Ước gì có ngày quay trở lại ...
Những cuốn sách, những bài hát, bộ phim hoạt hình, ... này một thời tuổi thơ của emKỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô
Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.
Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....
Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.
Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:
( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:
-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?
-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven
-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?
-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo
- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?
- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?
- Tchaikovsky là thằng nào?
- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.
- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)
Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)
Trong lúc chờ 2 cụ bên thớt Nam Mỹ, em lội qua đây cày đêm.Kỳ 1: Ngồi ở Việt chém gió về Liên xô
Có lẽ thế hệ 7x như tôi ai ít nhiều cũng đã mơ tưởng về Liên Xô hay nước Nga qua những trang sách. Cả thế giới bên ngoài của chúng tôi chỉ từ những cuốn “Tiếng Nga quyển 1” cho tới “Tiếng Nga quyển 3”. Tuyệt nhiên không hiểu gì về thế giới tư bản, và mặc nhiên những cái gì bị gắn với mác tư bản đều bị coi là xấu xa, suy thoái.
Về văn hóa nghệ thuật hồi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều. Hồi nhỏ học cấp 2 thì được học hát bài “ Nụ cười”, lớn lên thì miệng lẩm nhẩm hát bài “ Triệu bông hồng”, “Kachiusa”... về nhà thì nghe được từ chiếc đầu đĩa than với cái loa rè của cụ già mấy bài như: “ Đôi bờ”, “Chiều Mát cơ va”....
Sách truyện thì phải đọc mấy tác phẩm của Nga “ Thép đã tôi thế đấy” “Chiến tranh và hòa bình”, “Xa Mạc tư khoa”. Phim ảnh của trẻ con thì chũng chỉ biết được “ Hãy đợi đấy” và mấy bộ phim mầu chiến đấu của Liên Xô chủ yếu là về cuộc chiến tranh vệ quốc của họ.
Tôi còn nghe được một câu chuyện về thẩm âm thời đó như thế này:
( Một hôm đồng chí thủ trưởng một cơ quan, nghe thấy cấp dưới của mình đang nghe một thứ nhạc gì mà lời không có, lại còn não nề, thi thoảng lại giật đùng đùng. “Thôi chết rồi, thằng này suy thoái quá”, nghĩ thế đồng chí liền chạy sang và hỏi:
-Đồng chí đang nghe thứ nhạc gì vậy?
-Báo cáo thủ trưởng tôi đang nghe bản giao hưởng số 9 của Beethoven
-Hả cái gì? Sao giao hợp lại còn có nhạc? Mà lại 9 lần là sao? Này đồng chí? Beethoven là thằng nào vậy?
-Thưa đồng chí, đó là nhà soạn nhạc người Áo
- Thôi chết đồng chí nghe nhạc của địch rồi nó mới đồi trụy như thế, ai đời giao hợp còn có nhạc. Tôi yêu cầu đồng chí không được nghe loại nhạc đồi trụy này và ngày mai viết kiểm điểm nghe rõ chưa?
- Thưa đồng chí, tôi rõ rồi. Đồng chí cho tôi hỏi tôi có được nghe loại nhạc của Tchaikovsky này không ạ?
- Tchaikovsky là thằng nào?
- Dạ thưa Tchaikovsky là người Nga ạ, Liên xô đấy ạ.
- À được quá đi chứ, đồng chí chỉ được nghe nhạc của Đồng chí Tchaikovsky thôi nghe rõ chưa?)
Mơ tưởng về nước Nga ( đương nhiên là ảnh sưu tầm)
Hom nay em moi đọc bài của cụ nhưng cũng thay xấu hổ thay cho cụ va nhung người Việt Nam minh bị phan biệt đối xử ở xứ người cụ ah! Em đã va đang sống ở nc Nga nhưng minh luôn bi cảm giác ghẻ lanh ,xa lanh va họ xem mình là cái gì đó bẩn thỉu ma họ ko muốn đếm xỉa đến. Nhung tất cả co nguyen nhân của nó đấy ah. Rat nhiều nguyên nhan nhung nguyên nhân chính vẫn là bản chat xau xa cua bộ phận người Việt Nam minh tự lam ô uế những con người Việt tot bụng , chân chính. Chuc cụ chuyen đi vui ve . Bỏ lai sau lưng tất cả và xách ba lo len thang tien đi cụ.
