Trả lời cụ và một số cụ ở trên luôn:
-Em đi xe máy, vùng em ở không nhà ai có điều hòa và em làm trong ngành giáo dục, trực tiếp dạy những đứa trẻ nghèo đó.
-Huyện em ở cũng mới phát triển du lịch lên đc 2 năm nay, toàn huyện có 17 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ trên 87%, dân nghèo theo chuẩn mới chiếm trên 70%.
-Lúc mới phát triển du lịch, ngành giáo dục có phổ biến giáo dục các em học sinh, khi gặp đoàn khách thăm, hoặc từ thiện thì đứng nghiêm vẫy tay chào khách, lúc đầu nhìn các em thực hiện hành vi đó nhìn thật ấm lòng. Nhưng được khoảng một năm, hành vi đó bị biến tướng, việc này phần lớn là do các cụ dưới xuôi làm hư các em. Đó là, chúng trốn học ra đứng vệ đường để vẫy xe, xin đồ ăn, khi đc cho chúng tranh cướp lẫn nhau làm mất vẻ hồn nhiên của những đứa trẻ vùng cao. Thậm chí còn có hành vi chặn xe để xin, ko cho chúng chửi đổng theo, hoặc ném đất, đá. Hành vi này đc hình thành từ việc thiếu ý thức của người cho, thay vì đỗ xe lại, hoặc vào tận nhà phát quà thì ném bánh kẹo cho chúng, hoặc xe vừa chạy vừa chìa quà ra cho. Việc này huyện đã chấn chỉnh các trường các điểm trường cấm ko cho học sinh vẫy chào du khách, trường nào để xảy ra tình trạng đó thì xử lý giáo viên có học sinh vi phạm và cả hiệu trưởng.
Việc làm từ thiện này vô hình chung đã biến những đứa trẻ ngây thơ thành những kẻ ăn xin, ăn cướp. Em đã rất đâu lòng khi đc chứng kiến cảnh: một em nhỏ tầm 7 tuổi đứng vác bó củi cạnh đường, thấy em nó dơ tay chào, em đỗ xe, rút trong ví 20n đưa cho nó, thì đột nhiên có 5, 6 đứa lớn hơn lao ra cướp tiền.
-Trường em dạy cũng có rất nhiều đoàn từ thiện cho quà, nhưng nhiều món quà ko thể chấp nhận đc, đó là việc cho quần áo cũ, mở ra thì ẩm mốc, xin hỏi các cụ đồ cũ của người khác mà mình ko biết họ là ai, thì mình có nỡ cho con mình mặc không?
-Hoặc là có đoàn cho hẳn mấy bộ máy tính cho nhà trường để dạy tin học cho các cháu, khi khách đi rồi mở ra xem, thì ôi thôi đúng là đồ thanh lý ko ai muốn lấy.
-Em cũng chẳng giỏi để khuyên các cụ nên làm từ thiện như thế nào, nhưng em thiết nghĩ giúp người nghèo thì nên giúp theo cách mà nhà đài vẫn nói: cho người ta cái cần câu, chứ đừng cho con cá. Mà cái người nghèo người ta thiếu vẫn là vốn và phương tiện sản xuất.
+ Các cụ xem tivi vẫn thấy nói đễn những đợt rét đậm, rét hại trâu bò chết hàng loạt, sao các cụ không đến xây chuồng trại tránh rét cho gia xúc giúp họ?
+ Hoặc là cho con bò, cặp đê để người ta nuôi. Chứ cứ cho gạo, cho tiền hết đợt này đến đợt khác để người ta quen ăn sẵn, đâm sinh tính lười nhác, ỉ lại của người dân.
+ Điểm trường có nhiều nơi còn tạm bợ lắm, các cụ nên bàn kế hoạch rồi cử người phối hợp cùng chính quyền và nhà trường để xây lớp học mới, làm như thế sẽ tránh được sự nghi ngờ ăn chặn, ăn bớt, tiền ko đến tận tay người dân.
+ Và em nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là ý thức người dân, thế hệ 7x chở về trước chắc khó giáo dục thay đổi cách nghĩ, cách làm, chỉ hi vọng vào các em nhỏ ngồi trên ghế nhà trường, sao các cụ không nghĩ cách giúp các thanh niên trưởng thành một công việc ổn định ở nhà máy nào đấy, khi đi lao động có tiền chúng đem về quê hương giúp đỡ gia đình thì đồng tiền đấy mới có ý nghĩa, hoặc lập một cãi quỹ gì đó giúp trẻ em nghèo hiếu học, hoặc trẻ em học bán trú, vì một số chế độ hỗ trợ trẻ em nghèo đi học có khả năng bi cắt đi, các em đang rất cần những chế độ đó để tiếp được học bán trú ở trường.
Ps toàn bộ cái clip em xem đều là cách làm từ thiện cho người dân con cá.