Tiểu sử Hùng Cường
Trần Kim Cường là tên thật của Hùng Cường, người nghệ sĩ đã lăn lộn trong nghề từ trên bốn thập niên trong các lãnh vực Tân nhạc, Cổ nhạc, Kịch nghệ cũng như Điện Ảnh.
Người nghệ sĩ tuổi Tý, sinh ngày 21 tháng 12 này cho biết là anh trong bước đầu đã không may mắn nhưng cũng chẳng trở ngại gì!. Anh đã bước lên sân khấu lần đầu tiên khi còn đang theo học tiểu học tại trường Trần Hưng Đạo với nhạc phẩm "Con Chim Hòa Bình Đang Đau Nặng" của Lê Thương và đã được toàn thể thầy cô, phụ huynh và học sinh cả trường hoan nghênh. Ngay từ những năm 54, 55 anh đã nổi tiếng qua các nhạc phẩm: Ông Lái Đò, Vọng Ngày Xanh, Sơn Nữ Ca, Đường Xưa Lối Cũ, Chàng Đi Theo Nước, v.v.. Tất cả những nhạc phẩm này đã được thu diã và đạt được một số bán kỷ lục. Suốt trong thập niên 60 cho đến tháng 4 năm 75, Hùng Cường đã làm say mê mọi người qua những nhạc phẩm như "Ai Về Sông Tương", "Nắng Chiều"..v.v.. và những nhạc phẩm kích động như "Cấm Trại 100%", "Kim", "Say" và nhiều nhạc phẩm khác trình bày chung với Mai Lệ Huyền. Hùng Cường rời Việt Nam vào ngày 28 tháng 02 năm 1980 và cư ngụ tại Garden Grove, California cho đến cuối đờị Anh cho biết chỉ nội trong tháng 6 của những năm 86-87, lẫn bố và mẹ của anh đã qua đời, và đó là kỷ niệm khó quên nhất trong đời anh. Ngoài lãnh vực nghệ thuật, anh "tham gia yểm trợ hầu hết các phong trào, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng. Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn trong thời gian gần đây để lại đàng sau người nam ca sĩ cũng nổi tiếng trong nhiều năm qua là Quang Bình sau một thời gian nằm trên giường bệnh. Rất nhiều nghệ sĩ đã đến thăm hỏi anh lần cuối và hình ảnh 1 người nam ca sĩ nổi tiếng ngày nào có lẽ vẫn ghi sâu trong lòng của những người mến mộ anh.
Có thể nói tiền đồ của Hùng Cường rất được tổ đãi. Bởi từ ca nhạc sang cải lương và bước vào điện ảnh ông đều thành công rực rỡ.
Hùng Cường sở hữu giọng hát “ténor”. Ngay từ những năm 54, 55 Hùng Cường đã nổi tiếng qua các nhạc phẩm: Ông Lái Đò, Vọng Ngày Xanh, Sơn Nữ Ca, Đường Xưa Lối Cũ, Chàng Đi Theo Nước, vv...Qua đến thập niên 60, Hùng Cường được biết đến nhiều hơn nữa khi gửi đến người nghe những nhạc phẩm được gọi là kích động nhạc vào thời đó, nhằm vào những sinh hoạt trong cuộc sống quân ngũ như : Dù Hoa Lạc Lối, Đám Cưới Nhà Binh, Một Trăm Phần Trăm, Kim, Say, vv...Sau đó hợp với Mai Lệ Huyền thành cặp “Sóng Thần”, nổi tiếng với những ca khúc tươi vui và kích động như : Hai Trái Tim Vàng, Vì Chưa Ngỏ Ý, Hờn Trách, Túp lều Lý Tưởng, Bắt Đền, vv... Tất cả những nhạc phẩm này đã được thu dĩa và đạt được một số bán kỷ lục...
Hầu hết những diễn viên sân khấu cải lương muốn trở thành đào kép chánh, phải trải qua một thời gian tập luyện cực khổ công phu và phải có cơ hội may mắn.Ngoài ra còn kể những yêu cầu cần thiết như ca hay, sắc vóc đẹp, diễn xuất linh động duyên dáng duyên dàng, bài bản nhịp nhàng vững vàng, ngoài ra còn nhiều chi tiết khác nữa. Tóm lại, những diễn viên có đầy đủ điều kiện cần thiết, cũng phải tiến thân từng bước một, từ những vai diễn nhỏ, dần dần mới đảm nhận được vai chánh.
Hùng Cường cũng như Bạch Tuyết là một hiện tượng lạ lùng từ trước đến nay, anh một sớm một chiều anh đã trở thành kép chánh của đoàn Ngọc Kiều. Phải xác nhận một điều dù ca sĩ đang nổi tiếng bên tân nhạc, nhưng Hùng Cường rất đam mê sân khấu cải lương, anh có một niềm tin ghê gớm, anh nghĩ rằng có thể bước sang lĩnh vực ấy một cách tốt đẹp. Như chúng tôi đã viết ở bài trước, cơ hội ngàn vàng đã đến với Hùng Cường, dù trước mặt đầy khó khăn, nhưng anh tự tin, với thời gian, với sự kiên trì và cố gắng, anh sẽ làm tròn được vai trò của mình trên sân khấu cải lương.