[/QUOT
Em cũng đọc sơ sơ về khác biệt giữa Thiên Chúa giáo và Tin Lành.Người dân Nga trong thế kỷ 17
Ở thành phố, Nga có tầng lớp thị dân từ khá sớm. Họ là những người buôn bán, thợ thủ công, giáo viên, nghệ sĩ....chính vì nước Nga không như Trung Quốc coi trọng Sĩ, nông, công, thương nên tầng lớp này khá phát triển.
Còn tầng lớp quý tộc thường họ sống trong những lâu đài của họ. Họ ăn mặc lụng thụng, áo thường dài chấm gót. Tay áo rộng lùng thùng. Họ đi đâu, gặp ai cũng cử hành mọi nghi lễ rất nghiêm túc. Nên chỉ khi có việc mới gặp nhau. Chứ gặp nhau để chém gió như dân ta bây giờ thì hành lễ chào hỏi xong nó cũng mất cmn cả tiếng đồng hồ. Hết cả thời gian chém gió.
Ở quê thì người dân Nga có xu hướng sống thành những làng mạc. Họ không sống cô độc sâu trong rừng. Cũng đúng thôi nước Nga rộng mênh mông, lạnh lẽo ở rừng sâu có mà làm mồi cho sói. Những ngôi làng nhỏ nằm ngay bìa rừng. Ở giữa các ngôi nhà thường là nhà thờ Chính thống giáo và ngay cạnh đó là một nhà tắm công cộng cho làng.
Người dân Nga họ thường mặc áo may bằng vải thô với một sợi dây buộc lại ở thắt lưng. Hai ống quần được bó lại ở cổ chân hoặc được túm vào đôi giầy cao cổ ( nếu có giầy). Tóc họ cắt cao đến tai, nhưng để râu lòa xòa ít tỉa tót. Trên đầu đội một cái mũ lông thú. Khi lớn lên, làm lễ rửa tội theo Chính thống giáo họ thường đeo cây thánh giá ở cổ. Cuộc sống của người nông dân Nga cũng không khác gì mấy người nông dân châu Âu trong thời kỳ Trung cổ. Cũng sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng đến ngày 1/5 ngày chào hè và có ý nghĩa hồi sinh và trù phú họ vào rừng, nướng thịt, tổ chức tiệc khiêu vũ, ăn nhậu say xỉn và máu lên thì còn làm nhiều việc khác nữa.....
Thân phận người phụ nữ Nga thì lại giống người phụ nữ ở phương Đông. Trái ngược với Pháp và các nước phương tây. Luôn tôn trọng, nịnh đầm phụ nữ. Thì người Nga lại cho rằng trong phụ nữ luôn tiềm ẩn những tố chất xấu có điều kiện là bung ra.
Phụ nữ ở Nga, ngay cả ở giới quý tộc. Hầu như họ thường kết hôn với người họ chưa từng gặp. Cho đến khi ông bố và gia đình chú rể thương thảo xong xuôi. Việc thương thảo dường như chỉ gồm có 2 phần là của hồi môn và được ông bố đảm bảo về trinh tiết của cô gái. Nếu như sau đêm tân hôn chú rể có than vãn cô dâu không còn trinh (mặc dù không chính xác) thì hôn lễ vẫn bị hủy bỏ và của hồi môn được trả lại. Khổ nỗi cô nào mà bị như thế thì xác cmn định luôn là ở vậy mãi rồi đi cặp bồ cho nó sướng chứ không thằng nào nó chịu lấy đâu.
