Sói thế là éo được rồi. Mợ dắt 3 đứa bên ngoại đến ở cho vui!
Thì vẫn hạnh phúc mà cụ . Em có câu nào nói không hạnh phúc đâu ạ. Vấn đề em nói ở đây là lão sói xuề xoà quá , nuôi thế nào được trong khi bản thân lão tgian này đang không đủ tiềm lực .Mới rồi có thớt hình như tình yêu sét đánh, hôn nhân chớp nhoáng hạnh phúc lắm mà mợ?
Chuẩn cụThằng em con ông chú ruột em học ĐH ở cùng nhà e. Em rèn cùng với 2 thằng con em đến nơi đến chốn, từ 1 thằng ko biết làm gì (Vì mẹ nó làm hết) đến khi biết làm đủ mọi vệc từ nấu cơm, rửa bát, giặt phơi quần áo, dọn dẹp nhà cửa.
Hết năm học thứ 2 thì xin ra ngoài ở riêng, em đến kiểm tra mấy lần, hơi bừa bộn tí nhưng cũng chấp nhận được. Sau nó tốt nghiệp,đi làm thì thằng em nó lại vàoĐH, hiện tại 2 anh em ở cùng.
Hiện tại nhà e vẫn đang có thằng cháu con bà chị ruột vợ ở cùng, học ĐH năm nay là năm thứ 2 rồi. Ông này còn công tử hơn ông trước, hiện vẫn đang rèn giũa. Đã biết cứm cơm cùng làm vài món cơ bản, biết dọn dẹp khu của mình, mang quần áo đi giặt, thu lại gấp sau khi phơi, ăn cơm xong dọn dẹp cho vào máy RB kkk.
Ở được hay không phần lớn là do mình thôi.
1 lần nữa lý thuyết vật chất quyết định ý thức trong triết học MacLe bước ra cuộc sống đầy tự tinThế thì nuôi các thể loại cháu mà vẫn vui.
cụ biết mà cụ chẳng chịu nói thôiThực ra thì em thấy phần lớn các nhà mà cháu hay em út đằng vợ sống cùng thì rất yên ổn.
Còn em/cháuđằng chồng thì lại hay lục đục.
Chả hiểu kiểu gì.
Nhà của mình thì mình cũng phải có chính kiến của mình ngay từ ban đầu chứ, để đến bây giờ vẫn chưa thoát được cái cảnh có người không ưa cứ lù lù ở trong nhà của mình, nói thẳng với chồng tìm biện pháp trục xuất theo kiểu không được chào đón ở nhà tôi một lần xem sao.Có cụ mợ nào đang sống trong tình trạng như nhà em không ạ , nuôi thêm cháu của vợ hoặc chồng . Cháu của chồng em năm nay học năm I đại học , lên sống ở nhà em cũng được 1 năm rồi ( dự kiến là còn ở thêm vài năm nữa) , cũng kể từ đây cs gđ bắt đầu đảo lộn ( do e ko quen có thêm người trong nhà , trước đây 2 vkck với đứa con cs khá là nhẹ nhàng ) ,giờ nuôi thêm đứa cháu ,em đâm ra bẩn tính , hay cáu ( chính xác là nhà em nuôi nhá chứ bố mẹ cháu không đóng góp thêm bất kì cái gì ngoài tiền học hành của cháu cả ), có lẽ cũng vì kinh tế eo hẹp mà đâm ra em hay cằn nhằn với sói ( ông sói thì tiền lương đưa cũng vẫn bằng đấy , không thêm đồng nào ) . Nuôi thêm một người cứ bảo ăn uống , điện nước , chi phí phát sinh chẳng đáng là bao nhưng không, nó rất đáng là bao đấy ạ , thời buổi kinh tế khó khăn trăm dâu đổ đầu tằm . Nuôi 1 đứa con gái em đã thấy mệt bỏ mẹ ra rồi , bây giờ tự nhiên nuôi thêm 1 đứa nhiều lúc tính em nó đâm ra nhỏ nhen , ích kỉ , đàn bà . Lão nhà em thì cứ bảo em coi nó như con cái trong nhà , em đã rất cố gắng cho đến khi em phát hiện ra là nhà em mua cái gì mới , vợ chồng xích mích với nhau hay mỗi bữa ăn ăn cái gì mẹ nó đều biết hết ( chính xác là mỗi bữa ăn ạ) . Mà mẹ nó biết thì lại sang kể với mẹ chồng em , rồi thì lại bóng gió , nọ kia . Đỉnh điểm là có lần em bày ra giữa mâm 1 đĩa rau muống luộc , 1 đĩa đậu trắng và 1 đĩa muối . Lão sói hỏi “ ăn uống kiểu gì đây” em bảo “ ăn như này cho có cái để kể”.
