[Funland] Nước Nga ngoài dầu mỏ và vũ khí hiện sản xuất gì mạnh !?

Trạng thái
Thớt đang đóng

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Cụ cũng nên so sánh những trợ cấp xã hội của Nga với các nước trong khu vực để hiểu thêm về sự phát triển ở bên ngoài nước Nga.

Em nói chẳng hạn như ở Séc là một trong những nước trước đây phụ thuộc khá nhiều vào Nga. Nhưng giờ đây trợ cấp sinh đẻ của người mẹ ở Séc (bất cứ quốc tịch nào, bất cứ dạng cư trú hợp pháp nào) là tương đương 300 triệu VND trong thời hạn nhận được dài nhất là 4 năm. Mỗi em bé được sinh ra đều được hỗ trợ 1 lần là 10 triệu VND để mua sắm đồ sơ sinh và được nhà nước hỗ trợ thêm 900 ngàn VND mỗi tháng cho tới năm bé đủ 18 tuổi.
Bác kia hỏi thì tôi trả lời, so sánh gì cho mệt, còn ở Séc hả, google là có:
Quyền được nhận trợ cấp PPM khi đáp ứng đủ các điều kiện qui định thì bạn cũng có – hoặc với tư cách người phụ nữ (nhân viên làm công ăn lương, người có đóng bảo hiểm), và dưới những điều kiện nhất định thì cả người đàn ông nhân viên làm công ăn lương, người có đóng bảo hiểm).
Bạn có thể được nhận tiền trợ cấp đẻ - PPM trong suốt thời kỳ nghỉ đẻ (28 hoặc 37 tuần).
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,636
Động cơ
317,222 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Bác kia hỏi thì tôi trả lời, so sánh gì cho mệt, còn ở Séc hả, google là có:
Quyền được nhận trợ cấp PPM khi đáp ứng đủ các điều kiện qui định thì bạn cũng có – hoặc với tư cách người phụ nữ (nhân viên làm công ăn lương, người có đóng bảo hiểm), và dưới những điều kiện nhất định thì cả người đàn ông nhân viên làm công ăn lương, người có đóng bảo hiểm).
Bạn có thể được nhận tiền trợ cấp đẻ - PPM trong suốt thời kỳ nghỉ đẻ (28 hoặc 37 tuần).
Em cũng giống cụ là đều định cư ở Châu Âu và có tình cảm đối với miền đất đang sống. Nên em hiểu cụ cũng khó chịu khi đọc những bình luận không hay về nước Nga.

Cái trợ cấp em nói ở trên là mức thấp nhất, dành cho những người mẹ không có việc làm, chỉ ở nhà chăm con và nhận lương thất nghiệp. Nếu phụ nữ đi làm và mang thai trong thời kỳ sinh nở thì rõ ràng công ty phải trả tiền lương cho thai phụ và công ty nhận lại hỗ trợ từ quỹ xã hội.

Nếu nhìn qua để so sánh tổng thể thì các nước thuộc khối Đông Âu sau khi tách khỏi khối xã hội chủ nghĩa và rời khỏi sự ảnh hưởng từ Liên Xô hay Nga thì đời sống của các nước đó có đi lên. Cụ thể nếu so sánh giữa Séc và Nga thì em có thể khẳng định sự ổn định xã hội và an sinh xã hội ở Séc nhỉnh hơn. Có thể so sánh mức lương tối thiểu, mức lương chung bình, mức phí sinh hoạt bắt buộc, hay những trợ cấp của xã hội dành cho người thất nghiệp là thấy được điều này.

Thế nên trên quan điểm của riêng em, đáng lý ra với những điều kiện địa lý, diện tích, tài nguyên như nước Nga thì sẽ phải phát triển hơn nhiều so với hiện tại trong cùng một khoảng thời gian đó.
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,730
Động cơ
538,461 Mã lực
Giấc mơ sao Hoả đối với người Nga còn khá xa vời.
Năm 2011 đóng góp được chút trong chương trình hợp tác với Nasa, cung cấp thiết bị băn Neutrons để khám phá dưới bề mặt sao Hoả.
Thiết bị được gắn trên Mars Rover

 

quangsot

Xe lăn
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,098
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng giống cụ là đều định cư ở Châu Âu và có tình cảm đối với miền đất đang sống. Nên em hiểu cụ cũng khó chịu khi đọc những bình luận không hay về nước Nga.

Cái trợ cấp em nói ở trên là mức thấp nhất, dành cho những người mẹ không có việc làm, chỉ ở nhà chăm con và nhận lương thất nghiệp. Nếu phụ nữ đi làm và mang thai trong thời kỳ sinh nở thì rõ ràng công ty phải trả tiền lương cho thai phụ và công ty nhận lại hỗ trợ từ quỹ xã hội.

Nếu nhìn qua để so sánh tổng thể thì các nước thuộc khối Đông Âu sau khi tách khỏi khối xã hội chủ nghĩa và rời khỏi sự ảnh hưởng từ Liên Xô hay Nga thì đời sống của các nước đó có đi lên. Cụ thể nếu so sánh giữa Séc và Nga thì em có thể khẳng định sự ổn định xã hội và an sinh xã hội ở Séc nhỉnh hơn. Có thể so sánh mức lương tối thiểu, mức lương chung bình, mức phí sinh hoạt bắt buộc, hay những trợ cấp của xã hội dành cho người thất nghiệp là thấy được điều này.

Thế nên trên quan điểm của riêng em, đáng lý ra với những điều kiện địa lý, diện tích, tài nguyên như nước Nga thì sẽ phải phát triển hơn nhiều so với hiện tại trong cùng một khoảng thời gian đó.
Em thấy so sánh giữa Séc và Nga nó hơi khập khiễng bởi ngoài phát triển kinh tế thì Nga nó còn phải đầu tư cho quốc phòng nữa Chưa kể nó còn bị Mỹ và EU cấm vận.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,636
Động cơ
317,222 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em thấy so sánh giữa Séc và Nga nó hơi khập khiễng bởi ngoài phát triển kinh tế thì Nga nó còn phải đầu tư cho quốc phòng nữa Chưa kể nó còn bị Mỹ và EU cấm vận.
Điều này em đồng ý với cụ. Nhưng điều đó cũng nói lên sự thật là sau 30 năm kể từ khi khối xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu xụp đổ thì đất nước Nga cũng không phát triển hơn so với các nước trong cùng hệ thống trước đây.

Cho dù vì lý do gì đi nữa thì mọi người cũng thấy rằng sự phát triển của nước Nga chưa xứng tầm với những điều kiện mà nước Nga đã có. Người dân Nga có thể thấy hạnh phúc với những gì chính quyền Nga đem lại cho họ. Nhưng chắc chắn cái hạnh phúc đó nếu so sánh với cái hạnh phúc mà người dân nước khác đang được hưởng thì cũng không hơn gì nhiều, thậm trí có khi còn kém hơn.
 

Isu_zu

Tháo bánh
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
8,341
Động cơ
567,208 Mã lực
Người VN, không biết tiếng Nga, ko giấy tờ hợp lệ, bán hàng thuê ở chợ, ngay Mát, lương khoảng 1.000USD/tháng. Cái này cụ đừng hỏi link hay nguồn vì nguồn là em.
Đấy, trước hết cụ thử đánh giá xem mấy con số gì mà thu nhập cao ở Nga là 5-600 USD, liệu có đáng tin hay ko rồi hãy nói đến chuyện đời sống cao hay thấp cũng chưa muôn. Cãi nhau với cái tụi kia mệt lắm.
Em thì không sống ở Mỹ, cũng không sống ở Nga. Cứ cho là cả 2 nước đều có cuộc sống sung sướng, thậm chí em thấy Việt kiều ở Nga giàu hơn vì cụ nói là không biết tiếng Nga, ko giấy tờ hợp lệ, bán hàng thuê ở chợ, ngay Mát, lương khoảng 1.000USD/tháng, trong khi ở Mỹ 40% dân không thanh toán nổi 400usd (mà việt kiều thì e nghĩ nằm trong số này, vì kiểu gì người bản địa cũng đc ưu tiên công việc ngon hơn).
Nhưng theo bài báo dưới đây thì sao nhỉ? Và kiều hối từ Nga về là bao nhiêu? Và con số của cụ có đáng tin ko? hay báo cáo của WB sai?
Theo báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, Việt Nam đón lượng kiều hối 12,25 tỷ USD trong năm 2015, trong đó Mỹ là nguồn kiều hối gửi về Việt Nam lớn nhất năm nay, với khoảng 7 tỷ USD.
Trong giai đoạn 1993-2014, Việt Nam nhận tổng cộng 96,66 tỷ USD kiều hối, chiếm 6,8% GDP trong thời kỳ này.
 

gzelka

Xe tải
Biển số
OF-216
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
447
Động cơ
580,756 Mã lực
Ở Nga phúc lợi xã hội khá tốt, nhưng chỉ dành cho người hợp pháp, những người ở lậu, không biết tiếng nói xin lỗi, có khi thua con chó. Trẻ con gia đình không giấy tờ xin học còn rất chật vật. Đó cũng là lý do Nga không phải đất hứa cho người di cư.
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Em thì không sống ở Mỹ, cũng không sống ở Nga. Cứ cho là cả 2 nước đều có cuộc sống sung sướng, thậm chí em thấy Việt kiều ở Nga giàu hơn vì cụ nói là không biết tiếng Nga, ko giấy tờ hợp lệ, bán hàng thuê ở chợ, ngay Mát, lương khoảng 1.000USD/tháng, trong khi ở Mỹ 40% dân không thanh toán nổi 400usd (mà việt kiều thì e nghĩ nằm trong số này, vì kiểu gì người bản địa cũng đc ưu tiên công việc ngon hơn).
Nhưng theo bài báo dưới đây thì sao nhỉ? Và kiều hối từ Nga về là bao nhiêu? Và con số của cụ có đáng tin ko? hay báo cáo của WB sai?
Theo báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, Việt Nam đón lượng kiều hối 12,25 tỷ USD trong năm 2015, trong đó Mỹ là nguồn kiều hối gửi về Việt Nam lớn nhất năm nay, với khoảng 7 tỷ USD.
Trong giai đoạn 1993-2014, Việt Nam nhận tổng cộng 96,66 tỷ USD kiều hối, chiếm 6,8% GDP trong thời kỳ này.
Kiều hối ở Mỹ cao nhất là đúng rồi, vì cả thế giới có 4 triệu người Việt sống và làm việc, riêng Mỹ 2 triệu rồi. Và phải hiểu :
"với trung bình khoảng 70% lượng kiều hối “đi” vào sản xuất, kinh doanh và khoảng 20% “đổ” vào thị trường bất động sản" .

Có nghĩa là 70% liên quan đến kinh doanh, người Vn nhập hàng Vn sang bán ở các nước để kiếm xèng, họ có lợi và VN cũng có lợi, chứ có gì mà kêu gào? Mấy thanh niên 3 cọng hành hay lấy cái bài này ra để lòe bịp người khác lắm.
 

ktqsminh

Xe tăng
Biển số
OF-102576
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,965
Động cơ
394,925 Mã lực
Em cũng giống cụ là đều định cư ở Châu Âu và có tình cảm đối với miền đất đang sống. Nên em hiểu cụ cũng khó chịu khi đọc những bình luận không hay về nước Nga.

Cái trợ cấp em nói ở trên là mức thấp nhất, dành cho những người mẹ không có việc làm, chỉ ở nhà chăm con và nhận lương thất nghiệp. Nếu phụ nữ đi làm và mang thai trong thời kỳ sinh nở thì rõ ràng công ty phải trả tiền lương cho thai phụ và công ty nhận lại hỗ trợ từ quỹ xã hội.

Nếu nhìn qua để so sánh tổng thể thì các nước thuộc khối Đông Âu sau khi tách khỏi khối xã hội chủ nghĩa và rời khỏi sự ảnh hưởng từ Liên Xô hay Nga thì đời sống của các nước đó có đi lên. Cụ thể nếu so sánh giữa Séc và Nga thì em có thể khẳng định sự ổn định xã hội và an sinh xã hội ở Séc nhỉnh hơn. Có thể so sánh mức lương tối thiểu, mức lương chung bình, mức phí sinh hoạt bắt buộc, hay những trợ cấp của xã hội dành cho người thất nghiệp là thấy được điều này.

Thế nên trên quan điểm của riêng em, đáng lý ra với những điều kiện địa lý, diện tích, tài nguyên như nước Nga thì sẽ phải phát triển hơn nhiều so với hiện tại trong cùng một khoảng thời gian đó.
Cụ so sánh mức sống nhưng theo cụ Séc còn dư địa phát triển không khi toàn bộ nền CN nằm trong tay tư bản nước ngoài. Cụ có thể sung túc nhưng giàu thì không bao giờ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Giấc mơ sao Hoả đối với người Nga còn khá xa vời.
Năm 2011 đóng góp được chút trong chương trình hợp tác với Nasa, cung cấp thiết bị băn Neutrons để khám phá dưới bề mặt sao Hoả.
Thiết bị được gắn trên Mars Rover

