[Funland] OF đến với Quân Dân huyện đảo Trường Sa

Trạng thái
Thớt đang đóng

mec e250

Xe tải
Biển số
OF-86374
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
391
Động cơ
412,760 Mã lực
Nơi ở
Chỗ nào cũng có
Em cũng oánh dấu chờ tin các cụ
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,767
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
hay quá nhỉ, giá mà em có vinh dự đựoc ra thăm các cụ ngoài đảo
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,506
Động cơ
649,086 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Bravo bác XO!!

Bác nào có thông tin về sản phẩm máy lọc nước ( bất cứ loại nào) thì share nhé, vì thông tin về thiết bị này vẫn còn đóng lắm ạ, chưa thấy nhiều trên thị trường.
Em vừa nhờ chỗ bạn em chuyên về ngành lọc nước, họ nói làm được, em đưa yêu cầu là ngon bổ rẻ và phải rất bền lại dễ vận hành bảo dưỡng, họ lên phương án thiết kế và dự toán, để em xem khả thi em sẽ báo cáo mợ và OF.
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,767
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
Em ủng hộ máy lọc nước cụ Xo ạ. Chứ rau cỏ và điện thì ngoài đó chắc có cả
 

ducvv

Xe tải
Biển số
OF-3679
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
259
Động cơ
556,200 Mã lực
Nơi ở
CBR
trên OF mình có cụ 3gai, codon.4150, sleepdriver...là những cụ đã đi TS, cụ codon còn là hải quân, xem các cụ ấy tư vấn cái gì là thiêt thực nhaats ngoài ấy...
 

N-DESIGN

Xe tăng
Biển số
OF-34334
Ngày cấp bằng
10/3/08
Số km
1,404
Động cơ
530,610 Mã lực
Nơi ở
BOX CHỨNG
Cho em cùng đóng góp với các cụ nhé. Nếu được tham gia vào đoàn ra TS thì càng tốt ạ. :D
 

N_V_L

Xe điện
Biển số
OF-90838
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
2,097
Động cơ
424,732 Mã lực
theo em là máy lóc nước ạ, mà ngoài có rồi có thêm càng tốt
 

Chicbong

Xe điện
Biển số
OF-5684
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
2,017
Động cơ
563,533 Mã lực
Em cũng ủng hộ phương án máy lọc nước.
Nếu còn kinh phí ta sẽ làm tiếp các mục khác.

Em xin đăng ký đi ra Trường Sa nếu có thể :)
 

Shang Car

Xe buýt
Biển số
OF-8090
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
542
Động cơ
543,210 Mã lực
Báo Đất Việt phát động chương trình ‘Nước ngọt cho Trường Sa’
Cập nhật lúc :10:07 AM, 09/03/2012
Sáng 9/3, Lễ phát động chương trình "Nước ngọt cho Trường Sa" diễn ra trọng thể tại tòa soạn báo Đất Việt.

(ĐVO) Nội dung chương trình nhằm kêu gọi các đóng góp từ nhiều nguồn lực nhằm cung cấp các máy lọc nước cho các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc.​

...................................​

Hiện nay, giải quyết nguồn cung nước ngọt cho quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK01… vẫn tiếp tục là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội.​


....................................................


Tại buổi lễ, Công ty F Cubed quyết định trao tặng 5 hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời sản xuất nước ngọt từ nước biển có tên gọi Carocell. Với 5 tấm Carocell này (có tổng diện tích 15m2) có thể cung cấp được 120 lít nước ngọt tinh khiết mỗi ngày.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mycar222

Xe điện
Biển số
OF-129065
Ngày cấp bằng
1/2/12
Số km
3,551
Động cơ
409,192 Mã lực
Nơi ở
Chỗ ấy, ở giữa ngã.....
đội ơn cụ XO, đây là điều mong mỏi của nhiều ngừoi vẫn đau đấu trong lòng..............
 

Chipxinh

Xe tải
Biển số
OF-6854
Ngày cấp bằng
8/7/07
Số km
430
Động cơ
545,670 Mã lực
Nơi ở
Trên đường
Các cụ, các mợ cứ bàn. Em hóng...
 

buonduale

Xe tăng
Biển số
OF-102288
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,859
Động cơ
417,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nhân ngày giỗ của 64 anh hùng đã hy sinh bảo vệ chủ quyền tại quần đảo trường sa .Xin phép cụ Xo cho em được chuyển đến diễn đàn bài viết về chiến dịch CQ88
CHIẾN DỊCH CQ-88 VÀ TRẬN CHIẾN 14/3/1988 TẠI TRƯỜNG SA
- Quần đảo Trường Sa nằm ở tọa độ 8°38′ Bắc 111°55′ Đông, với diện tích (đất liền) nhỏ hơn 5 km², gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông, có đường bờ biển 926 km.

