Có bác nào thích đọc/đàm đạo cuốn này ko? nếu có thì mời các bác cũng lập hội, khoảng 1-2 tháng offline cafe đàm đạo về cuốn này. Đọc sách này thấy "quen quen" các cụ ạ, cứ như mình đang sống ở xã hội Nhật thế kỷ 19.
http://isenpai.jp/fukuzawa-yukichi-va-nhung-tu-tuong-lam-nen-ky-tich-nhat-ban/
-------------- TRÍCH LỜI GIỚI THIỆU SÁCH ------------------------
Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là “Làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản” trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.Với độc giả Việt Nam hiện nay, nhiều tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trong Khuyến Học có lẽ không còn là điều mới mẻ gân chấn động lòng người như đối với người dân Nhật Bản ở thời Minh Trị. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của ông thì vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự đối với những quốc gia đang trên con đường hiện đại hóa.
Cuốn “cẩm nang” của người Nhật này cũng sẽ giúp cho độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn những đặc điểm về tính cách và tinh thần của người Nhật Bản hiện đại, những người từ thân phận nông nô “ăn nhờ ở đậu”, nhờ có sự khai sáng của những con người như Fukuzawa Yukichi mà đã trở thành “quốc dân” của một đất nước Nhật Bản hiện đại và văn minh như ngày nay.
---------- Trích cuốn Khuyến Học, Fukuzawa Yukichi (1835-1901) -------------
1. Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì Lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm.
2. Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc (độc lập, tự do) thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính quyền lộng quyền?
3. Đáng buồn là nước ta chỉ có người Nhật mà không có quốc dân Nhật.
4. …đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thức này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.
5. Thử nhìn lại xem, không ít người trong nhân dân dưới thời Minh Trị vô học, mù chữ, cái thiện, cái ác không phân biệt nổi, chỉ biết ăn xong rồi lại ngủ, “vô công rồi nghề”. Không những thế, thường đã ngu dốt lại hay tham vọng, tìm mọi cách lừa đảo, luồn lách pháp luật, không cần hiểu ý nghĩa của luật pháp, không cần biết đến nghĩa vụ của bản thân, chỉ biết đẻ cho thật nhiều con nhưng lại không hề chăm sóc, dạy dỗ chúng.
Những kẻ ngu dốt đó không biết xấu hổ và con cái của họ khi lớn lên cũng chẳng có ích gì cho đất nước, trái lại chỉ là gánh nặng, nỗi khổ cho xã hội. Xã hội mà toàn là những con người như vậy thì có đem đạo lý ra giảng giải cũng vô ích, chỉ còn cách buộc phải làm là dùng sức mạnh để răn đe, để trấn áp những hành động bạo lực, hành vi quậy phá, phá rồi mà thôi. Đó cũng là lý do khiến cho các chính phủ chuyên chế, chính phủ độc tài được thể tồn tại trên thế giới.
6. Nước Nhật chúng ta hiện nay yếu kém, hoàn toàn không thể sánh vai với các cường quốc Âu, Mỹ giàu mạnh. Nhưng về quyền lợi, với tư cách là một quốc gia, thì chúng ta hoàn toàn ngang hàng với họ. Trường hợp nếu các cường quốc phương Tây đi ngược lại đạo lý quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì cho dù có phải biến cả thế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ. Như tôi đã nói ở phần 1, khi đất nước bị làm ô nhục thì tất cả người Nhật chúng ta sẵn sàng xả thân để bảo vệ đến cùng thanh danh của Tổ quốc.
Nhưng, còn tình trạng giàu, nghèo, mạnh, yếu dứt khoát không phải là do mệnh Trời hoặc là do ý Trời mà ta đành phải cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưng ngày mai đã trở thành người tài giỏi; mới hôm qua còn tự vỗ ngực giàu mạnh, nhưng ngày mai trở nên hèn kém. Từ xa xưa, lịch sử đã nhiều lần minh chứng cho điều này.
7. Nếu như toàn thể quốc dân, ai nấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, không có tính tự lập thì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thành những kẻ chuyên ăn bám đục khoét tiền của của đất nước, của các tổ chức xã hội. Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũng chẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ ai. Tất cả đều dửng dưng với nhau, còn nhìn thấy người mù lòa qua đường cũng không có một ai chìa tay ra giúp đỡ…
8. Cổ nhân có câu: “Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào thì dân không cần phải biết”. Câu này có nghĩa là ở trên đời, những người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm chính trị, cai trị nhân dân, bắt dân phai tuân theo chính sách vạch ra là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn là việc cái gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy cứ như nước đổ đầu vịt vậy.
Đây là lời răn của Khổng Tử. Nhưng lời răn này thật phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.