Ngon quá. Nhân thể có cái ảnh đóng góp cho topic cho đỡ căng :D

IMG_5084.JPG
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,636
Động cơ
317,222 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Cụ so sánh mức sống nhưng theo cụ Séc còn dư địa phát triển không khi toàn bộ nền CN nằm trong tay tư bản nước ngoài. Cụ có thể sung túc nhưng giàu thì không bao giờ.
Em nghĩ để đạt được sự giàu có thì ở môi trường sống nào cũng có thể thực hiện được với những người có khả năng. Nhưng để có cuộc sống ổn định dành cho tất cả mọi thành phần trong xã hội thì không phải ở đâu cũng đạt được điều đó. Nước Nga có thể có nhiều tài nguyên, có nền tảng kỹ thuật tốt, nước Séc có thể đã bị thâu tóm toàn bộ nền công nghiệp, nhưng mục đích của xã hội là đem tới sự bình an và đảm bảo cuộc sống cho số đông dân chúng của đất nước đó. Nên theo các chỉ số đánh giá, thì hiện tại sau 30 năm, Séc đã thực hiện được sự đảm bảo cho cuộc sống của người dân tốt hơn Nga dù thua kém Nga về nhiều mặt khác.
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
Em thì không sống ở Mỹ, cũng không sống ở Nga. Cứ cho là cả 2 nước đều có cuộc sống sung sướng, thậm chí em thấy Việt kiều ở Nga giàu hơn vì cụ nói là không biết tiếng Nga, ko giấy tờ hợp lệ, bán hàng thuê ở chợ, ngay Mát, lương khoảng 1.000USD/tháng, trong khi ở Mỹ 40% dân không thanh toán nổi 400usd (mà việt kiều thì e nghĩ nằm trong số này, vì kiểu gì người bản địa cũng đc ưu tiên công việc ngon hơn).
Nhưng theo bài báo dưới đây thì sao nhỉ? Và kiều hối từ Nga về là bao nhiêu? Và con số của cụ có đáng tin ko? hay báo cáo của WB sai?
Theo báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố mới đây, Việt Nam đón lượng kiều hối 12,25 tỷ USD trong năm 2015, trong đó Mỹ là nguồn kiều hối gửi về Việt Nam lớn nhất năm nay, với khoảng 7 tỷ USD.
Trong giai đoạn 1993-2014, Việt Nam nhận tổng cộng 96,66 tỷ USD kiều hối, chiếm 6,8% GDP trong thời kỳ này.
Em nói về thực tế cs, thông tin của em là thông tin "cuộc sống quanh ta", em quan tâm làm mẹ gì con số thống kê mới lại báo nói :D
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,110
Động cơ
331,418 Mã lực
M
Em nghĩ để đạt được sự giàu có thì ở môi trường sống nào cũng có thể thực hiện được với những người có khả năng. Nhưng để có cuộc sống ổn định dành cho tất cả mọi thành phần trong xã hội thì không phải ở đâu cũng đạt được điều đó. Nước Nga có thể có nhiều tài nguyên, có nền tảng kỹ thuật tốt, nước Séc có thể đã bị thâu tóm toàn bộ nền công nghiệp, nhưng mục đích của xã hội là đem tới sự bình an và đảm bảo cuộc sống cho số đông dân chúng của đất nước đó. Nên theo các chỉ số đánh giá, thì hiện tại sau 30 năm, Séc đã thực hiện được sự đảm bảo cho cuộc sống của người dân tốt hơn Nga dù thua kém Nga về nhiều mặt khác.
Mình hiểu ý cụ!
Kiểu của cụ là thà cho con cụ đi ở đợ cho nhà giàu miễn mình thấy nó sướng là được. Còn việc tự nuôi nó mà không chịu cố gắng tạo điều kiện cho nó sung sướng khó quá thôi bỏ qua. Em không bình luận gì về quan điểm này.
 

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,636
Động cơ
317,222 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
M

Mình hiểu ý cụ!
Kiểu của cụ là thà cho con cụ đi ở đợ cho nhà giàu miễn mình thấy nó sướng là được. Còn việc tự nuôi nó mà không chịu cố gắng tạo điều kiện cho nó sung sướng khó quá thôi bỏ qua. Em không bình luận gì về quan điểm này.
Cụ thử nghĩ rộng ra một chút được không :)

Các con của em được sinh ra ở trên đất Séc, được lớn lên và học tập dưới sự chu cấp của xã hội Séc. Các cháu cũng như em hay đa phần dân Séc chẳng quan tâm là ở đợ cho tụi nhà giàu nào cả. Mà cái mọi người cần là có được một môi trường an sinh xã hội đảm bảo cho tất cả mọi thành phần.

Xe Skoda dân Séc đi tuy thuộc tập đoàn VW của Đức, nhưng thiết kế cũng do các kỹ sư người Séc đóng góp phát triển, cũng như toàn bộ nhà máy đều nằm trên đất Séc, dây truyền sản xuất cũng do công nhân Séc thực hiện. Vậy có gì mà phải mặc cảm ở đợ cho ai.

Chỉ đáng buồn khi bất kỳ trẻ em sinh ra bị bỏ rơi, hoặc vì bé được sinh ra trong gia đình nghèo khó nên không được chăm sóc chu đáo. Hay khi lớn lên vì lười biếng, kém cỏi, bị dị tật nên không đủ sống, bị bỏ rơi hay phải phạm pháp để kiếm tiền.

May mắn là Séc cũng giống Nga là có một xã hội biết chăm lo cho dân. Và theo thống kê thì sau 30 năm trở lại đây, an sinh của Séc đã hơn Nga về chỉ số hỗ trợ của xã hội cũng như mức sống tối thiểu.

Như cháu đầu nhà em, hiện tại cháu có mơ ước làm phi công, nếu không đạt được điều đó thì cháu muốn thành một kỹ sư của nhà máy Aero Vodochody. Hoặc nếu cháu không đủ khả năng thì vẫn có thể làm một công dân tốt, làm việc và đóng góp cho xã hội trên đất Séc mà chẳng phải mặc cảm ở đợ cho ai cả.

Hay cụ nghĩ những người Séc đang làm việc trong hãng Skoda, Tatra, Zetor hay Aero và rất rất nhiều hãng khác là đang ở đợ. Vậy thì ở đợ cho ai, khi mà các đại công ty giờ đều là những tập đoàn đa quốc gia trải dài trên khắp thế giới.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Mặc dù không nghi ngờ tính chân thực của lời kể về trải nghiệm của bác ở Mỹ, hay cảm nhận của bác về sức mua của đồng tiền ở Nga, tôi vẫn phải khẳng định, mặc dù đánh giá mức sống theo GDP PPP không phải là hoàn hảo, đây vẫn là phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất vì dựa trên thống kê của cả quốc gia.

Cũng có rất nhiều cách tính khác để đánh giá mức sống. Có phương pháp họ gọi là đánh giá "chất lượng sống", nghe có vẻ ổn hơn vì chất lượng sống sẽ bao gồm cả những yếu tố như ô nhiễm môi trường, chất lượng dịch vụ (ví dụ bệnh nhân ở VN nằm 2-3 người một giường bệnh, ở Nga thì thế nào, ở Mỹ thì thế nào v.v.), sự bình đẳng về cơ hội và đối xử v.v. nhưng hãy cẩn thận vì nếu loạn phương pháp, có thể mang đến một câu chuyện bông đùa rằng chất lượng sống ở VN là nhất vì người VN hạnh phúc nhất thế giới.


Quanh đi quẩn lại, vẫn phải đánh giá theo GDP PPP.
PPP là tính sức mua tương đương rồi đấy còn gì. Nó tính đủ các nhu cầu cơ bản, đi lại và giáo dục vào rổ hàng hóa đấy. Theo đó, 11K USD ở Nga đem đi chi tiêu thì mua được lượng hàng hóa tương đương với 30K mua ở Mỹ.
1) GDP PPP trên đầu người của Nga là trên 30K USD, không phải 11K
(GDP PPP 4.519 tỷ USD, GDP PPP 30.197 USD)

2) mấy cái đánh giá này không thể đầy đủ cả, và ảo nhiều vì:
- Như đã nói, nhiều nước sống bằng đầu tư nước ngoài, tiền kiểm được nó không để lại mà đem về chính quốc. Chỉ có cái thời chưa toàn cầu hóa thì nó mới đúng, vì tiền làm ra, GDP được chi đầy đủ vào trong nước, chưa kể không có vấn đề về tỷ giá, cách tính. Ngày nay các nước phương Tây vẫn giữ, vì một là nó đơn giản dễ tính, phù hợp phổ cập đại chúng. Hai là nó có thể dùng để khuếch đại vai trò của đầu tư nước ngoài đối với 1 nước, vì tiền mà FDI làm ra, được tính vào GDP nước sở tại (dù phần lớn số đó được đem về chính quốc). Thực tế thì khi đi đầu tư, kẻ đầu tư là lợi chính, nước được đầu tư lợi phụ. Khi nào VN mà có khả năng đi đầu tư nước ngoài mới là đáng mừng

