[Funland] Nước Nga ngoài dầu mỏ và vũ khí hiện sản xuất gì mạnh !?

Trạng thái
Thớt đang đóng

ktqsminh

Xe tăng
Biển số
OF-102576
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,965
Động cơ
394,925 Mã lực
Giá này mà đúng thì bao sao cứ bị chê không đạt chuẩn. :D

Screenshot_20200813-224245.png
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
6,282
Động cơ
325,317 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Giá này mà đúng thì bao sao cứ bị chê không đạt chuẩn. :D

Screenshot_20200813-224245.png
Mịa anh Chum em đang đặt 18 đô 1 liều hàng trên giấy mà nó báo 10$ 1 liều thế này thì 8$ tiền chênh biết giải vào đâu
 

Cadjc

Xe buýt
Biển số
OF-141498
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
543
Động cơ
371,262 Mã lực
Mịa anh Chum em đang đặt 18 đô 1 liều hàng trên giấy mà nó báo 10$ 1 liều thế này thì 8$ tiền chênh biết giải vào đâu
Anh Hói bán có 10$/2 liều cụ nhé, Anh Chăm đặt mua với giá 18$/1 liều, mà ảnh đặt nhõn 100 triệu liều, chênh lệch vụ này ít thôi, có 1,3 tỏi. Kể ra xứ văng mênh làm tiền dễ quá đi mất. Em còn hóng được anh Chăm đã phân bổ ngân sách tổng cộng 10,9 tỉ USD cho việc phát triển và sản xuất vắc xin phòng Covid-19. Thế này Mỹ Tân có nên tâm tư không các cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
6,282
Động cơ
325,317 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Anh Hói bán có 10$/2 liều cụ nhé, Anh Chăm đặt mua với giá 18$/1 liều, mà ảnh đặt nhõn 100 triệu liều, chênh lệch vụ này ít thôi, có 1,3 tỏi. Kể ra xứ văng mênh làm tiền dễ quá đi mất.
Ấy cụ tính thế oan cho anh Chum em, anh em có nuốt được cả chỗ đó đâu, cũng phải chia cho thằng FDA hay FDB gì đó một tẹo nó mới cho cái giấy phép nhập khẩu, lại phải cắt tí phế cho thằng cty trung gian để bóc nhãn Nga thay nhãn Mỹ vào rồi tẩy CO CQ Cx Cz rồi thuế má hải quan vận chuyển lòng vòng... nói chung là cũng phức tạp lắm cụ cứ nghĩ ăn được của dâm chủ mà dễ à ;))
 

F kun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432347
Ngày cấp bằng
24/6/16
Số km
2,615
Động cơ
-82,855 Mã lực
Định kiến với ám thị sẵn trong đầu rồi thì rồ nào cũng chả khác gì nhau.! Nick này là xe mới của tay Vịt xanh , ít nhất cụ ấy cũng làm nghề Y, kiến thức về Y học mình nghĩ là ăn đứt cụ.
Khoan đã cụ ơi. Cụ dr chinh còn ở tuyến đầu chống dịch. Mà cả cái of này chửi không kịp vuốt mặt kìa.
 
Biển số
OF-416765
Ngày cấp bằng
15/4/16
Số km
489
Động cơ
226,591 Mã lực
Cụ nào hôi mồm thì uống Detoxic của Nga khỏi 90/100.
Cụ nào bị đau thần kinh tim thì ngậm dưới lưỡi cái hydroglycerine của Nga cũng tốt.
Nhiều loại thuốc Nga rất khá.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cadjc

Xe buýt
Biển số
OF-141498
Ngày cấp bằng
11/5/12
Số km
543
Động cơ
371,262 Mã lực
Ấy cụ tính thế oan cho anh Chum em, anh em có nuốt được cả chỗ đó đâu, cũng phải chia cho thằng FDA hay FDB gì đó một tẹo nó mới cho cái giấy phép nhập khẩu, lại phải cắt tí phế cho thằng cty trung gian để bóc nhãn Nga thay nhãn Mỹ vào rồi tẩy CO CQ Cx Cz rồi thuế má hải quan vận chuyển lòng vòng... nói chung là cũng phức tạp lắm cụ cứ nghĩ ăn được của dâm chủ mà dễ à ;))
Mấy cái cụ list ra kịch kim cũng chỉ 4$/liều là cùng, tổng công vào khoảng 9$. Còn lại 9$ ảnh không hưởng thì ai hưởng đây, ấy đấy là mới 100 triệu liều, chứ với tính cách anh Chum thì ảnh phải làm cỡ 400 đến 500 triệu liều cho đúng với khẩu hiệu "Make America Great Again" của ảnh

