Chi hội OF - Yêu Nhạc Vàng - Kho lưu trữ Những tuyệt phẩm nhạc vàng được yêu thích nhất

tichop

Xe buýt
Biển số
OF-135600
Ngày cấp bằng
23/3/12
Số km
598
Động cơ
375,230 Mã lực
Tiểu sử Hùng Cường

Trần Kim Cường là tên thật của Hùng Cường, người nghệ sĩ đã lăn lộn trong nghề từ trên bốn thập niên trong các lãnh vực Tân nhạc, Cổ nhạc, Kịch nghệ cũng như Điện Ảnh.
Người nghệ sĩ tuổi Tý, sinh ngày 21 tháng 12 này cho biết là anh trong bước đầu đã không may mắn nhưng cũng chẳng trở ngại gì!. Anh đã bước lên sân khấu lần đầu tiên khi còn đang theo học tiểu học tại trường Trần Hưng Đạo với nhạc phẩm "Con Chim Hòa Bình Đang Đau Nặng" của Lê Thương và đã được toàn thể thầy cô, phụ huynh và học sinh cả trường hoan nghênh. Ngay từ những năm 54, 55 anh đã nổi tiếng qua các nhạc phẩm: Ông Lái Đò, Vọng Ngày Xanh, Sơn Nữ Ca, Đường Xưa Lối Cũ, Chàng Đi Theo Nước, v.v.. Tất cả những nhạc phẩm này đã được thu diã và đạt được một số bán kỷ lục. Suốt trong thập niên 60 cho đến tháng 4 năm 75, Hùng Cường đã làm say mê mọi người qua những nhạc phẩm như "Ai Về Sông Tương", "Nắng Chiều"..v.v.. và những nhạc phẩm kích động như "Cấm Trại 100%", "Kim", "Say" và nhiều nhạc phẩm khác trình bày chung với Mai Lệ Huyền. Hùng Cường rời Việt Nam vào ngày 28 tháng 02 năm 1980 và cư ngụ tại Garden Grove, California cho đến cuối đờị Anh cho biết chỉ nội trong tháng 6 của những năm 86-87, lẫn bố và mẹ của anh đã qua đời, và đó là kỷ niệm khó quên nhất trong đời anh. Ngoài lãnh vực nghệ thuật, anh "tham gia yểm trợ hầu hết các phong trào, tổ chức sinh hoạt trong cộng đồng. Hùng Cường đã ra đi vĩnh viễn trong thời gian gần đây để lại đàng sau người nam ca sĩ cũng nổi tiếng trong nhiều năm qua là Quang Bình sau một thời gian nằm trên giường bệnh. Rất nhiều nghệ sĩ đã đến thăm hỏi anh lần cuối và hình ảnh 1 người nam ca sĩ nổi tiếng ngày nào có lẽ vẫn ghi sâu trong lòng của những người mến mộ anh.
Có thể nói tiền đồ của Hùng Cường rất được tổ đãi. Bởi từ ca nhạc sang cải lương và bước vào điện ảnh ông đều thành công rực rỡ.
Hùng Cường sở hữu giọng hát “ténor”. Ngay từ những năm 54, 55 Hùng Cường đã nổi tiếng qua các nhạc phẩm: Ông Lái Đò, Vọng Ngày Xanh, Sơn Nữ Ca, Đường Xưa Lối Cũ, Chàng Đi Theo Nước, vv...Qua đến thập niên 60, Hùng Cường được biết đến nhiều hơn nữa khi gửi đến người nghe những nhạc phẩm được gọi là kích động nhạc vào thời đó, nhằm vào những sinh hoạt trong cuộc sống quân ngũ như : Dù Hoa Lạc Lối, Đám Cưới Nhà Binh, Một Trăm Phần Trăm, Kim, Say, vv...Sau đó hợp với Mai Lệ Huyền thành cặp “Sóng Thần”, nổi tiếng với những ca khúc tươi vui và kích động như : Hai Trái Tim Vàng, Vì Chưa Ngỏ Ý, Hờn Trách, Túp lều Lý Tưởng, Bắt Đền, vv... Tất cả những nhạc phẩm này đã được thu dĩa và đạt được một số bán kỷ lục...
Hầu hết những diễn viên sân khấu cải lương muốn trở thành đào kép chánh, phải trải qua một thời gian tập luyện cực khổ công phu và phải có cơ hội may mắn.Ngoài ra còn kể những yêu cầu cần thiết như ca hay, sắc vóc đẹp, diễn xuất linh động duyên dáng duyên dàng, bài bản nhịp nhàng vững vàng, ngoài ra còn nhiều chi tiết khác nữa. Tóm lại, những diễn viên có đầy đủ điều kiện cần thiết, cũng phải tiến thân từng bước một, từ những vai diễn nhỏ, dần dần mới đảm nhận được vai chánh.
Hùng Cường cũng như Bạch Tuyết là một hiện tượng lạ lùng từ trước đến nay, anh một sớm một chiều anh đã trở thành kép chánh của đoàn Ngọc Kiều. Phải xác nhận một điều dù ca sĩ đang nổi tiếng bên tân nhạc, nhưng Hùng Cường rất đam mê sân khấu cải lương, anh có một niềm tin ghê gớm, anh nghĩ rằng có thể bước sang lĩnh vực ấy một cách tốt đẹp. Như chúng tôi đã viết ở bài trước, cơ hội ngàn vàng đã đến với Hùng Cường, dù trước mặt đầy khó khăn, nhưng anh tự tin, với thời gian, với sự kiên trì và cố gắng, anh sẽ làm tròn được vai trò của mình trên sân khấu cải lương.