Quần đảo hiện đang trực thuộc đơn vị hành chính của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.

Quần đảo Trường Sa có các nguồn lợi thiên nhiên gồm: Cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn chưa được xác định. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí.

Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông.


Trong những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, chiếm giữ Đá Chữ Thập (31/1), Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2), Xu Bi (23/3).

Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đảo Đá Tiên Nữ (26/1), Đá Lát (5/2), Đá Lớn (6/2), Đá Đông (18/2), Tốc Tan (27/2), Núi Le (2/3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận.

Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và Đông kinh tuyến 1150.

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: "Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa".

Vì vậy, Thường vụ **** ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao... Thường vụ **** ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn Vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc sau khi đưa quân chiếm đóng các đảo chìm Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ cũng đang có ý đồ chiếm giữ 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của 2 Hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9-12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các Hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.


Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường.

Bộ Tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là Học viện Hải quân Việt Nam), Nhà máy Ba Son... đến phối thuộc khi cần thiết.

Lúc 19h ngày 11/3/1988, tàu HQ-604 rời cảng ra đảo Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-88 ("Bảo vệ Chủ quyền 1988").

Ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 thuộc Lữ đoàn 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6h ngày 14/3.

Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5h ngày 14/3 và cắm cờ Việt Nam trên đảo.

Đèn bão sử dụng trên các đảo T.Sa 198

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3/1988, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin.

Phối hợp với 2 tàu HQ-505 và 604 có 2 Phân đội Công binh (70 người) thuộc Trung đoàn Công binh 83, cùng 4 Tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn Đo đạc và biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu).

Sau khi 2 tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.

17h ngày 13/3/1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, 2 tàu HQ-604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đảo. Còn chiến hạm của Trung Quốc cùng 1 hộ vệ hạm, 2 hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13/3/1988, Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh cho các Sĩ quan Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin.

Trung tá Trần Văn Thông, Lữ phó 146

Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh cho lực lượng Công binh khẩn trương dùng xuồng, chuyển vật liệu xây dựng lên đảo ngay trong đêm 13/3/1988.

Thực hiện mệnh lệnh, tàu HQ-604 cùng lực lượng Công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam và triển khai 4 Tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, Trung Quốc điều thêm 2 hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đảo Gạc Ma.

Ban Chỉ huy tàu HQ-604 họp nhận định: Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma...

Ngày 14/3/1988, chiến sự diễn ra tại khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao.

Sáng ngày 14/3, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy 4 chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần.

Tổ 3 người gồm Thiếu uý Trần Văn Phương và 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đảo, bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên bãi.

Thiếu úy Trần Văn Phương
Phía Trung Quốc cử 2 xuồng chở 8 lính có vũ khí lao thẳng về phía đảo. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 tiến về bảo vệ bãi để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên.

6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương.

Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết Thiếu úy Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".

Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đảo, lúc 7h30, Trung Quốc dùng 2 chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu HQ-604, làm tàu bị hỏng nặng.

Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu

Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu HQ-604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi, Lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu HQ-604 ở khu vực đảo Gạc Ma.
Tại đảo Cô Lin, lúc 6h, tàu HQ-505 của Hải quân Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đảo.

Khi thấy tàu HQ-604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi.

Phát hiện tàu HQ-505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu HQ-505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đảo thì bốc cháy.

8h15, thủy thủ tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó (Cô Lin cách Gạc Ma khoảng 3.5 hải lý).

Thượng uý Nguyễn Văn Chương và Trung uý Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên bãi Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến bãi Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8h20 ngày 14/3/1988, Hải quân Trung Quốc dùng tất cả các loại súng pháo, điên cuồng tấn công vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam.

Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6h ngày 15/3/1988, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn.

Trong trận chiến ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu (cháy và chìm), 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 64 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh.

Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này.

Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16/3/1988 và vẫn giữ cho đến nay.

Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp, mặc dù giữa Việt Nam và Liên Xô có ký riêng một hiệp ước liên minh quân sự (tháng 11/1978).

Đặc biệt, khi các tàu của Hải quân Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ vào khu vực chiến sự để cứu chữa thương binh.

Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của Luật pháp Quốc tế....

*Bài viết cũng sử dụng hình tư liệu của Nhà báo Nguyễn Viết Thái.
 

