Câu chuyện cuối tuần 4
Ngành than trong xu thế ESG
Than được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Phổ biến nhất để đốt phát điện nên đượcgọi là than nhiệt, tiếp theo là than để tạo hơi nước trong các hộ tiêu thụ như nhà máy xi măng, giấy, phân bón …. nên được gọi là than hơi.
Những người sử dụng than quan trọng khác bao gồm các nhà máy lọc alumin, nhà sản xuất thực phẩm,đường, bia rượu, các ngành công nghiệp hóa chất và dược phẩm. Một số sản phẩm hóa học có thể được sản xuất từ các sản phẩm phụ của than đá. Nhựa than đá tinh chế được sử dụng trong sản xuất hóa chất, chẳng hạn như dầu creosote, naphthalene, phenol và benzen. Khí amoniac thu hồi từ lò luyện cốc được sử dụng để sản xuất muối amoniac, axit nitric và phân bón nông nghiệp. Hàng ngàn sản phẩm khác nhau có than đá hoặc các sản phẩm phụ của than như các thành phần: xà phòng, Aspirin, dung môi, thuốc nhuộm, nhựa và sợi, chẳng hạn như rayon và nylon.
Sản lượng than thế giới năm 2019 là 7522 triệu tấn. 10 quốc gia sản xuất hàng đầu là Trung Quốc 3692 triệu tấn , Ấn Độ 745 triệu tấn, mĩ 640 triệu tấn, Indonesia 585 triệu tấn, Úc 500 triệu tấn, Nga 425 triệu tấn, Nam Phi 264 triệu tấn, Đức132 triệu tấn, Kazakhstan 117 triệu tấn , Ba lan 112 triệu tấn.
Tiêu thụ than thế giới năm 2019 là 7405 triệu tấn . 10 quốc gia tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc 3826 triệu tấn , Ấn Độ 948 triệu tấn, mĩ 546 triệu tấn, Nga 225 triệu tấn, Nam Phi 192 triệu tấn, Nhật Bản 187 triệu tấn, Đức 171 triệu tấn, Indonesia 136 triệu tấn, Nam Triều oTiên 132 triệu tấn, Thổ nhĩ kì 121 triệu tấn.
Dưới đây là 15 quốc gia xuất khẩu than có giá trị đồng đô la cao nhất trong năm 2019. Australia: 44,4 tỷ USD (37,5% tổng lượng than xuất khẩu), Indonesia: 21,5 tỷ USD (18,2%) , Nga: 16 tỷ USD (13,5%), Hoa Kỳ: 9,8 tỷ USD (8,3%), Colombia: 5,2 tỷ USD (4,4%). Canada: 5,2 tỷ USD (4,4%),Nam Phi: 4,8 tỷ USD (4,1%) ,Hà Lan: 3,2 tỷ SD (2,7%),Mông Cổ: 3,1 tỷ USD (2,6%), Mozambique: 1 tỷ USD (0,9%), Trung Quốc: 932,8 triệu USD (0,8%), Ba Lan: 622,8 triệu USD (0,5%),Philippines: 460,6 triệu USD (0,4%), Kazakhstan: 449,7 triệu USD (0,4%) , Bỉ: 217,3 triệu USD (0,2%).
Theo giá trị, 15 quốc gia được liệt kê đã vận chuyển 98,3% lượng than xuất khẩu toàn cầu vào năm 2019.15 quốc gia được liệt kê đã vận chuyển 98,8% lượng than xuất khẩu toàn cầu trong năm 2019 theo giá trị.
Trong số các nước xuất khẩu hàng đầu, các nước xuất khẩu than tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2015 là: Mozambique (tăng 36.789%), Mông Cổ (tăng 453,7%), Philippines (tăng 211,4%) và Canada (tăng 91,1%). Hai nhà cung cấp hàng đầu có doanh số bán than xuất khẩu giảm là Ba Lan (giảm -15%) và Bỉ (giảm -2,3%).
Than khẳng định vị trí là nhiên liệu hàng đầu cho phát điện cũng trong năm 2019, chiếm 38% tổng sản lượng và kết thúc năm 2019 với mức tăng 2% trong thương mại than đường biển (1,290 triệu tấn). Khẳng định xu hướng tăng trưởng trong mười năm qua dẫn đến sản lượng than bán ra thị trường tăng 50%.
