[Funland] OF mình đi làm từ thiện có bị như này không ah?

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Từ thiện hả? Cái này nhiều vấn đề nhức nhối lắm. Các cụ muốn làm từ thiện thì cần đóe gì vác đồ đi đâu , cho ai. Hàng ngày đi đường đúng luật, xếp hàng k chen lấn. 2 việc đơn giản vậy thôi nhưng tiết kiệm cho nhiều người khác thời gian. Thời gian là tiền, tiền giúp cải thiện cuộc sống. Từ thiện đấy chứ đâu. Mang tiền, mang đồ cho dân VN là cách từ thiện dốt nát nhất ở thời điểm 10 năm trở lại đây. Em thật.
Cụ đừng đánh tráo khái niệm, vấn đè giáo dục con người và vấn đề chia sẻ khó khăn trong lương tâm cua mỗi con người. XH nó cos cách phát triển của nó. Cụ có đứng ra giữa đám đông tuên truyền và hướng dẫn như các cháu tình nguyện viên đứng mỗi buổi tan tầm để hướng dẫn đi đúng tuân thủ luật GT chưa? Cụ đã từng bao giờ bỏ thời gian vì người khác như đi từ thiện chưa mà đòi lên án họ? Nếu mà cụ đã từng làm rồi thì mới đưa ra kinh nghiệm chứ không phải nói hay là được.
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Cơm có thịt. Có có mãi được cho họ không cụ?
Thế cụ đi được bao nhiêu lần rồi mà hỏi em mấy câu này?
Mấy em bé cởi chuồng trong cái rét không độ, ko phải em vô cảm, nhưng nó là phản xạ có điều kiện, mấy em đấy vẫn sống bình thường cụ ạ.
Sống kiểu này bảo sao , bà con ta thấy cướp mà cứ mặc nhiên không cứu. Lòng trắc ẩn của XH cần được tán đương, từ những viêc tốt nhỏ còn hơn thấy nhỏ mà không làm. Ai cũng nghĩ có thân nó tự lo nên đến bây giờ XH đang loạn lên cả đấy cụ ạ. Việc làm từ thiện bằng chính năng lức bản thân là một việc rât tốt, còn hơn ai đó nói là hiểu rồi không cần làm. cấi gì cũng bắt đàu từu những cái đầu tiên... thfi mới có các công trình. Hi vọng cụ một lần làm như mọi người để chia sẻ cảm xúc thực. cảm ơn!
 

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,992
Động cơ
244,639 Mã lực
Em xin lỗi trước vì đào mộ nhưng OF mình có bị gây khó dễ như này không?

Tối qua em để thời gian xem cái clip này.

Cảm nhận đầu tiên là các cụ đi làm từ thiện nhưng vẫn còn tham, sân, si nhiều quá. Các cụ ý cãi nhau như mổ bò để chứng tỏ mình đúng, người khác sai. Em cảm giác những người làm tự thiện thật thì chẳng bao giờ họ lại chỉ trích các nhóm từ thiện khác cả.

Hóa ra cụ làm từ thiện mà cãi khỏe nhất là chủ gara ô tô ở Nguyễn Xiển, có vẻ là bệnh nghề nghiệp. Là chủ gara, nếu cụ ý có tâm, thì trong công việc kinh doanh, cụ ý cứ làm thật, làm tốt, thì đó chính là từ thiện rồi.

Nói chung nên khuyến khích những chương trình tranh luận như thế này. Nhiều quan điểm khác nhau, rất hay.
 