AquariusW

Xe buýt
Biển số
OF-108961
Ngày cấp bằng
14/8/11
Số km
557
Động cơ
396,410 Mã lực
Em vote cho máy lọc nước biển ạ.
 

frigate012

Xe buýt
Biển số
OF-130642
Ngày cấp bằng
13/2/12
Số km
645
Động cơ
379,384 Mã lực
3 thứ trên đều thiết yếu, tuy nhiên nếu có 1 lựa chọn thì em chọn máy lọc nước. Nếu được 2 lựa chọn thì thêm điện nữa. Phương thức quyên góp thế nào cụ chủ cho em biết với, em xin góp một phần nhỏ bé vì Trường Sa thân yêu ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

codon.4150

Xe buýt
Biển số
OF-129478
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
666
Động cơ
381,405 Mã lực
Vấn đề điện đã có hệ thống năng lượng mặt trời và máy phát điện. Tuy nhiên bình ACCU để dự trữ điện phải thay thế.
Rau xanh có thể tận dụng các vật liệu khác để làm nhà trồng rau.
Vấn đề sống còn của anh em và cư dân ở Trường Sa, DK1 chính là nước ngọt.
Đề nghị OF chọn máy lọc nước là chính, nếu tài chính dư trang bị thêm ACCU.
Cảm ơn mọi người đã hướng về biển đảo nói chung, Trường Sa và DK1 nói riêng.
[video=youtube;qBKUXO5hhAE]http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpag e&v=qBKUXO5hhAE[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:

GiaoThongTài khoản đã xác minh

Em vẫn hành quân...
Biển số
OF-29
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
15,684
Động cơ
841,152 Mã lực
Nơi ở
Đông dược Phú Hà
Website
www.duocphuha.com
Vấn đề điện đã có hệ thống năng lượng mặt trời và máy phát điện. Tuy nhiên bình ACCU để dự trữ điện phải thay thế.
Rau xanh có thể tận dụng các vật liệu khác để làm nhà trồng rau.
Vấn đề sống còn của anh em và cư dân ở Trường Sa, DK1 chính là nước ngọt.
Đề nghị OF chọn máy lọc nước là chính, nếu tài chính dư trang bị thêm ACCU.
Cảm ơn mọi người đã hướng về biển đảo nói chung, Trường Sa và DK1 nói riêng.
Cảm ơn bác, thông tin này rất quý báu.
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,767
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
Cụ codon cho em hỏi thêm loại ắc quy dùng ở đảo là loại gì ạ? Em có đứa em chuyên kinh doanh loại ắc quy cho dàn khoan, viba...

Vấn đề điện đã có hệ thống năng lượng mặt trời và máy phát điện. Tuy nhiên bình ACCU để dự trữ điện phải thay thế.
Rau xanh có thể tận dụng các vật liệu khác để làm nhà trồng rau.
Vấn đề sống còn của anh em và cư dân ở Trường Sa, DK1 chính là nước ngọt.
Đề nghị OF chọn máy lọc nước là chính, nếu tài chính dư trang bị thêm ACCU.
Cảm ơn mọi người đã hướng về biển đảo nói chung, Trường Sa và DK1 nói riêng.
 

luxurycar

Xe đạp
Biển số
OF-114823
Ngày cấp bằng
29/9/11
Số km
34
Động cơ
387,420 Mã lực
Website
phanmemhoctienganh.info
uh, ngoài đảo thiếu nước ngọt, cái máy lọc nước là hợp lí nhất
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,767
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
em vùa liên hệ với chú em em, chú ấy ngay lập tức cho một tràng thông tin về các thể loại ắc quy dùng cho hải đảo...,. Em đã gửi link này cho cụ ấy rồi

Vấn đề điện đã có hệ thống năng lượng mặt trời và máy phát điện. Tuy nhiên bình ACCU để dự trữ điện phải thay thế.
Rau xanh có thể tận dụng các vật liệu khác để làm nhà trồng rau.
Vấn đề sống còn của anh em và cư dân ở Trường Sa, DK1 chính là nước ngọt.
Đề nghị OF chọn máy lọc nước là chính, nếu tài chính dư trang bị thêm ACCU.
Cảm ơn mọi người đã hướng về biển đảo nói chung, Trường Sa và DK1 nói riêng.
 

codon.4150

Xe buýt
Biển số
OF-129478
Ngày cấp bằng
4/2/12
Số km
666
Động cơ
381,405 Mã lực
Cụ codon cho em hỏi thêm loại ắc quy dùng ở đảo là loại gì ạ? Em có đứa em chuyên kinh doanh loại ắc quy cho dàn khoan, viba...
Mỗi nơi trang bị một loại Cụ ơi, không đồng bộ. Em thường thấy ACCU tia sáng xài axit là nhiều, ACCU khô cũng có nhưng ít.
Cụ để em hỏi kỹ càng thông số rồi phản hồi cho Cụ sau nhé.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top