[CCCĐ] Ở đâu có "Mùa nươc nổi"

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Vùng này vài trăm năm trc chắc nhiều cá sấu lắm các cụ nhỉ ?
Em không thấy sách xưa nào nói vùng này có sấu kề cả Gia Định Thành Thông Chí. Cá sấu ở vùng Cà Mâu và các vùng ngập mặn (có nghĩa là hầu hết bờ biền Miên Tây). Sau này dân số lên cao xâm thực môi trường cá sấu, cs hầu như biến mất, nên phải nuôi. Cám ơn cụ tham gia ạ.
 

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
10,362
Động cơ
476,487 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Em không thấy sách xưa nào nói vùng này có sấu kề cả Gia Định Thành Thông Chí. Cá sấu ở vùng Cà Mâu và các vùng ngập mặn (có nghĩa là hầu hết bờ biền Miên Tây). Sau này dân số lên cao xâm thực môi trường cá sấu, cs hầu như biến mất, nên phải nuôi. Cám ơn cụ tham gia ạ.
Hiện tại, thủy sản vùng này còn dồi dào không cụ ?
Hôm trước em xem có nghề đi lướt thuyền trên bùn để bắt mấy con cá bống bé tí... trông vất vả quá mà 1 ngày đc 2 ba chục ngàn............
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Tâ cả các cành quan này là mình nhìn thấy từ trên mặt đường lộ nhé, không lội đi đâu xa. Đường vòng vo vào khu bảo tồn thiên nhiên Trà Sư, mình sẽ đến đó sau.

1638775756495.png


1638775787089.png

Ngày xưa em ở vùng Mỹ Tho ven vùng Đồng Tháp - thời "bao cấp", đào kinh nhé! - có ông nọ mùa nuoc lên đêm đêm mang cây đèn khí chống chiêc xuồng như thế này, tay cầm cây đọc 3 chia, mỗi đêm đủ chừng 3 - 4 con cá lóc bằng cánh tay thì về.
 
Chỉnh sửa cuối:

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
10,362
Động cơ
476,487 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Tâ cả các cành quan này là mình nhìn thấy từ trên mặt đường lộ nhé, không lội đi đâu xa. Đường vòng vo vào khu bảo tồn thiên nhiên Trà Sư, mình sẽ đến đó sau.




Ngày xưa em ở vùng Mỹ Tho ven vùng Đồng Tháp - thời "bao cấp", đào kinh nhé! - có ông nọ mùa nuoc lên đêm đêm mang cây đèn khí chống chiêc xuồng như thế này, tay cầm cây đọc 3 chia, mỗi đêm đủ chừng 3 - 4 con cá lóc bằng cánh tay thì về.

Thích một lần trời mưa trải nghiệm bằng thuyền kiểu này, như xem phim Mùa len trâu !
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Hiện tại, thủy sản vùng này còn dồi dào không cụ ?
Hôm trước em xem có nghề đi lướt thuyền trên bùn để bắt mấy con cá bống bé tí... trông vất vả quá mà 1 ngày đc 2 ba chục ngàn............
Coi youtube, người không biết thì tưởng mùa nước về thì là tiên cảnh, cá lội đầy đồng. Không có đâu cụ. Nghề dánh bắt thủy sản trên sông mới là có cá nhiều hơn mùa khô (gấp đôi có khi) chứ ngoài đồng thì chỉ bòn mót thêm thôi. Nươc về là mùa khổ chứ không phải mùa lên tiên, cơm cá đầy đồng. Là mùa lu bu vất vả lắm, nhât là di chuyển buon bán và các sinh hoạt vệ sinh sức khỏe, văn hóa khác. Đây ko phải là vùng nươc ngập như Cà Mau U Minh, nơi đó nươc là trường kỳ hơn, đây chỉ là mùa mà đất làm ăn bị ngập mất 1 phần lớn. Em chép lại 1 phần em viết trong blog của em vì cụ quan tâm tìm hiều:

Miền Nam (Miền Tây Nam Phần) có tiếng là vựa lúa của nước, và nhiều người lầm tưởng là vùng lúa gạo trù phú nhất là vùng có "nước nổi", là vùng Đồng Tháp Mười và Châu Đốc. Vì tưởng rằng phù sa sông Mekong là thứ gì ghê gớm mầu nhiệm lắm, 2 vùng này phải là thiên đường của lúa, của người nông. Thực tế không phải vậy.
Hai vùng này (cùng với vùng U-Minh là 3) là những vùng đất trũng, như 3 cái lòng chảo, gần tương đương với lòng chào Biền Hồ Tonle Sap, chổ đó (trừ khu U-Minh) khi sông Mekong lên thì nước tràn ra. Rút về khi mực sông Mekong xuống. Sông Mekong tràn nước nhờ mùa mưa lên diện tích bát ngát của Hạ Lào và đất Cao Miên, không phải vì tuyết Hy Mã Lạp Sơn (do đó các đập trên sông không ảnh hưỡng ghê gớm đến mức nước Mekong, cho dù mùa mưa Vân Nam, nơi tiền đồn khối Himalaya đứng ra chặn mây Biển Đông, cũng góp phần).

Do đó măc dù nước nổi có đem vào phù sa vô cơ, chất thải hữu cơ của muôn vàn sinh động vật Hạ Lào và Kampuchea, mang lên đồng cạn muôn vàn thủy động vật làm sạch sâu bệnh, nói chung "làm mới" môi trường các cánh đồng, thì ngươc lại đồng ruộng chỉ khai thác được 1/2 năm.
Cá đồng theo như truyền thông đưa tin là cũng sai lạc, không phải dồi dào khủng khiếp gì như đồn, bằng chứng trong tất cả các hình ảnh đồng ngập nươc bạn đọc thấy được bao nhiêu việc đánh bắt thủy sản. Người ta có đánh bắt chăng cũng là để thêm vào sự dinh dưỡng trong mùa không có gì làm. Như thấy trong hình là máy cày phải di tản, trâu bò nghỉ dưỡng còn phải đắt đi tránh nước - "len trâu"! ("Len trâu" là gì mà hỏi dân bản địa chả ai biết! "Chắc là giữ trâu a!?". Cũng là thêm tưởng tượng vào kho những lầm tường quanh hiện tượng "nước nổi".

Vựa lúa thật sự của Miền Tây Nam Bộ là vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng và Gò Công. Người Pháp khi qua đã lơ là (kinh tế, hành chánh, quân sự) vùng Đồng Tháp Châu Đốc mà chú ý vào các vùng đất bồi ven Biền Đông của châu thổ các sông Cửu Long - kinh Chợ Gạo tấp nập là phục vụ các vùng đó.
Lúa vùng nước nổi lại là 1 nguồn lợi mới chứ không phải cổ truyền thật cổ, khi vùng được khai phá chưa có. Trong Wikipedia có 1 tác giả khá uyên thâm đóng góp bài này về ông Phan văn Vàng, bạn đọc xem thêm mới rõ hơn. (Thằng viết thắc mắc tại sao Châu Đốc có tên đường Phan văn Vàng, Phan văn Vàng là ai, mới tìm đọc!)
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Gần cửa khẩu Tịnh Biên, hình là 1 cái đê ngăn nươc. Bên này đê nươc nổi, bên kia dù thấp vẫn giữ cho khô để tiếp tục canh tác. Nươc nổi không phải là món quà mầu nhiệm của thiên nhiên ban tặng (xưa kia đây cũng chằng phải là đồng cỏ, là rừng tràm ngút ngàn. Khai phá mới thành đồng ruộng, chỉ thời sau các chúa Nguyễn thôi.

1638775875051.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Divephiamattroi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-420110
Ngày cấp bằng
2/5/16
Số km
473
Động cơ
224,130 Mã lực
Nơi ở
Nam Vang
Miền Tây, mùa nước nổi có giống lúa trời luôn ngoi cao theo con nước, và người chết thì không có đất chôn, quan tài phải treo lên cây
Có phải vậy không cụ chủ ?, thú thật e chỉ nghe kể.
 