Anh Chum đã mất biết bao nhiêu từ đầu nhiệm kỳ đến giờ rồi, giờ là lúc anh lấy lại cả chì lẫn chài nhé, vụ Covid này tài khoản anh ấy phải tăng lên cỡ 3 tỏi mới xứng danh anh. Xong rồi về nghỉ cho ấm cái thân, khỏi chính chị chính em làm gì cho mệt đầu.
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
6,282
Động cơ
325,317 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Mấy cái cụ list ra kịch kim cũng chỉ 4$/liều là cùng, tổng công vào khoảng 9$. Còn lại 9$ ảnh không hưởng thì ai hưởng đây, ấy đấy là mới 100 triệu liều, chứ với tính cách anh Chum thì ảnh phải làm cỡ 400 đến 500 triệu liều cho đúng với khẩu hiệu "Make America Great Again" của ảnh

Anh Chum đã mất biết bao nhiêu từ đầu nhiệm kỳ đến giờ rồi, giờ là lúc anh lấy lại cả chì lẫn chài nhé, vụ Covid này tài khoản anh ấy phải tăng lên cỡ 3 tỏi mới xứng danh anh. Xong rồi về nghỉ cho ấm cái thân, khỏi chính chị chính em làm gì cho mệt đầu.
Dân có đâu tầm 300tr mà vác về 500tr liều thì trẻ con mới đẻ đến bà già sắp chết cũng phải đè ra tiêm để phi tang hết số ấy chứ không thằng sau lên nó soi ra thì toang ;))
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Thường thì người ta thay đổi thống kê sẽ dẫn đến giảm số lây nhiễm, chứ chưa có bao giờ lại tập trung làm giảm số tử vong như Anh.
Nếu TQ, Nga hay nước nào khác mà làm thế này thì chắc bị chửi trên media Tây suốt.
Thống kê kiểu này của ANh thì hóa ra VN chưa có ai chết vì Covid cả, hi hi, nếu VN chọn cách thống kê này.
Không hiểu có bọn bảo hiểm can thiệp vào không nữa

Giá này mà đúng thì bao sao cứ bị chê không đạt chuẩn. :D

Screenshot_20200813-224245.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-416765
Ngày cấp bằng
15/4/16
Số km
489
Động cơ
226,591 Mã lực
Định kiến với ám thị sẵn trong đầu rồi thì rồ nào cũng chả khác gì nhau.! Nick này là xe mới của tay Vịt xanh , ít nhất cụ ấy cũng làm nghề Y, kiến thức về Y học mình nghĩ là ăn đứt cụ.
Cụ Đô Tùy nói về y tế đúng là có chuyên môn. Cái chỗ virus kháng thuốc em đọc xong ngẫm mãi mới thấy cụ ấy đúng. Thì ra mình dốt.
Nhưng thấy cụ và mấy cụ khác khẳng định cụ ấy là cụ Vịt Xanh thì em không tin lắm, chưa có căn cứ.
 

quanggialai

Xe tăng
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
1,971
Động cơ
460,198 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Đây là những tài liệu nói về việc Nga bán nhiên liệu hạt nhân cho Mỹ, tiếng Anh (link), tiếng VN cả link và bài. Ai có nhiều thông tin hơn về việc Nga bán nhiên liệu hạt nhân cho Mỹ thì đưa lên nhé. Ngoài ra cũng nói về chiến lược của bộ năng lượng Mỹ, đang tìm cách đánh đổ vai trò thống trị của Nga trên thị trường năng lượng hạt nhân thế giới (Nga nắm 2/3 thị trường), cũng như ngăn chặn vai trò đang lên của TQ trong lĩnh vực này, bằng các biện pháp đe dọa, ngoại giao và trừng phạt

Cuộc cạnh tranh về năng lượng nguyên tử
BẠCH DƯƠNG (Biên dịch)
Thứ Sáu, 24-07-2020, 12:11

Từ nhiều thập niên trước, Mỹ được xem là quốc gia xuất khẩu năng lượng hạt nhân hàng đầu. Tuy nhiên hiện nay, nước này lại phải đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ một số quốc gia khác, trong đó có Nga và Trung Quốc, khiến chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiều lần “đứng ngồi không yên”.