Sau khi được ban giám đốc đoàn xác nhận sẽ duy trì Hùng Cường hát vai chánh trong kịch bản “Tuyết Phủ Chiều Đông”, sẽ khai trương tại rạp Viễn Trường Mỹ Tho sau một tháng tập dượt. Anh kép này đã mướn riêng một nhạc sĩ cổ nhạc, đến nhà anh tại hẻm Phát Diệm luyện tập ngày đêm, sau những giờ tập tuồng. Ngoài ra anh nhờ các diễn viên của đoàn, có tay nghề vững chắc, hướng dẫn từng bộ điệu, nhứt là nữ nghệ sĩ Ngọc Đáng, người đóng cặp với anh, dìu dắt phối hợp theo từng tình huống vui buồn trong kịch bản.
Có rất nhiều ký giả kịch trường cho đây là một hiện tượng lạ, một ca sĩ tân nhạc xâm nhập vào lĩnh vực cải lương. Sau đó trên các trang báo như Kịch ảnh, Sân khấu mới với một loạt bài viết về Hùng Cường, nói chung đều khuyến khích anh cố gắng trên con đường nghệ thuật mới.
Hùng Cường tiến bộ thấy rõ, anh đã nhập vào vai diễn một cách nhanh chóng, ca vọng cổ ngọt ngào hơn, các bài bản khác cũng tương đối khá hơn trước nhiều. ÿây là một nỗ lực phi thường, một năng khiếu trời cho, Hùng Cường đã chứng minh khả năng ỡ lĩnh vực cổ nhạc.Ngoài ra anh rất nhạy bén, biết được sở đoản sở trường của mình, anh đã phối hợp với soạn giả lồng vào kịch bản khá nhiều đoạn tân nhạc, khai thác đúng tài năng đặc biệt của anh là ca sĩ.
“Tuyết Phủ Chiều Đông” của soạn giả Bạch Yến Lan, khán giả Mỹ Tho từ khắp nơi đổ về, đông đảo ngoài sức tưởng tượng trong rạp Viễn Trương bít kín từ chỗ ngồi đế chỗ đứng, bên ngoài còn dư khán giả gần nửa rạp, tạo một khung cảnh thật ồn ào náo nhiệt. Ngôi sao cải lương của Hùng Cường lấp lánh từ dạo đó. Anh được yêu mến và là “ngôi sao” trong cả ba lĩnh vực Sân khấu - Ca nhạc - Điện Ảnh. Các phim có anh đóng được người xem chú ý thời bấy giờ như: “Chân Trời Tím”, “Mãnh Lực Đồng Tiền”, “Còn Gì Cho Nhau”, “Nắng Chiều”, “Ly Rượu Mừng”, “Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang”…
Chỉ tính riêng trong năm 1971 có tất cả 17 cuốn phim được đem ra trình chiếu thì người ta thấy 4 cuốn phim có mặt của Hùng Cường, và 4 phim đều có số thu vững vàng. Yếu tố ăn khách của Hùng Cường trên màn bạc là do sự hâm mộ của một số đông đảo khán giả dành cho tên tuổi này hơn là về diễn xuất.
Có thể nói lúc có phong trào đào kép cải lương nhảy qua điện ảnh, thì Liên Ảnh công ty là nhạy bén hơn hết khi biết tận dụng Hùng Cường.Cứ nhìn thời điểm Hùng Cường sang đóng phim cũng rõ, bởi ông là thần tượng của cải lương lẫn tân nhạc. Có người nói rằng “mấy cha Liên Ảnh khôn tổ mẹ”, từng thực hiện cuốn phim “Từ Sài Gòn đến Ðiện Biên Phủ” đưa rất nhiều người bên cải lương vào, là những Lê Khanh, Thanh Cao, Tư Hề, Ngọc Ðiệp... Ðó là không phải họ không tìm ra người, mà là vì những người thực hiện phim họ muốn thế, để ít lắm cũng lôi cuốn được phần nào khán giả cải lương. Cũng như với trường hợp cuốn phim “Chân Trời Tím” phỏng theo cuốn tiểu thuyết của nhà văn Văn Quang. Nghe rằng tác giả quyển tiểu thuyết lúc đầu đã không đồng ý đầu với công ty trong việc chọn Hùng Cường thủ vai chánh, nhưng rốt cuộc rồi cũng phải thuận tình cho công việc được xuôi chèo mát mái.
Từ địa hạt cải lương, Hùng Cường nhảy qua lãnh vực mới là điện ảnh thật, nhưng không phải vì thế mà anh cần đến Liên Ảnh hơn là Liên Ảnh cần đến Hùng Cường. Bởi vì Hùng Cường ngoài thần tượng cải lương, lại còn là thần tượng của giới nhạc trẻ nữa. Ấy vậy nên dụng Hùng Cường chắc chắn rằng mấy ông Liên Ảnh nhắm vào thị trường thương mại rộng lớn.
Quả đúng như vậy khi phim Chân Trời Tím được trình chiếu chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971 của tổng thống Ngụy. Chưa dừng lại ở đó, Chân Trời Tím lại còn cái hân hạnh là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp ngữ mang tên Lhorizon Pourpre được gởi đi trình chiếu tại Ðại Hội Ðiện Ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.
 

