2021 giá than vượt 1200 CNY/tấn, Cải phát ủy vội túm đầu mấy ông mỏ than lại ngồi chung với nhà máy điện rồi đẻ ra cái gọi là "trường hiệp môi" - hợp đồng cung ứng than dài hạn với giá không vượt quá 590 CNY/tấn. Dưới dâm uy của Cải Phát Ủy, các mỏ than bấm bụng bán 50% sản lượng hợp đồng theo giá đó. Thế nhưng một nửa nhu cầu còn lại của các nhà máy điện thì xin ra chợ làng mà mua.

Do đó các nhà máy điện chỉ mua được lượng than dè xẻn, ăn mãi vào dự trữ cũng tới ngày cụt sạch nên buộc lòng đi vơ vét hàng. Chỉ chờ có thế, giá chợ tăng vù vù có lúc lên tới 3000 CNY/tấn, quá đủ để gỡ gạc lại phần phải bán rẻ như cho kia. Rốt cuộc dẫn tới thiếu điện trên diện rộng.

Ngày 19/10/2021, Cải Phát Ủy lại tận dụng 1 điều khoản về các trường hợp đặc biệt trong Luật Giá để đề ra giá trần của than. Tuy nhiên mấu chốt vẫn là tăng cung. Mặc dù từ tháng 8 Cải Phát Ủy đã bật đèn xanh cho Nội Mông và các địa phương sử dụng qui trình ngắn khi cấp phép cho hàng trăm mỏ than mới, nhưng sản lượng chưa tăng ngay được. Đơn giản là cho dù làm đường hầm hay bóc đi vài trăm mét lớp đất bề mặt thì đều cần tối thiểu 6 tháng.

Vậy nên cung than của trung quốc chỉ tăng sau quí 1/2022 trừ khi quay lại nhập khẩu than Úc. Giá than chỉ mới ngừng tăng chứ chưa quay đầu nhảy vực
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Rất khó trả, vì đã chôn vốn (vay, trái phiếu) vào rất nhiều thị trấn ma. Ko thể lấy thị trấn ma ra trả trai phiếu được. Trừ khi nhà nước cứu, trả thay.

Nhà thấy nghĩ câu chuyện không phải ở thị trấn ma. Những thị trấn này đa phần là bán hết rồi, người mua đã trả tiền cho Evergrand, trong khi Evergrand nhẽ ra thay vì dùng tiền này để hoàn thiện theo tiến độ thì lại vác đi đầu tư mua miếng đất khác. Hiện tại có tới 200.000 căn nhà/căn hộ Evergrand đang ở trạng thái "dở dang", chưa hoàn thiện nên chưa có giấy tờ cho người mua mặc dù tiền đã nhận của người ta rồi. Cụ nào ở bên China kiểm tra xem bên đó quy định tiến độ thu tiền so với tiến độ xây dựng thế nào (ở VN xây phải nhiều hơn thu).

Vấn đề của Evergrand là dùng dòng tiền ngắn hạn để đầu tư BĐS, và giờ BĐS giảm hoặc chậm giao dịch thì đứt thôi.
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Vừa mớiđạt mức tránh khỏi chếtđói mà mediađã tung hôầmĩ. Khi nào biên lợi nhuận lọc xăngđạt 20 trump/thùng thì hãy kể. Màđó là phần nhỏ nhất trong chiếc bánh lợi nhuận, miếng to thuộc về các sản phẩm của phầnđuôi kéo dài như nhựa hạt, dung môi, chất thơm .... vì chúng cho biên lợi nhuậnđạt 40-100 trump/thùng.
Không rõ mợ lấy mấy số này ở đâu mà cao thế?
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Tại sao nền kinh tế ngày nay có thể xử lý dầu ở mức 100 đô la một thùng hoặc cao hơn
Bởi Tommy Wilkes và Sujata Rao
Ngày 21 tháng 10 năm 20219:56 CH +07
Cường độ dầu - lượng dầu tiêu thụ trên một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội - giảm 56% từ năm 1973 đến năm 2019, theo Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia.

Vì vậy, nếu vào năm 1973, chỉ cần dưới một thùng dầu để tạo ra sản lượng kinh tế 1.000 đô la, thì con số đó đã giảm xuống dưới nửa thùng.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley lưu ý rằng gần đây vào năm 2010, hơn 75 lít dầu đã được tiêu thụ trên 1.000 USD GDP toàn cầu - ngày nay là 65 lít.

Người dùng cuối như người lái xe ô tô vẫn phụ thuộc vào xăng dầu nhưng nhờ những tiến bộ công nghệ, trung bình một chiếc ô tô ở Mỹ đạt 25 dặm / gallon so với 13 dặm vào năm 1975.

Kể từ đầu năm 2011, chứng khoán toàn cầu đã tăng 125% (.MIWD00000PUS) , các thành phố lớn đã chứng kiến mức tăng giá nhà hai hoặc ba con số nhưng giá dầu Brent tương lai giảm 10%.

Các nhà phân tích của BofA cho biết giá dầu trong lịch sử trở thành vấn đề khi chi phí năng lượng vượt quá 8,8% GDP toàn cầu, mức được thấy lần cuối vào năm 2008, các nhà phân tích của BofA cho biết.

Kể từ ngày 8 tháng 10 khi ghi chú của họ được gửi đi, thị phần năng lượng là 5,6%, họ viết. Vì vậy, chi phí năng lượng tổng thể sẽ cần phải tăng thêm 60% nữa để đạt đến ngưỡng.

Thị phần của dầu mỏ trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu đã giảm xuống còn 29% từ khoảng 50% trong những năm 1970, khi việc sử dụng khí đốt tự nhiên và các nguồn tái tạo ngày càng tăng.


Bởi vì giá oil đang đi đúng kịch bản, nênchúng ta dự định WTI chưa vượt 85 trump/thùng thì ko nói về giá oil. Tuy nhiên lâu lắm mới thấy bài báo chất lượng thế này nên đành phá lệ.Bài báo nêu rõ 2 trụ cột tác động của giá oil cao: mức tiêu hao dầu cần thiết để tạo ra thu nhập GDP 1000 trump và ngưỡng chi tiêu cho năng lượng trong rổ tài chính của các gia đình.

Do lúc này than và khí đắt hơn oil nên giá oil có tăng nữa thì người ta cũng chả trốn đi chỗ khác được, và WTI còn có thể tăng 60% nữa lên 130 trump/thùng mà vẫn chưa ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Vượt ngưỡng đó nền kinh tế mới ngấm tác động oil cao
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
Biên lợi nhuận lọc dầu tăng trở lại mức trước khủng hoảng
Bởi Tsvetana Paraskova - 20 tháng 10 năm 2021, 10:30 sáng CDT
Đầu tháng này, tỷ suất lợi nhuận của nhà máy lọc dầu phức hợp Singapore, chỉ số chính về khả năng sinh lời ở châu Á, đã vượt quá 8 USD / thùng, mức cao nhất kể từ tháng 9/2019, theo dữ liệu của Refinitiv Eikon được Reuters trích dẫn.