Mỹ mất vai trò “cầm trịch”


Theo Reuters, Mỹ dường như đã mất đi lợi thế cạnh tranh của “một nhà lãnh đạo toàn cầu về năng lượng hạt nhân”, trong khi Nga, Trung Quốc và một số quốc gia khác đang nỗ lực vượt lên.Mới đây, tờ Quan điểm của Nga cho biết, là nơi sáng lập ngành năng lượng hạt nhân, đến nay Mỹ có nhiều lò phản ứng hạt nhân nhất trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã ngừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Từ năm 1996 đến nay, chỉ có một tổ hợp năng lượng hạt nhân được xây dựng, nhưng không phải xây mới từ đầu, mà chỉ là nâng cấp từ cơ sở cũ. Trong bối cảnh việc mất đi vị thế “thống lĩnh” trong lĩnh vực này có thể đe dọa lợi ích an ninh quốc gia của “xứ cờ hoa”, Bộ Năng lượng Mỹ khẩn trương đề xuất chiến lược khôi phục vai trò “cầm trịch” của Mỹ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Dù vậy, giới chuyên gia nhận định, Mỹ đang vấp phải vấn đề với việc tự sản xuất urani, cụ thể hơn là việc làm giàu urani và tự mình xây dựng nhà máy hạt nhân mới. Theo thống kê chính thức, năm 2018, các công ty nước ngoài tham gia làm giàu 52% lượng urani cho Mỹ, 48% còn lại do công ty của Mỹ thực hiện. Song nhiều khả năng đây lại là một thủ thuật thống kê, bởi các công ty của Mỹ thật ra chỉ là “vỏ bọc” của một nhà máy châu Âu (thuộc Tập đoàn URENCO) được xây dựng trên lãnh thổ Mỹ. Người Mỹ không có quyền tiếp cận các công nghệ được lắp đặt tại nhà máy này. Đã có thời điểm, Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) cũng có ý định xây dựng một nhà máy làm giàu urani ở Mỹ.

Để sản xuất nhiên liệu hạt nhân, việc khai thác urani là chưa đủ mà Mỹ cần mua thêm urani. Lượng urani khai thác ở Mỹ đã giảm một cách đáng kể xuống chỉ còn từ 5 - 10%. Công đoạn tiếp theo là làm giàu urani, rất tốn kém và phức tạp về mặt công nghệ. Một công ty làm giàu urani phải có công nghệ và thiết bị tinh vi. Gần như ngay sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ đã bắt đầu sử dụng các dịch vụ của Nga để làm giàu urani. Hằng năm, khối lượng urani từ Nga xuất sang Mỹ liên tục tăng.

Thông thường sau khi làm giàu, urani sẽ được chuyển sang trạng thái phù hợp để có thể chế thành thanh nhiên liệu hạt nhân. Công ty Westinghouse của Mỹ, nơi sản xuất nhiên liệu hạt nhân, phải phụ thuộc vào các dịch vụ làm giàu urani, trong đó có các dịch vụ do Nga cung cấp, cho dù Westinghouse đang cố gắng thay thế nhiên liệu của Nga. Theo báo cáo năm 2019 của Bộ Năng lượng Mỹ, hiện nước này gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung urani từ nước ngoài, mà phần lớn trong số đó đến từ các công ty “con” của Rosatom (Nga). Trong khi đó, Mỹ không chỉ dần đánh mất khả năng tự khai thác urani và năng lực làm giàu urani trên quy mô thương mại, mà còn tụt hậu so với Nga trong việc xây dựng các lò phản ứng.


Ngoài ra, các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ cũng gần hết hạn sử dụng, khiến thị trường Mỹ trở thành điểm đến hấp dẫn cho các công ty hàng đầu của Nga và châu Âu, thậm chí là cả Trung Quốc - quốc gia đang gia tăng sức mạnh trên thị trường này. Thông tin từ Rosatom cho biết, Nga đang tích cực xây dựng các nhà máy điện hạt nhân của mình tại nhiều khu vực trên thế giới. Danh mục đơn đặt hàng từ nước ngoài dành cho Nga trong thời gian 10 năm tới có giá trị lên đến 140 tỷ USD. Ưu điểm của Rosatom trên thị trường thế giới là phía Nga sẵn sàng đảm nhiệm mọi khâu, từ xây dựng đến tài trợ tín dụng, cung cấp nhiên liệu, đào tạo chuyên gia địa phương, sửa chữa, cuối cùng là xử lý nhiên liệu hạt nhân trong suốt thời gian hoạt động của lò phản ứng (từ 40 - 60 năm).