Đối với năm 2020, dự báo đã đi từ mức thâm hụt 12 triệu tấn trước Covid lên mức dư thừa 56 triệu tấn sau Covid trong nguồn cung than hơi quốc tế, chủ yếu do nhập khẩu giảm ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Đối với năm 2021, thương mại than đường biển dự kiến sẽ gia tăng do nhập khẩu của các nền kinh tế châu Á mới nổi bao gồm Pakistan, Bangladesh, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines là những quốc gia đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng sản lượng than trong năm 2019, đạt kết quả kỷ lục về nhập khẩu.
Năm 2015 các nước đã kí Hiệp định CO2 ở Paris nhằm mục đích bảo vệ môi trường và trực tiếp nhất là giảm lượng phát thải CO2. Điều đó đã làm cho xu thế Môi trường Xã hội Quản trị ESG lớn nhanh như thổi. Từ giá trị 6000 tỏi trump đã tăng lên 47.000 và tới lúc này đã là 120.000 tỏi trump.
Tất nhiên tiền dồn vào ESG thì phải có dòng vốn nào đó thoái lui khỏi các ngành khác và than là nạn nhân lớn nhất. Mọi người nhất trí chĩa mũi dùi vào thúc ép phải giảm sản lượng và sử dụng than. Đó là lí do khiến sản lượng than thế giới giảm liền 3 năm, chỉ đến năm 2019 thì sản lượng than mới tăng 2%.
Đầu năm 2020 Tổ chức Năng lượng Thế giới IEA dự đoán nhu cầu than toàn cầu sẽ giảm khoảng 8% vào năm 2020, mức giảm lớn nhất kể từ Thế chiến thứ hai, với việc sử dụng than giảm trong hầu hết các lĩnh vực của mọi khu vực trên thế giới.Tại Trung Quốc, IEA cho rằng nhu cầu than sẽ giảm khoảng 5% vào năm 2020, bất chấp sự phục hồi dần dần kể từ khi bị khóa tháng Hai.
Nhu cầu than dự kiến sẽ giảm mạnh hơn ở Ấn Độ , nơi tăng trưởng kinh tế và sản xuất điện đang chậm lại đáng kể. Bất chấp sự phục hồi dự kiến vào cuối năm nay, sự sụt giảm trong sản xuất điện than sẽ khiến việc sử dụng than giảm năm thứ hai liên tiếp.Ở ph.ần còn lại của thế giới, nhu cầu than sẽ giảm mạnh vào năm 2020.
Ngay cả ở Đông Nam Á , khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong những năm gần đây, nơi sản xuất điện than bị hạn chế do nhu cầu điện thấp hơn, đặc biệt là ở Malaysia và Thái Lan. Người ta cũng dự đoán nhu cầu than ở các nền kinh tế tiên tiến sẽ giảm đáng kể: ở Hoa Kỳ giảm 25% , Liên minh châu Âu khoảng 20% , và từ 5% đến 10% ở Hàn Quốc và Nhật Bản .
Không dừng lại ở đó, nhiều nước đã lên lộ trình thoát than. Trong đó đáng kể nhất là nước Đức đã đưa ra kế hoạch hoàn toàn không dùng than để đốt lò nhà máy điện nữa vào năm 2038. Và đương nhiên các nước sẽ dần dần giảm bớt nhu cầu sử dụng than. Nhu cầu giảm sẽ gây ra hiện tượng dư cung, và xu thế lâu dài của ngành than có vẻ là đóng dần các mỏ do giá than ngày càng thấp vì phải cạnh tranh nhau để bán hàng cho số khách hàng ít ỏi còn lại .
Trung quốc đã tạo ra ấn tượng như vậy khi khối lượng than nhập khẩu tháng 7 giảm 21% so với cùng kì năm ngoái, tháng 8 hụt 37%, tháng 9 ít hơn năm trước 38%, và tháng 10 còn tụt dốc hẳn tới 47%. Tất nhiên trung quốc giảm nhập khẩu sẽ khiến các nước sản xuất than lo lắng và có tâm lí sẵn sàng giảm giá để giữ chân khách hàng. Ít nhất thì ban lãnh đạo trung quốc nghĩ vậy khi lệnh cho ngành Hải quan ngừng thông quan cho các lô hàng than từ Úc với lí do “sự cố công cộng”.
Trung quốc không dám ra mặt ban hành lệnh cấm nhập khẩu than Úc, bởi nếu làm như vậy sẽ bị nước Úc kiện lên WTO và trung quốc sẽ thua chắc. Số tàu than Úc nhanh chóng tăng lên 56 chiếc neo chờ sau phao số 0, và tới lúc này đã có hơn 80 chiếc . Điều này đã khiến chỉ số Capesize tăng vù vù đã bế chỉ số Baltic BDIY tăng vọt cho dù đã qua mùa vận chuyển hàng Noel.