Người có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi. Trong cả ngàn người may ra mới có được một người. Giả dụ, dân số của một quốc gia nọ là một triệu người. Trong số đó chỉ có 1.000 người có tri thức. 990.000 người còn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng 1.000 người có trí tuệ đó, cai trị số dân ngu bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu. Và 990.000 người mù chữ này cũng một mực tuân theo lời răn dạy của “cha mẹ dân”, sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã là phận khách ăn nhờ ở đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân). Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đại sự đã có chủ nhân lo rồi…
9. Dưới mắt tôi, việc điều hành đất nước không mang lại kết quả cũng có nghĩa là trình độ của chính phủ Minh Trị đại để cũng chỉ như trình độ của chính quyền phong kiến chuyên chế mà chúng ta đã lật đổ. Nhân dân ta vẫn còn trong vòng u mê như xưa, cũng có nghĩa là người dân dưới thời Minh Trị cũng vẫn chỉ là người dân dưới thời Mạc phủ, không hơn không kém. Hãy thử so sánh công lao, sức lực, tiền của mà chính phủ đã bỏ ra với kết quả đạt được thì mới thấy ít ỏi biết nhường nào.
Qua đó tôi muốn khẳng định với mọi người rằng nền văn minh của quốc gia không thể tiến bộ nếu chỉ bằng quyền lực của chính phủ.
10. Trên cương vị cá nhân thì người nào cũng tỏ ra thông thái. Nhưng hễ trở thành quan chức chính quyền thì sự thông thái thường thấy lại biến đi đâu mất. Nhưng khi tập hợp nhau trong tập thể thì cái cảnh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thường xuyên xảy ra.
Tôi buộc phải nói rằng chính phủ Nhật Bản hiện nay là một tổ chức của nhiều người có tri thức, tập hợp nhau lại để làm một việc hồ đồ. Có lẽ họ đã không thể phát huy được cá tính vì bị trói buộc bởi nếp nghĩ theo kiểu “chủ nghĩa bình yên vô sự”.
Chính sách của chính phủ không hiệu quả là vậy. Bằng một số kế sách như dùng những lời lẽ hoa mỹ mị dân, dùng quyền lực, áp đặt văn minh…. chính phủ có thể giật dây được dân chúng. Nhưng như thế cũng chỉ là nhất thời mà thôi. Chính phủ trị dân bằng uy quyền thì dân sẽ đáp lại bằng sự giả vờ chấp hành. Chính phủ lừa dối cũng sẽ tạo ra vỏ bọc hữu hiệu. Mà cứ như vậy thì không thể chỉ dựa vào quyền lực để thúc đẩy văn minh xã hội.
http://isenpai.jp/fukuzawa-yukichi-va-nhung-tu-tuong-lam-nen-ky-tich-nhat-ban/
-------------- TRÍCH LỜI GIỚI THIỆU SÁCH ------------------------
Quan điểm xuyên suốt cuốn sách là “Làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản” trong bối cảnh các cường quốc phương Tây đang muốn biến toàn bộ châu Á thành thuộc địa.Với độc giả Việt Nam hiện nay, nhiều tư tưởng của Fukuzawa Yukichi trong Khuyến Học có lẽ không còn là điều mới mẻ gân chấn động lòng người như đối với người dân Nhật Bản ở thời Minh Trị. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề của ông thì vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự đối với những quốc gia đang trên con đường hiện đại hóa.
Cuốn “cẩm nang” của người Nhật này cũng sẽ giúp cho độc giả Việt Nam hiểu rõ hơn những đặc điểm về tính cách và tinh thần của người Nhật Bản hiện đại, những người từ thân phận nông nô “ăn nhờ ở đậu”, nhờ có sự khai sáng của những con người như Fukuzawa Yukichi mà đã trở thành “quốc dân” của một đất nước Nhật Bản hiện đại và văn minh như ngày nay.
---------- Trích cuốn Khuyến Học, Fukuzawa Yukichi (1835-1901) -------------
1. Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì Lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm.
2. Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc (độc lập, tự do) thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính quyền lộng quyền?
3. Đáng buồn là nước ta chỉ có người Nhật mà không có quốc dân Nhật.
4. …đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thức này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.
5. Thử nhìn lại xem, không ít người trong nhân dân dưới thời Minh Trị vô học, mù chữ, cái thiện, cái ác không phân biệt nổi, chỉ biết ăn xong rồi lại ngủ, “vô công rồi nghề”. Không những thế, thường đã ngu dốt lại hay tham vọng, tìm mọi cách lừa đảo, luồn lách pháp luật, không cần hiểu ý nghĩa của luật pháp, không cần biết đến nghĩa vụ của bản thân, chỉ biết đẻ cho thật nhiều con nhưng lại không hề chăm sóc, dạy dỗ chúng.