Biên lợi nhuận của nhà máy lọc dầu ở Tây Bắc Châu Âu đạt mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái, vượt 9 USD / thùng vào tuần trước. Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, tỷ suất lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu ở Bờ Vịnh Hoa Kỳ đã tăng gần gấp ba lần trong năm qua lên khoảng 14 USD / thùng.

Tỷ suất lợi nhuận của gasoil ở châu Á đã tăng khoảng 60% kể từ tháng trước và trở thành nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận của nhà máy lọc dầu, vượt xa xăng dầu, các thương nhân và nhà phân tích nói với Reuters vào tuần trước.


Vừa mớiđạt mức tránh khỏi chếtđói mà mediađã tung hôầmĩ. Khi nào biên lợi nhuận lọc xăngđạt 20 trump/thùng thì hãy kể. Màđó là phần nhỏ nhất trong chiếc bánh lợi nhuận, miếng to thuộc về các sản phẩm của phầnđuôi kéo dài như nhựa hạt, dung môi, chất thơm .... vì chúng cho biên lợi nhuậnđạt 40-100 trump/thùng. Té ra ko chỉđội lái BSR sốt ruột mà tổ lái các mã tươngứng trên sàn quốc tế cũng vậy. Khi nào thấy cửa hàng nhựa niêm yết tăng giá thì cứ vô tư mua BSR, bởi mảngđó mới chiếm phần sư tử trong rổ lãi nhà BSR.

Ngày 12/5/2021 giá than vượt 1200 CNY/tấn, Cải phát ủy vội túm đầu mấy ông mỏ than lại ngồi chung với nhà máy điện rồi đẻ ra cái gọi là "trường hiệp môi" - hợp đồng cung ứng than dài hạn với giá không vượt quá 590 CNY/tấn. Dưới dâm uy của Cải Phát Ủy, các mỏ than bấm bụng bán 50% sản lượng hợp đồng theo giá đó. Thế nhưng một nửa nhu cầu còn lại của các nhà máy điện thì xin ra chợ làng mà mua.

Do đó các nhà máy điện chỉ mua được lượng than dè xẻn, ăn mãi vào dự trữ cũng tới ngày cụt sạch nên buộc lòng đi vơ vét hàng. Chỉ chờ có thế, giá chợ tăng vù vù có lúc lên tới 3000 CNY/tấn, quá đủ để gỡ gạc lại phần phải bán rẻ như cho kia. Rốt cuộc dẫn tới thiếu điện trên diện rộng.

Ngày 19/10/2021, Cải Phát Ủy lại tận dụng 1 điều khoản về các trường hợp đặc biệt trong Luật Giá để đề ra giá trần của than. Tuy nhiên mấu chốt vẫn là tăng cung. Mặc dù từ tháng 8 Cải Phát Ủy đã bật đèn xanh cho Nội Mông và các địa phương sử dụng qui trình ngắn khi cấp phép cho hàng trăm mỏ than mới, nhưng sản lượng chưa tăng ngay được. Đơn giản là cho dù làm đường hầm hay bóc đi vài trăm mét lớp đất bề mặt thì đều cần tối thiểu 6 tháng.

Vậy nên cung than của trung quốc chỉ tăng sau quí 1/2022 trừ khi quay lại nhập khẩu than Úc. Giá than chỉ mới ngừng tăng chứ chưa quay đầu nhảy vực
Xin lỗi cụ nhé. Nhập than từ Úc đại lợi 120 triệu tấn/năm chẳng giải quyết được gì so với trên 4 tỷ tấn tiêu thụ mỗi năm. Nghe đồn là cụ trên thông thiên văn, dưới tường địa lý mà sao vấn đề này lại hiểu biết quá sơ sài vậy.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Xin lỗi cụ nhé. Nhập than từ Úc đại lợi 120 triệu tấn/năm chẳng giải quyết được gì so với trên 4 tỷ tấn tiêu thụ mỗi năm. Nghe đồn là cụ trên thông thiên văn, dưới tường địa lý mà sao vấn đề này lại hiểu biết quá sơ sài vậy.
Dạ, em ko dám nhận mấy chữ trên thông thiên văn ạ. Ở trong diễn đàn này có đầy rẫy cao thủ xứng với 4 chữ ấy chứ ko phải em. Cứ xem có bất kì việc gì xảy ra là các cao thủ đó liền lập tức có trích ngang lí lịch của các nhân vật dính vô vụ việc, rồi các tình tiết sự cố được tả lại cụ thể khiến em phải phục lăn ạ.

Mặc dù trung quốc mọi khi chỉ nhập trên 120 triệu tấn than từ Úc, nhưng ý nghĩa vô cùng nhớn. Vấn đề là thiên tử trót hứa trả lại bầu trời xanh cho dân chúng trung quốc nên các quan chức cấp tỉnh Bộ trở xuống phải cố gắng làm đẹp mặt rồng.

Vấn đề ở đây là sản lượng than trung quốc là 4 tỷ tấn, nhưng mức ô nhiễm thì 1 tấn than trung quốc gấp 3 lần, 5 lần thậm chí 10 lần than Úc. Muốn giảm mức ô nhiễm thì người ta chỉ có cách trộn than Úc vào rồi đốt thì mới xong. Nếu ko trộn thì sao? Có câu rằng " môi trường là của toàn dân, nhưng cái ghế là của tao" hay " người ít đuýt nhiều". Nếu xả ô nhiễm vượt mức là bay ghế cho nên các quan thà rằng ko đốt than , thà rằng thiếu điện chứ nhất quyết ko chịu để mình về vườn chỉ vì ko có than Úc pha trộn vào.

Tất nhiên muốn cho đỡ phô thì người ta phải đẩy giá than lên để có cớ thoát tội đã khiến toàn dân chịu cảnh " sử dụng điện có trật tự" tức là mất điện luân phiên. Chả lẽ lại đổ tội vì thiên tử cấm nhập than Úc nên bề tôi phải xoay xở à?

Túm váy lại: trên có chính sách ( cấm nhập khẩu than Úc), dưới có đối sách ( cắt điện vì thiêu than)
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
Vấn đề ở đây là sản lượng than trung quốc là 4 tỷ tấn, nhưng mức ô nhiễm thì 1 tấn than trung quốc gấp 3 lần, 5 lần thậm chí 10 lần than Úc. Muốn giảm mức ô nhiễm thì người ta chỉ có cách trộn than Úc vào rồi đốt thì mới xong.
Cụ có nguồn nào dẫn chứng cho việc Trung Quốc phải trộn 120 triệu tấn than của Úc với 3,7 tỷ tấn than của họ và 180 triệu tấn nhập từ nguồn khác (trích từ câu “nhưng mức ô nhiễm thì 1 tấn than trung quốc gấp 3 lần, 5 lần thậm chí 10 lần than Úc. Muốn giảm mức ô nhiễm thì người ta chỉ có cách trộn than Úc vào rồi đốt thì mới xong”). Làm việc trong lĩnh vực kinh tế cần loại bỏ khỏi đầu những điều mà báo chí 3 xu vẽ ra với thông tin dịch lại từ báo chí phương Tây với xu hướng bài Trung đầy cảm tính. Tôi chưa hình dung ra việc phối trộn kiểu gì giữa 120 triệu tấn than Úc với 3,7 tỷ tấn họ tự sản xuất và 180 triệu tấn nhập khẩu từ nguồn khác khi mà than Úc trước đây chủ yếu nhập về miền nam Trung Quốc, trong khi trung tâm khai thác than của Trung Quốc là ở miền bắc.