Trung quốc cấm vận than Úc chỉ là nối tiếp hành động gây khó dễ cho hàng hoá từ Úc suốt từ tháng 5 tới nay. Tuy nhiên “mưu sự tại nhân thành sự tại thiên”, và “thiên bất dùng gian”. Từ lúc cấm than Úc tới nay mới chỉ hơn 40 ngày, thế nhưng giá than cốc ở trung quốc đã kịp tăng 10 lần và lần thứ 11 có vẻ đang sắp tới. Than cốc tương lai đã tăng gần 100%, còn than nhiệt cũng phi thăng 60% sau 12 lần tăng giá.
Sự việc tệ hại tới mức từ ngày 9 đến 11/12 Sở Giao dịch Trịnh châu ZCE phải liên tiếp ban hành 3 văn bản điều tiết giao dịch than gồm nâng tiền kí quĩ lên 6% và cuối cùng là khống chế mức tăng giá than mỗi phiên chỉ được tăng 5% thôi, bởi trước đó đã có những phiên tăng tận 9.6%.
Đó là trên sàn chứng khoán, còn ngoài xã hội thì người dân trung quốc có dịp làm quen với khái niệm “ ô nhiễm ánh sáng” khi thành phố và các trung tâm thương mại tù mù hoặc tối như hũ nút. Các toà nhà cao tầng từ 30 tầng trở xuống thì không được dùng thang máy trừ trường hợp ốm đau, vậy là người dân có dịp luyện tập sức khoẻ đầy tự giác.
Cấm vận than Úc khiến giá than tăng vọt và thiếu điện vì các nhà máy điện chỉ hoạt động cầm chừng do không có than. Khi trung quốc cho con tàu Alpha Era của Úc chở 135 ngàn tấn dỡ hàng thì giá than giảm 3%. Ngày hôm sau lại có thêm 3 tàu nữa là "Dong-A Oknos" , "Dong-A Eos" và"Dong-A Astrea" được thông quan ở cảng Kinh đường thì giá than lập tức giảm 9%. Thế nhưng từ đó các tàu than của Úc vẫn vật vờ trên biển nên giá than lại phi thăng trở lại.
Tại sao giá than lại tăng sau khi trung quốc cấm vận than Úc và sự tăng giá này còn kéo dài tới bao giờ?
Năm 2019 trị giá than Úc xuất khẩu sang trung quốc là 14 tỉ đô la Úc ( 11 tỏi trump). Nếu trung quốc cấm vận than Úc thì phải có nguồn hàng tương ứng bù đắp. Điều đáng nói là đa phần than các nước xuất khẩu có độ ô nhiễm cao hơn 50% so với than Úc, do đó nếu nhập nguồn bất kì thì từ nhà máy điện đến lò luyện sắt, xưởng giấy, phân bón …. đều phải giảm công suất 30% để đáp ứng tiêu chuẩn ô nhiễm môi trường. Vậy là chỉ còn mấy nguồn tạm thay thế được là than Nam Phi, Nga, Mông cổ và Indonesia.
Tổng giá trị than xuất khẩu năm 2019 của Nam Phi chỉ có 4.8 tỏi trump nên chưa đủ tuổi thay thế. Do dịch cúm Kung Fu nên sản lượng than 2020 của Nga thấp hơn 10.5% và dự kiến năm 2021 còn giảm tiếp 10% nữa. Sản lượng than 2020 của Indonesia giảm 11% và sẽ không đổi vào năm 2021. Mông cổ cũng đang bị dịch cúm Kung Fu nên các lái xe chở than vào trung quốc sẽ bị nhốt cách li cả người cả xe 14 ngày sau đó mới đi tiếp. Do vậy trong giai đoạn đến tháng 4/2021 thì lái xe Mông cổ sợ chở hàng sang trung quốc hơn sợ cọp, chạy cả tháng mới được 1 chuyến hàng thì sống kiểu gì?
Đứng về mặt quota nhập khẩu than thì vừa rồi hạn ngạch dành cho Indonesia đã hết sạch nên đầu năm mới sau khi công bố hạn ngạch năm 2021 thì than Indo mới có cửa vào đại lục. Mông cổ và Nga còn quota nhưng vướng dịch cúm Kung Fu nên tê liệt. Nếu như nhập khẩu than của mĩ thì thành ra trung quốc thua trong cuộc chiến thương mại, do đó không nên mong chờ nước mĩ sẽ thay thế than Úc. Vậy là đầu cung ngoại hụt hẫng.