Từ ngày cháu nó lên đến nay là 1 năm , mọi việc trong nhà vẫn 1 tay em làm , từ lau dọn nhà , quần áo , con cái ( nhìn chung là không nhờ vả cái cháu nó cái gì, và thực ra cháu nó cũng lười ).... gia đình thì không khí càng ngày càng nặng nề , tối hôm qua lão sói lại cho một thông tin như sét đánh ngang tai :” bao giờ con bé kia ra trường thì em trai nó lên học đại học , lại sống ở nhà em “ ...
cccm tư vấn giúp em , em nên xử lí như nào cho trọn tình vẹn nghĩa cái . Chứ như này lâu dài em thấy không ổn.
Có thể nhiều cụ , mợ không đồng ý với em nhưng đừng giết chết em bằng lời nói cay độc nhé . Em cảm ơn.
Em đọc rồi, HỖN chỉ là với cha mẹ ông bà, vợ chồng bình đẳng ko có nghĩa gọi nhau là mày tao cụ ạ))Bình đẳng sao vợ lại gọi chồng bằng ANH mà ko mày tao?
Cụ phải đọc chi tiết về vụ nấu cơm cơ. Cụ đã đọc chưa?
Nhỡ nhà vợ mua thì sao cụ)))Nói HỖN là đúng cụ ơi, nhà là phải có nóc, vớ vẩn đuổi cổ
Vâng cụCâu chuyện này sẽ chẳng bao giờ có hồi kết đâu, phụ thuộc vào cách sống của mỗi nhà nên không thể tư vấn hay đánh giá về nhau thế này mới là đúng thế kia là sai ...
Cá nhân em, họ hàng ở ngắn ngày thì ok .. ở dài hạn là không.. con cháu lên HN hay HCM học không có tiền em hỗ trợ cho tiền thuê nhà từ 3 đến 6 tháng tùy hoàn cảnh rồi sau gia đình phải tự lo. Thiếu tiền sinh hoạt thì giúp kiếm việc làm thêm cho mà làm. Vẫn bị chửi là sống tàn ác như con mèo hoang nhưng em ko quan tâm.
Kiểu như nhà của chùm khủng bố Osama bin laden ấy cụ nhỉ. Mua đất thuê KTS xây nhà 2 tầng rộng rãi trên thửa đất 3000m2 , trồng được cả nho, táo , phục vụ gia đình. Mấy bà vợ, con , cháu , sống chung. Bà trẻ nhất lúc lấy 17t bà già nhất khi ấy 48t. Nhưng em nghĩ ngoài vấn đề kinh tế quá đầy đủ thì còn là niềm tin tôn giáo mãnh liệt mà trùm khủngCụ ở cái nhà 500m2 thì tam tứ ngũ lục thất đại đồng cũng được. Nhưng nhà phố phần lớn chật chội, ra đụng vào chạm lắm chuyện lắm. Nhưng công nhận lớp trẻ càng ngày càng ích kỷ.
Em thì chả có khúc mắc gì với ck em cả . Duy chỉ có cái vấn đề đó . Đã trao đổi thẳng thắn nhưng không được đáp ứng . Còn cô cháu gái thì mắng thì em không mắng , nhưng giao việc là có , nhắn tin cho nó để nói chuyện vụ “ chuyện nhà nào biết nhà đó” thì nó lại đưa luôn tin nhắn cho mẹ nó xem , xong mẹ nó lại sang đọc cho mẹ ck em nghe . Cay .Đây là vấn đề hay gặp ở các gia đình xuất thân từ quê hoặc còn có họ hàng ở quê, phổ biến hơn ở các gia đình gốc miền Trung (quan sát cá nhân em, ko phải kết luận, ko phân biệt vùng miền).
Tuy nói là giúp đỡ họ hàng,... nhưng duy trì trong thời gian dài thì thực tế cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi va chạm, bức bối.
Theo em mất lòng trước được lòng sau, nên dứt điểm cho cháu ra ngoài thuê trọ, đỡ đần được gì theo mối quan hệ & tình cảm giữa nhà mợ với nhà cháu nó.
Cháu nó ko ra thì mợ & con ra thuê hay về ngoại ở vài tháng (nếu gần), để cho chồng mợ phục vụ cháu chồng xem sao, khéo lại chẳng đón mợ về vội. Cái này em thật vì đã không ưa nhau, đã phát sinh vấn đề rồi thì càng cố níu, cố duy trì càng gai mắt.