Cảm ơn cụ, em dùng từ nhắc nhở ở đây như một sự lưu ý mà thôi, và em cũng chỉ dùng từ này lưu ý cho những bạn trẻ "ăn tiêu bạt mạng dù kiếm được nhiều tiền và ko cần sở hữu một ngôi nhà" chứ ko phải cho tất cả những người đang thuê nhà. Chắc cụ đọc ko kỹ
Đó là lời khuyên , lời góp ý chân thành bằng cả tấm lòng, nếu ai đó suy diễn hay cố tình nghĩ sai em ko quan tâm cụ ạ.
Câu khuyên, góp ý,... của cụ:
".... ko phải cơ hội kiếm tiền lúc nào cũng như nhau, sức khỏe hay tương lai công việc có thể xảy ra bất chắc bất kể lúc nào, khi đó ngôi nhà chính là chỗ dựa vững chắc nhất cho chúng ta, hoặc khi con cái lớn lên, chúng sẽ ko bị thiệt thòi bởi những suy nghĩ ích kỷ của cha mẹ chúng"
Em nhận thấy đó là sự chân thành, và đánh giá cao điều đó.
Nhưng Em không suy diễn, thực tế, quan sát đã nhận thấy đã và đang xảy ra, với cái câu chung chung, đánh giá đầy yếu thế như trên và so với xu hướng lớp trẻ là kém nhanh nhạy, kém tiến bộ, kém chủ động, độc lập trưởng thành,... lý do, với câu nhận định chung chung đó, nó sẽ tác động rất lớn:
1- Nhiều bạn trẻ bị cha mẹ, xugn quanh "nhắc nhở" rằng
tương lai công việc có thể xảy ra bất chắc bất kể lúc nào: đã sợ làm tư nhân/liên doanh/cổ phần/nước ngoài,... do sợ công việc không ổn định, sợ vất vả, sợ bị ông bà chủ bóc lột, sợ hết hợp đồng,... và bám víu công việc ở các cơ quan nhà nước nhàn hạ, chọn công việc bình bình, không dám đột phá, mạo hiểm, lương ba cọc ba đồng... không phát huy được bản thân,.... và lại luẩn quẩn,...
2- Nhiều người trẻ, do quan điểm phải có nhà (mua) thì mới ổn định lập nghiệp: đã đau đáu, bất chấp dòng tiền, tài chính,... cố vay mượn, mua nhà ở xa tít ngoại ô, mua trả góp,....bằng mọi giá, bỏ qua các tính toán thiệt, hơn về dòng tiền, lợi ích kinh tế, tiện nghi sinh hoạt,... và còng lưng trả nợ, ngày ngày đi làm mất 1 đến 2 tiếng mỗi chiều, tắc đường, mệt mỏi, mất đi nhiều cơ hội khác về việc làm, thu nhập, cuộc sống tiện nghi, sức khỏe,.... do nhiều trường hợp nhà ở thì bên rìa này thành phố, con đi học, mình đi làm thì ở rìa bên kia thành phố, ngày ngày kẽo kẹt đi xuyên qua thành phố,....
3- Nhiều bậc cha, mẹ: cả đời chắt chiu, tích cóp, dành dụm, tiết kiệm,... tiền của đổ hết vào cái nhà,.... với ý nghĩ tích cóp sau này để lại cho con, sống cuộc đời lao công,... và con thì chây ỳ, lười, ỉ lại, bình bình, đi học cha mẹ lo, đi làm về nhà cha mẹ ở, lấy vợ sinh con thừa kế nhà của cha mẹ,..... còn bản thân mình khỏi suy tính, phấn đấu gì nữa,...
4- Xã hội:
+ Phân khúc Nhà thuê, cho thuê (nước phát triển, nhà thuê chiếm khoảng 30-50% thị phần nhà ở tại các thành phố lớn) không phát triển ổn định, văn minh được, do người ta "không dám" thuê và cho thuê ổn định, chuyên nghiệp,.... vì sợ đủ thứ và cũng hành động chụp giật đủ thứ,...
+ Phân khúc Nhà bán, mua: vì ai cũng nhăm nhăm mua nhà,.... lên lượng mua quá lớn,.... thành mồi cho các đầu cơ, môi giới săn, lùa gà, chăn vịt,...lực lượng lao động trẻ thì không đi sản xuất, vào nhà máy mà đi làm môi giới với đủ chiêu trò bất chấp tất cả,... và giá thì đẩy lên cao chót vót,... đến bất hợp lý so với lương, với thu nhập,.... đến bất lợi rất nhiều,... thế mà vẫn mua.
+ Sốt ảo, sốt nóng, đầu cơ,... đẩy giá đất khắp nơi, chi phí nhà xưởng, mặt bằng tăng, tiền vốn chôn vào BĐS mà tính lưu thông, tạo ra giá trị thặng dư thấp, ngành SX khác thì đói vốn, chi phí vốn (vay) cao,...
5- Hình thành lên 1 tiềm thức suy nghĩ "ấu trĩ, nguy hiểm", không dám độc lập suy tính, quyết định mà chỉ adua trong xã hội: (1) làm ra được đồng nào, theo phong trào chỉ nhăm nhăm đi mua nhà, đất, phải mua nhà, đất mới là thành công, thành người, mới là hãnh diện,... và (2) bỏ qua các tính toán (cơ bản và khoa học) rất cơ bản về dòng tiền, về tài chính, về cơ hội khác,... để lựa chọn ra quyết định đúng đắn, thậm chí tặc lưỡi hy sinh các cơ hội tốt hơn chỉ vì muốn có nhà trước bằng được,.....