haivinhvungtau

Xe buýt
Biển số
OF-383520
Ngày cấp bằng
20/9/15
Số km
523
Động cơ
247,309 Mã lực
Tuổi
46
Coi youtube, người không biết thì tưởng mùa nước về thì là tiên cảnh, cá lội đầy đồng. Không có đâu cụ. Nghề dánh bắt thủy sản trên sông mới là có cá nhiều hơn mùa khô (gấp đôi có khi) chứ ngoài đồng thì chỉ bòn mót thêm thôi. Nươc về là mùa khổ chứ không phải mùa lên tiên, cơm cá đầy đồng. Là mùa lu bu vất vả lắm, nhât là di chuyển buon bán và các sinh hoạt vệ sinh sức khỏe, văn hóa khác. Đây ko phải là vùng nươc ngập như Cà Mau U Minh, nơi đó nươc là trường kỳ hơn, đây chỉ là mùa mà đất làm ăn bị ngập mất 1 phần lớn. Em chép lại 1 phần em viết trong blog của em vì cụ quan tâm tìm hiều:

Miền Nam (Miền Tây Nam Phần) có tiếng là vựa lúa của nước, và nhiều người lầm tưởng là vùng lúa gạo trù phú nhất là vùng có "nước nổi", là vùng Đồng Tháp Mười và Châu Đốc. Vì tưởng rằng phù sa sông Mekong là thứ gì ghê gớm mầu nhiệm lắm, 2 vùng này phải là thiên đường của lúa, của người nông. Thực tế không phải vậy.
Hai vùng này (cùng với vùng U-Minh là 3) là những vùng đất trũng, như 3 cái lòng chảo, gần tương đương với lòng chào Biền Hồ Tonle Sap, chổ đó (trừ khu U-Minh) khi sông Mekong lên thì nước tràn ra. Rút về khi mực sông Mekong xuống. Sông Mekong tràn nước nhờ mùa mưa lên diện tích bát ngát của Hạ Lào và đất Cao Miên, không phải vì tuyết Hy Mã Lạp Sơn (do đó các đập trên sông không ảnh hưỡng ghê gớm đến mức nước Mekong, cho dù mùa mưa Vân Nam, nơi tiền đồn khối Himalaya đứng ra chặn mây Biển Đông, cũng góp phần).

Do đó măc dù nước nổi có đem vào phù sa vô cơ, chất thải hữu cơ của muôn vàn sinh động vật Hạ Lào và Kampuchea, mang lên đồng cạn muôn vàn thủy động vật làm sạch sâu bệnh, nói chung "làm mới" môi trường các cánh đồng, thì ngươc lại đồng ruộng chỉ khai thác được 1/2 năm.
Cá đồng theo như truyền thông đưa tin là cũng sai lạc, không phải dồi dào khủng khiếp gì như đồn, bằng chứng trong tất cả các hình ảnh đồng ngập nươc bạn đọc thấy được bao nhiêu việc đánh bắt thủy sản. Người ta có đánh bắt chăng cũng là để thêm vào sự dinh dưỡng trong mùa không có gì làm. Như thấy trong hình là máy cày phải di tản, trâu bò nghỉ dưỡng còn phải đắt đi tránh nước - "len trâu"! ("Len trâu" là gì mà hỏi dân bản địa chả ai biết! "Chắc là giữ trâu a!?". Cũng là thêm tưởng tượng vào kho những lầm tường quanh hiện tượng "nước nổi".

Vựa lúa thật sự của Miền Tây Nam Bộ là vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng và Gò Công. Người Pháp khi qua đã lơ là (kinh tế, hành chánh, quân sự) vùng Đồng Tháp Châu Đốc mà chú ý vào các vùng đất bồi ven Biền Đông của châu thổ các sông Cửu Long - kinh Chợ Gạo tấp nập là phục vụ các vùng đó.
Lúa vùng nước nổi lại là 1 nguồn lợi mới chứ không phải cổ truyền thật cổ, khi vùng được khai phá chưa có. Trong Wikipedia có 1 tác giả khá uyên thâm đóng góp bài này về ông Phan văn Vàng, bạn đọc xem thêm mới rõ hơn. (Thằng viết thắc mắc tại sao Châu Đốc có tên đường Phan văn Vàng, Phan văn Vàng là ai, mới tìm đọc!)
Các topic của cụ là du lịch khám phá tìm hiểu giống đa số các bạn nước ngoài đi du lịch tìm hiểu thực tế so với những sách, báo, đài viết. Em thấy như tụi em và đa số dân ta đi chơi kiểu ào ào. Miền tây em đi cũng nhiều và đang làm ở miền tây nhưng đọc các bài của cụ thấy em như chưa đi miền tây bao giờ. Chúc cụ nhiều sức khoẻ
 