Những kẻ ngu dốt đó không biết xấu hổ và con cái của họ khi lớn lên cũng chẳng có ích gì cho đất nước, trái lại chỉ là gánh nặng, nỗi khổ cho xã hội. Xã hội mà toàn là những con người như vậy thì có đem đạo lý ra giảng giải cũng vô ích, chỉ còn cách buộc phải làm là dùng sức mạnh để răn đe, để trấn áp những hành động bạo lực, hành vi quậy phá, phá rồi mà thôi. Đó cũng là lý do khiến cho các chính phủ chuyên chế, chính phủ độc tài được thể tồn tại trên thế giới.
6. Nước Nhật chúng ta hiện nay yếu kém, hoàn toàn không thể sánh vai với các cường quốc Âu, Mỹ giàu mạnh. Nhưng về quyền lợi, với tư cách là một quốc gia, thì chúng ta hoàn toàn ngang hàng với họ. Trường hợp nếu các cường quốc phương Tây đi ngược lại đạo lý quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì cho dù có phải biến cả thế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ. Như tôi đã nói ở phần 1, khi đất nước bị làm ô nhục thì tất cả người Nhật chúng ta sẵn sàng xả thân để bảo vệ đến cùng thanh danh của Tổ quốc.
Nhưng, còn tình trạng giàu, nghèo, mạnh, yếu dứt khoát không phải là do mệnh Trời hoặc là do ý Trời mà ta đành phải cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưng ngày mai đã trở thành người tài giỏi; mới hôm qua còn tự vỗ ngực giàu mạnh, nhưng ngày mai trở nên hèn kém. Từ xa xưa, lịch sử đã nhiều lần minh chứng cho điều này.
7. Nếu như toàn thể quốc dân, ai nấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, không có tính tự lập thì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thành những kẻ chuyên ăn bám đục khoét tiền của của đất nước, của các tổ chức xã hội. Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũng chẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ ai. Tất cả đều dửng dưng với nhau, còn nhìn thấy người mù lòa qua đường cũng không có một ai chìa tay ra giúp đỡ…
8. Cổ nhân có câu: “Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào thì dân không cần phải biết”. Câu này có nghĩa là ở trên đời, những người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm chính trị, cai trị nhân dân, bắt dân phai tuân theo chính sách vạch ra là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn là việc cái gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy cứ như nước đổ đầu vịt vậy.
Đây là lời răn của Khổng Tử. Nhưng lời răn này thật phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.
Người có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi. Trong cả ngàn người may ra mới có được một người. Giả dụ, dân số của một quốc gia nọ là một triệu người. Trong số đó chỉ có 1.000 người có tri thức. 990.000 người còn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng 1.000 người có trí tuệ đó, cai trị số dân ngu bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu. Và 990.000 người mù chữ này cũng một mực tuân theo lời răn dạy của “cha mẹ dân”, sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã là phận khách ăn nhờ ở đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân). Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đại sự đã có chủ nhân lo rồi…
9. Dưới mắt tôi, việc điều hành đất nước không mang lại kết quả cũng có nghĩa là trình độ của chính phủ Minh Trị đại để cũng chỉ như trình độ của chính quyền phong kiến chuyên chế mà chúng ta đã lật đổ. Nhân dân ta vẫn còn trong vòng u mê như xưa, cũng có nghĩa là người dân dưới thời Minh Trị cũng vẫn chỉ là người dân dưới thời Mạc phủ, không hơn không kém. Hãy thử so sánh công lao, sức lực, tiền của mà chính phủ đã bỏ ra với kết quả đạt được thì mới thấy ít ỏi biết nhường nào.
Qua đó tôi muốn khẳng định với mọi người rằng nền văn minh của quốc gia không thể tiến bộ nếu chỉ bằng quyền lực của chính phủ.
10. Trên cương vị cá nhân thì người nào cũng tỏ ra thông thái. Nhưng hễ trở thành quan chức chính quyền thì sự thông thái thường thấy lại biến đi đâu mất. Nhưng khi tập hợp nhau trong tập thể thì cái cảnh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thường xuyên xảy ra.
Tôi buộc phải nói rằng chính phủ Nhật Bản hiện nay là một tổ chức của nhiều người có tri thức, tập hợp nhau lại để làm một việc hồ đồ. Có lẽ họ đã không thể phát huy được cá tính vì bị trói buộc bởi nếp nghĩ theo kiểu “chủ nghĩa bình yên vô sự”.
Chính sách của chính phủ không hiệu quả là vậy. Bằng một số kế sách như dùng những lời lẽ hoa mỹ mị dân, dùng quyền lực, áp đặt văn minh…. chính phủ có thể giật dây được dân chúng. Nhưng như thế cũng chỉ là nhất thời mà thôi. Chính phủ trị dân bằng uy quyền thì dân sẽ đáp lại bằng sự giả vờ chấp hành. Chính phủ lừa dối cũng sẽ tạo ra vỏ bọc hữu hiệu. Mà cứ như vậy thì không thể chỉ dựa vào quyền lực để thúc đẩy văn minh xã hội.
Chỉnh sửa cuối: