THỰC TRẠNG VÀ CẬP NHẬT UNG THƯ TẠI VIỆT NAM
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO, năm 2008 thế giới có 12,6 triệu người mắc ung thư, trong đó có 7,5 triệu người tử vong. Năm 2015, có khoảng 90,5 triệu người bị ung thư. Mỗi năm có 14,1 triệu mới mắc, trong đó, tử vong 8,8 triệu (15,7%).Ở Mỹ và các nước phát triển Tử vong do ung thư chiếm khoảng 25% và hàng năm có khoảng 0,5% dân số được chẩn đoán ung thư.
- Hiện nay, toàn cầu có 23 triệu người đang mắc ung thư.Mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong.
- Trong các loại ung thư, ung thư phổi chiếm tỉ lệ cao nhất (12,4%), sau đó là ung thư dạ dày, vú, đại trực tràng, gan, tiền liệt tuyến, cổ tử cung. Riêng Ung thư phổi : Nam giới, tỉ lệ mắc cao nhất ở đông Âu(53,5/100.000) và ở Đông Nam Á (50,5/100.000) Nữ giới, tỉ lệ mắc cao nhất ở Bắc Mỹ(33,8/100.000) và bắc Âu(23,7/100.000)
- Việt nam cũng là một trong số nước có tỉ lệ mắc ung thư cao trên thế giới (thuộc nhóm 2)
-Việc tìm hiểu về tình hình ung thư, thực trạng chẩn đoán và điều trị , các nguyên nhân gây ung thư để tìm ra các giải pháp hạn chế ung thư ở Việt nam.
1. Tình hình mắc ung thư ở việt nam
- Bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng ngày một gia tăng.
- Theo Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, tại Việt Nam, ung thư mắc mới tăng từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020.
- Mỗi năm ở VN có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày.
- WHO xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1).
- Việt Nam ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỉ lệ tử vong 110/100.000 dân, ngang với tỉ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan.
Ở nam giới, UTP tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu, tiếp theo là dạ dày, gan, đại trực tràng.
- Ở nữ giới: K vú, dạ dày, phổi.
- K phổi ở đàn ông Việt tương đương Trung Quốc, Hàn Quốc. Tuy nhiên, ung thư phổi ở nữ đang tăng lên do hút thuốc lá thụ động.
2. Một số loại ung thư hay gặp
2.1. Ung thư phổi
- Là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam.Chiếm khoảng 12,4% các loại ung thư.
- Năm 2000, số bệnh nhân bị ung thư phổi là 6.905 trường hợp. Đến 2013, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi đã tăng lên gấp 4 lần,
- Mỗi năm có khoảng 20.000 BN, trong đó có 17.000 ca tử vong.
- Trong số các BN ung thư phổi nhập viện, 62,5% không còn khả năng phẫu thuật.
- Tỉ lệ mắc K phổi nam giới hơn so với nữ giới.
- Cứ 12 người nam bị bệnh ung thư phổi thì có 4 – 10 bệnh nhân là nữ, với tỉ lệ khoảng 29,6/100.000 người (nam) và 7,3/100.000 ( nữ).
- Hà Nội, trong 100.000 người dân thì có đến 40 người mắc bệnh ung thư phổi. ở TP Hồ Chí Minh là 30/100.000 người.
- Tỷ lệ sống thêm 5 năm : Ung thư phổi tế bào nhỏ: = 6%. Ung thư phổi không tế bào nhỏ: 18%.
2.2. Ung thư dạ dày
- K Dạ dày đứng thứ 4 sau K phổi,K vú,K đại trực tràng
- Ở nam giới, tỷ lệ K dạ dày xếp thứ 2 sauK phổi. Ở nữ giới, tỷ lệ K dạ dày cũng xếp thứ 2 sau ung thư vú.
- Tỉ lệ tử vong 10,4%, sau K phổi (17,8%).
- Mỗi năm có thêm 15.000 – 20.000 ca mới mắc
- 75% bệnh nhân ung thư dạ dày đi khám thì bệnh đã ở đến giai đoạn cuối.
2.3. Ung thư gan
Việt Nam có hơn 10.000 trường hợp mới mắc/năm. Tỷ lệ này cao nhất thế giới.
- Trung bình mỗi năm có hơn 20.000 trường hợp tử vong.
- 90% bệnh nhân có u gan bị viêm gan B hoặc C.
2.4. Ung thư đại tràng
- Tỷ lệ mắc K đại tràng ở nam giới cao hơn so với nữ giới, tr/bình 13/100.000 người mắc.
- Thống kê mới nhất cho thấy: tỷ lệ người mắc ung thư đại tràng ở những người trên 50 tuổi đang có dấu hiệu giảm và nhóm người từ 20-49 tuổi mắc bệnh ngày càng gia tăng.
