Em xin dẫn 1bài viết hay copy của 1cụ BSCer
Về rượu, có mấy điểm cần trao đổi và chia sẻ với các cụ như thế này:
- Tasting OP12 với OP30 là cách tasting đúng đắn vì đây là 2 sản phẩm của cùng 1 style. Lý do là cả 2 đều là rượu 100% hoặc phần lớn là ex-Bourbon. Chai OP17 và OP21 gần gũi với nhau về style hơn là OP30. Nếu ai đã rất thích gam hương vị của OP17 và OP30, sẽ có thể thấy OP30 không “đã”. Điều tương tự, chúng ta cũng cần áp dụng khi tasting Chivas, Highland Park, Glenmorangie… Chivas 25yo là sự phát triển lên tầm cao hơn của Chivas 12yo, chứ không phải là Chivas 18yo hoặc Chivas Royal Salute 21yo. Các chai Chivas Royal Salute 21yo, 100 Cask Selection, hay 38yo sẽ gần gũi nhau hơn về gam hương vị. Tương tự thế, Highland Park 30yo là sự phát triển lên tầm cao hơn của Highland Park 12yo, chứ không phải là 18yo hay 25yo. Ai đã từng quá yêu thích HP18yo, HP25yo và gam hương vị của 2 chai này, chắc chắn sẽ rất thất vọng về hương vị của HP30yo. Glenmorangie 25yo là sự phát triển lên thêm của dòng 18yo Extremely Rare, chứ không phải là Lasanta, Quinta Ruban hay Signet. Ai đã thích gam hương vị của Signet và mong muốn chai 25yo sẽ có hương vị tốt hơn Signet với style như thế thì cũng chắc chắn sẽ thấy thất vọng… Đây là điểm mà anh/em chúng ta đặc biệt lưu tâm khi tasting các dòng rượu khác nhau của cùng 1 nhà để tránh sự thất vọng sau khi thẩm (vì trót đặt quá nhiều kỳ vọng, tỷ dụ như HP30 phải hay hơn HP25).
- Anh/em BSC chúng ta đúng là chưa tasting nhiều những chai rượu whisky nhiều tuổi thuần ex-Bourbon hoặc phần lớn là ex-Bourbon. Cái hay của hương vị mà những dòng này đem lại thường là tính lạ, tính mới khiến ta phải suy tưởng, liên hệ đến các ký ức mùi vị khác nhau, chứ không phải là trông chờ vào sự tròn trịa (round), đầy đặn (full-body), râm ran kéo dài (lingering) của chúng. Những yếu tố đó thường xuất hiện ở những chai thuần ex-Sherry hoặc mixed-oak hoặc extra matured nhiều hơn là trong những chai thuần ex-Bourbon. Một người rất khắt khe, khó tính và thiên vị rõ ràng cho những chai ex-sherry đẳng cấp hoặc mixed-oak hoặc extra matured hoặc smoky đẳng cấp như ông Serge Valentine (WhiskyFun) mà lại tasting Old Pulteney 30yo (44% ABV) và anCnoc 35yo (44.3% ABV) – hai chai đều là rượu nhiều tuổi thuần ex-Bourbon – và cho tới 91 points, mức điểm thuộc nhóm khá cao trên WhiskyFun, thì nhất định hai em này phải có cái gì đó là lạ, và quyến rũ ông ấy lắm. Thế nhưng, cả hai chai này, hầu hết anh em BSC chúng ta đều không thích và không đánh giá cao. Có thể một số chai nhiều tuổi thuần ex-Bourbon khác mà chúng ta sẽ cùng tasting trong tương lai, chúng ta cũng sẽ không thích hoặc chưa thích lắm.
- Rượu Single Malt đang tăng giá từng tuần, từng tháng, từng năm. Xu hướng này đã biểu hiện rất rõ trong 3 năm gần đây (2011-2014) và sẽ còn tiếp tục, đặc biệt là với những chai rượu SM nhiều tuổi hoặc limited edition. Nhưng cùng một Nhà chưng cất (Distillery), rượu nhiều tuổi hơn không có nghĩa là phải ngon hơn hoặc xứng đáng “đồng tiền bát gạo” hơn rượu trẻ tuổi hơn của chính Nhà đó, chứ chưa cần nói đến so sánh giữa các Nhà với nhau. Một số Nhà còn có cách định vị giá rất lạ lùng (nhưng có lý do của họ), chẳng hạn Glenfiddich, Glenlivet, Laphroaig… Trong khi Glenfiddich, Glenlivet được định vị là dòng rượu SM thị trường, bán đại trà khắp mọi nơi trên thế giới cho mọi phân khúc, các sản phẩm 12yo, 15yo, 18yo của họ thường có giá bán rất rẻ và rẻ hơn khá nhiều so với nhiều Nhà khác, thì ngược lại, sản phẩm 21yo, 25yo, 30yo lại có mức giá bán cao vọt hẳn lên và cũng cao hơn khá nhiều sản phẩm SM cùng tuổi rượu của nhiều Nhà khác. Sự chênh lệch về giá giữa Glenfiddich 18yo và 21yo hoặc giữa Glenlivet 18yo và 21yo là rất rất đáng kể (cho dù cả Glenfiddich 21yo và Glenlivet 21yo đều không phải là các Limited Edition). Tương tự, chai Laphroaig 25yo có giá cao hơn rất nhiều so với giá của chai Laphroaig 18yo, tạo ra một gap lớn giữa 18yo-25yo so với nhiều cặp 18yo-25yo của nhiều nhà khác. Glenmorangie cũng tương tự. Do vậy, với hầu hết các dòng rượu từ 25yo trở lên, đa phần chúng ta nên thử cho biết hương vị, chứ nó hầu như không đáp ứng được tính cân bằng P/P (Perform6ance/Price) so với các expressions 21yo, 20yo, 18yo, 17yo, 16yo, 15yo, 12yo, 10yo, trừ phi chúng ta có sở thích “đóng đinh” với một dòng cao tuổi nào đó (sẽ luôn mua dù giá có tăng đến mấy).
Nguồn: Hoài Hương
Trân trọng,