- Chênh lệch giàu nghèo. Chênh lệch giàu nghèo nhiều nước rất lớn. GDP PPP đầu người của Mỹ tuy là trên 60K USD, nhưng phần lớn người dân sống nghèo hơn so với Tây Âu, cái này tôi khẳng định rõ cả ở trải nghiệm của tôi và bạn bè, đồng nghiệp. Số liệu của các bạn cũng đưa lên về sự chênh lệch lớn rồi. Tuy nhiên, tôi cũng bổ sung thêm, sự chênh lêch giàu nghèo này là 1 phần đặc thù văn hóa Mỹ, nơi mà đẳng cấp, thành phần lộ rất rõ, nhìn 1 cái là biết dạng này thuộc thàn phần nào, và sự phân biệt này lại chính là 1 phần làm nên sức mạnh Mỹ, nó có nhược điểm và cả ưu điểm, cái này tôi sẽ nói kỹ hơn nếu cần

- Tỷ giá, bây giờ 72-74 rup/USD. Nếu trước đây 30 rup/USD thì GDP PPP đầu người của Nga chắc xấp xỉ Mỹ. Tương tự, Mỹ vẫn buộc tội TQ thao túng làm tỷ giá nhân dân tệ thấp hơn nhiều so với Mỹ, nếu TQ mà tăng giá nhân dân tệ lên theo ý Mỹ muốn, ví dụ gấp đôi thì chắc GDP danh nghĩa hơn Mỹ rồi, và thành nền kinh tế số 1 thế giới. Nhưng nền kinh tế 2 nước này có thực bằng Mỹ không? Câu trả lời là không. Vì đánh giá 1 nền kinh tế không đơn giản ở cái con mô hình toán học mà trẻ con cấp 1 cũng có thể hiểu.

Để hiểu 1 nền kinh tế, phải phân tích định tính, sâu sắc, để hiểu đặc điểm của nó. Cái tỷ giá với USD nó sẽ có ý nghĩa, nếu như nền kinh tế phải sống dựa vào nhập khẩu, và khi đó đồng tiền sụt giá so với USD sẽ rất thảm. Nhưng với dạng nền kinh tế tự sản tự tiêu kiểu Nga thì cái này ít ảnh hưởng, đối với ông Nga nào thích mua hàng xa xỉ phẩm nhập nguyên từ Tây về thì sẽ thiệt, nhưng ở góc nhìn vĩ mô, thì các nhà sản xuất trong nước sẽ có lợi, vì vô tình đây là 1 biện pháp bảo hộ kinh tế trá hình hợp pháp, và hàng hóa xuất khẩu bỗng dưng giá lại rẻ đi, nhất là nền kinh tế nào thiên về xuất siêu thì càng lợi.
Như vậy đồng tiền mất giá hay được giá so với USD, đều có lợi có hại, về tổng thể thì lợi hhay hại, là phải phân tích đặc điểm của nền kinh tế đó, chứ không thể nói chung chung hay cứng nhắc là lợi hay hai được.
Việc chi phí ở Nga rẻ như các bạn nói, tiền lại mất giá so với USD, thì ví dụ tôi đem tiền Euro, USD, etc. vào Nga mua hàng Nga thì lợi, nhưng đem tiền Nga về nước khác tiêu, ví dụ sang Tây Âu, về VN thì lại thiệt, etc. mọi thứ đều có 2 mặt

__________________________________________________

Cụ cũng nên so sánh những trợ cấp xã hội của Nga với các nước trong khu vực để hiểu thêm về sự phát triển ở bên ngoài nước Nga.

Em nói chẳng hạn như ở Séc là một trong những nước trước đây phụ thuộc khá nhiều vào Nga. Nhưng giờ đây trợ cấp sinh đẻ của người mẹ ở Séc (bất cứ quốc tịch nào, bất cứ dạng cư trú hợp pháp nào) là tương đương 300 triệu VND trong thời hạn nhận được dài nhất là 4 năm. Mỗi em bé được sinh ra đều được hỗ trợ 1 lần là 10 triệu VND để mua sắm đồ sơ sinh và được nhà nước hỗ trợ thêm 900 ngàn VND mỗi tháng cho tới năm bé đủ 18 tuổi.
Em nghĩ để đạt được sự giàu có thì ở môi trường sống nào cũng có thể thực hiện được với những người có khả năng. Nhưng để có cuộc sống ổn định dành cho tất cả mọi thành phần trong xã hội thì không phải ở đâu cũng đạt được điều đó. Nước Nga có thể có nhiều tài nguyên, có nền tảng kỹ thuật tốt, nước Séc có thể đã bị thâu tóm toàn bộ nền công nghiệp, nhưng mục đích của xã hội là :D cho số đông dân chúng của đất nước đó. Nên theo các chỉ số đánh giá, thì hiện tại sau 30 năm, Séc đã thực hiện được sự đảm bảo cho cuộc sống của người dân tốt hơn Nga dù thua kém Nga về nhiều mặt khác.
Điều này em đồng ý với cụ. Nhưng điều đó cũng nói lên sự thật là sau 30 năm kể từ khi khối xã hội chủ nghĩa ở Châu Âu xụp đổ thì đất nước Nga cũng không phát triển hơn so với các nước trong cùng hệ thống trước đây.

Cho dù vì lý do gì đi nữa thì mọi người cũng thấy rằng sự phát triển của nước Nga chưa xứng tầm với những điều kiện mà nước Nga đã có. Người dân Nga có thể thấy hạnh phúc với những gì chính quyền Nga đem lại cho họ. Nhưng chắc chắn cái hạnh phúc đó nếu so sánh với cái hạnh phúc mà người dân nước khác đang được hưởng thì cũng không hơn gì nhiều, thậm trí có khi còn kém hơn.
Cụ phải tính theo mức sống nữa. Thu nhập ở mỹ cứ cho 1300 usd 1 tháng thì mức sống của họ như thế nào ?.
Ở trên có cụ nước nga. Theo đánh giá thì cụ âys thuộc tầng lớp khá giả ở bên Nga. Tuy nhiên nhìn vào chi phí em thấy choáng. Rẻ hơn 1 nửa so với Việt Nam trong khi thu nhập cao hơn. ( Cụ ấy thuộc tầng lớp khá giả nhé nên chi tiêu sẽ rất thoáng)
Vậy gdp đầu người có ý nghĩa gì ở đây. Trong khi đó GDP lại tính theo USD, Nga sài Rup. Việc rup lên hay xuống trong lúc này có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu của nó. Cơ mà nó đang loại bỏ đồng USD.
Ok USD tăng giá so với RUP nhưng có ý nghĩa gì khi lúc 1 USD ăn 10 rup thì chi phí cuộc sống tại nga là 20,000 RUP. Bây giờ vẫn 1 USD đó ăn 70 RUP chi phí cuộc sống vẫn 20,000 RUP và chất lượng vẫn không đổi. Nhìn vào USD thì thấy chất lượng cuộc sống tại Nga đi xuống thật
Ông này đọc không hiểu hay sao á. Người ta nói đến căn nhà thứ 2. Tức là đã có căn nhà thứ nhất rồi mới đến căn nhà thứ 2 chứ.
Ông bảo ở mỹ tỷ lệ sở hữu nhà là 68% dân số. Cơ mà đó là căn nhà thứ nhất, đầu tiên
Trong khi người ta ở Nga lại đang nói đến căn nhà thứ hai. Không ai nói đến căn nhà thứ nhất vậy không phải là 100% dân số đều có sở hữu rồi à. Bây giờ họ chỉ quan tâm là tỉ lệ bao nhiêu sở hữu BDS thứ 2 và họ làm gì với BDS đó
Trong các nước Đông Âu trước khi Liên Xô sụp, thì Tiệp và Hungary là 2 nước khá nhất. Sau khi Liên Xô sụp, thì Sec và Ba Lan cũng là 2 nước khá nhất. Các nước khác như Hungary, Bulgary, etc. thì nghèo rớt, dù nhìn các thông số kinh tế như GDP, PPP vẫn thấy OK. Thậm chí đến mấy cái bọn đông nghiệp mình người Georgia mà còn khinh Hungary nghèo, dù về thông số thì Hungary tốt hơn hẳn, bởi vì các thông số này đều dạng ảo.
Chỉ có Sec và Ba Lan là còn khá. Phân tích về các nước Đông Âu này, thì tôi đã từng bàn từ cách đây khoảng 5 hay 6 năm gì đó, ở 1 diễn đàn khác, nên cũng k muốn nhắc lại ở đây. Lý do đến từ các yếu tố chính trị, chứ k phải kinh tế. Nhưng nhìn chung, nền kinh tế những nước này là bị EU, cụ thể là Đức, sau đó là Pháp và các nước Tây Âu khác rút ruột.
Sec và Ba Lan khá nhất vì cả 2 nước này đều đề phòng EU. Ở Sec thì có chủ nghĩa nghi ngờ EU, Ba Lan thì có chủ nghĩa dân tộc, giúp họ đề kháng phần nào, và bây giờ khá nhất.