Divephiamattroi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-420110
Ngày cấp bằng
2/5/16
Số km
473
Động cơ
224,130 Mã lực
Nơi ở
Nam Vang
Về cái mùa nước nổi, thì ngoài những nguyên nhân cụ đã phân tích ra, đương nhiên sông Mê Kông phải là chủ thể rồi. Thì không riêng vùng U minh, bưng biền Đồng tháp, Tri tôn............. gì nữa đó. Mà ngay cả vùng Biển Hồ của Campuchia cũng rất rõ nét. Tóm lại là những vùng thuộc lưu vực sông Mê Kông.
Em nghe nói về mùa nước, hồ Tông lê sap diện tích tăng đến 5 hay 10 lần gì đó
Vì vậy nếu nói mùa nước nổi ở ĐBSCL, là chịu ảnh hưởng trực tiếp sự điều hòa từ Biển Hồ........Là có đúng không ạ.? Cảm ơn cụ đã khai sáng.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Miền Tây, mùa nước nổi có giống lúa trời luôn ngoi cao theo con nước, và người chết thì không có đất chôn, quan tài phải treo lên cây
Có phải vậy không cụ chủ ?, thú thật e chỉ nghe kể.
Gọi là lúa nổi, canh tác thế nào mà đến khi thâu hoạch chân còn dưới nước, và nuoc rất cao (mùa gặt ruông lúa thương là khô). Là lựa chọn khi vùng đất không thề tháo nước. Tại khu vực U Minh vũng trũng thứ 3 ở Miền Tây trong sơ đồ trang 1. Em đã chứng kiến anh em thanh niên xung phong bơi xuồng đi gặt lúa, ngồi trên xuống cắt lúa bỏ lên xuồng cheo về. Cọng lúa lúc đó chừng 2 mét. Ở 2 vùng nuoc nổi em không biết nên không nói đc, dù có thể tìm đọc.
Vụ chôn cất em có đề cập đến trong thớt Cà Mau 2016. Người ta chôn cao thôi, hoac tìm đất cao (cu sẽ thấy hình của em, đất cao và đất thấp, ngập, chen kẻ nhau) hoặc xây 1 cái bệ (móng) cao để kim tỉnh xi măng lên đưng hòm. Người Khmer thì hỏa táng, khỏe. Còn chuyện lạ mình nghe thì cũng nghe không bác, nhưng mà chuyện cá biệt hiếm hoi hay phổ biến? :)
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Các topic của cụ là du lịch khám phá tìm hiểu giống đa số các bạn nước ngoài đi du lịch tìm hiểu thực tế so với những sách, báo, đài viết. Em thấy như tụi em và đa số dân ta đi chơi kiểu ào ào. Miền tây em đi cũng nhiều và đang làm ở miền tây nhưng đọc các bài của cụ thấy em như chưa đi miền tây bao giờ. Chúc cụ nhiều sức khoẻ
Em cảm ơn cụ tham gia nhé. Chúc cụ cùng gia quyến Năm Mới An Khang và mọi sự An Lành.
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Về cái mùa nước nổi, thì ngoài những nguyên nhân cụ đã phân tích ra, đương nhiên sông Mê Kông phải là chủ thể rồi. Thì không riêng vùng U minh, bưng biền Đồng tháp, Tri tôn............. gì nữa đó. Mà ngay cả vùng Biển Hồ của Campuchia cũng rất rõ nét. Tóm lại là những vùng thuộc lưu vực sông Mê Kông.
Em nghe nói về mùa nước, hồ Tông lê sap diện tích tăng đến 5 hay 10 lần gì đó
Vì vậy nếu nói mùa nước nổi ở ĐBSCL, là chịu ảnh hưởng trực tiếp sự điều hòa từ Biển Hồ........Là có đúng không ạ.? Cảm ơn cụ đã khai sáng.
Cám ơn cụ nhắc về Biển Hồ. Em định đề cập nhưng vì muốn tập trung về 1 miền quê hương nên bỏ qua. Hồ Tonle Sap là 1 vùng trũng y hệt 2 vùng bên mình, khi nươc sông Mekong lên thì nươc trào về qua sông Tonle Sap từ Phnom Penh, khi Mekong xuống thì nươc lại trào ra thế thôi, thành thử sông Tonle Sap có 2 chiều nươc trôi, lúc nươc đổi chiều là lễ hội Đổi Nước mà người Khmer Krom bên đất mình cũng ăn lễ (và cả bên em ở luôn! Bên thành phố Long Beach California nơi có khu gọi là Little Phnom Penh!) Hồ TS chỉ tăng gấp 3 lần khi "nuoc nổi" bên đó, và "nuoc nổi" ven bờ TS y hệt lịch tháng bên mình. Nói tóm là TS không ành hương hay điều tiết gì mức nuoc bên mình, mà là cùng 1 "thể loại", xẫy ra cùng lúc.
 