aiki

Xe tải
Biển số
OF-56951
Ngày cấp bằng
13/2/10
Số km
450
Động cơ
449,420 Mã lực
Em thấy cụ ngồi điều hòa nhiều quá đó.
Ông Thiến Sót đó cứ lo kiểu bệnh nhân vào cấp cứu cho kháng sinh cao liều quá sau này nó kháng thuốc. Thực tế không biết bênh nhân có qua khỏi chưa mà lo kháng mí chả thuốc?
Con người có thể cải tạo và thay đổi nếu có điều kiện. Bây giờ cho mỗi người mặc áo dài khăn đóng để tóc búi tó 100k / ngày và nhận vào làm công chức xem có thành truyền thống hết không? Vấn đè là cả 1 xã hội chung tay thì lại khác, đằng này những người có tâm lam từ thiện thì bị gà to là lợi dụng. Họ làm theo kiểu tự phát thi họ làm được thế nào thì biết đến vậy thôi. Không có những người đi đầu làm nền móng thì lấy ai làm gương cho người kế tiếp?
Tất nhiên cũng có nhiều đứa suy đồi đạo đức, lợi dụng người nghèo khổ để đánh bóng bản thân , như vụ "tặng nhẫn cưới dỏm", hoặc 1 sô mem của showbis đã từng làm...
Điều cốt lõi, là lòng nhân ái phải được khuyến khích chứ không nên kéo nhau ra rồi kích động lên án nhau như trong cái clip dở người đó
Cụ nói quá chuẩn, nhiều người thích ngồi phòng đh, đi xe ô tô và ngồi phán việc làm người khác, phải thế này, phải thế nọ.
 

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,519
Động cơ
322,129 Mã lực
Cụ đừng đánh tráo khái niệm, vấn đè giáo dục con người và vấn đề chia sẻ khó khăn trong lương tâm cua mỗi con người. XH nó cos cách phát triển của nó. Cụ có đứng ra giữa đám đông tuên truyền và hướng dẫn như các cháu tình nguyện viên đứng mỗi buổi tan tầm để hướng dẫn đi đúng tuân thủ luật GT chưa? Cụ đã từng bao giờ bỏ thời gian vì người khác như đi từ thiện chưa mà đòi lên án họ? Nếu mà cụ đã từng làm rồi thì mới đưa ra kinh nghiệm chứ không phải nói hay là được.
Em đánh tráo chỗ nào vậy cụ? Em đã từng đi làm từ thiện với sự nhiệt huyết đầy ngu ngốc của tuổi trẻ, và kết quả làm em căm hận nhiều bọn chó đẻ liên quan tới từ thiện vô cùng. Em cũng chứng kiến cả làng đi lên từ cơn bão, nhưng sau 5 năm cả làng đó lại ngồi ôm máng lợn mong bão đến để đổi đời lần 2 nhé. Nói thật, chứng kiến một số cảnh mới thấy vác tiền, vác đồ cho dân mình là sai lầm. Đến cho con bò làm cần câu cơm nó cũng thịt mẹ mất, cho cây xoài trồng lấy trái nó cũng đóe thèm trồng vì lâu có thu hoạch. Thế giúp nó làm gì cho mất công
 

hoangminhquang

Xe tải
Biển số
OF-102949
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
370
Động cơ
400,194 Mã lực
Em xin lỗi trước vì đào mộ nhưng OF mình có bị gây khó dễ như này không?

Trước hết cần hoan nghênh những tấm lòng từ thiện thực sự! Nhưng, đi làm từ thiện cần phải thực hiện theo qui trình. Trước hết cần phân tích các bên liên quan như: Người được hưởng lợi chính, phụ là ai?& Đối tượng bị ảnh hưởng khi thực hiện chương trình này(Ở trường hợp này là CQĐP); khu vực thực hiện có nhạy cảm không...Sau đó hãy lên kế hoạch thực hiện.
 

hoangminh3B

Xe tăng
Biển số
OF-81189
Ngày cấp bằng
26/12/10
Số km
1,763
Động cơ
429,699 Mã lực
Chương trình này có nhiều điểm hay đấy chứ
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
3,760
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
Xây trường mà không có giáo viên dạy thì xây làm chó gì. Kiểu làm mà chẳng biết nó tới đâu thì nói chung...là chả biết nói gì hơn.
Thêm nữa cái kiểu từ thiện xong lên truyền hình kêu ca em thấy nó gian gian.

