[Funland] OF đến với Quân Dân huyện đảo Trường Sa

Trạng thái
Thớt đang đóng

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Thế thì phải tặng thêm cái buồm lắp trên xe tải chạy tiết kiệm xăng gái nhỉ.
Xăng dầu có trong cơ số cấp phát từ bao năm nay rồi. Ngoài đảo mà không dự trữ dồi dào xăng dầu, có mà chiến đấu vào mắt. Bộ đội thiếu phương tiện, chứ không thiếu xăng dầu, nhá!
 

88T8-8888

Xe tải
Biển số
OF-139106
Ngày cấp bằng
19/4/12
Số km
266
Động cơ
371,023 Mã lực
Nơi ở
White house
máy lọc nước biển thành nước ngọt e nhớ ko nhầm thì kinh nghiệm ở quốc đải Singapo là cực chuẩn.
 

Goal

Xe tăng
Biển số
OF-54376
Ngày cấp bằng
6/1/10
Số km
1,552
Động cơ
466,297 Mã lực
Nơi ở
Số 1 Trần Hưng Đạo
Em có mấy lời với các cụ, đặc biệt min XO:

- Ý tưởng thăm tặng quà cho Trường Sa quả là 1 ý tưởng táo bạo và đầy quyết tâm. Em ủng hộ nhiệt liệt và sẽ dõi theo hoạt động của các bác. Tuy nhiên, tặng cái gì cho ngoài đó?

Em thấy ý kiến về những vật dụng thông thường thì đều hợp lý cả. Riêng ý kiến về tặng gì cho hệ thống y tế thì em nghĩ cần xem lại:
Hiện nay, trên quần đảo về cơ bản đều đã đảm bảo y tế tại chỗ. Nhưng chỉ có 3 đảo lớn có Bệnh xá Quân y (do BV108, BV103 và BV175 đảm nhiệm). Kíp Quân y hiện nay nhiệm kỳ là 1 năm (trước đây thì lâu hơn). Riêng kíp của BV 108 ở đảo Song Tử Tây có cả BS nội và BS ngoại (vừa mới ra công tác là BS V. chuyên ngành Ngoại Tiết niệu và BS Th. chuyên ngành Truyền nhiễm)
Thực tế nhiệm vụ của các Bệnh xá là ưu tiên phẫu thuật cấp cứu ngoại bụng (ruột thừa, chấn thương bụng kín) và ngoại chấn thương thôi.

Và hầu hết các BS ở đó không được đào tạo dẫn đến không có khả năng để sử dụng máy siêu âm, cũng như máy XQ (dù là máy siêu âm cầm tay hay máy XQuang dã chiến)

Vì thế, em cho rằng cần xem lại ý tưởng tặng máy siêu âm hay máy XQ cho Bệnh xá ngoài đó các bác ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

LamGau

Xe đạp
Biển số
OF-116699
Ngày cấp bằng
13/10/11
Số km
37
Động cơ
386,016 Mã lực
Em ra đảo cũng được ít ngày nên có tìm hiểu là điện không dồi dào lắm (không tiện nói lý do ở đây) nên việc sử dụng điều hoà theo em là không dễ dàng, kể cả ở trạm quân y

ngoài đảo có điện gió và điện mặt trời, mỗi chú lính đều có 1 cái quạt để đầu giuờng, từ đó em suy ra là sẽ có đủ điện để chạy điều hòa cho phòng mổ. Em tin rằng đảo sẽ ưu tiên được điện cho phòng mổ nếu có điều hòa.
Vụ điều hòa ày thì cả Quân và Dân sẽ đều được hưởng, vì hiện nay bênh xá chăm sóc cho Dân cũng rất nhiều. Đi thuyền trên biển, tai nạn, va đập, ruột thừa, đều chạy vào nhờ bộ đội. Thậm chí bác sĩ trạm xá còn phải thực hiện mổ đẻ :P :D :D.
 