2.5. Ung thư vú
- Tỉ lệ mắc :15.000 ca/năm. Tỷ lệ tử vong 35%,
- Ở Miền Bắc với tỉ lệ mắc theo tuổi là 27,3/ 100.000 dân, ở Miền Nam tỉ lệ này là 17,1/ 100.000 dân,
- 70% người bệnh đến khám ở giai đoạn muộn,
Theo địa giới hành chính( GS.TS Mai Trọng Khoa):
Theo ghi nhận ung thư ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh, ước tính mỗi năm có khoảng 150.000 người mới mắc và khoảng 50 – 70 nghìn người chết vì ung thư.
+ Ở Hà Nội : Nam giới, tỉ lệ cao nhất là K phổi . nữ giới, tỉ lệ cao nhất là K vú , K phổi ở vị trí thứ 3.Ung thư cổ tử cung ở nữ chiếm vị trí thứ 4..
+ TP Hồ Chí Minh:- Nam giới: K gan chiếm tỉ lệ cao nhất,Sau đó là K phổi. - Nữ giới: tỉ lệ cao nhất là K cổ tử cung.
+ Các loại K gặp ở nam giới cả 2 TP đều có mức ác tính cao, phát hiện muộn, khó điều trị và tỉ lệ tử vong cao.Ở phụ nữ, K vú, K cổ tử cung có mức độ ác tính không cao.
+ Hầu hết các tỉnh, TP khác:
* Gặp các loại ung thư tương tư Hà Nội và TP HCM,
* Nam giới là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng;
* Nữ giới là ung thư vú,dạ dày,cổ tử cung,đại trực tràng…
* Tỉ lệ mắc các nơi và từng loại ung thư khác nhau:
* Hải Phòng, ung thư phổi tỷ lệ mắc là 22,4/100.000 dân. Thừa Thiên - Huế là 10,1/100.000 dân,
3. Chi phí điều trị ung thư
- Theo thống kê , tổng chi phí 6 loại ung thư phổ biến: Vú, gan, đại tràng, khoang miệng, cổ tử cung và dạ dày lên tới 26.000 tỉ đồng, chiếm 0,22% GDP của Việt Nam năm 2012.
- Cũng kết quả điều tra năm 2012 : mỗi bệnh nhân ung thư phải chi 200 triệu đồng cho điều trị trực tiếp và gián tiếp.
-Khoảng 1/3 bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc sau 1 năm phát hiện bệnh.
4. Hiệu quả điều trị
- Hiện nay, tỉ lệ chữa khỏi ung thư (sống trên 5 năm) ở nam giới là 33%, ở nữ khoảng 40%.
- Tỉ lệ chữa khỏi ung thư tại Việt Nam có nhích lên nhưng vẫn chỉ đạt khoảng 40%, thấp hơn nhiều so với các nước phát triển (70-80%).
- Tỉ lệ chữa khỏi cao chủ yếu là các bệnh dễ phát hiện sớm như ung thư vú, cổ tử cung.
5. nguyên nhân điều trị chưa hiệu quả
1) Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị thường ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn, tốn kém và hiệu quả điều trị không cao.( ung thư gan, tỉ lệ khám và điều trị muộn lên tới 87,8%, ung thư phổi 84,3%).
2) Hiểu biết về dự phòng và phát hiện sớm ung thư của dân chưa cao.
3) Chưa có sự vào cuộc đồng bộ của xã hội(Bộ,Ban ngành).
4) Chi phí chẩn đoán và điều trị ung thư còn rất tốn kém.
5) Trang thiết bị ở các cơ sở y tế chưa đồng bộ.
6. kỹ thuật mới chẩn đoán và điều trị
6.1. Các kỹ thuật chẩn đoán:
- Xét nghiệm các Marker K : sàng lọc phát hiện sớm các loại ung thư (gan, phổi, dạ dày,tụy….) đa số các cơ sở đều thực hiện được
- Chụp PET/CT : chẩn đoán di căn xa và di căn hạch giai đoạn sớm mà CLVT, MRI không phát hiện được (có hầu hết ở các BV trung ương).
- Chụp MS-CT đa dãy.
- Nội soi phóng đại dải ánh sáng hẹp chẩn đoán sớm ung thư dạ dày (BV K) . Nội soi phế quản dải ánh sáng hẹp phát hiện sớm ung phư phế quản (BV 103)
- Chẩn đoán ung thư vòm họng là do gen P53, ung thư phổi là thiếu gen EGFR, ung thư đại tràng do thiếu gen K-ras.
- Hóa mô miễn dịch : Chẩn đoán chắc chắn loại ung thư
- Xét nghiệm đột biến gen.
- Sinh thiết lỏng chẩn đoán đột biến gen tái phát.