Mà đã từ thiện thì tính gì vì ai, nếu thích tính nhân bản thì sang Lào-Cam-Châu phi mà làm.
Cứ nói theo kiểu giọt máu đào thì phương Tây nó làm từ thiện trong nước nó còn hơn.

Theo em dẹp mấy cái trò thiện - ngộ này đi, rách việc. Hồn ai nấy giữ-có thiên tai, dịch họa thì tự cộng đồng tìm nhau, lúc ấy nó là cộng. sinh. Thương mình trước đã.
Cụ không nên độc mồm quá như vậy. Nhiều người khi tham gia từ thiện có những toan tính riêng và ngay trong quá trình đó cũng có sự thay đổi, có thể tìm thấy ý nghĩa nào đó, cũng có thể thấy không thể đi tiếp... Tuy nhiên trong đó vẫn có những tấm lòng vì người khác. Cái đó đáng trân trọng chứ cụ!!!
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Em đánh tráo chỗ nào vậy cụ? Em đã từng đi làm từ thiện với sự nhiệt huyết đầy ngu ngốc của tuổi trẻ, và kết quả làm em căm hận nhiều bọn chó đẻ liên quan tới từ thiện vô cùng. Em cũng chứng kiến cả làng đi lên từ cơn bão, nhưng sau 5 năm cả làng đó lại ngồi ôm máng lợn mong bão đến để đổi đời lần 2 nhé. Nói thật, chứng kiến một số cảnh mới thấy vác tiền, vác đồ cho dân mình là sai lầm. Đến cho con bò làm cần câu cơm nó cũng thịt mẹ mất, cho cây xoài trồng lấy trái nó cũng đóe thèm trồng vì lâu có thu hoạch. Thế giúp nó làm gì cho mất công
CHính vì cụ hiểu nhầm và bị ợi dụng đó thôi. Theo cụ nói cụ căm hận là căm hận cái bọn lợi dụng người nghèo để trục lợi? và cụ cũng bị lợi dụng?. Vậy cụ chả làm được cái gì sất, nêu công tâm mà nói. Vì bản thân cụ khi đi làm cái việc gọi là " từ thiện " đó thfi cũng chỉ đi cho có phong trào thôi. Nếu là em cũng đi làm việc như cụ thi cho dù sau này những người mình giúp đỡ họ có thế nào thi em cũng chả hân mình, hận người như cụ. Đơn giản là sức mình chỉ có đến vậy. Cụ nếu thực sự có lòng thì sau vụ đó cụ phải làm nhiều hơn để chuộc lại cái lỗi nông nổi sai lầm như đã phạm phải. Nếu cụ không đủ lực thì đành chịu thôi.
Cụ đem việc tham gia GT vô ích thức của một sô người vì chỉ biết có lợi cho mình ích kỷ so với việc bị lừa làm từ thiện vị tha (vì người khác) nên em mới nói đánh tráo khái niệm. Dầu sao phần tốt trong cụ vẫn có.
 

vietbamboo

Xe điện
Biển số
OF-146178
Ngày cấp bằng
18/6/12
Số km
3,760
Động cơ
390,000 Mã lực
Nơi ở
Tây hồ Hà Nội
1. Chính quyền người ta không cấm mà yêu cầu di dơi đi chỗ khác.
2. Muốn giúp ai nên tìm hiểu người ta cần cái gì. Mà người dân tộc thì nhất thiết phải tìm hiểu văn hóa của người ta như thế nào rồi hẵng giúp, đừng hỏi trẻ con chúng cần gì, mà nên hỏi người già xem họ muốn con em họ ntn rồi hẵng giúp.
Có lẽ cụ nên mở lớp dậy làm từ thiện. Về lý thuyết và nguyên tắc em nghĩ có lẽ cụ đủ, nếu thiếu thì tra thêm google. Còn về kinh nghiệm thì cụ cho lên đây cho chúng em xin 1 ít những việc thực tế sẽ hữu ích chúng em hơn!
 

slaz8

Xe ngựa
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
25,089
Động cơ
622,206 Mã lực
Tối qua em để thời gian xem cái clip này.