Cạnh tranh khốc liệt

Giới chức Mỹ nhiều lần kêu gọi chính quyền nước này để mắt tới Nga và Trung Quốc, bởi từ lâu Nga đã vượt Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân khi xét tới một số mục tiêu, đặc biệt là thương mại, trong khi Trung Quốc có những bước phát triển nhảy vọt. Trên thực tế, không phải đến nay Mỹ mới tụt hậu so Nga trong lĩnh vực hạt nhân. Gần ba năm trước, hai công ty chuyên sản xuất urani của Mỹ là Energy Fuels và Ur-Energy cảnh báo tỷ lệ urani mà Mỹ tự sản xuất đã giảm mạnh. Họ đề nghị Tổng thống Donald Trump đặt ra hạn ngạch 25% cho urani có nguồn gốc từ Mỹ và áp thuế đặc biệt đối với urani nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, ông Trump từ chối áp đặt các hạn chế, thay vào đó thành lập một nhóm chuyên gia về nhiên liệu hạt nhân, có nhiệm vụ làm rõ về vai trò lãnh đạo của Mỹ trong ngành công nghiệp hạt nhân.

Theo TASS, Trung Quốc đang xây dựng nhiều lò phản ứng trên lãnh thổ của nước này hơn bất kỳ quốc gia nào khác, trong khi các công ty hạt nhân bắt đầu thâm nhập thị trường quốc tế ở Pakistan, Argentina và Anh. Theo thống kê, Trung Quốc đã xây dựng 48 tổ máy, trong đó 45 tổ máy được xây dựng trong 20 năm qua và không định dừng lại. Trong khi đó, Tập đoàn Rosatom xuất khẩu lò phản ứng cho các nhà máy ở Đông Âu, Ấn Độ, Bangladesh, Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nhắm tới các thị trường khác ở Trung Đông và châu Phi. Trong bối cảnh đó, nhằm lấy lại vị thế của mình, chính quyền Mỹ từng bước triển khai các quyết sách mới. Đối với Trung Quốc, trong lĩnh vực hạt nhân, Mỹ đang hành động một cách rất quyết liệt. Đây là xu hướng chung của cuộc “so găng” căng thẳng giữa Mỹ với Trung Quốc, không chỉ trong lĩnh vực nguyên tử mà còn cả chính trị, kinh tế, ngoại giao... Mặt khác, năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình ở Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, theo nhiều hướng khác nhau, và dự báo Trung Quốc sẽ sớm trở thành đối thủ của Mỹ.

Đối với Nga, Mỹ từ lâu bí mật tìm cách kiềm chế các nhà sản xuất năng lượng nguyên tử từ Nga, ngăn không để họ chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường Mỹ. Thí dụ, khác với Tập đoàn URENCO của châu Âu, Rosatom không được phép xây dựng nhà máy làm giàu urani tại Mỹ. Tiếp đó, lượng urani đã làm giàu mà Nga có thể cung cấp cho Mỹ từ lâu bị giới hạn ở mức 20% nhu cầu urani của Mỹ. Đó là lý do tại sao Tập đoàn URENCO đang thực hiện việc làm giàu gần 50% nhu cầu uranium của Mỹ, trong khi Nga chỉ chiếm 20% thị phần. Chưa hết, Bộ Năng lượng Mỹ còn đang yêu cầu cắt giảm hạn ngạch này kể từ năm 2021.
Giới phân tích nhận định, điều đáng nói là Mỹ đưa ra những hạn chế kể trên từ trước khi áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga năm 2014 (khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga), trong khi chính Mỹ lại theo đuổi chiến lược toàn cầu hóa và tự do hóa thị trường trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Mỹ đã tiến hành cuộc điều tra chống bán phá giá, kết quả là Nga chỉ được phép cung cấp lượng urani làm giàu theo đúng Thỏa thuận liên chính phủ giữa Nga và Mỹ ký ngày 18-2-1993 về tái chế urani. Lượng urani còn lại phải chịu thêm thuế nếu xuất khẩu. Sau đó, Mỹ áp đặt hạn ngạch 20% đối với urani làm giàu từ Nga. Hiệu lực của các hạn ngạch này sẽ kết thúc vào cuối năm nay. Giới chuyên gia cũng nhấn mạnh, Mỹ lo lắng Rosatom sẽ sớm hoàn thành dự án mang tên “TV-Kvadrat” nhằm phát triển các tổ máy sản xuất nhiên liệu cho các lò phản ứng theo thiết kế của châu Âu, dự kiến được sử dụng cho các nhà máy điện hạt nhân Mỹ.