Bên cạnh đó, lưu ý rằng trong 120 triệu tấn than năm 2019 đó thì 2/3 là than mỡ/than luyện cốc (coking coal) để luyện than cốc luyện kim (metallurgical coke, chủ yếu dùng trong lò cao để luyện gang luyện thép hay gang đúc, với một lượng nhỏ hơn rất nhiều lần dùng trong luyện kim màu như luyện kẽm, thiếc bằng công nghệ khử oxit bằng than cốc cám hạt nhỏ dưới 25 mm), nhưng hiện nay 80 triệu tấn than mỡ từ Úc đã được thay thế hoàn toàn bằng nguồn than mỡ từ Nga, Mông Cổ, Canada và Mỹ và chỉ 40 triệu tấn còn lại là than nhiệt (thermal coal). Biết rằng Trung Quốc hiện nay sản xuất khoảng 1 tỷ tấn thép thô (crude steel) mỗi năm, trong đó khoảng 90% dùng công nghệ lò cao thì lượng than cốc họ cần dùng khoảng 360 triệu tấn/năm (tương đương ~600 triệu tấn than mỡ/năm) nhưng tổng lượng than cốc họ sản xuất hiện nay là ~480 triệu tấn/năm, đồng nghĩa với việc Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu than cốc lớn nhất thế giới, với lượng xuất khẩu tới 120 triệu tấn/năm - trong khi nhu cầu toàn thế giới về than cốc luyện kim (cỡ hạt 25-90 mm, với hạt tới 120 mm dùng trong luyện gang đúc) trong sản xuất sắt thép khoảng 520 triệu tấn (trung bình cả thế giới 70% sản lượng sắt thép sản xuất bằng công nghệ lò cao), nghĩa là phần còn lại của thế giới chỉ sản xuất được trên 40 triệu tấn than cốc một chút.
Vấn đề thiếu điện của Trung Quốc thì không mới, họ luôn ở tình trạng đói năng lượng trong nhiều năm nay do tốc độ tiêu thụ điện năng tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng sản xuất điện và trên thực tế họ là nhà nhập khẩu điện ròng. Khoảng 60-65% điện năng của Trung Quốc là từ nhiệt điện than nhưng nhiều năm nay lại theo đuổi chính sách năng lượng xanh và tái tạo nên dòng tiền đầu tư cho khai thác than cũng như nhiệt điện bị cắt giảm. Trong bối cảnh giá than năm 2021 tăng rất nhanh, ví dụ giá than nhiệt Q5500 ngày 4/1/2021 tại cảng Tần Hoàng Đảo là 686 CNY/tấn nhưng ngày 22/10/2021 đã là 1.220 CNY/tấn, tăng 78% trong khi mãi gần đây chính quyền Trung Quốc mới cho nới biên độ dao động tăng giá điện lên 20% để cố gắng duy trì lạm phát ở mức thấp thì các nhà máy nhiệt điện chẳng có lý do gì phải chạy hết công suất cả vì càng chạy càng lỗ. Điện từ dầu và hơi đốt cũng ở hoàn cảnh tương tự - do hơi đốt và dầu cũng tăng giá mạnh, còn điện gió và điện mặt trời thì năm nay lại càng tồi tệ, với công suất sụt giảm khủng khiếp. Đây mới là lý do chính cho cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc chứ không phải vì có hay không có 120 triệu tấn than của Úc. Cá nhân tôi thì cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng này ảnh hưởng tới toàn thế giới chứ không riêng gì Trung Quốc. Các quốc gia đang thu lợi từ việc này là những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào - trong đó bao gồm các loại tài nguyên như than, dầu, hơi đốt v.v., nhưng sớm hay muộn thì họ cũng sẽ phải gánh chịu do giá thành sản xuất hàng hóa tiêu dùng tăng lên thì sản phẩm đầu ra cũng phải tăng giá và cả thế giới này có lẽ đang ở giai đoạn đầu của một sóng Kondratiev mới, với mặt bằng giá cả mới cao hơn sẽ được thiết lập.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Cụ có nguồn nào dẫn chứng cho việc Trung Quốc phải trộn 120 triệu tấn than của Úc với 3,7 tỷ tấn than của họ và 180 triệu tấn nhập từ nguồn khác (trích từ câu “nhưng mức ô nhiễm thì 1 tấn than trung quốc gấp 3 lần, 5 lần thậm chí 10 lần than Úc. Muốn giảm mức ô nhiễm thì người ta chỉ có cách trộn than Úc vào rồi đốt thì mới xong”). Làm việc trong lĩnh vực kinh tế cần loại bỏ khỏi đầu những điều mà báo chí 3 xu vẽ ra với thông tin dịch lại từ báo chí phương Tây với xu hướng bài Trung đầy cảm tính. Tôi chưa hình dung ra việc phối trộn kiểu gì giữa 120 triệu tấn than Úc với 3,7 tỷ tấn họ tự sản xuất và 180 triệu tấn nhập khẩu từ nguồn khác khi mà than Úc trước đây chủ yếu nhập về miền nam Trung Quốc, trong khi trung tâm khai thác than của Trung Quốc là ở miền bắc.