Cảm nhận đầu tiên là các cụ đi làm từ thiện nhưng vẫn còn tham, sân, si nhiều quá. Các cụ ý cãi nhau như mổ bò để chứng tỏ mình đúng, người khác sai. Em cảm giác những người làm tự thiện thật thì chẳng bao giờ họ lại chỉ trích các nhóm từ thiện khác cả.

Hóa ra cụ làm từ thiện mà cãi khỏe ************** có vẻ là bệnh nghề nghiệp. Là chủ gara, nếu cụ ý có tâm, thì trong công việc kinh doanh, cụ ý cứ làm thật, làm tốt, thì đó chính là từ thiện rồi.

Nói chung nên khuyến khích những chương trình tranh luận như thế này. Nhiều quan điểm khác nhau, rất hay.
EM cũng nghĩ như cụ nhưng Mong cụ đừng nêu nêu đích danh và nhưng việc họ làm. Họ chỉ có vậy thôi em cũng muốn họ tốt hơn nữa nhưng cần cho họ thời gian, với cả chắc gì mình đã hơn trong trường hợp bị định hướng như vậy. cảm ơn cụ!
 

cumoc

Xe tải
Biển số
OF-76850
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
331
Động cơ
422,249 Mã lực
Nơi ở
7up
Em và công ty em kết hợp với 1 số trường trung học ở bên Singapore từng xây trường trên vùng cao từ năm 2005, đặc biệt khu vực Bắc Hà với bán kính khoảng 20km. Tất nhiên đội em chỉ xây những điểm trường cho trẻ mẫu giáo ( kindergarten ) khoảng từ 40 - 60 cháu với diện tích 50m2 đổ lại và trang bị bàn ghế, đồ dùng học tập trước khi khánh thành. Xây 5,6 điểm toàn trên đồi hết do vậy công đoạn cõng vật liệu lên rất vất vả. Cho đến năm 2012 thì dừng hẳn vì lúc đấy dưới xuôi đua nhau lên xây dựng, chuyển sang làm việc khác.

Thủ tục thì đơn giản thôi, mặc dù mình mang tiền đi xây cho trẻ vẫn phải bôi trơn chút ít. Tất cả các công đoạn chỉ làm việc với hiệu trưởng ở đấy, trong tay bà này có hơn chục điểm trường đang xuống cấp cần xây dựng. Ngoài phong bì cho hiệu trưởng thời đấy khoảng 1tr cộng túi quà. Thì có thêm 1tr nữa cho phòng giáo dục huyện để làm thủ tục. Còn hiệu trưởng trực tiếp làm việc với công an xã và bên em cũng có phong bì cho trưởng CA xã, vì xây trên này toàn người Mông, mặc dù xây cho con cháu nó nhưng nhiều khi nát rượu vẫn hay ra phá đám nên thỉnh thoảng phải có công an đến đe nẹt dọa dẫm chúng nó mới yên.

Tóm lại, khi mình chuẩn bị kỹ một chút thì mọi việc em xuôi ngay. Chỉ sợ nhất mấy bố làm màu khoác áo thiện nguyện hoặc làm theo ngẫu hứng.
 