Về lý thuyết, từ năm 2021, Nga có thể đàm phán tăng nguồn cung urani đã làm giàu cho Mỹ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Mỹ có cho phép Nga làm điều đó hay không, bởi Washington đã không cho Nga cơ hội tương tự kể từ những năm 1990 đến nay. Trong báo cáo của mình, Bộ Năng lượng Mỹ đã kêu gọi gia hạn hợp đồng với Nga, song yêu cầu giảm hạn ngạch.
Do đó, việc Nga và Trung Quốc tăng cường phát triển kho năng lượng hạt nhân đang khiến chính quyền Mỹ “đứng ngồi không yên”.

__________________________________________________________________________________

Tham vọng của Mỹ muốn “hất cẳng” Nga khỏi thị trường công nghệ hạt nhân
Bộ Năng lượng Mỹ đã có tờ trình yêu cầu chính phủ cho phép hạn chế hoặc cấm nhập khẩu uranium của Nga, đây là một phần trong chiến lược khôi phục lại vị thế dẫn đầu trên thị trường công nghệ hạt nhân đang do Nga nắm giữ.

Theo đó, gần đây Mỹ đã phát triển một chiến lược để “hất cẳng” Nga ra khỏi thị trường năng lượng hạt nhân quốc tế để trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Đồng thời, Mỹ sẽ hành động theo nhiều hướng khác nhau cùng một lúc. Dưới đây là nhận định của các chuyên gia thuộc hãng tin RIA Novosti về những biện pháp cụ thể nào đang được dự kiến và mức độ thực tế của những kế hoạch này.

“Vị thế của nước Nga vĩ đại”

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Hoa Kỳ Dan Brouillette cho biết, sự suy giảm của cơ sở công nghiệp Mỹ về năng lượng hạt nhân trong vài thập kỷ qua đã gây nguy hiểm cho lợi ích và an ninh quốc gia.

Do đó, một tài liệu do Bộ Năng lượng Mỹ biên soạn lưu ý, chính phủ sẽ cần chấm dứt sự phụ thuộc vào việc làm giàu uranium ở nước ngoài và thâm nhập vào các thị trường, nơi các công ty nhà nước Nga hiện đang thống trị.

“Nga đang tăng cường ảnh hưởng chính sách kinh tế và đối ngoại trên toàn thế giới, với các đơn đặt hàng nước ngoài cho các lò phản ứng trị giá lên tới 133 tỉ USD. Moscow sẽ tài trợ kinh phí cho việc xây dựng hơn 50 lò phản ứng ở 19 quốc gia”, các tác giả cho biết.

Tập đoàn nhà nước Rosatom hiện kiểm soát khoảng 2/3 thị trường xây dựng nhà máy điện hạt nhân thế giới, tính đến cuối năm 2019, công ty đã có đơn đặt hàng tại nhiều quốc gia không chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng lò phản ứng hạt nhân (36 chiếc). Thị trường lò phản ứng hạt nhân thế giới trong 10 năm tới ước tính khoảng 500-740 tỉ USD.

Theo các báo cáo, Bộ Năng lượng Mỹ đã đề xuất hành động theo bốn hướng. Đầu tiên là tăng cường năng lực khai thác, xử lý uranium và khôi phục toàn bộ chu trình nhiên liệu hạt nhân. Được biết, ngân sách cho năm 2021 sẽ cần dành 150 triệu USD cho việc mua uranium khai thác ở Mỹ và hình thành một khu dự trữ nguyên liệu hạt nhân của nhà nước.

Không có nền tảng vững chắc

Hai hướng tiếp theo là sử dụng các sáng kiến và đầu tư công nghệ của Mỹ để tăng cường vị thế lãnh đạo của Mỹ trong các công nghệ hạt nhân thế hệ tiếp theo và đảm bảo sự phát triển nhanh chóng ngành năng lượng hạt nhân, bao gồm, các công ty khai khoáng, thành viên tham gia vào chu trình nhiên liệu và các nhà cung cấp lò phản ứng.

Theo các chuyên gia, các công thức mơ hồ nhằm che giấu thực tế rằng cơ hội vượt qua khoảng cách công nghệ từ Nga trong lĩnh vực hạt nhân gần như bằng 0.

Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ phải đối mặt với những vấn đề này từ những năm 1980. Trong lịch sử đã xảy ra rằng uranium được làm giàu ở Mỹ bằng cách sử dụng công nghệ khuếch tán khí không hiệu quả và đắt tiền, trong khi ở Liên Xô là máy ly tâm cần ít điện hơn 50 lần.


Do đó, ngay sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, người Mỹ đã chuyển sang sử dụng uranium làm giàu của Nga vì nó rẻ hơn 12 lần. Các hợp đồng mua bán được bắt đầu bởi công ty chuyên xuất khẩu vật liệu và nhiên liệu hạt nhân “Techsnabexport” của Liên Xô vào năm 1987, và không ngừng tăng lên.

Sự dư thừa của uranium làm giàu thấp của Liên Xô đã nhanh chóng cạn kiệt, nhưng nhờ giảm kho vũ khí nguyên tử, Nga đã sản xuất 500 tấn uranium (loại rất giàu uranium) được chiết xuất từ đầu đạn hạt nhân đã tháo dỡ. Sau đó, có một ý tưởng để “pha loãng” nó và biến nó thành nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.

Vào những năm 1994, Nga và Mỹ đã ký hợp đồng chuyển đổi 500 tấn uranium cấp độ vũ khí thành nhiên liệu cho các nhà máy điện (công nghệ này được phát triển bởi các chuyên gia từ Nhà máy điện hóa Ural). Năm 2013, một hợp đồng mới đã được ký kết, bây giờ là để làm giàu uranium của Mỹ ở Nga.


Rõ ràng, để chuyển sang tự cung cấp đầy đủ nhiên liệu hạt nhân Mỹ sẽ cần phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, cũng như giải quyết một loạt các vấn đề kỹ thuật.

“Công nghệ nguyên tử đắt đỏ”

Hướng chiến lược thứ 4 của Mỹ, quy định về việc thực hiện cách tiếp cận toàn quốc đối với việc xuất khẩu công nghệ nguyên tử hòa bình. Nói một cách đơn giản, Mỹ dự định thúc đẩy các lò phản ứng hạt nhân của mình bằng các phương pháp tương tự như áp dụng khí hóa lỏng ngày nay, thông qua áp lực ngoại giao và các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia cũng như công ty hợp tác với Nga.

Các chuyên gia cho rằng, cũng như trong lĩnh vực khí đốt người Mỹ có thể tin tưởng vào các nước chư hầu trung thành như Ba Lan và Ukraine. Trước đó, Kiev và Warsaw đã ký kết hợp đồng nhiều năm cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và sẽ dễ dàng cung cấp năng lượng hạt nhân cho Washington.

Theo đó, các tổ hợp nhiên liệu của Mỹ đã có mặt tại Ukraine và nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia và tháng 9 năm ngoái Công ty điện hạt nhân quốc gia Energoatom của Ukraine đã ký một bản ghi nhớ với Công ty Điện lực Westinghouse (Mỹ) về các nhà máy điện hạt nhân khác.


Đồng thời, Ba Lan cũng bày tỏ mong muốn xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân trong thập kỷ tới, và không có nghi ngờ gì về việc người Mỹ sẽ nhận được các đơn đặt hàng này.

Ngoài ra, với việc sử dụng các áp lực chính trị, Mỹ có khả năng sẽ nhận được đơn đặt hàng xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Ả Rập Saudi. Theo các nguồn tin, Riyadh đã tổ chức đấu thầu và sau hai vòng đấu thầu, Rosatom của đang dẫn đầu. Có lẽ đây chính là điều khiến người Mỹ khẩn trương đưa ra các chiến lược về vấn đề kiềm chế Nga trong lĩnh vực hạt nhân.

Các chuyên gia cho rằng, nếu không có các áp lực chính trị, “Mỹ không có cửa” để thực hiện chiến lược mới, vì trong tất cả các khía cạnh, Rosatom nằm ngoài phạm vi cạnh tranh.

Theo dữ liệu từ trang web của nhà cung cấp thông tin kinh doanh cho ngành xuất nhập khẩu Importgenius, năm ngoái Westinghouse đã bán các tổ hợp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân của Energoatom với mức giá 996.000 USD. Đồng thời, Rosatom đã bàn giao các tổ hợp trị giá 675 nghìn USD cho nhà máy điện hạt nhân Khmelnitsky ở miền Tây Ukraine với giá rẻ hơn gần một phần ba.