Bác nào bảo cái gì dù bị rút ruột công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo đời sống bình an. May mà Sec vẫn chưa bị rút ruột hết công nghiệp như Hungary và các nước Đông Âu khác đó. Giàu theo kiểu được bao, dựa trên vay nợ, manipulate tài chính, đi làm bưng bê, thành thị trường vay nợ tiêu thụ thì k lâu bền và k có tương lai, mỗi khi có cú sốc là toi.
Nếu để ý, các nước phương tây không bao giờ chuyển giao công nghệ xịn cả, dù có cho họ bao nhiêu tiền đi nữa. Sao không bảo các nước phương tây đầu tư vào công nghệ làm gì, chỉ cần "đem tới sự bình an và đảm bảo cuộc sống" thôi mà . :D
Hãy bảo phương Tây chuyển giao hết sản xuất, công nghiệp cho chúng tôi, cho Trung Quốc, chúng tôi sẵn sàng "chịu khổ" để "đem tới sự bình an và đảm bảo cuộc sống" cho các bạn nhé, xem họ có chịu k?
Chính nhờ cãi lõi công nghiệp này mà phương Tây mới "đem tới sự bình an và đảm bảo cuộc sống" cho dân họ 1 cách bền vững đó.

Với tất cả những thông tin về giá cả, thu nhập, phúc lợi mà các bạn đưa lên, tôi có thể nói là đời sống ở Nga như vậy là tốt hơn nhiều nước Tây Âu, có thể ngang với Anh, Pháp. Mà bạn đó chỉ là công chức nhà nước mà thu nhập thế là rất khá rồi. Phúc lợi, trợ cấp cho giáo dục, y tế, trẻ em, rất OK.

Còn so với Sec thì cũng hơi khó, nhưng nếu như Sec có tốt hơn thì cũng bình thường mà. Các nước nhỏ thường hay tốt hơn các nước lớn về chuyện này. Dân các nước Tây Âu nhìn chung cũng giàu hơn dân Mỹ và phúc lợi xã hội cũng tốt hơn hẳn. Cô bạn tôi ở Mỹ, sang thăm tôi rồi đi 1 vòng Tây Âu, về kêu dân Mỹ nghèo quá. Trước đó tôi nói vậy nó cứ nửa tin nửa ngờ, phải cho nó lái ô tô đi từng nước sống trải nghiệm ít nhất 2 tuần-1 tháng mỗi nước mới thấy. Nó đi hầu hết Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Italy, Lux, Thụy Sĩ, etc.
Dù nhìn GDP PPP thì Mỹ có vẻ cao, nhưng thực ra Mỹ chỉ nhiều tỷ phú hơn thôi. Nhìn cái áo khoác bình thường của tôi, mà nó cứ suýt soa khen đẹp, vì ở Mỹ mua được hàng đẹp mà tốt thế này thì đắt (làm tôi cứ cố nhịn cười), đồng thời cứ tấm tắc cái giày của tôi và mọi người, dù chỉ là loại giày thể thao bình thường, vì ở Mỹ mua được những hàng kiểu này là phải chi nhiều. Lưu ý là cô này lương trên 110K USD/năm và sống ở miền quê rẻ tiền của Mỹ đó, mà mỗi sáng vẫn phải sống vửa phải. Mất 6 năm mới dám đi châu Âu chơi 1 lần như vùa rồi
___________________________________________


Giấc mơ sao Hoả đối với người Nga còn khá xa vời.
Năm 2011 đóng góp được chút trong chương trình hợp tác với Nasa, cung cấp thiết bị băn Neutrons để khám phá dưới bề mặt sao Hoả.
Thiết bị được gắn trên Mars Rover

Hồi đó, báo có đăng bải đóng góp của từng nước trong cái Rovers này đó, trong đấy dĩ nhiên k thể thiếu Nga. Nhưng nhiều đứa ngốc vẫn nghĩ rằng Mỹ làm 100% hết
 
Chỉnh sửa cuối:

hoviba

Xe container
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,636
Động cơ
317,222 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
1) GDP PPP trên đầu người của Nga là trên 30K USD, không phải 11K
(GDP PPP 4.519 tỷ USD, GDP PPP 30.197 USD)

2) mấy cái đánh giá này không thể đầy đủ cả, và ảo nhiều vì:
- Như đã nói, nhiều nước sống bằng đầu tư nước ngoài, tiền kiểm được nó không để lại mà đem về chính quốc. Chỉ có cái thời chưa toàn cầu hóa thì nó mới đúng, vì tiền làm ra, GDP được chi đầy đủ vào trong nước, chưa kể không có vấn đề về tỷ giá, cách tính. Ngày nay các nước phương Tây vẫn giữ, vì một là nó đơn giản dễ tính, phù hợp phổ cập đại chúng. Hai là nó có thể dùng để khuếch đại vai trò của đầu tư nước ngoài đối với 1 nước, vì tiền mà FDI làm ra, được tính vào GDP nước sở tại (dù phần lớn số đó được đem về chính quốc). Thực tế thì khi đi đầu tư, kẻ đầu tư là lợi chính, nước được đầu tư lợi phụ. Khi nào VN mà có khả năng đi đầu tư nước ngoài mới là đáng mừng

- Chênh lệch giàu nghèo. Chênh lệch giàu nghèo nhiều nước rất lớn. GDP PPP đầu người của Mỹ tuy là 62.518 USD, nhưng phần lớn người dân sống nghèo hơn so với Tây Âu, cái này tôi khẳng định rõ cả ở trải nghiệm của tôi và bạn bè, đồng nghiệp. Số liệu của các bạn cũng đưa lên về sự chênh lệch lớn rồi. Tuy nhiên, tôi cũng bổ sung thêm, sự chênh lêch giàu nghèo này là 1 phần đặc thù văn hóa Mỹ, nơi mà đẳng cấp, thành phần lộ rất rõ, nhìn 1 cái là biết dạng này thuộc thàn phần nào, và sự phân biệt này lại chính là 1 phần làm nên sức mạnh Mỹ, nó có nhược điểm và cả ưu điểm, cái này tôi sẽ nói kỹ hơn nếu cần

- Tỷ giá, bây giờ 72-74 rup/USD. Nếu trước đây 30 rup/USD thì GDP PPP đầu người của Nga chắc xấp xỉ Mỹ. Tương tự, Mỹ vẫn buộc tội TQ thao túng làm tỷ giá nhân dân tệ thấp hơn nhiều so với Mỹ, nếu TQ mà tăng giá nhân dân tệ lên theo ý Mỹ muốn, ví dụ gấp đôi thì chắc GDP danh nghĩa hơn Mỹ rồi, và thành nền kinh tế số 1 thế giới. Nhưng nền kinh tế 2 nước này có thực bằng Mỹ không? Câu trả lời là không. Vì đánh giá 1 nền kinh tế không đơn giản ở cái con mô hình toán học mà trẻ con cấp 1 cũng có thể hiểu.