Bên cạnh đó, lưu ý rằng trong 120 triệu tấn than năm 2019 đó thì 2/3 là than mỡ/than luyện cốc (coking coal) để luyện than cốc luyện kim (metallurgical coke, chủ yếu dùng trong lò cao để luyện gang luyện thép hay gang đúc, với một lượng nhỏ hơn rất nhiều lần dùng trong luyện kim màu như luyện kẽm, thiếc bằng công nghệ khử oxit bằng than cốc cám hạt nhỏ dưới 25 mm), nhưng hiện nay 80 triệu tấn than mỡ từ Úc đã được thay thế hoàn toàn bằng nguồn than mỡ từ Nga, Mông Cổ, Canada và Mỹ và chỉ 40 triệu tấn còn lại là than nhiệt (thermal coal). Biết rằng Trung Quốc hiện nay sản xuất khoảng 1 tỷ tấn thép thô (crude steel) mỗi năm, trong đó khoảng 90% dùng công nghệ lò cao thì lượng than cốc họ cần dùng khoảng 360 triệu tấn/năm (tương đương ~600 triệu tấn than mỡ/năm) nhưng tổng lượng than cốc họ sản xuất hiện nay là ~480 triệu tấn/năm, đồng nghĩa với việc Trung Quốc cũng là nhà xuất khẩu than cốc lớn nhất thế giới, với lượng xuất khẩu tới 120 triệu tấn/năm - trong khi nhu cầu toàn thế giới về than cốc luyện kim (cỡ hạt 25-90 mm, với hạt tới 120 mm dùng trong luyện gang đúc) trong sản xuất sắt thép khoảng 520 triệu tấn (trung bình cả thế giới 70% sản lượng sắt thép sản xuất bằng công nghệ lò cao), nghĩa là phần còn lại của thế giới chỉ sản xuất được trên 40 triệu tấn than cốc một chút.
Vấn đề thiếu điện của Trung Quốc thì không mới, họ luôn ở tình trạng đói năng lượng trong nhiều năm nay do tốc độ tiêu thụ điện năng tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng sản xuất điện và trên thực tế họ là nhà nhập khẩu điện ròng. Khoảng 60-65% điện năng của Trung Quốc là từ nhiệt điện than nhưng nhiều năm nay lại theo đuổi chính sách năng lượng xanh và tái tạo nên dòng tiền đầu tư cho khai thác than cũng như nhiệt điện bị cắt giảm. Trong bối cảnh giá than năm 2021 tăng rất nhanh, ví dụ giá than nhiệt Q5500 ngày 4/1/2021 tại cảng Tần Hoàng Đảo là 686 CNY/tấn nhưng ngày 22/10/2021 đã là 1.220 CNY/tấn, tăng 78% trong khi mãi gần đây chính quyền Trung Quốc mới cho nới biên độ dao động tăng giá điện lên 20% để cố gắng duy trì lạm phát ở mức thấp thì các nhà máy nhiệt điện chẳng có lý do gì phải chạy hết công suất cả vì càng chạy càng lỗ. Điện từ dầu và hơi đốt cũng ở hoàn cảnh tương tự - do hơi đốt và dầu cũng tăng giá mạnh, còn điện gió và điện mặt trời thì năm nay lại càng tồi tệ, với công suất sụt giảm khủng khiếp. Đây mới là lý do chính cho cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc chứ không phải vì có hay không có 120 triệu tấn than của Úc. Cá nhân tôi thì cho rằng cuộc khủng hoảng năng lượng này ảnh hưởng tới toàn thế giới chứ không riêng gì Trung Quốc. Các quốc gia đang thu lợi từ việc này là những quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào - trong đó bao gồm các loại tài nguyên như than, dầu, hơi đốt v.v., nhưng sớm hay muộn thì họ cũng sẽ phải gánh chịu do giá thành sản xuất hàng hóa tiêu dùng tăng lên thì sản phẩm đầu ra cũng phải tăng giá và cả thế giới này có lẽ đang ở giai đoạn đầu của một sóng Kondratiev mới, với mặt bằng giá cả mới cao hơn sẽ được thiết lập.
Ngày 12/6/2021, Cải Phát Ủy đã thành công trong việc ép các mỏ than phải bán 1.4 tỷ tấn than với giá 590 CNY/tấn cho khách hàng nhớn theo cái gọi là "trường hiệp môi-hợp đồng bán than dài hạn". Và đương nhiên Cải Phát Ủy phải mắt nhắm mắt mở cho các mỏ than bán số còn lại với giá thị trường để bọn họ có cái bù lỗ. Thế nhưng có nằm mơ thì Cải Phát Ủy cũng ko ngờ rằng giá than thị trường lại phi lên tới 4400 CNY/tấn ntrong tháng 10 này. Hoảng hồn, bốn ngày liền từ ngày 19/10/2021 Cải Phát Ủy liên tiếp phát hành 4 công văn ( mỗi ngày 1 cái)chấn chỉnh tình hình khai thác và kinh doanh than. Đồng thời ngày 20/10/2021 Cải Phát Ủy đã cử đại tướng là trưởng Cục Giám sát và Đánh giá tới Tần Hoàng Đảo và cảng Cao Phi Điện để "phỏng vấn" công tác vận chuyển và dự trữ trong lưu thông than ( phỏng vấn là cách gọi thân mật của từ thanh tra cho các doanh nghiệp an lòng ạ).

Về mức độ ô nhiễm của than trung quốc cao hơn than Úc ra sao thì xin mời bác tự tìm hiểu lấy, chúng ta ko cần phải trưng ra nguồn của mình vì đó là kiến thức trong sách giáo khoa ạ. Chỉ biết rằng về khía cạnh này thì trong hơn 4 tỷ tấn than của trung quốc chỉ có mỗi thành phố Ngọc Lâm tỉnh Thiểm Tây là đáng chú ý. Bởi duy nhất than nơi đó đạt chất lượng xấp xỉ than Úc mà có sản lượng đủ nhớn, còn nếu chỉ đốt than Sơn Tây hay Nội Mông thì chắc chắn giám đốc bay ghế vì ko đạt yêu cầu giảm ô nhiễm 10% năm nay. Chả thế mà người ta thà rằng chịu cắt điện còn hơn vi phạm mức độ ô nhiễm.

Túm váy lại: "trường hiệp môi" của Cải Phát Ủy đã khiến giá than tăng phi mã, và công văn ngày 26/8 của Cải Phát Ủy chỉ đích danh 9 tỉnh vi phạm lằn ranh đỏ đã dẫn tới tình trạng cắt điện trên diện rộng. Bởi sau công văn đó thì các tỉnh mới thi nhau cắt điện ạ
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
Ngày 12/6/2021, Cải Phát Ủy đã thành công trong việc ép các mỏ than phải bán 1.4 tỷ tấn than với giá 590 CNY/tấn cho khách hàng nhớn theo cái gọi là "trường hiệp môi-hợp đồng bán than dài hạn". Và đương nhiên Cải Phát Ủy phải mắt nhắm mắt mở cho các mỏ than bán số còn lại với giá thị trường để bọn họ có cái bù lỗ. Thế nhưng có nằm mơ thì Cải Phát Ủy cũng ko ngờ rằng giá than thị trường lại phi lên tới 4400 CNY/tấn ntrong tháng 10 này. Hoảng hồn, bốn ngày liền từ ngày 19/10/2021 Cải Phát Ủy liên tiếp phát hành 4 công văn ( mỗi ngày 1 cái)chấn chỉnh tình hình khai thác và kinh doanh than. Đồng thời ngày 20/10/2021 Cải Phát Ủy đã cử đại tướng là trưởng Cục Giám sát và Đánh giá tới Tần Hoàng Đảo và cảng Cao Phi Điện để "phỏng vấn" công tác vận chuyển và dự trữ trong lưu thông than ( phỏng vấn là cách gọi thân mật của từ thanh tra cho các doanh nghiệp an lòng ạ).

Về mức độ ô nhiễm của than trung quốc cao hơn than Úc ra sao thì xin mời bác tự tìm hiểu lấy, chúng ta ko cần phải trưng ra nguồn của mình vì đó là kiến thức trong sách giáo khoa ạ. Chỉ biết rằng về khía cạnh này thì trong hơn 4 tỷ tấn than của trung quốc chỉ có mỗi thành phố Ngọc Lâm tỉnh Thiểm Tây là đáng chú ý. Bởi duy nhất than nơi đó đạt chất lượng xấp xỉ than Úc mà có sản lượng đủ nhớn, còn nếu chỉ đốt than Sơn Tây hay Nội Mông thì chắc chắn giám đốc bay ghế vì ko đạt yêu cầu giảm ô nhiễm 10% năm nay. Chả thế mà người ta thà rằng chịu cắt điện còn hơn vi phạm mức độ ô nhiễm.