tichop

Xe buýt
Biển số
OF-135600
Ngày cấp bằng
23/3/12
Số km
598
Động cơ
375,230 Mã lực
Đón xuân này nhớ xuân xưa-Hùng Cường-Bạch Tuyết
[YOUTUBE]UKKcxbVURIs[/YOUTUBE]
 

Trumsanga

Xe buýt
Biển số
OF-76011
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
562
Động cơ
426,460 Mã lực
Nơi ở
المرتفعات فرع

Nhạc sỹ Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại Hà Nội. Ông từng học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn (1953), Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định (1954), Đại Học Khoa Học Sài Gòn (1959), Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1963).
Năm 1951, nhạc sỹ Đỗ Lễ tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 1956 khi mới 15 tuổi. Bài Sang Ngang được ông viết trong tình cảnh tuyệt vọng khi người ông yêu lên xe hoa.
Thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình đêm nào cũng có mặt người nghệ sĩ thư sinh này. Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.
Với tâm hồn đa cảm và bén nhạy yêu thương. Đỗ Lễ đã để lòng mình mở rộng đón tiếng hát Lệ Thanh đi sâu vào cõi thầm kín nhất của tình si.Từ tiếng ca chất chứa nỗi lòng tan tác bởi chia ly của người nữ ca sĩ tài hoa này đã dẫn Đỗ Lễ vào bến si mê. Yêu giọng ca, yêu cả con người.