Để hiểu 1 nền kinh tế, phải phân tích định tính, sâu sắc, để hiểu đặc điểm của nó. Cái tỷ giá với USD nó sẽ có ý nghĩa, nếu như nền kinh tế phải sống dựa vào nhập khẩu, và khi đó đồng tiền sụt giá so với USD sẽ rất thảm. Nhưng với dạng nền kinh tế tự sản tự tiêu kiểu Nga thì cái này ít ảnh hưởng, đối với ông Nga nào thích mua hàng xa xỉ phẩm nhập nguyên từ Tây về thì sẽ thiệt, nhưng ở góc nhìn vĩ mô, thì các nhà sản xuất trong nước sẽ có lợi, vì vô tình đây là 1 biện pháp bảo hộ kinh tế trá hình hợp pháp, và hàng hóa xuất khẩu bỗng dưng giá lại rẻ đi, nhất là nền kinh tế nào thiên về xuất siêu thì càng lợi.
Như vậy đồng tiền mất giá hay được giá so với USD, đều có lợi có hại, về tổng thể thì lợi hhay hại, là phải phân tích đặc điểm của nền kinh tế đó, chứ không thể nói chung chung hay cứng nhắc là lợi hay hai được.
Việc chi phí ở Nga rẻ như các bạn nói, tiền lại mất giá so với USD, thì ví dụ tôi đem tiền Euro, USD, etc. vào Nga mua hàng Nga thì lợi, nhưng đem tiền Nga về nước khác tiêu, ví dụ sang Tây Âu, về VN thì lại thiệt, etc. mọi thứ đều có 2 mặt

__________________________________________________









Trong các nước Đông Âu trước khi Liên Xô sụp, thì Tiệp và Hungary là 2 nước khá nhất. Sau khi Liên Xô sụp, thì Sec và Ba Lan cũng là 2 nước khá nhất. Các nước khác như Hungary, Bulgary, etc. thì nghèo rớt, dù nhìn các thông số kinh tế như GDP, PPP vẫn thấy OK. Thậm chí đến mấy cái bọn đông nghiệp mình người Georgia mà còn khinh Hungary nghèo, dù về thông số thì Hungary tốt hơn hẳn, bởi vì các thông số này đều dạng ảo.
Chỉ có Sec và Ba Lan là còn khá. Phân tích về các nước Đông Âu này, thì tôi đã từng bàn từ cách đây khoảng 5 hay 6 năm gì đó, ở 1 diễn đàn khác, nên cũng k muốn nhắc lại ở đây. Lý do đến từ các yếu tố chính trị, chứ k phải kinh tế. Nhưng nhìn chung, nền kinh tế những nước này là bị EU, cụ thể là Đức, sau đó là Pháp và các nước Tây Âu khác rút ruột.
Sec và Ba Lan khá nhất vì cả 2 nước này đều đề phòng EU. Ở Sec thì có chủ nghĩa nghi ngờ EU, Ba Lan thì có chủ nghĩa dân tộc, giúp họ đề kháng phần nào, và bây giờ khá nhất.

Bác nào bảo cái gì dù bị rút ruột công nghiệp nhưng vẫn đảm bảo đời sống bình an. May mà Sec vẫn chưa bị rút ruột hết công nghiệp như Hungary và các nước Đông Âu khác đó. Giàu theo kiểu được bao, dựa trên vay nợ, manipulate tài chính, đi làm bưng bê, thành thị trường vay nợ tiêu thụ thì k lâu bền và k có tương lai, mỗi khi có cú sốc là toi.
Nếu để ý, các nước phương tây không bao giờ chuyển giao công nghệ xịn cả, dù có cho họ bao nhiêu tiền đi nữa. Sao không bảo các nước phương tây đầu tư vào công nghệ làm gì, chỉ cần "đem tới sự bình an và đảm bảo cuộc sống" thôi mà . :D
Hãy bảo phương Tây chuyển giao hết sản xuất, công nghiệp cho chúng tôi, cho Trung Quốc, chúng tôi sẵn sàng "chịu khổ" để "đem tới sự bình an và đảm bảo cuộc sống" cho các bạn nhé, xem họ có chịu k?
Chính nhờ cãi lõi công nghiệp này mà phương Tây mới "đem tới sự bình an và đảm bảo cuộc sống" cho dân họ 1 cách bền vững đó.

Với tất cả những thông tin về giá cả, thu nhập, phúc lợi mà các bạn đưa lên, tôi có thể nói là đời sống ở Nga như vậy là tốt hơn nhiều nước Tây Âu, có thể ngang với Anh, Pháp. Mà bạn đó chỉ là công chức nhà nước mà thu nhập thế là rất khá rồi. Phúc lợi, trợ cấp cho giáo dục, y tế, trẻ em, rất OK.

Còn so với Sec thì cũng hơi khó, nhưng nếu như Sec có tốt hơn thì cũng bình thường mà. Các nước nhỏ thường hay tốt hơn các nước lớn về chuyện này. Dân các nước Tây Âu nhìn chung cũng giàu hơn dân Mỹ và phúc lợi xã hội cũng tốt hơn hẳn. Cô bạn tôi ở Mỹ, sang thăm tôi rồi đi 1 vòng Tây Âu, về kêu dân Mỹ nghèo quá. Trước đó tôi nói vậy nó cứ nửa tin nửa ngờ, phải cho nó lái ô tô đi từng nước sống trải nghiệm ít nhất 2 tuần-1 tháng mỗi nước mới thấy. Nó đi hầu hết Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Italy, Lux, Thụy Sĩ, etc.
Dù nhìn GDP PPP thì Mỹ có vẻ cao, nhưng thực ra Mỹ chỉ nhiều tỷ phú hơn thôi. Nhìn cái áo khoác bình thường của tôi, mà nó cứ suýt soa khen đẹp, vì ở Mỹ mua được hàng đẹp mà tốt thế này thì đắt (làm tôi cứ cố nhịn cười), đồng thời cứ tấm tắc cái giày của tôi và mọi người, dù chỉ là loại giày thể thao bình thường, vì ở Mỹ mua được những hàng kiểu này là phải chi nhiều. Lưu ý là cô này lương trên 110K USD/năm và sống ở miền quê rẻ tiền của Mỹ đó, mà mỗi sáng vẫn phải sống vửa phải. Mất 6 năm mới dám đi châu Âu chơi 1 lần như vùa rồi
___________________________________________




Hồi đó, báo có đăng bải đóng góp của từng nước trong cái Rovers này đó, trong đấy dĩ nhiên k thể thiếu Nga. Nhưng nhiều đứa ngốc vẫn nghĩ rằng Mỹ làm 100% hết
Những bình luận của cụ rất chi tiết và đi vào chuyên môn, có chiều sâu, em công nhận điều đó. Nhưng ở đây chúng ta đang đánh giá sự phát triển của Nga trong 30 năm qua, sau khi khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Không cần phải so sánh với Mỹ, Tây Âu hay thậm trí Bắc Âu làm gì, mà hãy so sánh với Séc hay Ba Lan là những nước bắt đầu gây dựng lại nền chính trị và kinh tế cùng thời điểm với Nga.