Túm váy lại: "trường hiệp môi" của Cải Phát Ủy đã khiến giá than tăng phi mã, và công văn ngày 26/8 của Cải Phát Ủy chỉ đích danh 9 tỉnh vi phạm lằn ranh đỏ đã dẫn tới tình trạng cắt điện trên diện rộng. Bởi sau công văn đó thì các tỉnh mới thi nhau cắt điện ạ
Một phần nghề nghiệp của tôi liên quan tới năng lượng và những thông tin đang sử dụng đều phải trả nhiều phí để được cung cấp theo thời gian thực. Cụ cần phân biệt rõ ràng than cốc với than nhiệt. Chúng là những hàng hóa khác nhau và đương nhiên giá cả cũng khác nhau. Giá 590 là than nhiệt, còn 4400 là than cốc và những người có hoạt động mua bán những mặt hàng này ở dạng hàng thật (physicals) như chúng tôi ngoài thông tin mua từ các nhà cung cấp thông tin như Platts, MetalBulletin v.v. đều phải có phân tích, dự báo của riêng mình và đương nhiên biết rõ xu thế tăng giá này từ tương đối lâu rồi. Về ô nhiễm, với mức độ sử dụng than trên 50% tổng nhu cầu toàn thế giới của Trung Quốc thì điều quá dễ hình dung là mức độ ô nhiễm tại đó ở mức nào; ở đây là việc cụ nhấn mạnh vai trò của than Úc với Trung Quốc có quá nhiều điều phi lý mà những người thực sự sinh sống bằng nghề nghiệp liên quan tới kinh tế không thể không đặt bút để tính. Cho là cả 120 triệu tấn than của Úc có chất lượng tốt như cụ nói, nghĩa là ô nhiễm từ than của TQ gấp 10 lần than Úc đi thì việc phối trộn đó giảm được bao nhiêu? Bình quân gia quyền mức ô nhiễm (120*1 + 3700*10) / (120 + 3700) = 9,717, nghĩa là có giảm nhưng mức giảm là không đáng kể đến mức sống chết phải cần có than Úc.
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,229
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Một phần nghề nghiệp của tôi liên quan tới năng lượng và những thông tin đang sử dụng đều phải trả nhiều phí để được cung cấp theo thời gian thực. Cụ cần phân biệt rõ ràng than cốc với than nhiệt. Chúng là những hàng hóa khác nhau và đương nhiên giá cả cũng khác nhau. Giá 590 là than nhiệt, còn 4400 là than cốc và những người có hoạt động mua bán những mặt hàng này ở dạng hàng thật (physicals) như chúng tôi ngoài thông tin mua từ các nhà cung cấp thông tin như Platts, MetalBulletin v.v. đều phải có phân tích, dự báo của riêng mình và đương nhiên biết rõ xu thế tăng giá này từ tương đối lâu rồi. Về ô nhiễm, với mức độ sử dụng than trên 50% tổng nhu cầu toàn thế giới của Trung Quốc thì điều quá dễ hình dung là mức độ ô nhiễm tại đó ở mức nào; ở đây là việc cụ nhấn mạnh vai trò của than Úc với Trung Quốc có quá nhiều điều phi lý mà những người thực sự sinh sống bằng nghề nghiệp liên quan tới kinh tế không thể không đặt bút để tính. Cho là cả 120 triệu tấn than của Úc có chất lượng tốt như cụ nói, nghĩa là ô nhiễm từ than của TQ gấp 10 lần than Úc đi thì việc phối trộn đó giảm được bao nhiêu? Bình quân gia quyền mức ô nhiễm (120*1 + 3700*10) / (120 + 3700) = 9,717, nghĩa là có giảm nhưng mức giảm là không đáng kể đến mức sống chết phải cần có than Úc.
Thỉnh thoảng cũng cần người có chuyên môn vào phản biện :)
 

Dunga_otf

Xe buýt
Biển số
OF-323256
Ngày cấp bằng
11/6/14
Số km
651
Động cơ
295,081 Mã lực
Sao họ không trộn than Ngọc Lâm thay cho than Úc nhỉ?
"Chỉ biết rằng về khía cạnh này thì trong hơn 4 tỷ tấn than của trung quốc chỉ có mỗi thành phố Ngọc Lâm tỉnh Thiểm Tây là đáng chú ý. Bởi duy nhất than nơi đó đạt chất lượng xấp xỉ than Úc mà có sản lượng đủ nhớn, còn nếu chỉ đốt than Sơn Tây hay Nội Mông thì chắc chắn giám đốc bay ghế vì ko đạt yêu cầu giảm ô nhiễm 10% năm nay. Chả thế mà người ta thà rằng chịu cắt điện còn hơn vi phạm mức độ ô nhiễm."
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Một phần nghề nghiệp của tôi liên quan tới năng lượng và những thông tin đang sử dụng đều phải trả nhiều phí để được cung cấp theo thời gian thực. Cụ cần phân biệt rõ ràng than cốc với than nhiệt. Chúng là những hàng hóa khác nhau và đương nhiên giá cả cũng khác nhau. Giá 590 là than nhiệt, còn 4400 là than cốc và những người có hoạt động mua bán những mặt hàng này ở dạng hàng thật (physicals) như chúng tôi ngoài thông tin mua từ các nhà cung cấp thông tin như Platts, MetalBulletin v.v. đều phải có phân tích, dự báo của riêng mình và đương nhiên biết rõ xu thế tăng giá này từ tương đối lâu rồi. Về ô nhiễm, với mức độ sử dụng than trên 50% tổng nhu cầu toàn thế giới của Trung Quốc thì điều quá dễ hình dung là mức độ ô nhiễm tại đó ở mức nào; ở đây là việc cụ nhấn mạnh vai trò của than Úc với Trung Quốc có quá nhiều điều phi lý mà những người thực sự sinh sống bằng nghề nghiệp liên quan tới kinh tế không thể không đặt bút để tính. Cho là cả 120 triệu tấn than của Úc có chất lượng tốt như cụ nói, nghĩa là ô nhiễm từ than của TQ gấp 10 lần than Úc đi thì việc phối trộn đó giảm được bao nhiêu? Bình quân gia quyền mức ô nhiễm (120*1 + 3700*10) / (120 + 3700) = 9,717, nghĩa là có giảm nhưng mức giảm là không đáng kể đến mức sống chết phải cần có than Úc.
Sản lượng than trung quốc là 4 tỉ tấn, ngành điện dùng 30% là 1.2 tỉ tấn. Thế nhưng quan trọng nhất là 6 tổ hợp phát điện ở các tỉnh duyên hải chỉ dùng có hơn 2 triệu tấn/ngày tức khoảng 800 triệu tấn/năm. Tất cả các nhà máy khác có thể dừng tùy thời, riêng tổ hợp điện thì ko vì hạ nguồn của nó có phần dân sinh. Chính vì thế nên chúng rất cần than Úc để giảm mức ô nhiễm nhằm giữ ghế cho quan chức của tỉnh tương ứng.