Shang Car

Xe buýt
Biển số
OF-8090
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
542
Động cơ
543,210 Mã lực
Em ra đảo cũng được ít ngày nên có tìm hiểu là điện không dồi dào lắm (không tiện nói lý do ở đây) nên việc sử dụng điều hoà theo em là không dễ dàng, kể cả ở trạm quân y
đúng là không dễ cụ ạ, thế nên sẽ phải cố gắng tìm mọi cáhc để có thể triển khai được, việc này nhà cháu cũng đã khảo sát và có cách giải quyết rồi ạ.
 

momoyama68868

Xe điện
Biển số
OF-66516
Ngày cấp bằng
17/6/10
Số km
3,868
Động cơ
471,228 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa
Tặng cái xe tải cho các đồng chí bộ đội đỡ 1 phần nặng nhọc là ổn nhất. Cơ bản là phải có khoảng 450 triệu mới mua được xe
Nhà cháu thấy anh Thăng tặng rùi này:

"**** bộ Khối các cơ quan Trung ương đã gửi tặng cán bộ, chiến sỹ Trường Sa hơn 965 triệu đồng, cùng quà tặng bằng hiện vật gồm tivi, đèn xách tay sử dụng năng lượng mặt trời, hạt giống rau, dụng cụ trồng rau, gia vị, sách-báo-tạp chí. **** bộ ngoài nước tặng hàng chục phần quà tổng trị giá 400 triệu đồng. Riêng **** bộ Bộ Giao thông Vận tải tặng 1 ôtô tải trị giá 500 triệu đồng...."

nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Tang-qua-can-bo-chien-sy-va-nhan-dan-Truong-Sa/20124/137640.vnplus
 

momoyama68868

Xe điện
Biển số
OF-66516
Ngày cấp bằng
17/6/10
Số km
3,868
Động cơ
471,228 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa
Em có mấy lời với các cụ, đặc biệt min XO:

- Ý tưởng thăm tặng quà cho Trường Sa quả là 1 ý tưởng táo bạo và đầy quyết tâm. Em ủng hộ nhiệt liệt và sẽ dõi theo hoạt động của các bác. Tuy nhiên, tặng cái gì cho ngoài đó?

Em thấy ý kiến về những vật dụng thông thường thì đều hợp lý cả. Riêng ý kiến về tặng gì cho hệ thống y tế thì em nghĩ cần xem lại:
Hiện nay, trên quần đảo về cơ bản đều đã đảm bảo y tế tại chỗ. Nhưng chỉ có 3 đảo lớn có Bệnh xá Quân y (do BV108, BV103 và BV175 đảm nhiệm). Kíp Quân y hiện nay nhiệm kỳ là 1 năm (trước đây thì lâu hơn). Riêng kíp của BV 108 ở đảo Song Tử Tây có cả BS nội và BS ngoại (vừa mới ra công tác là BS V. chuyên ngành Ngoại Tiết niệu và BS Th. chuyên ngành Truyền nhiễm)
Thực tế nhiệm vụ của các Bệnh xá là ưu tiên phẫu thuật cấp cứu ngoại bụng (ruột thừa, chấn thương bụng kín) và ngoại chấn thương thôi.

Và hầu hết các BS ở đó không được đào tạo dẫn đến không có khả năng để sử dụng máy siêu âm, cũng như máy XQ (dù là máy siêu âm cầm tay hay máy XQuang dã chiến)

Vì thế, em cho rằng cần xem lại ý tưởng tặng máy siêu âm hay máy XQ cho Bệnh xá ngoài đó các bác ạ!
Ý kiến của cụ Goal rất thực tế và đáng cân nhắc. (Nhà cháu đã từng phải quản lý một cái máy mấy tỷ bạc, mua theo nguồn ngân sách hỗ trợ của một dự án từ Bộ chủ quản. Không có người có chuyên môn sâu vận hành nên chẳng khai thác hết được úng dụng của máy. Đắp chiếu mấy năm, tìm mãi mới có đơn vị đúng chuyên môn để chuyển nhượng). Nếu có thể số tiền đự định mua máy móc đó nên chuyển thành hiện vật khác thiết thực hơn, trên này có nhiều cụ đã từng ra đảo chắc sẽ có thêm nhiều sáng kiến.
 