6.2. Các kỹ thuật điều trị
- Điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ có kích thước nhỏ,
- Phân lập, nuôi cấy và hoạt hóa tế bào miễn dịch(Tế bào NK) ĐH Y HN
- Gia tốc xạ trị - xạ phẫu đa năng lượng (BV Chợ Rẫy) xạ trị cho các bệnh lý về ung thư như: K gan, K phổi, K dạ dày, K đại trực tràng, K vú…
- Điều trị bằng bức xạ ion hóa và liệu pháp MD (BV Bạch mai)
- Diệt khối u bằng sóng cao tần và bơm xi-măng sinh học để giảm đau cho bệnh nhân(BV K)
- Điều trị đích và kháng thể đơn dòng (BV K và các BV)
7. nguyên nhân gây ung thư
1) Stress : nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch. Stress cơ thể tiết hocmon epinephrine và norepinephrine dẫn đến THA, tăng nhịp tim và nồng độ đường trong máu. Tình trạng này kéo dài sẽ có thể mắc ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
2)Tình trạng nóng lên toàn cầu do thủng tầng ozon làm cho các bức xạ nhiệt, bức xạ ion có hại đặc biệt là tia cực tím UV nhiều hơn trong ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư và các bệnh khác về da.
3) Công nghiệp hóa nhiều nhà máy mọc lên, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, môi trường ngày càng ô nhiễm, đường sá ngày càng đông đúc tỉ lệ thuận với tình trạng khói bụi, … dẫn đến ung thư phổi, vòm họng, …
Với những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với nhiều loại hóa chất hay những người nghiện thuốc lá có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, tụy, bàng quang, dạ dày, gan, thận, …
4) Con người ngày càng có chế độ ăn uống không lành mạnh, không khoa học như thường xuyên ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thịt động vật, fastfood, đồ hộp, … dễ gây ra các bệnh ung thư gan, dạ dày, vú, thực quản, thanh quản và bệnh béo phì, gout, …
5) Các loại virus, vi khuẩn gây hại khi xâm nhập vào cơ thể cũng có thể tạo ra các tế bào ung thư như: virus viêm gan B, độc tố từ nấm Aspergillus gây ung thư gan; virus Papilloma (người bị HPV) gây ung thư cổ tử cung; ung thư dạ dày đến từ vi khuẩn Helicopater Pylori, …
8. Các giải pháp phòng chống ung thư
- Để phòng chống căn bệnh nan y đang đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam, về phía các cơ sở y tế, cùng với sự tiến bộ nói chung của nền y học thế giới và Việt Nam, trình độ và kỹ thuật phát triển đã giúp tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị ung thư hiệu quả đã tăng lên rõ rệt.
- Tuy nhiên, Với điều kiện hiện nay ở Việt Nam, khi kết hợp cùng lúc 4 hướng: Phòng bệnh - Phát hiện sớm -Tăng cường chẩn đoán điều trị - Chăm sóc giảm nhẹ.
Tỉ lệ chữa khỏi ung thư có nhích lên nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển.
1) Cần có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ y tế, các Bộ, ngành về phòng chống ung thư: ô nhiễm môi trường (khói, bụi, hóa chất độc hại), an toàn thực phẩm, an toàn nguồn nước….
2) Thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống ung thư, tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền từ y tế cơ sở về không hút thuốc lá, các triệu chứng sớm của ung thư.
3) Bảo hiểm y tế cần hỗ trợ chi phí các xét nghiệm chẩn đoán, các kỹ thuật cao điều trị và các thuốc điều trị mới, nhất là điều trị đích.
4) Các cơ sở y tế : cần nâng cao chất lượng điều trị, áp dụng các tiến bộ trong điều trị (điều trị bảo tồn, xạ trị bằng máy gia tốc, sử dụng các thuốc mới hợp lý, điều trị miễn dịch, chăm sóc giảm nhẹ). Nâng cao trình độ nhân viên y tế, cập nhật kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị ung thư.
5) Tầm soát ung thư: phải thường xuyên và đúng cách mới có hiệu quả: cần khám sức khỏe , xét nghiệm các Marker ung thư định kỳ 6 tháng, 1 năm/lần.Chụp CLVT lồng ngực định kỳ, siêu âm ổ bụng.
6) Tuyên truyền, giáo dục về các biện pháp phòng chống ung thư: Không hút thuốc lá và tránh hít khói thuốc- Ăn nhiều chất xơ - Giảm cân, tránh béo phì - Luyện tập thể dục, thể thao - Hạn chế rượu bia - Hạn chế các loại thức ăn chứa chất sinh ung thư- Tăng cường sử dụng thực phẩm phòng chống ung thư- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng- Tránh căng thẳng, stress, Khám sức khỏe định kỳ- Tiêm phòng Viêm gan B, C, HPV.
| |
|