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
"Len máy cày" (thay vì len trâu)

1638775600828.png

Lòng kinh VT sâu chừng 4 mét. Gò đất là bờ kinh, qua gò đất là ruộng ngập, chừng 1 mét. Giữa đường chim bay từ gò đất đến chân núi là biên giới Việt Miên. Biên giới, Kinh Vĩnh Tế, và đường nhưa chạy song song suốt từ tx Châu Đốc đến Kiên Giang.

1638775626523.png
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Có em đây, em xem chứ nhác còm lắm.
Ồ em hiểu ý rồi, ATM là nữ chứ gì! :) em dốt thế mà mợ bẩu em kiến thưc zì. Thế mời mợ thình thoảng vào xem thớt và bàn tí cho vui nhà, hoac xem các thợt truoc của em lấy vui ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Ô kê, cái gì thì cũng có 2 mặt, trừ tờ báo [...] các cụ mợ điền tên báo nào mình ghét vào :)
Các cụ mợ xem nhiều hình đất ngập nươc lai láng thế, nhưng, đó chỉ là 1 phần mặt bằng. Ai đi xem nuoc nổi phải biết rằng là, em nhắc lại, chỉ có nơi thôi, mặc dù có nơi là rất, rất là, bao la. Em đưa các bạn đi thằng lên xem cảnh đồng bằng nhìn từ Núi Sam để có 1 ấn tượng cân bằng. Hình em trình truoc cho liền mạch chứ lúc em lên núi là sau cùng trong chuyến du ngoạn dã ngoại ngày hôm ấy.
Mình xoay góc nhìn 1 vòng nhé.

1638775503284.png


1638775530400.png


Đấy các cụ mợ thấy, chổ nào nó ngập thì nó ngập, chổ nào nó khô là nó khô thôi​
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
1638775466324.png

Goc trái của hình, cách dường dọc là Kinh Vĩnh Tế 1 km chạy dài song song là biên giới Campuchia. Con nươc nó không biết phân biệt đâu là ranh giới quốc gia, 1 đường thằng tưỡng tượng trên 1 đồng bằng mênh mông mà lý do phân chia chỉ trong đầu óc con người. Những con người có vũ khí.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Dường thằng trong xa là sông Bassac. Hạ lưu đi về Long Xuyên về phía phải của hình (mình đi xe từ phía đó lên Châ Đốc đó. Phía trái còn thấy 1 phần tx Châu Đốc

1638775422170.png
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Phần đất hoàn toàn khô, nuoc nổi nào đâu?

1638775357118.png


1638775378412.png
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Nhìn thấy 1 chữ T lớn. Nhánh mái chữ T là 1 con kinh mà bờ bên này, phía mình, là cao hơn bờ bên kia. Mới ra thế. Em nhắc lại là nươc ngập không hằn là 1 điều ươc muốn (desirable).

1638775258266.png


Góc đó, đưa mắt nhìn ra xa

1638775285182.png
 
Chỉnh sửa cuối:

ThomasThang

Xe điện
Biển số
OF-172694
Ngày cấp bằng
19/12/12
Số km
4,660
Động cơ
389,157 Mã lực
Rõ hơn tí. Phần đất ngập trên cao của hình là đất vương quốc Cambodia. Cá bên đó qua Việt Nam được miễn visa.

1638775167564.png


1638775191640.png


Phần đất bên Kampuchia​
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top