Trong khi đó, Công ty Điện lực Westinghouse có uranium với mức giàu 3,48-3,82% và đối với Công ty nhiên liệu TVEL (thuộc Rosatom) ở mức 3,99-4,38%, nghĩa là các tổ hợp của Nga vẫn mạnh hơn so với Mỹ. Các chuyên gia phương Tây cũng phải công nhận thưc tế sự vượt trội này của Rosatom.


Theo Tim Yeo, chủ tịch Ủy ban Nghị viện Anh về năng lượng và biến đổi khí hậu cho biết: “Đối với các công nghệ hạt nhân của Nga, chúng là đáng tin cậy nhất và đã được chứng minh. Ngoài ra, người Nga đang thúc đẩy nội địa hóa chuỗi cung ứng, cũng như cung cấp một chương trình đào tạo hoàn chỉnh cho nhân viên và nhà điều hành địa phương. Các nhà cung cấp khác không thể cung cấp một gói dịch vụ như vậy”.

Trước đó, ngoài việc cấm nhập khẩu uranium, Bộ Năng lượng Mỹ đề xuất ngăn chặn Nga và Trung Quốc thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với một số quốc gia Đông Âu và châu Phi, điều này cho thấy sắp tới Mỹ có thể sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.

Về vấn đề này, chiến lược đề xuất giảm lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh quốc gia. Cụ thể, ở đây nói đến việc chống lại hoạt động của công ty sản xuất nhiên liệu hạt nhân TVEL thuộc tập đoàn nhà nước Rosatom.

“Khả năng các doanh nghiệp nhà nước nước ngoài cung cấp chu trình tái xử lý nhiên liệu hạt nhân nhằm thiết lập vị thế thống lĩnh thị trường và quan hệ song phương bền vững có thể tạo ra những thách thức địa chính trị nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ”, báo cáo Bộ Năng lượng Mỹ cho biết.


Đọc tới đây em cảm ơn cụ cho em thấy thêm nhiều góc nhìn khác và nhiều cái mới.

Nhận định chung thì em có thể tóm gọn thế này.

Cạnh tranh không được tao trừng phạt và cấm vận.

Công nghệ tao không bằng mày. Tao dùng quyền lực mềm đá mày ra.

Giá bán tao không bằng mày Tao áp thuế chống bán phá giá ( cá ba sa)

2 thằng cùng đi trên 1 con đường, 1 thằng vượt lên bằng sức của nó, thằng còn lại rút súng ra bắt nó phải chạy sau mình.

1 anh sử dụng USD trả lương cho nhân công bắt một anh VND phải nâng giá bán lên cho bằng với đồng USD, nếu không nâng giá thì sẽ bị áp thuế chống phá giá. Chỉ bởi anh sử dụng USD nói Tao bỏ ra chi phí 1 USD cho một sản phẩm thì anh VND phải bỏ ra chi phí ít nhất là 1 USD mới là tương xứng.

Cùng là 1 sản phẩm nhưng công nghệ làm ra nó của anh USD không bằng anh RUS, tuy nhiên không hề gì. Anh USD xây dựng các tiêu chuẩn riêng là xong, cho dù sản phẩm của anh RUS có tốt hơn thì phải phù hợp với tiêu chuẩn của anh USD mới được vào thị trường của anh USD. Muốn phù hợp tiêu chuẩn thì đi đăng ký đi, còn phê duyệt thì chờ đã.
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
6,282
Động cơ
325,317 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Cụ Đô Tùy nói về y tế đúng là có chuyên môn. Cái chỗ virus kháng thuốc em đọc xong ngẫm mãi mới thấy cụ ấy đúng. Thì ra mình dốt.
Nhưng thấy cụ và mấy cụ khác khẳng định cụ ấy là cụ Vịt Xanh thì em không tin lắm, chưa có căn cứ.
À cái đoạn khẳng định thì cụ cứ tin đi :P bọn em khám lão kỹ càng rồi
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
6,282
Động cơ
325,317 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Thường thì người ta thay đổi thống kê sẽ dẫn đến giảm số lây nhiễm, chứ chưa có bao giờ lại tập trung làm giảm số tử vong như Anh.
Nếu TQ, Nga hay nước nào khác mà làm thế này thì chắc bị chửi trên media Tây suốt.
Thống kê kiểu này của ANh thì hóa ra VN chưa có ai chết vì Covid cả, hi hi, nếu VN chọn cách thống kê này
:)) thống kê chuẩn Anh là chuẩn đấy cụ :)) nhưng Vệ thì không được chuẩn nhá, vì chuẩn thì là giấu dịch rồi
 