Sau khi hiệp thương xong, cô dâu che mạng đi ra giới thiệu với chồng tương lai. Ông bố dùng cái roi đánh nhẹ vào lưng con gái và nói: “Con gái ta, đây là lần cuối cùng con được cha dạy dỗ. Bây giờ con không còn lệ thuộc vào cha nữa. Nhưng nếu con không tốt với chồng của con anh ấy sẽ thay cha mà dạy con với cây roi này”. Sau đó người cha sẽ trao cây roi cho chú rể. Thế là tha hồ bạo hành gia đình xảy ra, cô dâu có kiện vào mắt. Em Trang hạ em ấy sống ở thời nay còn nói đàn ông là con lợn, chứ sống vào thời đó không biết em ấy gọi đàn ông là con gì???
Trước ngày cưới, bà mẹ cô dâu dẫn con đến nhà chú rể. Buổi sáng trước ngày cưới cô dâu bịt kín toàn thân. Khi trao nhẫn cưới phải cam kết chung thủy. Rồi cúi xuống đôi giày của chồng, cho trán chạm vào đôi giày của chồng tỏ ý phục tùng và không dám bật lại.
Khi quan khách nhậu nhẹt bên ngoài thì cô dâu và chú rể chui vào phòng khoảng 2h đồng hồ. Sau đó sẽ mở cửa đi ra. Mọi người hỏi xem cô dâu có còn trinh không. Nếu chú rể nói “Yes” thì mọi người chúc mừng. Nếu chú rể say “No” thì mọi người đem cô dâu về nhà luôn trong đêm đấy kèm theo của hồi môn được trả lại.
Sau khi kết hôn, người phụ nữ như là osin trong gia đình chồng. Chồng thích thì ban phát cho ngụm vodka. Còn không thì oánh. Luật pháp lại cho phép đánh vợ. Nên nhiều khi người vợ bị đánh chết thì nguời chồng lại được đi cưới vợ khác ngon hơn, trẻ hơn và đỡ lèm bèm hơn. Nhưng có nhiều mụ vợ gấu mèo, đánh nó nó oánh lại nên nhiều khi kẻ die lại chính là đức ông chồng. Lập tức Sa hoàng Aleksei ban bố một đạo luật để bảo vệ đàn ông và trẻ em nhằm trừng phạt nặng người vợ có bản án giết chồng là bị chôn sống với cái đầu thò lên cho đến lúc chết.
Còn nếu vợ già, béo, xấu rồi. Ông chồng muốn thay vợ khác ư? Quá đơn giản. Ly dị. Thiên Chúa giáo cấm ly dị, nhưng Chính thống giáo thì khác, luôn tìm cách mở đường cho đàn ông. Ly dị đơn giản lắm. Ông chồng chỉ cần kiếm chai vodka, đến gặp cha xứ và nói rằng “Con vợ con bây giờ nó kính yêu Chúa lắm, nó muốn dành toàn bộ cuộc đời còn lại cho Chúa”. Thế là hôm sau người vợ lập tức được đưa vào trong tu viện. Không cần biết cô ta có muốn hay không. Còn ông chồng thì thoải mái đi tý tởn với những cô gái khác. Nước Nga thiếu gì, toàn gái xinh và ngon. Không làm thế rồi bọn TQ, Đài loan, Hàn quốc nó lại sang lấy về làm vợ hết à.
Nói vui vậy thôi, chứ thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ở Nga cực khổ trăm bề. Họ luôn bị coi là tầng lớp dưới, nhiều khi khong được đối xử như con người. Thế mới cần giả phóng phụ nữ, đấu tranh cho nam nữ bình quyền... chứ như ở xứ ta. Phụ nữ sướng như vua à như hoàng hậu, thế mà cũng vẽ vời đấu tranh abc rồi du nhập mấy cái ngày ngoại lai vớ vẩn như 8/3 vào chẳng biết để làm gì nữa. (J4F)
Boyar- Gia cấp quý tộc ở Nga
Người nông dân Nga
Phụ nữ Nga
http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/c61.jpg.html
Em vừa còm xong nhưng lại phải còm tiếp ngay vì đoạn này cụ viết hay quá. Viết về lịch sử chiến tranh thực tế, hài hước lại bay bổng chứ ko hề tô vẽ.Quân đội
Nói về quân đội Nga thế kỷ 17, ta phải tìm hiểu xem châu Âu hồi đó tiến hành và cách thức chiến tranh như thế nào.