Inox75

Xe tăng
Biển số
OF-6790
Ngày cấp bằng
6/7/07
Số km
1,560
Động cơ
557,080 Mã lực
Nơi ở
Trên quả đất này thôi
Ý tưởng của các cụ về việc tặng Máy Siêu âm xách tay và X Quang di động theo nhà cháu là khá hợp lý. Việc sử dụng 2 loại máy này k có j khó. Hầu hết các BS có trình độ 1 tý là có thể sử dụng đc. Tuy nhiên việc hướng dẫn sử dụng cũng mất thời gian 1 chút. Ngoài ra việc mua loại máy j cũng cần phải tham khảo kỹ, vì môi trường ngoài đảo khác xa với đất liền nếu không chỉ dùng 1 thời gian là máy sẽ hỏng mà để sửa chữa thì rất mệt. Ngoài ra nếu mua máy X quang thì phải đi kèm theo máy rửa phim tự động hoặc nếu rửa phim bằng tay thì cũng k dễ dàng j. Và tiếp nữa phải có hóa chất để rửa phim....Còn nếu mua máy X quang số thì khá đắt tiền. Máy siêu âm xách tay thì đơn giản hơn k cần nhiều các thiết bị đi kèm (cần mỗi cái máy in, giấy in và kem siêu âm) nhưng người sử dụng thì cần trình độ để đọc và chẩn đoán. Vì vậy các các cụ nên cân nhắc và tham khảo thêm bên Hải quân để món quà mình tặng có ý nghĩa và thiết thực nhất cho các chiến sỹ trên đảo.
 

Goal

Xe tăng
Biển số
OF-54376
Ngày cấp bằng
6/1/10
Số km
1,552
Động cơ
466,297 Mã lực
Nơi ở
Số 1 Trần Hưng Đạo
Ý kiến của cụ Inox là chính xác, việc trang bị máy XQ theo em là không khả thi. Nếu khả thi thì Cục Quân y và Bộ Y tế đã cho triển khai rồi. Tương tự như thế với máy siêu âm. Thực tế, máy siêu âm có thể sử dụng không khó khăn lắm, chỉ cần được đào tạo 1 thời gian ngắn là có thể sử dụng được.

Tuy nhiên, như em đã nói ở trên: Mục tiêu, nhiệm vụ của các bệnh xá quân dân y ngoài cụm đảo không phải là để chẩn đoán, điều trị những bệnh lý chuyên khoa sâu. Mà cơ bản là phẫu thuật, cứu chữa bước đầu (chấn thương, phẫu thuật bụng cấp cứu... gần đây có cả đỡ đẻ :D )

Vì vậy, em vẫn bảo lưu ý kiến là máy XQ và máy Siêu âm chúng ta chưa nên tính đến trong đợt này!
 

vietanh01333

Xe tải
Biển số
OF-137631
Ngày cấp bằng
8/4/12
Số km
223
Động cơ
370,200 Mã lực
Nơi ở
Nơi có Rượu ngon và Gái đẹp
Nhân ngày giỗ của 64 anh hùng đã hy sinh bảo vệ chủ quyền tại quần đảo trường sa .Xin phép cụ Xo cho em được chuyển đến diễn đàn bài viết về chiến dịch CQ88
CHIẾN DỊCH CQ-88 VÀ TRẬN CHIẾN 14/3/1988 TẠI TRƯỜNG SA
- Quần đảo Trường Sa nằm ở tọa độ 8°38′ Bắc 111°55′ Đông, với diện tích (đất liền) nhỏ hơn 5 km², gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên diện tích gần 410.000 km² ở giữa biển Đông, có đường bờ biển 926 km.

Quần đảo hiện đang trực thuộc đơn vị hành chính của huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà.

Quần đảo Trường Sa có các nguồn lợi thiên nhiên gồm: Cá, phân chim, tiềm năng dầu mỏ và khí đốt còn chưa được xác định. Do nằm gần khu vực lòng chảo trầm tích chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt, quần đảo Trường Sa có tiềm năng lớn về dầu khí.

Hiện địa chất vùng biển này vẫn chưa được khảo sát nhiều và chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác. Quần đảo Trường Sa có vị trí chiến lược nằm gần tuyến đường vận chuyển tàu biển chính trên biển Đông.


Trong những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, chiếm giữ Đá Chữ Thập (31/1), Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2), Xu Bi (23/3).