thangmh

Xe buýt
Biển số
OF-83424
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
955
Động cơ
283,362 Mã lực
Cụ Đô Tùy nói về y tế đúng là có chuyên môn. Cái chỗ virus kháng thuốc em đọc xong ngẫm mãi mới thấy cụ ấy đúng. Thì ra mình dốt.
Nhưng thấy cụ và mấy cụ khác khẳng định cụ ấy là cụ Vịt Xanh thì em không tin lắm, chưa có căn cứ.
Cách hành văn lẫn vào đâu đc 😁
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Lần trước mình có nói về máy gặt tự lái, xe ô tô con tự lái của Nga, cũng như nói rằng nông nghiệp bây giờ không phải như xưa (bị phân biệt và coi là lạc hậu so với công nghiệp), mà cũng là 1 ngành công nghệ cao rồi (từ kỹ thuật gien, giống đến các thiết bị máy móc). Bây giờ show cái video máy gặt tự lái đang được thử nghiệm (Mỹ thử cái này trước Nga 1-2 năm thì phải), và cái xe tải tự lái của Nga đang hoạt động ở Bắc Cực, và hãng Rostselmash, một hãng chuyên chế tạo các thiết bị máy móc công nghệ dùng trong nông nghiệp. Hãng này thành lập năm 1929, đã bán sản phẩm ra 35 nước, và đã mở văn phòng đầu tiên của mình tại Đức vào năm 2018, để thăm dò thị trường, móc nối tìm cơ hội kinh doanh. Bác nào có thông tin khác thì cho biết rõ hơn.

Hãng Rostselmash cũng bán được cả hàng của mình ở Bắc Mỹ, cụ thể là Canada và đã mua lại hãng Buhler Industries của Canada vào năm 2007

Self-driving harvester tested in Russia

Russia: Driverless trucks put through their paces in Arctic conditions

Ultimate test | Russia’s DRIVERLESS trucks brave harsh Arctic terrain

Made in Russia Rostselmash equipment
 
Chỉnh sửa cuối:

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
6,282
Động cơ
325,317 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Lần trước mình có nói về máy gặt tự lái, xe ô tô con tự lái của Nga, cũng như nói rằng nông nghiệp bây giờ không phải như xưa (bị phân biệt và coi là lạc hậu so với công nghiệp), mà cũng là 1 ngành công nghệ cao rồi (từ kỹ thuật gien, giống đến các thiết bị máy móc). Bây giờ show cái video máy gặt tự lái đang được thử nghiệm (Mỹ thử cái này trước Nga 1-2 năm thì phải), và cái xe tải tự lái của Nga đang hoạt động ở Bắc Cực, và hãng Rostselmash, một hãng chuyên chế tạo các thiết bị máy móc công nghệ dùng trong nông nghiệp. Hãng này thành lập năm 1929, đã bán sản phẩm ra 35 nước, và đã mở văn phòng đầu tiên của mình tại Đức vào năm 2018, để thăm dò thị trường, móc nối tìm cơ hội kinh doanh. Bác nào có thông tin khác thì cho biết rõ hơn.

Hãng Rostselmash cũng bán được cả hàng của mình ở Bắc Mỹ, cụ thể là Canada và đã mua lại hãng Buhler Industries của Canada vào năm 2007

Self-driving harvester tested in Russia

Russia: Driverless trucks put through their paces in Arctic conditions

Ultimate test | Russia’s DRIVERLESS trucks brave harsh Arctic terrain

Made in Russia Rostselmash equipment
Đùa em bể chum từ qua tới giờ chưa hồi :( thanks cụ vì nhiều thông tin giá trị
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,373 Mã lực
Nổ tung, không lẽ lại không nhận.
Ông này nói giống đồng chí Phạm Đông kể chuyện ở đại đội nhể. Hồi ấy có cả một "chuyện kể ở đại đội" từ 9:00PM đến 9:30PM dành để phân tích thất bại của Mỹ mà theo bài phân tích đó, Mỹ sập đến nơi.

Nhưng chúng tôi không quan sát thấy điều ấy xảy ra. Và thực sự cũng không mấy ai quá quan tâm. Đáng quan tâm hơn là cái thái độ ấy. Cũng như ở đây, không mấy người thực sự quan tâm đến vắc xin Nga, nhưng thái độ của Nga và, tôi sẽ dùng từ thận trọng, "những người bạn của Nga", là điều hết sức thú vị.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top