Tướng cướp

Xe điện
Biển số
OF-414610
Ngày cấp bằng
4/4/16
Số km
4,161
Động cơ
767,064 Mã lực
Có lẽ cụ nên mở lớp dậy làm từ thiện. Về lý thuyết và nguyên tắc em nghĩ có lẽ cụ đủ, nếu thiếu thì tra thêm google. Còn về kinh nghiệm thì cụ cho lên đây cho chúng em xin 1 ít những việc thực tế sẽ hữu ích chúng em hơn!
Trả lời cụ và một số cụ ở trên luôn:
-Em đi xe máy, vùng em ở không nhà ai có điều hòa và em làm trong ngành giáo dục, trực tiếp dạy những đứa trẻ nghèo đó.
-Huyện em ở cũng mới phát triển du lịch lên đc 2 năm nay, toàn huyện có 17 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ trên 87%, dân nghèo theo chuẩn mới chiếm trên 70%.
-Lúc mới phát triển du lịch, ngành giáo dục có phổ biến giáo dục các em học sinh, khi gặp đoàn khách thăm, hoặc từ thiện thì đứng nghiêm vẫy tay chào khách, lúc đầu nhìn các em thực hiện hành vi đó nhìn thật ấm lòng. Nhưng được khoảng một năm, hành vi đó bị biến tướng, việc này phần lớn là do các cụ dưới xuôi làm hư các em. Đó là, chúng trốn học ra đứng vệ đường để vẫy xe, xin đồ ăn, khi đc cho chúng tranh cướp lẫn nhau làm mất vẻ hồn nhiên của những đứa trẻ vùng cao. Thậm chí còn có hành vi chặn xe để xin, ko cho chúng chửi đổng theo, hoặc ném đất, đá. Hành vi này đc hình thành từ việc thiếu ý thức của người cho, thay vì đỗ xe lại, hoặc vào tận nhà phát quà thì ném bánh kẹo cho chúng, hoặc xe vừa chạy vừa chìa quà ra cho. Việc này huyện đã chấn chỉnh các trường các điểm trường cấm ko cho học sinh vẫy chào du khách, trường nào để xảy ra tình trạng đó thì xử lý giáo viên có học sinh vi phạm và cả hiệu trưởng.
Việc làm từ thiện này vô hình chung đã biến những đứa trẻ ngây thơ thành những kẻ ăn xin, ăn cướp. Em đã rất đâu lòng khi đc chứng kiến cảnh: một em nhỏ tầm 7 tuổi đứng vác bó củi cạnh đường, thấy em nó dơ tay chào, em đỗ xe, rút trong ví 20n đưa cho nó, thì đột nhiên có 5, 6 đứa lớn hơn lao ra cướp tiền.
-Trường em dạy cũng có rất nhiều đoàn từ thiện cho quà, nhưng nhiều món quà ko thể chấp nhận đc, đó là việc cho quần áo cũ, mở ra thì ẩm mốc, xin hỏi các cụ đồ cũ của người khác mà mình ko biết họ là ai, thì mình có nỡ cho con mình mặc không?
-Hoặc là có đoàn cho hẳn mấy bộ máy tính cho nhà trường để dạy tin học cho các cháu, khi khách đi rồi mở ra xem, thì ôi thôi đúng là đồ thanh lý ko ai muốn lấy.
-Em cũng chẳng giỏi để khuyên các cụ nên làm từ thiện như thế nào, nhưng em thiết nghĩ giúp người nghèo thì nên giúp theo cách mà nhà đài vẫn nói: cho người ta cái cần câu, chứ đừng cho con cá. Mà cái người nghèo người ta thiếu vẫn là vốn và phương tiện sản xuất.
+ Các cụ xem tivi vẫn thấy nói đễn những đợt rét đậm, rét hại trâu bò chết hàng loạt, sao các cụ không đến xây chuồng trại tránh rét cho gia xúc giúp họ?
+ Hoặc là cho con bò, cặp đê để người ta nuôi. Chứ cứ cho gạo, cho tiền hết đợt này đến đợt khác để người ta quen ăn sẵn, đâm sinh tính lười nhác, ỉ lại của người dân.
+ Điểm trường có nhiều nơi còn tạm bợ lắm, các cụ nên bàn kế hoạch rồi cử người phối hợp cùng chính quyền và nhà trường để xây lớp học mới, làm như thế sẽ tránh được sự nghi ngờ ăn chặn, ăn bớt, tiền ko đến tận tay người dân.
+ Và em nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là ý thức người dân, thế hệ 7x chở về trước chắc khó giáo dục thay đổi cách nghĩ, cách làm, chỉ hi vọng vào các em nhỏ ngồi trên ghế nhà trường, sao các cụ không nghĩ cách giúp các thanh niên trưởng thành một công việc ổn định ở nhà máy nào đấy, khi đi lao động có tiền chúng đem về quê hương giúp đỡ gia đình thì đồng tiền đấy mới có ý nghĩa, hoặc lập một cãi quỹ gì đó giúp trẻ em nghèo hiếu học, hoặc trẻ em học bán trú, vì một số chế độ hỗ trợ trẻ em nghèo đi học có khả năng bi cắt đi, các em đang rất cần những chế độ đó để tiếp được học bán trú ở trường.
Ps toàn bộ cái clip em xem đều là cách làm từ thiện cho người dân con cá.
 