Do đó khi trung quốc cấm nhập than Úc thì quan chức các tỉnh kia đều tái mặt. Và sau văn bản ngày 26/8 của Cải Phát Ủy thì bọn họ ko còn đường nào khác là cắt điện để đạt tiêu chuẩn giảm lượng ô nhiễm. Thà để dân chúng dùng nến còn hơn bản thân bay ghế mà. Việc đẩy giá than lên chỉ nhằm hợp thức hóa chuyện phải cắt điện luân phiên mà thôi.

Than Ngọc Lâm có sản lượng quá ít, lại bị bao nhiêu khách hàng tranh nhau xâu xé vì giám đốc các nhà máy kia cũng cần giữ ghế. Đương nhiên so với độ chịu chi lót tay của đám nhà máy thép, giấy, hóa chất, xi măng .... thì khả năng sở điện lực các tỉnh trở nên yếu ớt đến đáng thương. Và khi ko mua được than Ngọc Lâm thì bọn họ chỉ còn cách nghiến răng cắt điện để giữ ghế. Vì thế chúng ta mới thấy các văn bản dạng "3 đóng 2 mở, 5 đóng 2 mở" bay như bươm bướm. Ý nghĩa của chúng là tuần làm việc 5 ngày thì cắt điện 3, sản xuất 2 ngày. Hay tuần có 7 ngày thì cắt điện 5 ngày, cấp điện 2 ngày như thời gian vừa qua

Túm váy lại: giá than sẽ tăng lại cho đến sau khi Olimpic Pekin 2022 bế mạc rồi mới giảm hẳn. Còn vừa qua giá than trên sàn thượng hải giảm 30% chẳng qua đội Long chịu Lưỡng Trọng Thiên : 1 là ngân hàng ép giảm margin hàng hóa với cti CK và "dùi đến đục, đục đến chạm", 2 là đồng đội quá yếu nên có nhiều kẻ quăng dép chạy trước. Hết đợt cắt margin thì giá than sàn thượng hải lại tăng
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Sự phá sản và tổ chức lại của HNA đều đã qua! Làm thế nào để đi sau khi tổ chức lại?
2021-10-24 09:05
Vào ngày 30 tháng 9, Gu Gang, trưởng nhóm công tác chung của HNA Group và là bí thư đảng ủy của HNA Group, đã phát biểu tại cuộc họp thường kỳ của công ty rằng kể từ khi HNA Group bước vào thủ tục phá sản, HNA Group đã nhận được tổng cộng 2 nghìn tỷ NDT. các yêu cầu bồi thường, và cuối cùng đã xác nhận các yêu cầu trị giá 1,1 nghìn tỷ NDT, tính đến ngày 4 Cuộc họp đòi nợ thứ hai cho quá trình tái tổ chức đã được tổ chức thành công, và việc phá sản và tổ chức lại HNA Group chỉ còn một bước nữa là kết thúc.

Tiếp theo, HNA được tổ chức lại sẽ phát triển như thế nào? HNA trước đó đã tuyên bố rằng sau khi hoàn thành việc tổ chức lại, HNA sẽ được tách thành 4 lĩnh vực hoạt động hoàn toàn độc lập - hàng không, sân bay, tài chính, thương mại và các lĩnh vực khác, mỗi lĩnh vực do một cổ đông kiểm soát thực tế mới lãnh đạo.


2 giờ chiều ngày 23/10, tòa án đã chính thức chấp thuận cho HNA tái cơ cấu. Như vậy khoản nợ 2000 tỏi CNY chí ít thu hồi được 1100 tỏi trên giấy. Chủ nợ mất khoảng 140 tỏi trump. Đây là tám gương cho Hằng Đại Tài Phú
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
Sản lượng than trung quốc là 4 tỉ tấn, ngành điện dùng 30% là 1.2 tỉ tấn. Thế nhưng quan trọng nhất là 6 tổ hợp phát điện ở các tỉnh duyên hải chỉ dùng có hơn 2 triệu tấn/ngày tức khoảng 800 triệu tấn/năm. Tất cả các nhà máy khác có thể dừng tùy thời, riêng tổ hợp điện thì ko vì hạ nguồn của nó có phần dân sinh. Chính vì thế nên chúng rất cần than Úc để giảm mức ô nhiễm nhằm giữ ghế cho quan chức của tỉnh tương ứng.

Do đó khi trung quốc cấm nhập than Úc thì quan chức các tỉnh kia đều tái mặt. Và sau văn bản ngày 26/8 của Cải Phát Ủy thì bọn họ ko còn đường nào khác là cắt điện để đạt tiêu chuẩn giảm lượng ô nhiễm. Thà để dân chúng dùng nến còn hơn bản thân bay ghế mà. Việc đẩy giá than lên chỉ nhằm hợp thức hóa chuyện phải cắt điện luân phiên mà thôi.

Than Ngọc Lâm có sản lượng quá ít, lại bị bao nhiêu khách hàng tranh nhau xâu xé vì giám đốc các nhà máy kia cũng cần giữ ghế. Đương nhiên so với độ chịu chi lót tay của đám nhà máy thép, giấy, hóa chất, xi măng .... thì khả năng sở điện lực các tỉnh trở nên yếu ớt đến đáng thương. Và khi ko mua được than Ngọc Lâm thì bọn họ chỉ còn cách nghiến răng cắt điện để giữ ghế. Vì thế chúng ta mới thấy các văn bản dạng "3 đóng 2 mở, 5 đóng 2 mở" bay như bươm bướm. Ý nghĩa của chúng là tuần làm việc 5 ngày thì cắt điện 3, sản xuất 2 ngày. Hay tuần có 7 ngày thì cắt điện 5 ngày, cấp điện 2 ngày như thời gian vừa qua

Túm váy lại: giá than sẽ tăng lại cho đến sau khi Olimpic Pekin 2022 bế mạc rồi mới giảm hẳn. Còn vừa qua giá than trên sàn thượng hải giảm 30% chẳng qua đội Long chịu Lưỡng Trọng Thiên : 1 là ngân hàng ép giảm margin hàng hóa với cti CK và "dùi đến đục, đục đến chạm", 2 là đồng đội quá yếu nên có nhiều kẻ quăng dép chạy trước. Hết đợt cắt margin thì giá than sàn thượng hải lại tăng
Theo thông cáo ngày 13/10/2021 của NEA (http://www.nea.gov.cn/2021-10/13/c_1310241476.htm), lũy kế tiêu thụ điện 9 tháng đầu năm 2021 của Trung Quốc đạt 6.165 tỷ kWh. Không có số liệu nhập khẩu điện 9 tháng, nhưng số liệu tháng 9 là nhập 19 tỷ kWh. Cho rằng họ nhập cả 9 tháng ở mức đó thì sản lượng điện tự sản xuất là 5.994 tỷ kWh.

Theo Bloomberg (https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-09-28/china-power-crisis-looks-set-to-spur-rush-for-the-dirtiest-fuel) thì 2/3 (67%) điện năng của Trung Quốc là từ nhiệt điện than, nhưng tôi chỉ tính 60%, tương đương 3.597 tỷ kWh.