Hải quân Việt Nam đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại các đảo Đá Tiên Nữ (26/1), Đá Lát (5/2), Đá Lớn (6/2), Đá Đông (18/2), Tốc Tan (27/2), Núi Le (2/3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc ra các đảo lân cận.

Phía Việt Nam dự kiến Trung Quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và Đông kinh tuyến 1150.

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Hải quân Việt Nam xác định: "Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung Quốc chiếm giữ thì họ sẽ khống chế đường tiếp tế của Việt Nam cho các căn cứ tại quần đảo Trường Sa".

Vì vậy, Thường vụ **** ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao... Thường vụ **** ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn Vận tải 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc sau khi đưa quân chiếm đóng các đảo chìm Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ cũng đang có ý đồ chiếm giữ 3 đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.

Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của 2 Hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9-12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân Việt Nam lệnh cho vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146, các Hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.


Đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải Phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường.

Bộ Tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1,3,5, Trường Sĩ quan Hải quân Việt Nam (nay là Học viện Hải quân Việt Nam), Nhà máy Ba Son... đến phối thuộc khi cần thiết.

Lúc 19h ngày 11/3/1988, tàu HQ-604 rời cảng ra đảo Gạc Ma để thực hiện nhiệm vụ trong chiến dịch CQ-88 ("Bảo vệ Chủ quyền 1988").

Ngày 12/3/1988, tàu HQ-605 thuộc Lữ đoàn 125 do thuyền trưởng Lê Lệnh Sơn chỉ huy, được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6h ngày 14/3.

Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5h ngày 14/3 và cắm cờ Việt Nam trên đảo.

Đèn bão sử dụng trên các đảo T.Sa 198

Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9h ngày 13/3/1988, tàu HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và tàu HQ-505 của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin.

Phối hợp với 2 tàu HQ-505 và 604 có 2 Phân đội Công binh (70 người) thuộc Trung đoàn Công binh 83, cùng 4 Tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146 do Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn Đo đạc và biên vẽ bản đồ (thuộc Bộ Tổng tham mưu).

Sau khi 2 tàu của Việt Nam thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của Hải quân Trung Quốc từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc đôi bên chỉ cách nhau 500 m.

17h ngày 13/3/1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-604 và dùng loa gọi sang. Bị uy hiếp, 2 tàu HQ-604 và 505 kiên trì neo giữ quanh đảo. Còn chiến hạm của Trung Quốc cùng 1 hộ vệ hạm, 2 hải vận hạm thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do Hải quân Trung Quốc gây ra, lúc 21h ngày 13/3/1988, Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh cho các Sĩ quan Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin.

Trung tá Trần Văn Thông, Lữ phó 146

Tiếp đó Bộ Tư lệnh Hải quân ra lệnh cho lực lượng Công binh khẩn trương dùng xuồng, chuyển vật liệu xây dựng lên đảo ngay trong đêm 13/3/1988.

Thực hiện mệnh lệnh, tàu HQ-604 cùng lực lượng Công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam và triển khai 4 Tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, Trung Quốc điều thêm 2 hộ vệ hạm trang bị pháo 100 mm đến hỗ trợ lực lượng đã đến từ trước, yêu cầu phía Việt Nam rút khỏi đảo Gạc Ma.

Ban Chỉ huy tàu HQ-604 họp nhận định: Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma...

Ngày 14/3/1988, chiến sự diễn ra tại khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao.

Sáng ngày 14/3, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, phát hiện thấy 4 chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần.

Tổ 3 người gồm Thiếu uý Trần Văn Phương và 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đảo, bảo vệ lá cờ Việt Nam đang cắm trên bãi.

Thiếu úy Trần Văn Phương
Phía Trung Quốc cử 2 xuồng chở 8 lính có vũ khí lao thẳng về phía đảo. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 tiến về bảo vệ bãi để hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên.

6h sáng, Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo giật cờ Việt Nam. Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị lê đâm và bắn bị thương.

Thiếu úy Trần Văn Phương bị bắn tử thương, trước khi chết Thiếu úy Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân".

Do Hải quân Việt Nam không chịu rút khỏi đảo, lúc 7h30, Trung Quốc dùng 2 chiến hạm bắn pháo 100 mm vào tàu HQ-604, làm tàu bị hỏng nặng.

Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK47, RPD, B-40, B-41 đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu

Trung Quốc tiếp tục nã pháo, tàu HQ-604 của Việt Nam bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi, Lữ đoàn phó 146 Trần Đức Thông, cùng một số thủy thủ trên tàu đã hy sinh cùng tàu HQ-604 ở khu vực đảo Gạc Ma.
Tại đảo Cô Lin, lúc 6h, tàu HQ-505 của Hải quân Việt Nam đã cắm hai lá cờ trên đảo.

Khi thấy tàu HQ-604 của Việt Nam bị chìm, thuyền trưởng tàu HQ-505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi.

Phát hiện tàu HQ-505 đang lên bãi, 2 tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu HQ-505. Khi tàu HQ-505 trườn lên được hai phần ba thân tàu lên đảo thì bốc cháy.

8h15, thủy thủ tàu HQ-505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, và đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu HQ-604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma ngay gần đó (Cô Lin cách Gạc Ma khoảng 3.5 hải lý).

Thượng uý Nguyễn Văn Chương và Trung uý Nguyễn Sĩ Minh tổ chức đưa thương binh và chiến sĩ về tàu 505 (sau khi bị bắn cháy nằm trên bãi Cô Lin). Thi hài các chiến sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Tư, cùng các thương binh nặng được đặt trên xuồng. Số người còn sức một tay bám thành xuồng một tay làm mái chèo đưa xuồng về đến bãi Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8h20 ngày 14/3/1988, Hải quân Trung Quốc dùng tất cả các loại súng pháo, điên cuồng tấn công vào tàu HQ-605 của Hải quân Việt Nam.

Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6h ngày 15/3/1988, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn.

Trong trận chiến ngày 14/3/1988, Hải quân Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu (cháy và chìm), 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 64 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh.

Nhờ hành động dũng cảm của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và tập thể tàu HQ-505, tàu Việt Nam nằm trên đá Cô Lin và giữ được bãi đá ngầm này.

Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma từ ngày 16/3/1988 và vẫn giữ cho đến nay.

Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp, mặc dù giữa Việt Nam và Liên Xô có ký riêng một hiệp ước liên minh quân sự (tháng 11/1978).

Đặc biệt, khi các tàu của Hải quân Việt Nam bị đánh đắm thì tàu chiến Trung Quốc chặn không cho tàu của Hội Chữ thập đỏ vào khu vực chiến sự để cứu chữa thương binh.

Đây là một sự vi phạm những điều luật cơ bản nhất về chiến tranh của Luật pháp Quốc tế....

*Bài viết cũng sử dụng hình tư liệu của Nhà báo Nguyễn Viết Thái.
con mẹ bọn Dog tầu khựa. cay thế nhỉ....
 

Goal

Xe tăng
Biển số
OF-54376
Ngày cấp bằng
6/1/10
Số km
1,552
Động cơ
466,297 Mã lực
Nơi ở
Số 1 Trần Hưng Đạo
Các cụ có thể xem thêm về sự kiện Hải chiến Trường Sa 14/3/1998:

[video=youtube;WIf-T9Z1nl8]http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1nl8[/video]

Nhân những ngày như thế này, xin thắp 1 nén nhang tưởng nhớ những người đã khuất :(

 

mtkien1202

Xe tăng
Biển số
OF-84610
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
1,446
Động cơ
422,750 Mã lực
một phiếu cho máy lọc nước. nhưng theo em phải tìm hiểu kỹ và em nghĩ kinh phí chắc chắn không nhỏ vì nếu ít thì các anh đã được trang bị rồi ạ.
 

boKhoai2008

Xe buýt
Biển số
OF-49199
Ngày cấp bằng
22/10/09
Số km
726
Động cơ
464,908 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng thiên về máy lọc nước hơn, vì sẽ có nhiều nước hơn cho các anh ngoài đảo dùng, ăn uống tắm giắt trồng rau cũng đỡ hơn.
 

chungt

Xe buýt
Biển số
OF-60551
Ngày cấp bằng
1/4/10
Số km
745
Động cơ
449,230 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nói chung em thấy ở đảo thì gì cũng cần thiết cả, nhưng em thấy cái tinh thần là ngoài đảo thiếu nhất :(
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top