Thực sự lúc ấy, tầm vóc của nữ ca sĩ Lệ Thanh nói về tài nghệ và danh phận, thì Đỗ Lễ chỉ là một bóng mờ. Yêu một chiều là nỗi trái ngang thường trực của tình đời. Đỗ Lễ là một lẻ bóng trong yêu đương. Nhưng người nghệ sĩ này vẫn nắm nuối hình bóng ấy làm chất liệu cho kiếp sống đam mê. Lễ sáng tác rất nhiều nhạc khúc theo nhịp điệu Slow, vừa ngợi ca tình yêu vừa than thở cho thân phận một người muốn leo cành bưởi hái hoa. Nhưng cành bưởi thì xa, hoa thì lung linh khêu gợi, mà bày tay người nghệ sĩ thì cách xa quá, cách xa mỏi cả tầm tay với.

Đỗ Lễ, như đã trình bày ở trên, luôn có cảm tưởng rằng, mình sẽ không bao giờ được đáp lại tình si mê ấy. Chợt khoảng năm 1963 - 1964 cũng là lúc Lệ Thanh lên xe hoa với một người khác. Trước tin này, Đỗ Lễ thất điên bát đảo trong tâm hồn. Anh thường trực tìm đến men rượu để chia sầu.

Nhạc phẩm "Sang Ngang" ra đời trong trạng huống đó với tấm lòng tan nát, ôm mối tình của hai con đường song song không bao giờ gặp nhau. Người nghệ sĩ thường có trí tưởng tượng rất phong phú. Dưới ánh đèn sân khấu, thì nàng nhìn chung vào khoảng không, nhưng Đỗ Lễ vẫn cứ ngỡ rằng Lệ Thanh cũng yêu mình, và bởi một duyên cớ nào đó mà người đẹp mới đành phải sang ngang. Từ đó âm điệu của bản nhạc và lời trong ca khúc được Đỗ Lễ dựng lên như một an ủi:
"Thôi nín đi em
Lệ đẫm vai rồi
Buồn thương nhớ ơi
Anh hỡi đôi mình
Mộng nay đã tan
Tình đã dở dang
Em khóc những chiều
Anh xót xa nhiều
Thương cho tình yêu
Nỗi buồn chua cay
Khi lòng đổi thay
Thôi hết sum vầy
................
Nếu biết rằng
Tình là giây oan
Nếu biết rằng
Hợp rồi sẽ tan
Nếu biết rằng
Yêu là đau khổ
Thà dương gian
Đừng có đôi mình
................
Lau mắt đi em
Gần hết đêm rôi
Buồn thêm nữa sao
Mai bước sang ngang
Lòng thêm nát tan
Tình đã dở dang
Thôi khóc làm gì
Đã lỡ duyên thề
Thương nhau mà chi
Nỗi buồn ai hay
Khi mình chia tay
Xa cách nhau rồi

[YOUTUBE]n3MUXHYKJ3E[/YOUTUBE]
Sau năm 1975, nhạc sĩ Đỗ Lễ sinh sống bằng cách mở lớp dạy nhạc, đến năm 1994 thì được thân nhân bảo lãnh qua Mỹ định cư tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Tháng 10 năm 1996, ông trở về thăm quê hương và đến ngảy 24 tháng 3 năm 1997 thì đột ngột kết liễu đời mình bằng một liều Quinine cực mạnh trong căn nhà đang thuê trên đường Trần Đình Xu, Q1, TP.HCM. Ông để lại 2 lá thư tuyệt mệnh, một cho vợ và một cho một người bạn thân.
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,803
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Chuyến đi về sáng.
Chiều mưa biên giới.
 