Ba loại than nhiệt cơ bản có giá trị nhiệt lượng tổng 4.500 kcal/kg, 5.000 kcal/kg và 5.500 kcal/kg; tương đương giá trị nhiệt lượng ròng (net calorific value) 4.200 kcal/kg, 4.700 kcal/kg và 5.200 kcal/kg. Giá trị nhiệt trung bình 4.700 kcal/kg, với 1 kcal = 4.184 J.

Các nhà máy nhiệt điện thế giới có hiệu suất sử dụng nhiệt 35-39%. Theo EIA Hoa Kỳ (https://www.eia.gov/tools/faqs/faq.php?id=667&t=6), để sản xuất 1kWh điện tại Mỹ bằng nhiệt điện than năm 2020 trung bình tiêu hao 1,13 pound than ~ 0,513 kg than.

1 kWh = 1.000 W * 3.600 s = 3,6 MJ = 860,421 kcal.

Do hiệu suất sử dụng nhiệt chỉ đạt 35-39% nên để sản xuất 80,421 kcal năng lượng điện mỗi giờ cần tiêu hao 2.206 tới 2.458 kcal từ than, tương đương 0,469-0,523 kg than loại 4.700 kcal/kg, phù hợp với số liệu mà EIA Hoa Kỳ công bố (0,513 kg). Trung bình 2 giá trị vừa tính là khoảng 0,496 kg/kWh (tốt hơn sản xuất tại Mỹ).

Như vậy, 9 tháng đầu năm Trung Quốc phải tốn trung bình 0,496 kg/kWh * 3.597 tỷ kWh = 1,785 tỷ tấn than và ngoại suy cả năm 12 tháng là 2,38 tỷ tấn để sản xuất điện. Con số bạn đưa ra 1,2 tỷ tấn không có một cơ sở nào để tin cậy dược cả.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
Các nhà máy lọc dầu phải chịu giá khí đốt tự nhiên cao kỷ lục
Bởi Tsvetana Paraskova - Ngày 24 tháng 10 năm 2021, 6:00 CH CDT
Các nhà lọc dầu của Mỹ có lợi thế hơn các đối thủ châu Á và châu Âu trong tình huống này do giá khí đốt tự nhiên ở Mỹ thấp hơn nhiều. Mặc dù giá tiêu chuẩn của Henry Hub tại Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm, giá khí đốt tự nhiên của Mỹ vào khoảng $ 5 trên một triệu đơn vị nhiệt của Anh (mmBtu) so với mức giá tương đương $ 25-35 / mmBtu ở châu Âu và châu Á.

Trong những tuần gần đây, chi phí để các nhà máy lọc dầu sản xuất hydro trên mỗi thùng dầu thô chế biến đã tăng gấp 10 lần so với chi phí hydro đầu vào hồi năm 2019, theo ước tính trong báo cáo dầu hàng tháng mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) do Argus trích dẫn . Chi phí hydro hiện vào khoảng 6 USD / thùng dầu thô chế biến, so với chỉ 0,60 USD / thùng vào năm 2019.


Bài báo này nói đúng nhưng chỉ là 1 nửa sự thật. Dầu Brent đặc trưng cho loại ngọt nhẹ giống như của PVN chúng ta, còn loại chua nặng mới chứa nhiều lưu huỳnh coi như đặc trưng bởi WTI. Đa phần các cơ sở lọc dầu mĩ sử dụng loại chua nặng vì thế phần đuôi của chúng ngoài xăng sẽ mang lại biên lợi nhuận cao hơn nhiều. Bài báo đưa ra ví dụ Valero là cơ sở chuyên sử dụng dầu Venezuela là loại chua nặng hàng đầu, đặc như hắc ín nhựa đường vậy.

Đa phần cơ sở lọc dầu trung quốc dùng loại ngọt nhẹ, chỉ có mấy ấm trà của tư nhân mới dùng loại chua nặng. Vậy nên đối tượng bài báo là số ít
 

zorgvn

Xe tăng
Biển số
OF-779038
Ngày cấp bằng
2/6/21
Số km
1,255
Động cơ
-5,778 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
otofun.net
Theo thông cáo ngày 13/10/2021 của NEA (http://www.nea.gov.cn/2021-10/13/c_1310241476.htm), lũy kế tiêu thụ điện 9 tháng đầu năm 2021 của Trung Quốc đạt 6.165 tỷ kWh. Không có số liệu nhập khẩu điện 9 tháng, nhưng số liệu tháng 9 là nhập 19 tỷ kWh. Cho rằng họ nhập cả 9 tháng ở mức đó thì sản lượng điện tự sản xuất là 5.994 tỷ kWh.

Theo Bloomberg (https://www.bloomberg.com/news/articles/2021-09-28/china-power-crisis-looks-set-to-spur-rush-for-the-dirtiest-fuel) thì 2/3 (67%) điện năng của Trung Quốc là từ nhiệt điện than, nhưng tôi chỉ tính 60%, tương đương 3.597 tỷ kWh.

Ba loại than nhiệt cơ bản có giá trị nhiệt lượng tổng 4.500 kcal/kg, 5.000 kcal/kg và 5.500 kcal/kg; tương đương giá trị nhiệt lượng ròng (net calorific value) 4.200 kcal/kg, 4.700 kcal/kg và 5.200 kcal/kg. Giá trị nhiệt trung bình 4.700 kcal/kg, với 1 kcal = 4.184 J.

Các nhà máy nhiệt điện thế giới có hiệu suất sử dụng nhiệt 35-39%. Theo EIA Hoa Kỳ (https://www.eia.gov/tools/faqs/faq.php?id=667&t=6), để sản xuất 1kWh điện tại Mỹ bằng nhiệt điện than năm 2020 trung bình tiêu hao 1,13 pound than ~ 0,513 kg than.

1 kWh = 1.000 W * 3.600 s = 3,6 MJ = 860,421 kcal.

Do hiệu suất sử dụng nhiệt chỉ đạt 35-39% nên để sản xuất 80,421 kcal năng lượng điện mỗi giờ cần tiêu hao 2.206 tới 2.458 kcal từ than, tương đương 0,469-0,523 kg than loại 4.700 kcal/kg, phù hợp với số liệu mà EIA Hoa Kỳ công bố (0,513 kg). Trung bình 2 giá trị vừa tính là khoảng 0,496 kg/kWh (tốt hơn sản xuất tại Mỹ).

Như vậy, 9 tháng đầu năm Trung Quốc phải tốn trung bình 0,496 kg/kWh * 3.597 tỷ kWh = 1,785 tỷ tấn than và ngoại suy cả năm 12 tháng là 2,38 tỷ tấn để sản xuất điện. Con số bạn đưa ra 1,2 tỷ tấn không có một cơ sở nào để tin cậy dược cả.
4 tỷ tấn than nhiệt có dùng cho điện hay không thì cũng vẫn phải đốt, chứ không thì đã không gọi là than NHIỆT.
Theo IEA năm 2019 TQ tiêu thụ 3.834 triệu tấn than, trong đó:
- 2.276 tấn than nhiệt cho sản xuất điện và đốt lò hơi
- 867 tấn than nhiệt cho sản xuất các ngành khác (đốt lò gạch, lò xi măng, gia nhiệt sản xuất hoá chất...)
- Gần 700 tấn than cốc còn lại cho ngành luyện kim (chủ yếu là thép).