Về an sinh xã hội, mức lương tối thiểu của Nga thấp hơn, mức lương trung bình cũng thấp hơn, mức trợ cấp thất nghiệp cũng thấp hơn, trong khi giá cả chi phí sinh hoạt cũng ngang ngửa gần như nhau.

Về an toàn y tế, Séc cũng hơn Nga ở việc toàn bộ người dân được bảo hộ sức khoẻ y tế miễn phí nhờ việc bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân.

Về giáo dục, Séc miễn phí 26 năm học hành các cấp cho mỗi người dân. Trẻ em sinh ra tại Séc sau 10 năm là đủ điều kiện được nhập quốc tịch Séc bất kể nguồn gốc.

Những điều này Nga cũng mất 30 năm để thực hiện nhưng tới giờ vẫn chưa đạt được. Thế nên để so sánh thì nó vô cùng lắm, nhưng có thể thấy là xã hội ở Nga đáng lý ra phải hơn các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa trước đây, thì mới phù hợp với nền tảng của nước Nga.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Cụ thử nghĩ rộng ra một chút được không :)

Các con của em được sinh ra ở trên đất Séc, được lớn lên và học tập dưới sự chu cấp của xã hội Séc. Các cháu cũng như em hay đa phần dân Séc chẳng quan tâm là ở đợ cho tụi nhà giàu nào cả. Mà cái mọi người cần là có được một môi trường an sinh xã hội đảm bảo cho tất cả mọi thành phần.

Xe Skoda dân Séc đi tuy thuộc tập đoàn VW của Đức, nhưng thiết kế cũng do các kỹ sư người Séc đóng góp phát triển, cũng như toàn bộ nhà máy đều nằm trên đất Séc, dây truyền sản xuất cũng do công nhân Séc thực hiện. Vậy có gì mà phải mặc cảm ở đợ cho ai.

Chỉ đáng buồn khi bất kỳ trẻ em sinh ra bị bỏ rơi, hoặc vì bé được sinh ra trong gia đình nghèo khó nên không được chăm sóc chu đáo. Hay khi lớn lên vì lười biếng, kém cỏi, bị dị tật nên không đủ sống, bị bỏ rơi hay phải phạm pháp để kiếm tiền.

May mắn là Séc cũng giống Nga là có một xã hội biết chăm lo cho dân. Và theo thống kê thì sau 30 năm trở lại đây, an sinh của Séc đã hơn Nga về chỉ số hỗ trợ của xã hội cũng như mức sống tối thiểu.

Như cháu đầu nhà em, hiện tại cháu có mơ ước làm phi công, nếu không đạt được điều đó thì cháu muốn thành một kỹ sư của nhà máy Aero Vodochody. Hoặc nếu cháu không đủ khả năng thì vẫn có thể làm một công dân tốt, làm việc và đóng góp cho xã hội trên đất Séc mà chẳng phải mặc cảm ở đợ cho ai cả.

Hay cụ nghĩ những người Séc đang làm việc trong hãng Skoda, Tatra, Zetor hay Aero và rất rất nhiều hãng khác là đang ở đợ. Vậy thì ở đợ cho ai, khi mà các đại công ty giờ đều là những tập đoàn đa quốc gia trải dài trên khắp thế giới.
Vấn đề tập đoàn đa quốc gia này là 1 vấn đề rất lớn ở phương tây, cũng như tương lai. Nhưng bàn cái này thì có lẽ đã đi chệch chủ đề.
Ở đợ hay không, không phải cứ nói suông. Phải xem nhà nước Sec nói riêng hay nước sở tại nói chung có đủ sức mạnh để kiểm soát được các tập đoàn quốc gia làm ăn trên đất mình k? Không phải họ cứ đến nước mình là tự nhiên theo luật mình đâu nhé. Đó là cái mình muốn, còn mình có làm nổi được việc đó không lại lầ chuyện khác. Chưa kể nếu cần thì chính các hãng này có thể thao túng nhà nước, đưa ra luật có lợi cho họ ấy chứ.

Để biết 1 hãng là "của nước" nào, cần phải xem các yếu tố sau:
- Bộ não của nó là thuộc về ai? Ví dụ bộ não của GE là Mỹ, của Scheneider là Pháp dù nó là đa quốc gia.
- Nó chịu nền pháp luậtcủa ai? Luật pháp nào bảo hộ nó, bảo vệ nó? Nếu xung đột pháp lý nổ ra nó sẽ đứng về ai. Hiện đàm phán hiệp định xuyên đại tây dương, Mỹ đang đòi EU, nếu xung đột, dù là ở EU, thì các hãng Mỹ có quyền kiện các hãng EU hay chính EU lên tòa án Mỹ, và phán quyết của tòa án Mỹ có tác dụng bác bỏ mọi phán quyết của toà án EU, nghĩa là phán quyết của tòa án Mỹ là cao nhất.

Một ví dụ, nếu 1 pháp nhân, hay 1 cá nhân đầu tư vào 1 nước sở tại, nếu luật pháp nước sở tại cấm nó được làm cái này, nhưng chính quốc bắt nó làm cái đó, nó sẽ nghe ai?

- Khi có xung đột lợi ích 2 nước, hãng này sẽ nghe ai?
Bây giờ Mỹ đe dọa trừng phạt chính quyền dịa phương, các công ty Đức và châu Âu (công ty điều hành bến cảng, năng lượng) nếu họ tham gia làm Nord Stream 2 với Nga, dù Đức và EU phản đối Mỹ, và muốn các hãng này tiếp tục làm, thì các hãng này sẽ nghe ai? Trên lý thuyết, họ là công ty EU, phải nghe EU, không phải nghe Mỹ, nhưng nếu họ nghe Mỹ mà k nghe EU, nếu bây giờ việc này thành tiền lệ, Mỹ cứ cấm gì, yêu cầu gì, các công ty EU đều nghe theo Mỹ và không nghe lời EU, thì nó sẽ không còn là công ty EU nữa, và nhà nước EU sẽ không còn chủ quyền nữa.

Đây không còn là câu chuyện của riêng Nord Stream 2 nữa, mà là 1 câu chuyện lớn hơn nhiều. Nếu ngay cả đến vấn đề năng lượng, là vấn đề chủ quyền rõ ràng, mà EU cũng k thể bảo vệ được mình, thì sau này Mỹ có thể ép EU mọi thứ. Chỉ cần có xung đột, nếu Mỹ không ép được chính quyền EU, thì chỉ việc trừng phạt các hãng EU tham gia là xong, và nếu các hãng EU thấy nhà nước mình không thể bảo vệ được mình, thì sau này họ sẽ đều phải nghe Mỹ cả. Việc này chính là một bước chiến lược ban đầu để hướng đến việc khống chế hoàn toàn EU của Mỹ.