Chỉnh sửa cuối:

Burke

Xe tăng
Biển số
OF-398834
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
1,992
Động cơ
244,639 Mã lực
Trả lời cụ và một số cụ ở trên luôn:
-Em đi xe máy, vùng em ở không nhà ai có điều hòa và em làm trong ngành giáo dục, trực tiếp dạy những đứa trẻ nghèo đó.
-Huyện em ở cũng mới phát triển du lịch lên đc 2 năm nay, toàn huyện có 17 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm tỷ lệ trên 87%, dân nghèo theo chuẩn mới chiếm trên 70%.
-Lúc mới phát triển du lịch, ngành giáo dục có phổ biến giáo dục các em học sinh, khi gặp đoàn khách thăm, hoặc từ thiện thì đứng nghiêm vẫy tay chào khách, lúc đầu nhìn các em thực hiện hành vi đó nhìn thật ấm lòng. Nhưng được khoảng một năm, hành vi đó bị biến tướng, việc này phần lớn là do các cụ dưới xuôi làm hư các em. Đó là, chúng trốn học ra đứng vệ đường để vẫy xe, xin đồ ăn, khi đc cho chúng tranh cướp lẫn nhau làm mất vẻ hồn nhiên của những đứa trẻ vùng cao. Thậm chí còn có hành vi chặn xe để xin, ko cho chúng chửi đổng theo, hoặc ném đất, đá. Hành vi này đc hình thành từ việc thiếu ý thức của người cho, thay vì đỗ xe lại, hoặc vào tận nhà phát quà thì ném bánh kẹo cho chúng, hoặc xe vừa chạy vừa chìa quà ra cho. Việc này huyện đã chấn chỉnh các trường các điểm trường cấm ko cho học sinh vẫy chào du khách, trường nào để xảy ra tình trạng đó thì xử lý giáo viên có học sinh vi phạm và cả hiệu trưởng.
Việc làm từ thiện này vô hình chung đã biến những đứa trẻ ngây thơ thành những kẻ ăn xin, ăn cướp.
-Trường em dạy cũng có rất nhiều đoàn từ thiện cho quà, nhưng nhiều món quà ko thể chấp nhận đc, đó là việc cho quần áo cũ, mở ra thì ẩm mốc, xin hỏi các cụ đồ cũ của người khác mà mình ko biết họ là ai, thì mình có nỡ cho con mình mặc không?
-Hoặc là có đoàn cho hẳn mấy bộ máy tính cho nhà trường để dạy tin học cho các cháu, khi khách đi rồi mở ra xem, thì ôi thôi đúng là đồ thanh lý ko ai muốn lấy.
-Em cũng chẳng giỏi để khuyên các cụ nên làm từ thiện như thế nào, nhưng em thiết nghĩ giúp người nghèo thì nên giúp theo cách mà nhà đài vẫn nói: cho người ta cái cần câu, chứ đừng cho con cá. Mà cái người nghèo người ta thiếu vẫn là vốn và phương tiện sản xuất.
+ Các cụ xem tivi vẫn thấy nói đễn những đợt rét đậm, rét hại trâu bò chết hàng loạt, sao các cụ không đến xây chuồng trại tránh rét cho gia xúc giúp họ?
+ Hoặc là cho con bò, cặp đê để người ta nuôi. Chứ cứ cho gạo, cho tiền hết đợt này đến đợt khác để người ta quen ăn sẵn, đâm sinh tính lười nhác, ỉ lại của người dân.
+ Điểm trường có nhiều nơi còn tạm bợ lắm, các cụ nên bàn kế hoạch rồi cử người phối hợp cùng chính quyền và nhà trường để xây lớp học mới, làm như thế sẽ tránh được sự nghi ngờ ăn chặn, ăn bớt, tiền ko đến tận tay người dân.
+ Và em nghĩ điều quan trọng nhất vẫn là ý thức người dân, thế hệ 7x chở về trước chắc khó giáo dục thay đổi cách nghĩ, cách làm, chỉ hi vọng vào các em nhỏ ngồi trên ghế nhà trường, sao các cụ không nghĩ cách giúp các thanh niên trưởng thành một công việc ổn định ở nhà máy nào đấy, khi đi lao động có tiền chúng đem về quê hương giúp đỡ gia đình thì đồng tiền đấy mới có ý nghĩa, hoặc lập một cãi quỹ gì đó giúp trẻ em nghèo hiếu học, hoặc trẻ em học bán trú, vì một số chế độ hỗ trợ trẻ em nghèo đi học có khả năng bi cắt đi, các em đang rất cần những chế độ đó để tiếp được học bán trú ở trường.
Ps toàn bộ cái clip em xem đều là cách làm từ thiện cho người dân con cá.
Khó lắm.