Mà đã dùng để đốt rồi thì cần gì phân biệt đốt cho điện hay không, bởi đều thải hết ra cùng một môi trường? Thậm chí đốt cho điện còn đỡ ô nhiễm hơn so với mấy ông đốt lò gạch, vì nhà máy điện có công nghệ tốt hơn kiểm soát cháy triệt để và xử lý khí thải giảm ô nhiễm. Do vậy, luận điểm nhập than Úc về giảm ô nhiễm không chính xác. Đó là còn chưa kể từ khi giảm nhập Úc lại tăng nhập Indo. Than Indo chất lượng cao hơn Úc xét về tạp chất ô nhiễm.
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,932
Động cơ
361,226 Mã lực
Tuổi
124
4 tỷ tấn than nhiệt có dùng cho điện hay không thì cũng vẫn phải đốt, chứ không thì đã không gọi là than NHIỆT.
Theo IEA năm 2019 TQ tiêu thụ 3.834 triệu tấn than, trong đó:
- 2.276 tấn than nhiệt cho sản xuất điện và đốt lò hơi
- 867 tấn than nhiệt cho sản xuất các ngành khác (đốt lò gạch, lò xi măng, gia nhiệt sản xuất hoá chất...)
- Gần 700 tấn than cốc còn lại cho ngành luyện kim (chủ yếu là thép).

Mà đã dùng để đốt rồi thì cần gì phân biệt đốt cho điện hay không, bởi đều thải hết ra cùng một môi trường? Thậm chí đốt cho điện còn đỡ ô nhiễm hơn so với mấy ông đốt lò gạch, vì nhà máy điện có công nghệ tốt hơn kiểm soát cháy triệt để và xử lý khí thải giảm ô nhiễm. Do vậy, luận điểm nhập than Úc về giảm ô nhiễm không chính xác. Đó là còn chưa kể từ khi giảm nhập Úc lại tăng nhập Indo. Than Indo chất lượng cao hơn Úc xét về tạp chất ô nhiễm.
Cụ nhầm một chút ở chỗ than cốc. Năm 2019 nhu cầu của họ là 700 triệu tấn than luyện cốc (coking coal) còn năm nay ước sẽ khoảng 770 triệu tấn. Than luyện cốc hay nôm na là than mỡ (bituminous coal, mặc dù khái niệm than mỡ rộng hơn khái niệm than luyện cốc và người ta còn dùng than mỡ vào những việc khác ngoài việc luyện cốc, nhưng một điều chắc chắn là không ai sản xuất điện bằng than mỡ/than cốc cả vì giá cả của chúng đắt hơn than nhiệt cũng như các tính chất cơ lý hóa không phù hợp với việc đốt trực tiếp trong sản xuất điện) dùng chủ yếu trong sản xuất than cốc (metallurgical coke). Ngoài ra, trong sản xuất sắt thép người ta cũng phối than cốc với than cám phun (pulverized coal injection, PCI), hiện nay tùy từng nhà máy thép và tùy theo mức độ tân tiến trong công nghệ sản xuất của họ mà lượng than cám phun có thể trong khoảng 70-200 kg/tấn thép thô để thay thế cho một phần than cốc, do giá PCI khoảng 2 lần rẻ hơn giá than cốc để giúp giảm chi phí sản xuất. Trong luyện sắt thép còn dùng than cám trong công đoạn thiêu kết (sintering) tinh quặng để tạo thành quặng sắt vê viên, với sử dụng khoảng 50-60 kg/tấn tinh quặng. Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu than cốc, với nhu cầu sử dụng than luyện cốc của họ năm nay chỉ ở mức khoảng 576 triệu tấn (tương đương 360 triệu tấn than cốc), số còn lại là than cốc xuất khẩu ngược trở lại thế giới.
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,134
Động cơ
96,300 Mã lực
Tuổi
31
4 tỷ tấn than nhiệt có dùng cho điện hay không thì cũng vẫn phải đốt, chứ không thì đã không gọi là than NHIỆT.
Theo IEA năm 2019 TQ tiêu thụ 3.834 triệu tấn than, trong đó:
- 2.276 tấn than nhiệt cho sản xuất điện và đốt lò hơi
- 867 tấn than nhiệt cho sản xuất các ngành khác (đốt lò gạch, lò xi măng, gia nhiệt sản xuất hoá chất...)
- Gần 700 tấn than cốc còn lại cho ngành luyện kim (chủ yếu là thép).

Mà đã dùng để đốt rồi thì cần gì phân biệt đốt cho điện hay không, bởi đều thải hết ra cùng một môi trường? Thậm chí đốt cho điện còn đỡ ô nhiễm hơn so với mấy ông đốt lò gạch, vì nhà máy điện có công nghệ tốt hơn kiểm soát cháy triệt để và xử lý khí thải giảm ô nhiễm. Do vậy, luận điểm nhập than Úc về giảm ô nhiễm không chính xác. Đó là còn chưa kể từ khi giảm nhập Úc lại tăng nhập Indo. Than Indo chất lượng cao hơn Úc xét về tạp chất ô nhiễm.
根据国家统计局数据, 2019 年全国煤 炭消费量同比增长 1. 0%. 其中, 据中煤协会测算, 电力行业 耗煤 23. 7 亿吨, 钢铁行业耗煤 6. 6 亿吨, 建材行业耗煤 3. 8 亿吨, 化工行业耗煤 3. 0 亿吨, 其他行业耗煤 3. 2 亿吨.

Có vẻ bác nói đúng. Theo Tổng Cục Thống kê thì năm 2019 trung quốc dùng 2.37 tỷ tấn than cho nhiệt điện, 0.66 tỷ tấn cho sắt thép, 0.38 tỷ tấn cho vật liệu xây dưng, 0.30 tỷ tấn cho hóa chất, 0.32 tỷ tấn cho các ngành khác.

Tuy nhiên ngồn than trung quốc phân bổ nhiều ở phía tây và phía bắc, trong khi các tỉnh duyên hải phía đông và phía nam lại là nguồn tiêu thụ chính. Và chủ yếu 8 tỉnh duyên hải đông nam và cụm sắt thép mới là người xài than Úc nhập khẩu. Dù đã xoay xở sang than Indo, nhưng than Indo cũng chỉ giảm 1 nửa mức ô nhiễm so với than trung quốc. Ko phải ngẫu nhiên mà cả chục năm nay những cụm ô nhiễm nhất của trung quốc nghiện than Úc, bởi bọn họ ko biết đi đâu nữa để tìm được loại tương tự. Đó là lí do dù Indo gần hơn, cước phí chuyên chở thấp hơn nhưng trung quốc vẫn phải đến tận Úc mà mua than. Chả thế mà mấy tỉnh sắt thép là địa phương đầu têu cho dân hưởng thụ cảnh mất điện, mặc dù bọn họ ở gần nguồn than Nội Mông hơn

Túm váy lại: việc ko công nhận hiện tượng trộn than nhập khẩu để giảm ô nhiễm chả khác gì ko nhìn thấy con voi đang đứng trong phòng khách nhà mình.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top