Vì thế, quay lại câu chuyện nước này đầu tư nước kia, có phải ở đợ không là rất khó nói, vì có nhiều thông tin bên trong mình không biết. Ví dụ hãng Mỹ muốn mua 1 hãng EU, ví dụ hồi xưa họ mua 1 hãng nhôm hay gì đó của Pháp, là phải chịu đủ điều kiện của nhà nước Pháp và EU: chi phí đầu tư cho R/D tối thiểu hàng năm ở Pháp là bao nhiêu? Chia sẻ sở hữu bản quyền sáng chế? Chia sẻ kết quả nghiên cứu R/D? Quyền tiếp cận công nghệ, ví dụ 1 số phần của hãng này, Pháp sẽ chuyển cho hãng khác của mình, thay vì để Mỹ nắm hết, etc. Và dĩ nhiên nếu Mỹ vi phạm thì Pháp phải có đủ sức trừng phạt thì họ mới buộc được Mỹ đàm phán cam kết thế
Tóm lại, bác phải xem nhà nước Sec có đủ khả năng bắt các hãng đầu tư cam kết gì khi mua k? Nếu có thì đó là gì, nếu chỉ thuần túy là tiền chảng có cóc khô gì. Và nếu hãng đầu tư vi phạm thì Sec đủ khả năng trừng phạt k? Đừng tưởng việc trừng phạt là đơn giản nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
12,044
Động cơ
540,338 Mã lực
Về giáo dục, Séc miễn phí 26 năm học hành các cấp cho mỗi người dân. Trẻ em sinh ra tại Séc sau 10 năm là đủ điều kiện được nhập quốc tịch Séc bất kể nguồn gốc.
Tôi không biết quá nhiều về đất nước Séc, qua các bài viết của cụ biết thêm về họ khá nhiều. Đặc biệt đoạn trích trên và so sánh với cách người Nga hành động như trong việc bắt người VN nhập cảnh phải xếp hàng riêng thì tôi thấy... không ổn đối với người Nga.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Những bình luận của cụ rất chi tiết và đi vào chuyên môn, có chiều sâu, em công nhận điều đó. Nhưng ở đây chúng ta đang đánh giá sự phát triển của Nga trong 30 năm qua, sau khi khối xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Không cần phải so sánh với Mỹ, Tây Âu hay thậm trí Bắc Âu làm gì, mà hãy so sánh với Séc hay Ba Lan là những nước bắt đầu gây dựng lại nền chính trị và kinh tế cùng thời điểm với Nga.

Về an sinh xã hội, mức lương tối thiểu của Nga thấp hơn, mức lương trung bình cũng thấp hơn, mức trợ cấp thất nghiệp cũng thấp hơn, trong khi giá cả chi phí sinh hoạt cũng ngang ngửa gần như nhau.

Về an toàn y tế, Séc cũng hơn Nga ở việc toàn bộ người dân được bảo hộ sức khoẻ y tế miễn phí nhờ việc bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân.

Về giáo dục, Séc miễn phí 26 năm học hành các cấp cho mỗi người dân. Trẻ em sinh ra tại Séc sau 10 năm là đủ điều kiện được nhập quốc tịch Séc bất kể nguồn gốc.

Những điều này Nga cũng mất 30 năm để thực hiện nhưng tới giờ vẫn chưa đạt được. Thế nên để so sánh thì nó vô cùng lắm, nhưng có thể thấy là xã hội ở Nga đáng lý ra phải hơn các nước trong khối Xã hội chủ nghĩa trước đây, thì mới phù hợp với nền tảng của nước Nga.
. Nếu dùng những khía cạnh bác để đánh giá, thì Mỹ là tồi tệ nhất, vì trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ thì kinh tởm, bảo hiểm thì Mỹ cũng đâu có.
Ngược lại, trẻ em sinh ra ở Mỹ là thành người Mỹ luôn, ở tây Âu thì tự động thành sau 18 tuổi
Tóm lại những cái này là thuôc vể chính sách quan niệm thôi bác.

Tôi không rõ lương của Nga thấp hơn là thế nào, vì giá cả ở Nga và sec chênh nhau thế nào k rõ, nhưng tôi không nghĩ giá năng lượng hay điện ở Sec lại rẻ được như Nga, cũng k tin dân Sec có được nhà nghỉ nhiều như Nga.

Nhưng như tôi đã nói, nếu Nga có kém hơn Sec ở các khía cạnh bác nói cũng k lạ, vì nước nhỏ thường làm cái này tốt hơn nước lớn.
Sau khi Liên Xô tan rã, Nga cũng không có điều kiện tốt, đất nước xung đột, nội chiến. Nga lại còn bị các nước phương tây coi là đối thủ chiến lược cần khống chế, bao vây, thì lại càng mệt. Hơn nũa, vì là nước lớn nên tham vọng của họ cũng khác hơn Sec, có nhiều thứ càn đầu tư hơn, k thể cứ chăm chăm vào phúc lợi xã hội được
 

Lukass2402

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-732868
Ngày cấp bằng
16/6/20
Số km
50
Động cơ
69,400 Mã lực
Tuổi
40
Giấc mơ sao Hoả đối với người Nga còn khá xa vời.
Năm 2011 đóng góp được chút trong chương trình hợp tác với Nasa, cung cấp thiết bị băn Neutrons để khám phá dưới bề mặt sao Hoả.
Thiết bị được gắn trên Mars Rover


Nước Nga ngày càng tệ hại báo cáo dân số tử vong của Nga trong 6 tháng đầu năm của cục thống kê LB Nga .
Putn đang phá nát nước Nga khi dân số Nga 6 tháng đầu năm giảm 265 nghìn người .
Dân số Nga trong tháng 6 tử vong 162 nghìn người chết trong khi tháng 6 năm 2019 là 137 nghìn 237 người . Thống kê tử vong Covid-19 của bọn Nga hoàn toàn láo toét khi dân số tử vong trong tháng 6 tăng 20% .


Vào tháng 6 năm 2020, Rosstat ghi nhận sự sụt giảm về số vụ ly hôn và kết hôn, cũng như tỷ lệ sinh. Tỷ lệ tử vong đã tăng lên. Suy giảm dân số tự nhiên trong tháng lên tới 44.261 người.

Trong nửa đầu năm 2020, tỷ lệ sinh giảm 5,4%, trong khi tỷ lệ chết tăng 3,1%. Suy giảm dân số tự nhiên lên tới 265 nghìn 565 người.

Số lượng các cuộc kết hôn trong tháng 6 so với tháng 5 năm nay tăng hơn 4 lần - từ 15 074 lên 68 408. Tại ba khu vực của đất nước, số lượng các cuộc kết hôn vượt quá chỉ số của tháng 6 năm ngoái.

Nhìn chung, trong nửa đầu năm 2020, số lượng các cuộc hôn nhân có hợp đồng giảm 25% so với tháng 1-6 / 2019.
Vào tháng 6 năm 2020, 45.801 vụ ly hôn đã được đăng ký. Trong nửa đầu năm 2020, số vụ ly hôn giảm 25,7% so với tháng 1 - 6 năm ngoái - từ 296 nghìn 963 xuống 220 nghìn 688.

Tháng 6 năm 2020 có 118 nghìn 497 trẻ được sinh ra (tháng 6 năm 2019 là 119 nghìn 139 trẻ). Vào tháng 6 năm 2020, số trẻ em được sinh ra ở 45 khu vực của đất nước nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong nửa đầu năm 2020, có 680 nghìn 974 trẻ được sinh ra. So với tháng 1-6 / 2019, tỷ lệ sinh giảm 5,4%.
Trong tháng 6 năm 2020, cả nước có 162 nghìn 758 người chết (tháng 6 năm 2019 là 137 nghìn 237 người).
Trong nửa đầu năm 2020, số người chết lên tới 946 nghìn 539 người (cùng kỳ năm ngoái là 918 nghìn 503 người). Mức tăng tử vong của 6 tháng năm 2020 so với tháng 1-6 / 2019 là 3,1%.

 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top