thucn_269

Đi bộ
Biển số
OF-157101
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2
Động cơ
351,720 Mã lực
Website
www.phaoboi.com
Các cụ cho em hỏi cái, nếu muốn đưa bài hát đã có ở trong máy lên thì làm thế nào, có 1 số nơi chăn Youtube ác liệt, ko thể mở được ợ !!!
 

thienbinh14_10

Xe tải
Biển số
OF-60678
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
427
Động cơ
445,216 Mã lực
Các cụ cho em hỏi các cụ hay mua CD, VCD, DVD nhạc vàng ở đâu nhiều và chất lượng tương đối ạ (trong phạm vi HN ạ) , em rất thích nghe các ca sĩ như Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ...,đặc biệt là Trường Vũ ạ.
 

manhhung1901

Xe điện
Biển số
OF-97922
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
3,103
Động cơ
426,037 Mã lực
Tuổi
49
Các cụ cho em hỏi các cụ hay mua CD, VCD, DVD nhạc vàng ở đâu nhiều và chất lượng tương đối ạ (trong phạm vi HN ạ) , em rất thích nghe các ca sĩ như Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ...,đặc biệt là Trường Vũ ạ.
ngày xưa là nghe người ta hát....
Bât giờ là mình hát => ra Album luôn Cụ ạ :D
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,803
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Các cụ cho em hỏi các cụ hay mua CD, VCD, DVD nhạc vàng ở đâu nhiều và chất lượng tương đối ạ (trong phạm vi HN ạ) , em rất thích nghe các ca sĩ như Duy Khánh, Chế Linh, Tuấn Vũ...,đặc biệt là Trường Vũ ạ.
Cụ cứ vào Chợ Giời, thập cẩm La hán, đĩa rẻ ,chất lượng xoàng cho đến tàm tạm ( nghe tương đối ), đều có hết, Cụ nhá !
 

ss và s

Xe máy
Biển số
OF-157237
Ngày cấp bằng
18/9/12
Số km
93
Động cơ
352,300 Mã lực
Iem thich nghe nhạc vàng, nhưng em không biết hát, vào karaoke thì chỉ ngồi ăn và nghe. Các cụ/mợ cho em lót dép hóng 1 tý ợ
 

Universe luxury

Xe điện
Biển số
OF-98633
Ngày cấp bằng
4/6/11
Số km
2,590
Động cơ
424,640 Mã lực
Nơi ở
Phan Rang phố thị của tôi
cho iem góp bài ná em chỉ mê anh Lê hát thoai :D

[video=youtube;VwK7Xenq4F8]http://www.youtube.com/watch?v=VwK7Xenq4F8&feature=related[/video]
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,803
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Iem thich nghe nhạc vàng, nhưng em không biết hát, vào karaoke thì chỉ ngồi ăn và nghe. Các cụ/mợ cho em lót dép hóng 1 tý ợ
Hát hay không bằng hay hát Cụ ợ.. Cụ cứ mái thoải đê.....
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,803
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Ảnh ọt đê, Cụ xăng ơi........
 

Trumsanga

Xe buýt
Biển số
OF-76011
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
562
Động cơ
426,460 Mã lực
Nơi ở
المرتفعات فرع
NS Trần Thiện Thanh (TTT) tên thật là Trần Thiện Thanh. Bút hiệu ông thường dùng là TTT nhưng thỉnh thoảng ông cũng ký tên Anh Chương, Anh Thy và Trần Thiện Thanh Toàn. Ông còn là ca sĩ nổi tiếng Nhật Trường (NT).
Ông sinh năm 1941 tại Phan Thiết. Ông đến Saigon năm 1958 và chẳng bao lâu giọng hát trau chuốt, mượt mà, mặn nồng, hiền và . . . rất điệu của ông được giới yêu nhạc Saigon yêu mến ngay.
Ông có khuôn mặt hiền, hơi có nét khắc khổ nhưng lãng tử và rất sáng sân khấu. Đã hát hay, đa tài lại . . . đẹp trai nên NT thuở ấy là thần tượng của giới trẻ, là hoàng tử trong mộng của các cô nữ sinh.
Trong những năm cuối thập niên 60, Hùng Cường, Chế Linh và Nhật Trường thường mặc quân phục lên sân khấu để hát nhạc lính khiến các cô nữ sinh say mê chết bỏ.
Đầu thập niên 60, NT lập ban Tứ Ca Nhật Trường gồm 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi (nữ hoàng của phong trào du ca chuyên hát nhạc Nguyễn Đức Quang, Ngô Mạnh Thu, Miên Đức Thắng, Bùi Công Thuấn) và chính ông. Thật ra, ban Tứ Ca này chỉ có mình ông hát còn 3 ca sĩ kia thì chỉ hát phụ họa thôi.

