Những kẻ ăn bám, là những kẻ kéo lùi tiến bộ của nhân loại (tàn tật thì không nói).
Thôi cụ nhắc tới gì nhắc tới trợ cấp nhục thấy mẹ luôn ăn bám thì bị đúng nghĩa khinh như chó nhưng mà lịch sự ko nói ra .
Có mấy ông ăn trợ cấp tự hào lắm so sánh với cả mấy người bán vé số VN , người bán vé số họ tự lao động kiếm trên đồng tiền mình làm ra ko ăn bám ai , đã ăn bám nước người ta nhục thấy mẹ còn khinh khi người bán vé số .
Tùy từng kiểu nhận trợ cấp XH các cụ ơi:
Thằng Tây từ thiện là ngạch riêng, còn trợ cấp XH không phải từ thiện, mà nhà nước nó dùng để thu được thuế nhiều hơn:
Với người trẻ tuổi và trẻ em đang còn tương lai lâu dài, thì nhà nước nó quan niệm họ là nguồn đóng thuế tiềm năng. Cho nên khi họ khó khăn, thất nghiệp, dù chưa đóng góp được gì cho xh, hay khi họ mới nhập cư, thì Nhà nước nó trợ cấp cho họ đủ sống, học tập, học nghề... sau một thời gian họ sẽ đủ năng lực kiếm sống, có lương và đóng thuế thu nhập. Mức đóng thuế rất cao nên chỉ vài năm là bù đắp khoản đầu tư của Nhà nước cho họ khi trước và bắt đầu có lời.
Với người già, trợ cấp XH giúp cho con cái họ yên tâm và rảnh rang kiếm sống đóng thuế cho nhà nước. Ở VN một người ốm nằm viện là 2-3 người khoẻ mạnh chăm sóc, dưới con mắt thằng Tây là lãng phí lao động xã hội. 4-6 người khoẻ đi làm thì tiền nộp thuế vượt xa chi phí để trả cho một y tá chăm sóc 2 người bệnh.
XH có an sinh thì mới phát triển, Nhà nước mới thu được thuế và giàu có. Thực tế là Nhà nước nó rất giàu, có vài nước định chia bớt tiền từ ngân sách cho bình quân đầu người, không làm gì tháng tháng vẫn có lương đủ sống, nhưng dân nó phản đối. Chỉ trợ cấp trẻ em một tháng 4-500 đô thì dân nó chấp thuận.
Tùy nhiên, cũng có những trợ cấp hoàn toàn không có mục đích sau này thu lại thuế, đó là cho những người mất sức lao động, tàn tật, cô đơn... đặc biệt là cho một số bộ lạc da đỏ, được xem là dân tộc đầu tiên có công khai phá đất nước, họ đã bị thiệt thòi khi người Âu chiếm đoạt đất, nay Nhà nước có trách nhiệm bù đắp. Người da đỏ thuộc các bộ tộc này nghiễm nhiên có lương sống đàng hoàng. Tất nhiên, nhà nước nó cũng khuyến khích họ đi làm, nhưng nhiều người chỉ lình trợ cấp ăn chơi nhảy múa.
Do quan niệm như trên, nên người ta đi lĩnh trợ cấp mà không ngượng ngùng, vì cho rằng đây là tiền đóng thuế của mình (đã đóng hoặc sẽ đóng, hoặc do con cái mình đóng).
Thực tế cũng đúng như vậy.
Sau khi di tản đến Mỹ, nhiều bà con đã mất 3-5 năm sống bằng trợ cấp, bằng tiền vay học nghề, sau đó họ đã trở thành nguồn thu thuế cho nhà nước và họ không hề tự ty trước dân bản địa vì họ đàng hoàng nộp thuế cho đất nước họ đến sống.