Cụ nói chí phải, quê e đang phải đau đầu vụ lục bình trôi sông đây cụ ạ. vào lúc nước ròng thì ôi thôi, đặc kính cả kênh, mà dân địa phương chỉ di chuyển chủ yếu bằng đường thuỷ nên ko thể vượt được, hình trên là ít rồi đấy Cụ ạ. Nhà nước có nhiều biện pháp cũng ko ăn thua, ví dụ như xịt thuốc thì huỷ hoại cả môi trường, thấy ko ổn huy động lực lượng bộ đội và đoàn thanh niên đi vớt, cũng ko xong... nghe đâu loài này là ngoại lai, nguồn gốc do mấy ông Tàu đưa vào trồng rồi thu mua, xong 1 thời gian thì bỏ của chạy... e chỉ nghe vậy. về vấn đề Năng dứoi e còn gọi là cây Bàng đó cụ, nó dài khoảng 1m2 ngta có thể đan chiếu được cụ à... vùng khác làm chiếu bằng cây Cối, cũng tương tự cây Bàng vậy...Thân các Cụ!
Em cám ơn cụ Phannghia46 đóng góp rất bổ ích ạ.
Lục bình là loại thực vật nước xâm thực 1 cách dữ tợn nhât thế giới không riêng gì mình đâu ạ. Xưa bên bang Louisiana của Mỹ, là nơi có môi trường cửa biển ngập mặn gần giống vùng biển sông Cửu Long, lục bình xâm thực tiểu bang đòi nhập cư con hà mã hippopotamus từ Phi Châu về cho nó ăn bớt vì bó tay vời biện pháp khác. Dân Mỹ sợ lại mang thêm giống ngoại lai vào nên ko cho.
Thời em đi lại bằng đó thuyền từ Sài Gòn xuống Kiên Giang, mùa lụt dưới đó đường xá thường bị ngập nên đi tàu đò thường xuyên (1 tháng 1 lần), các kinh đều bị nghêt vì lục bình, khi nươc xuống lòng kinh chật lại bằng 1/2 thì kinh ko thể lưu thông được, phải dừng lại chờ chừng 6 tiếng cho triều lên lại. Khi giao thông đc chân vịt cũng thường mắc rề lục bình, máy đôi tôm thì đưa lên gỡ, tàu chân vịt thì phải có người túc trực để lăn xuống lấy dao cắt. Cứ chừng 5 cây số là có 1 vu việc. Điên người.
Ko có thăng Tàu nào dám đem lục bình về trồng đâu cụ, 1 là mặc dầu lục bình có thể xử dụng làm phân, làm thưc ăn độn gia súc (chả bổ dương gì), hoac như y học dân tộc làm thứ thuốc gì (chả có khoa học gì) nhưng ở mình đã ê hề và đủ chủng loại rồi, ai cần nó nhập, 2 là ai mà bắt nó gieo lén lút thì chỉ nó có chết đến bị thương thôi. Chằng qua là có đối tượng đổ lỗi cho việc mình mắc phải thôi. Từ khi tàu bè Bồ Đào Nha, Tây ban Nha vô tình mang qua từ Amazon Nam Mỹ thế kỷ thứ 16 thì cả thế giới bị lây lan măc phải và có nhiều nghiên cưu và biện pháp, mình chỉ cần học theo thôi. Theo em nhận thấy rõ ràng là sông ngòi Miên Nam từ vực Vũng Tàu, Đồng Nai trờ xuống đều đã giảm gần như 75% đó cụ. Rất rõ, em để ý từ mấy lần đi du lịch dưới đó. Đối với ai là trẻ và ko biết khi trước, thí dụ thời "bao cấp", thì là 4 phần chỉ còn 1.
Cám ơn cụ tham gia nghen.