Đầu thập niên 70, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại Úy Đương trong đó ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người em gái hậu phương. Lúc đó, NT và Thanh Lan thường hát chung với nhau và hợp rơ vô cùng. Họ đẹp đôi lắm. Đây là một tiết mục rất ăn khách trên TV thời đó. Ai xem cũng xót xa cho cô con gái xinh đẹp tuyệt trần mà phút chốc bỗng trở thành người "góa phụ ngây thơ" .
Có lần Nhật Trường được hỏi vì sao ông chọn tên này. Ông trả lời: "Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là . . . ngày dài."
Sự nghiệp nhạc sĩ đến sau sự nghiệp ca sĩ của ông nhưng cũng lẫy lừng không kém. Lời nhạc trong nhạc tình hay nhạc lính của ông đều nhẹ nhàng, lãng mạn, dễ thương và . . . điệu vô cùng. Mời bạn cùng nghe nhé.
[YOUTUBE]rtM8NFSx29Q[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]XOs-D--2xu8[/YOUTUBE]
Nguồn internet
 

vietskytravel

Xe buýt
Biển số
OF-154428
Ngày cấp bằng
28/8/12
Số km
904
Động cơ
362,580 Mã lực

Nhạc sỹ Đỗ Lễ tên thật là Đỗ Hữu Lễ, sinh ngày 12 tháng 10 năm 1941 tại Hà Nội. Ông từng học trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn (1953), Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định (1954), Đại Học Khoa Học Sài Gòn (1959), Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1963).
Năm 1951, nhạc sỹ Đỗ Lễ tự học nhạc và bắt đầu sáng tác từ năm 1956 khi mới 15 tuổi. Bài Sang Ngang được ông viết trong tình cảnh tuyệt vọng khi người ông yêu lên xe hoa.
Thời còn phòng trà Anh Vũ, Kim Sơn, Hòa Bình đêm nào cũng có mặt người nghệ sĩ thư sinh này. Đỗ Lễ rất yêu tiếng hát của nữ ca sĩ Lệ Thanh. Một ca sĩ có bàn tay không mấy đẹp với sắc vóc trung bình nhưng giọng ca nồng nàn với những nốt vuốt độc đáo mà hình như cho tới bây giờ chưa có người thay thế. Có người cho rằng tiếng hát ca sĩ Xuân Thu hơi giông giống Lệ Thanh, nhưng chỉ giống ở phần láy âm.
Với tâm hồn đa cảm và bén nhạy yêu thương. Đỗ Lễ đã để lòng mình mở rộng đón tiếng hát Lệ Thanh đi sâu vào cõi thầm kín nhất của tình si.Từ tiếng ca chất chứa nỗi lòng tan tác bởi chia ly của người nữ ca sĩ tài hoa này đã dẫn Đỗ Lễ vào bến si mê. Yêu giọng ca, yêu cả con người.

Thực sự lúc ấy, tầm vóc của nữ ca sĩ Lệ Thanh nói về tài nghệ và danh phận, thì Đỗ Lễ chỉ là một bóng mờ. Yêu một chiều là nỗi trái ngang thường trực của tình đời. Đỗ Lễ là một lẻ bóng trong yêu đương. Nhưng người nghệ sĩ này vẫn nắm nuối hình bóng ấy làm chất liệu cho kiếp sống đam mê. Lễ sáng tác rất nhiều nhạc khúc theo nhịp điệu Slow, vừa ngợi ca tình yêu vừa than thở cho thân phận một người muốn leo cành bưởi hái hoa. Nhưng cành bưởi thì xa, hoa thì lung linh khêu gợi, mà bày tay người nghệ sĩ thì cách xa quá, cách xa mỏi cả tầm tay với.