Sau khi được ban giám đốc đoàn xác nhận sẽ duy trì Hùng Cường hát vai chánh trong kịch bản “Tuyết Phủ Chiều Đông”, sẽ khai trương tại rạp Viễn Trường Mỹ Tho sau một tháng tập dượt. Anh kép này đã mướn riêng một nhạc sĩ cổ nhạc, đến nhà anh tại hẻm Phát Diệm luyện tập ngày đêm, sau những giờ tập tuồng. Ngoài ra anh nhờ các diễn viên của đoàn, có tay nghề vững chắc, hướng dẫn từng bộ điệu, nhứt là nữ nghệ sĩ Ngọc Đáng, người đóng cặp với anh, dìu dắt phối hợp theo từng tình huống vui buồn trong kịch bản.
Có rất nhiều ký giả kịch trường cho đây là một hiện tượng lạ, một ca sĩ tân nhạc xâm nhập vào lĩnh vực cải lương. Sau đó trên các trang báo như Kịch ảnh, Sân khấu mới với một loạt bài viết về Hùng Cường, nói chung đều khuyến khích anh cố gắng trên con đường nghệ thuật mới.
Hùng Cường tiến bộ thấy rõ, anh đã nhập vào vai diễn một cách nhanh chóng, ca vọng cổ ngọt ngào hơn, các bài bản khác cũng tương đối khá hơn trước nhiều. ÿây là một nỗ lực phi thường, một năng khiếu trời cho, Hùng Cường đã chứng minh khả năng ỡ lĩnh vực cổ nhạc.Ngoài ra anh rất nhạy bén, biết được sở đoản sở trường của mình, anh đã phối hợp với soạn giả lồng vào kịch bản khá nhiều đoạn tân nhạc, khai thác đúng tài năng đặc biệt của anh là ca sĩ.
“Tuyết Phủ Chiều Đông” của soạn giả Bạch Yến Lan, khán giả Mỹ Tho từ khắp nơi đổ về, đông đảo ngoài sức tưởng tượng trong rạp Viễn Trương bít kín từ chỗ ngồi đế chỗ đứng, bên ngoài còn dư khán giả gần nửa rạp, tạo một khung cảnh thật ồn ào náo nhiệt. Ngôi sao cải lương của Hùng Cường lấp lánh từ dạo đó. Anh được yêu mến và là “ngôi sao” trong cả ba lĩnh vực Sân khấu - Ca nhạc - Điện Ảnh. Các phim có anh đóng được người xem chú ý thời bấy giờ như: “Chân Trời Tím”, “Mãnh Lực Đồng Tiền”, “Còn Gì Cho Nhau”, “Nắng Chiều”, “Ly Rượu Mừng”, “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”…
Chỉ tính riêng trong năm 1971 có tất cả 17 cuốn phim được đem ra trình chiếu thì người ta thấy 4 cuốn phim có mặt của Hùng Cường, và 4 phim đều có số thu vững vàng. Yếu tố ăn khách của Hùng Cường trên màn bạc là do sự hâm mộ của một số đông đảo khán giả dành cho tên tuổi này hơn là về diễn xuất.
Có thể nói lúc có phong trào đào kép cải lương nhảy qua điện ảnh, thì Liên Ảnh công ty là nhạy bén hơn hết khi biết tận dụng Hùng Cường.Cứ nhìn thời điểm Hùng Cường sang đóng phim cũng rõ, bởi ông là thần tượng của cải lương lẫn tân nhạc. Có người nói rằng “mấy cha Liên Ảnh khôn tổ mẹ”, từng thực hiện cuốn phim “Từ Sài Gòn đến Ðiện Biên Phủ” đưa rất nhiều người bên cải lương vào, là những Lê Khanh, Thanh Cao, Tư Hề, Ngọc Ðiệp... Ðó là không phải họ không tìm ra người, mà là vì những người thực hiện phim họ muốn thế, để ít lắm cũng lôi cuốn được phần nào khán giả cải lương. Cũng như với trường hợp cuốn phim “Chân Trời Tím” phỏng theo cuốn tiểu thuyết của nhà văn Văn Quang. Nghe rằng tác giả quyển tiểu thuyết lúc đầu đã không đồng ý đầu với công ty trong việc chọn Hùng Cường thủ vai chánh, nhưng rốt cuộc rồi cũng phải thuận tình cho công việc được xuôi chèo mát mái.
Từ địa hạt cải lương, Hùng Cường nhảy qua lãnh vực mới là điện ảnh thật, nhưng không phải vì thế mà anh cần đến Liên Ảnh hơn là Liên Ảnh cần đến Hùng Cường. Bởi vì Hùng Cường ngoài thần tượng cải lương, lại còn là thần tượng của giới nhạc trẻ nữa. Ấy vậy nên dụng Hùng Cường chắc chắn rằng mấy ông Liên Ảnh nhắm vào thị trường thương mại rộng lớn.
Quả đúng như vậy khi phim Chân Trời Tím được trình chiếu chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971 của tổng thống Ngụy. Chưa dừng lại ở đó, Chân Trời Tím lại còn cái hân hạnh là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên Lhorizon Pourpre được gởi đi trình chiếu tại Ðại Hội Ðiện Ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.