Quan điểm của em thì rất khó làm gì để nâng cao cuộc sống của người dân miền núi, bởi văn hóa của họ như vậy rồi. Người làm công tác từ thiền nhiều ở miền núi Tây bắc chính là Chính phủ, với ngân sách nhà nước, đóng góp từ tiền thuế của người dân, hàng năm ông miền xuôi nuôi ông miền ngược khá nhiều tiền. Tuy nhiên, cách làm từ thiện của Chính phủ theo kiểu cấp 15 kg mỗi tháng cho một học snh có vẻ cũng bất cập, và gây ra tâm lý ỷ lại cho người dân.

Làm từ thiện căn cơ ở miền núi Tây Bắc quan trọng nhất là xây dựng đường xá, sau đó là hỗ trợ giáo dục cho lớp trẻ, dần dần họ sẽ thay đổi. Tuy nhiên, khi họ thay đổi thì ở dưới xuôi đã đi xa đến tận đâu. Lúc đó thì họ vẫn cứ nghèo thôi.
 

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,519
Động cơ
322,129 Mã lực
CHính vì cụ hiểu nhầm và bị ợi dụng đó thôi. Theo cụ nói cụ căm hận là căm hận cái bọn lợi dụng người nghèo để trục lợi? và cụ cũng bị lợi dụng?. Vậy cụ chả làm được cái gì sất, nêu công tâm mà nói. Vì bản thân cụ khi đi làm cái việc gọi là " từ thiện " đó thfi cũng chỉ đi cho có phong trào thôi. Nếu là em cũng đi làm việc như cụ thi cho dù sau này những người mình giúp đỡ họ có thế nào thi em cũng chả hân mình, hận người như cụ. Đơn giản là sức mình chỉ có đến vậy. Cụ nếu thực sự có lòng thì sau vụ đó cụ phải làm nhiều hơn để chuộc lại cái lỗi nông nổi sai lầm như đã phạm phải. Nếu cụ không đủ lực thì đành chịu thôi.
Cụ đem việc tham gia GT vô ích thức của một sô người vì chỉ biết có lợi cho mình ích kỷ so với việc bị lừa làm từ thiện vị tha (vì người khác) nên em mới nói đánh tráo khái niệm. Dầu sao phần tốt trong cụ vẫn có.
Em bỏ thời gian, bỏ công sức, bỏ tiền bạc mà lại là phong trào ư? Cụ nhầm hàng rồi. Làm từ thiện k có nghĩa là mang cho đồ ăn, áo mặc ( dân mình nó chỉ thích mấy món ăn sẵn đấy thôi, cho nó cần câu cơm nó đóe cần). Ngay xung quanh mình đầy người cần giúp đỡ, k giúp dc họ thì đừng lấy của họ cái gì ( đơn giản nhất là thời gian). Đó là thiện tâm rồi.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,538
Động cơ
50,557 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Trong khi chờ Đoảng, Chính phủ có những chính sách hỗ trợ thực tế cho những người dân nghèo thì cá nhân em và các bạn của em vẫn cứ hăng hái làm thiện nguyện. Mình sạch tâm thì không có gì phải ngại cả. Chứ ngồi một chỗ rồi suy cái này cái nọ cũng chả làm cho cuộc sống người dân họ khá lên đâu.
 