Đỗ Lễ, như đã trình bày ở trên, luôn có cảm tưởng rằng, mình sẽ không bao giờ được đáp lại tình si mê ấy. Chợt khoảng năm 1963 - 1964 cũng là lúc Lệ Thanh lên xe hoa với một người khác. Trước tin này, Đỗ Lễ thất điên bát đảo trong tâm hồn. Anh thường trực tìm đến men rượu để chia sầu.

Nhạc phẩm "Sang Ngang" ra đời trong trạng huống đó với tấm lòng tan nát, ôm mối tình của hai con đường song song không bao giờ gặp nhau. Người nghệ sĩ thường có trí tưởng tượng rất phong phú. Dưới ánh đèn sân khấu, thì nàng nhìn chung vào khoảng không, nhưng Đỗ Lễ vẫn cứ ngỡ rằng Lệ Thanh cũng yêu mình, và bởi một duyên cớ nào đó mà người đẹp mới đành phải sang ngang. Từ đó âm điệu của bản nhạc và lời trong ca khúc được Đỗ Lễ dựng lên như một an ủi:
"Thôi nín đi em
Lệ đẫm vai rồi
Buồn thương nhớ ơi
Anh hỡi đôi mình
Mộng nay đã tan
Tình đã dở dang
Em khóc những chiều
Anh xót xa nhiều
Thương cho tình yêu
Nỗi buồn chua cay
Khi lòng đổi thay
Thôi hết sum vầy
................
Nếu biết rằng
Tình là giây oan
Nếu biết rằng
Hợp rồi sẽ tan
Nếu biết rằng
Yêu là đau khổ
Thà dương gian
Đừng có đôi mình
................
Lau mắt đi em
Gần hết đêm rôi
Buồn thêm nữa sao
Mai bước sang ngang
Lòng thêm nát tan
Tình đã dở dang
Thôi khóc làm gì
Đã lỡ duyên thề
Thương nhau mà chi
Nỗi buồn ai hay
Khi mình chia tay
Xa cách nhau rồi

[YOUTUBE]n3MUXHYKJ3E[/YOUTUBE]
Sau năm 1975, nhạc sĩ Đỗ Lễ sinh sống bằng cách mở lớp dạy nhạc, đến năm 1994 thì được thân nhân bảo lãnh qua Mỹ định cư tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania. Tháng 10 năm 1996, ông trở về thăm quê hương và đến ngảy 24 tháng 3 năm 1997 thì đột ngột kết liễu đời mình bằng một liều Quinine cực mạnh trong căn nhà đang thuê trên đường Trần Đình Xu, Q1, TP.HCM. Ông để lại 2 lá thư tuyệt mệnh, một cho vợ và một cho một người bạn thân.
E thích bài này, có song ca không nhỉ hay chỉ có các men hát vậy nhờ????
 

_HaTroc_

Xe điện
Biển số
OF-117935
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
2,803
Động cơ
409,690 Mã lực
Nơi ở
Trần, tay cầm con dao...
Thiệp hồng A viết tên E.
 

Panny

Xe đạp
Biển số
OF-157246
Ngày cấp bằng
18/9/12
Số km
28
Động cơ
351,870 Mã lực
Nơi ở
hcm
LK Trăng tàn trên hè phố & Những ngày xưa thân ái
Nhạc sĩ : Phạm Thế Mỹ
Ca sĩ : Băng Tâm
Album : Asia DVD 49 - Âm nhạc vòng quanh thế giới

[video=youtube;Y7n9KX0H-JE]http://www.youtube.com/watch?v=Y7n9KX0H-JE&feature=player_detailpage[/video]
Hay quá \:D/
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top