KLQ đến whisky nhưng nhân dịp bác Minh75 nói đến rượu vang của Bồ Đào Nha thì nhà cháu tình cờ đọc trên báo TN bài viết về việc các Giáo sĩ Bồ Đào Nha là những người đầu tiên đưa rượu vang vào VN ( rượu Lễ ). Và cũng theo nội dung bài viết thì " vang" là từ thuần Việt chứ không phải là phiên âm từ tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Pháp
Những người châu Âu đầu tiên đến quốc gia Đại Việt là người
Bồ Đào Nha. Họ là những thương nhân và những cố đạo. Cố đạo thì đi truyền giáo mà những cố đạo đi truyền giáo thì mang theo họ rượu vang để làm lễ.
năm cuối thế kỷ 19 trong thời kỳ Pháp chiếm đóng Việt Nam. Chính người Pháp đã mang đến những hương vị độc lạ với người dân xứ An Nam vốn quen thuộc với các loại rượu làm từ gạo và nếp”.
Từ điển tiếng Việt 2020 của Trung tâm từ điển học do Hoàng Phê chủ biên cũng chú (rượu) vang là do tiếng Pháp vin mà ra. Rất nhiều người cũng nghĩ như thế nhưng sự thật lại không phải như thế. Những người châu Âu đầu tiên đến quốc gia Đại Việt là người Bồ Đào Nha. Họ là những thương nhân và những cố đạo. Cố đạo thì đi truyền giáo mà những cố đạo đi truyền giáo thì mang theo họ rượu vang để làm lễ. Trong bài “Le Portugal et la romanisation de la langue vietnamienne. Faut-il réécrire l'histoire?” (Nước Bồ Đào Nha và việc La tinh hóa tiếng Việt. Có cần viết lại lịch sử không?), Roland Jacques có ghi nhận một sự việc như sau:“Le 15.12.1625, un vaisseau portugais jetait l’ancre en baie de
Đà Nẵng, n’accostant pas à cause des risques de tempête. Une barque partit du port à sa rencontre. Pina y monta pour rapporter à terre les denrées de première nécessité: vin et farine pour la célébration de la messe.” (Revue française d'histoire d'outre-mer, tome 85, n°318, 1er trimestre 1998, p.38).
xuồng rời bến đi gặp nó. Pina (giáo sĩ Francisco de Pina - AC) đã lên xuồng để đi lấy về đất liền những thực phẩm thiết yếu hàng đầu: rượu vang (Chúng tôi nhấn mạnh - AC) và bột mì cần dùng cho việc làm lễ”.
Ngày nay rượu vang dùng để làm lễ có thể có màu trắng chứ xưa kia thì rượu lễ nhất thiết phải màu đỏ. Lúc bấy giờ, giáo dân
người Việt nhìn thấy rượu lễ có màu đỏ nên đã gọi nó là rượu vang, tức rượu màu đỏ, vì trước đó họ chỉ biết có rượu (màu) trắng. Đây là tên gọi xuất phát từ việc miêu tả màu sắc, không liên quan gì đến việc phiên âm vì rượu trong tiếng Bồ Đào Nha là vinho, gồm có hai âm tiết [vi] và [ɲo]. Nếu phiên âm thì đó phải là vi, hoặc nhô, hoặc vi-nhô (chứ không thể thành “vang”). Rồi từ phạm vi các xứ đạo, hai tiếng rượu vang dần dần lan ra trong cộng đồng người Việt nên khi thực dân Pháp sang thì đã có những người Việt biết đến rượu vang và hai tiếng rượu vang đã lưu hành trong tiếng Việt từ lâu; nó chẳng có liên quan gì về nguồn gốc với danh từ vin của tiếng Pháp cả.
Huống chi, âm -IN, -AIN, -EIN [ɛ̃] của tiếng Pháp chỉ cho ra -ANH trong tiếng Việt (ở miền Bắc) chứ không cho ra -ANG: - frein > phanh; - lin; vải dệt bằng sợi đay > lanh; - main, lỗi chạm tay trong
bóng đá > manh; - mannequin > man-nơ-canh - tanin > ta-nanh... Nếu là do vin của tiếng Pháp mà ra thì đó phải là “vanh”.
Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giảng vang là “Loại cây nhỡ thuộc họ đậu, quả cứng, chứa bốn hạt, hoa vàng, gỗ đỏ dùng để nhuộm: Đỏ như vang, vàng như nghệ (tục ngữ)”. Vang cũng trực tiếp dùng để chỉ màu đỏ. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của ghi nhận ngữ vị từ nhuộm vang, đặc biệt là câu “Lúa vang vang, thì vàng con mắt. Lúa gần chín thì nhiều nhà đói (Lúa cũ hết rồi)”.
Ngày nay vang trong rượu vang đã trở thành một từ mờ nghĩa. Người ta đã trực tiếp dùng nó để chỉ các thứ rượu làm từ nho và ta có cả vang đỏ lẫn vang trắng, thậm chí vang xanh (vinho verde). Từ điển Văn Tân giảng ngắn gọn vang là “rượu nho”. Cuối cùng, xin nói rằng hiện nay toàn quốc thống nhất gọi là rượu vang chứ trước kia thì ở trong Nam người ta lại kêu là rượu chát.
Những người châu Âu đầu tiên đến quốc gia Đại Việt là người Bồ Đào Nha. Họ là những thương nhân và những cố đạo. Cố đạo thì đi truyền giáo mà những cố đạo đi truyền giáo thì mang theo họ rượu vang để làm lễ.
m.thanhnien.vn