Trong khi các nguồn ngoại nhập giảm mạnh vì nhiều lí do thì ngành than đại lục rung chuyển vì 3 vụ tai nạn sập mỏ chết người.Vậy là cả ngành than phải ngừng sản xuất để kiểm tra an toàn. Vậy là than thiếu đủ kiểu. Tình trạng đó diễn ra trong bối cảnh La Nina, khí lạnh tràn về gây ra mùa đông giá lạnh càng làm tăng nhu cầu về than và điện. Vậy là ngắn hạn từ nay đến tháng 3/2021 than vẫn còn thiếu nặng. Còn cả năm 2021 thì sao?
Theo IMF thì năm 2020 GDP trung quốc tăng trưởng 1.9%, sang 2021 sẽ tăng tiếp 8.2%. Như vậy nhu cầu than trung quốc chỉ riêng về nhiệt điện sẽ tăng 3% đạt 2.2 tỉ tấn. Vừa rồi Cải Phát Uỷ ( Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia) có tổ chức họp liên ngành vào ngày 11/12. Thế nhưng ngành điện mới kí được hợp đồng cung ứng 750 triệu tấn cho năm 2021, vẫn còn thiếu 1.450 triệu tấn nữa đang đi tìm nguồn cung.
Tính cụ thể thì nhu cầu than năm 2020 của trung quốc là 3.96 tỉ tấn, năm 2021 là 4 tỉ tấn. Trong đó ngành điện 2020 tiêu thụ 2.14 tỉ tấn, 2021 cần 2.2 tỉ tấn. Ngành thép 2020 tiêu thụ 730 triệu tấn, 2021 là 740 triệu tấn. Ngành vật liệu xây dựng 2020 cần 480 triệu tấn, con số này không đổi cho năm 2021.Ngành công nghiệp hoá chất cần 290 triệu tấn cho 2020, sang 2021 là 300 triệu tấn.Than cho mục đích khác là 320 triệu tấn trong năm 2020, sang 2021 chỉ còn 280 triệu tấn.
Như vậy nhu cầu than của phát điện, thép, hoá chất cho năm 2021 là 3.230 tỉ tấn. Đây mới là con số chúng ta cần quan tâm vì chúng đòi hỏi lượng khí thải thấp nên nguồn cung bị hạn chế, do đó nhóm này sẽ tác động mạnh tới giá than thế giới. Và tình trạng vẫn là cung không đủ cầu, nếu trung quốc kéo dài cấm vận than Úc thì chỉ có 1 cửa để hạ giá than : giảm công suất ngành thép xuống. Vậy là HPG sẽ hưởng lợi trong trường hợp này, khía cạnh đó chúng ta sẽ chém ró ở câu chuyện cuối tuần khác.
Đó là con số cho năm 2021, còn về lâu dài thì sao? Trung quốc vừa đưa ra lời hứa phát thải CO2 sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 và giảm về 0 vào năm 2060. Tức nhu cầu sử dụng than của trung quốc còn tăng dài dài. Cụ thể là trung quốc sẽ triển khai thêm các nhà máy điện chạy than mới với tổng công suất 149 GW, trong khi tất cả các nhà máy điện than của châu Âu cũng chỉ có 148 GW thôi. Nói cách khác, trung quốc sẽ xây thêm nhà máy điện than đủ cho châu Âu dùng vào lúc này, vậy đừng mong chờ nhu cầu than giảm khi mà riêng mình trung quốc đã cân cả châu Âu.
Đây là về định tính, còn về định lượng thì giá than sẽ thiết lập trên chênh lệch cước phí từ Úc đi trung quốc so với từ Donbass đi trung quốc theo đường sắt hoặc đường biển từ Biển Đen sang Đại tây dương vòng qua Nam Phi, Ấn độ dương. Đại khái lúc này giá than thế giới đang xấp xỉ hoặc cao hơn giá than trong nước. Bác nào để ý sẽ biết được cánh tính giá đơn giản nhất.
Túm váy lại: trong 3 năm tới , khi mà cứ 4 ngày trung quốc lại khánh thành 1 nhà máy nhiệt điện dùng than thì đừng mong giá than giảm. Bởi vì nguồn than chất lượng như Úc ít đến đáng thương. Vậy là trung quốc chỉ còn 1 cửa để hạ giá than : giảm bớt sản lượng sắt thép hoặc lại nhập khẩu than Úc. Cửa này chúng ta tuy biết nhưng không đoán được chỉ đành theo dõi dữ liệu Hải quan.