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,519
Động cơ
322,129 Mã lực
Em xin hỏi câu này luôn : Có cụ nào làm ăn chân chính, không lừa lọc, chụp giật mà đủ giầu để vác tiền đi cho k? Cái kiểu chăn thằng miền xuôi rồi vác tiền nuôi thằng miền ngược mà dc gọi là từ thiện à? Nẫu.
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,984
Động cơ
388,569 Mã lực
hình như mượn chuyện nọ để nói chuyện kia !!!
 

bungbvt

Xe điện
Biển số
OF-300603
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,519
Động cơ
322,129 Mã lực
Cụ không nên độc mồm quá như vậy. Nhiều người khi tham gia từ thiện có những toan tính riêng và ngay trong quá trình đó cũng có sự thay đổi, có thể tìm thấy ý nghĩa nào đó, cũng có thể thấy không thể đi tiếp... Tuy nhiên trong đó vẫn có những tấm lòng vì người khác. Cái đó đáng trân trọng chứ cụ!!!
Đồng ý với cụ là làm từ thiện có rất nhiều người xuất phát từ cái tâm. Nhưng cái tâm đó phải có lý trí. Bất công, đau khổ ngay bên cạnh thì k để ý mà chỉ mang cái tâm lên nơi xa lắc nào đó thì thật buồn cười
 

a_bờ_cờ

Xe tải
Biển số
OF-20393
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
410
Động cơ
504,117 Mã lực
Nơi ở
ở trọ
Cơm có thịt. Có có mãi được cho họ không cụ?
Thế cụ đi được bao nhiêu lần rồi mà hỏi em mấy câu này?
Mấy em bé cởi chuồng trong cái rét không độ, ko phải em vô cảm, nhưng nó là phản xạ có điều kiện, mấy em đấy vẫn sống bình thường cụ ạ.
Em đồng ý với cụ nhiều điểm, nhất là từ thiện nên cho cái cần câu chứ không cho con cá; thay đổi nếp sống, nếp sinh hoạt chứ không phải cho miếng cơm, manh áo. Tuy vậy, nếu cụ làm về giáo dục mà có suy nghĩ bôi đỏ bên trên thì có lẽ nên nghĩ lại.
Không nói tới khái niệm phản xạ có điều kiện nó mang nội dung khác, có lẽ ý cụ là trẻ em vùng cao nó sống rét quen rồi nên thoải mái đi, nó không chết rét như trâu bò trên đó mấy đợt rét đậm rét hại đâu phải không ạ?!
Xin trích dẫn 1 báo cáo của UNICEF về tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi năm 2014 để các cụ các mợ đọc thêm:
"Kết quả điều tra MICS cũng cho thấy vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền, giữa các nhóm đối tượng. Ở khu vực nông thôn, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 21,5‰, cao gấp 1,5 lần khu vực thành thị (15,7‰). Tỷ suất tử vong trẻ em dưới năm tuổi cao nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc là 47,5‰, cao gấp 6,5 lần so với khu vực thấp nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ suất tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cao nhất ở nhóm dân tộc thiểu số là 53‰, cao gấp khoảng 4 lần so với nhóm Kinh/Hoa."
Nguồn: http://songkhoe.vn/thuc-trang-tu-vong-tre-em-tai-viet-nam-s2960-0-237157.html
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top