Vâng, họ thực thi chính sách thuộc địa có mấy vấn đề cơ bản:
Tâp trung khai thác đồn điền với chính sách hà khắc, các điều kiện đặc biệt kém đối với các đồn điền thuộc sở hữu của nhà sản xuất lốp xe Michelin của Pháp. Trong 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, một đồn điền do Michelin sở hữu ghi nhận 17.000 ca tử vong của người lao động. họ không được trả lương mà trả bằng gạo. Nông dân tự do phải nộp thuế cao và chính thuế bởi lúa gạo này được chủ đồn điền mua lại rẻ mạt trả cho lao công
Pháp độc quyền gạo, muối nên các chủ hưởng mối lợi rất lớn, đến năm 1935, doanh số bán rượu vang, muối và thuốc phiện của Pháp đã thu về hơn 600 triệu franc mỗi năm, tương đương với 5 tỷ đô la Mỹ ngày nay. (năm 1930, người Pháp thu hoạch được 80 tấn thuốc phiện mỗi năm từ các đồn điền)
vì lý do cai trị, họ tuyên bố các di tích ngàn năm tuổi của Vn là "vô chủ" nên đập bỏ, xây dựng một kiến trúc mới, đổi tên khu vực, áp đặt ngôn ngữ hành chính nhằm Pháp hóa nền vh Việt nam
Họ biện minh "khai hóa" nhưng cả đông dương chỉ có 1 trường đại học với 700 học sinh, đa phần khu vực nông thôn không được học, không biết chữ, một vài người làm việc cho P đc hưởng các ưu đãi nhỏ giọt, sau khi các phong trào ở P nổi lên thì tình hình được cải thiện hơn
trong khi tại Mianmar trường Cao đẳng Chính phủ tại Rangoon và Cao đẳng Judson được thành lập vào thế kỷ 19 đã được cải tạo như Đại học Rangoon theo Đạo luật Đại học năm 1920 do thực dân Anh đào tạo, nhiều phụ nữ được tham gia.
Indonesia, Hà Lan thiết lập trường học theo khuôn mẫu sau những người ở Hà Lan, chủ yếu cho học sinh châu Âu. Năm 1848, chính quyền Đông Ấn Hà Lan chính thức cam kết cung cấp giáo dục cho người dân bản địa tuy tỷ lệ người châu âu luôn cao. Tới khi độc lập năm 1949 họ thiết lập phổ cập giáo dục cấp cơ sở và một phần trung học tại các đảo lớn
William McKinley vào ngày 7 tháng 4 năm 1900 đề xuất phổ cập giáo dục tiểu học tại Philippin, nhiều cơ sở giáo dục đại học được xây dựng 1907 - 1941, sau thế chiến thứ II, tới 1948, Philippin có hơn 1000 cơ sở giáo dục, đa phần hs được đi học tại trường công lập với chi phí nhỏ
năm 1902 Thái lan lập trường cho các "con trai của giới quý tộc", năm 1910 đổi thành trường cao đẳng dân sự, năm 1932 khi bãi bỏ chế độ quân chủ tuyệt đối thì chính phủ tăng cường giáo dục mọi cấp, sau lớp 4 thì trẻ em buộc phải học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2
Nên chính sách giáo dục của Pháp tại Vn hầu như không đáng kể bởi cpP coi Vn là thuộc địa khai thác bóc lột là chính