Khi các vị quân vương mâu thuẫn với nhau về kế vị ( chiến tranh kế vị Tây Ban Nha), tôn giáo ( Pháp, TBN vs Anh Thế kỷ 16) hay bất kỳ một lý do gì đó là có thể gây chiến tranh.
Vấn đề là những nước lớn: Anh, Pháp, Tây Ban Nha.... thì quân đội bao giờ cũng sẵn đại bác tầu bè bao giờ cũng nhiều, dân số thì đông đúc nên nguồn lực chiến tranh luôn dồi dào. Nhưng những nước nhỏ: Hannover, Hà lan, Phổ, Đan mạch.....thì lấy đâu ra quân mà đánh nhau. Có tiền có thể mua được đại bác, súng ống, gươm kiếm...chứ người thì lấy đâu ra. Thế là lính đánh thuê xuất hiện.
Ngày đó khái niệm đi lính đánh nhau nó là một nghề. Họ không vì tổ quốc XHCN, vì lý tưởng của CNCS hay cái gì gì đó, mà họ đi đánh nhau lấy tiền. Nay họ cùng chiến hào với người này, ngày mai lại cầm súng bắn vào những người hôm qua vừa cùng chiến hào với mình. Việc này nó giống y như chúng ta nay làm công ty này, ngày mai nhảy sang công ty khác. Hoàn toàn bình thường, hôm qua tôi bắn anh suýt chết, ngày nay khoác lên người bộ quân phục mới tôi làm bạn với anh, chẳng ai thù ai, trách ai cả. Mà họ coi lẽ dĩ ngẫu nó phải thế hoàn toàn không có ý nghĩ đào ngũ, chạy sang bên kia chiến tuyến hay chiêu hồi..... Hơn nữa, vương quốc nào cần quân có thể thuê hàng quân đoàn. Vị quân vương này hưởng thái bình rồi thì cho quân vương khác đang có chiến tranh thuê cả hàng quân đoàn thu tiền về hưởng lợi. Quân đội Nga cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong suốt thế kỷ 16,17 các sĩ quan cao cấp trong quân đội Nga toàn là người Pháp, Hà lan, Anh, Đức....
Cái chuyện đánh nhau nó cũng buồn cười và khá đặc biệt. Không phải cứ lừa nhau đánh úp như ngày nay hay như phương đông. Các quóc gia châu Âu hồi đó có quy định về chiến tranh theo thông lệ.
Vì mùa đông ở châu Âu rất lạnh, tuyết rơi, ngăn cản những cuộc hành quân và chiến đấu. Bạn tưởng tượng xem làm sao có thể chiến đấu dưới hào đầy tuyết rơi và ẩm ướt mà ẩm ướt thì thuốc súng của họ không thể cháy được. Nên các quốc gia châu Âu đồng thuận và đưa ra nhwunxg quy định về chiến tranh. những quy định Họ chiến đấu vào hai mùa Hè và Thu còn Đông và Xuân thì nghỉ ngơi và tuyển quân.
Thường là sau mùa xuân khi tuyết tan, cỏ đã mọc nhu nhú cho ngựa có thể ăn được. Nhất là vào khoảng tháng 5,6 khi bùn đã khô các cánh quân bắt đầu di chuyển. Họ đánh nhau công hãm thành , khiêu chiến..cho đến tháng 10. Tháng 11 khi sương giá bắt đầu xuất hiện thì các đạo quân bắt đầu chui vào trong trại để trú đông. Còn các sĩ quan cao cấp của họ quay về kinh đô ăn chơi hát lượn. Như trong cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, trong suốt 10 năm liên tiếp cứ đến mùa đông Công tước John Churchill Marlborough đều về London thăm cô bồ trẻ. Cùng thời gian này các sĩ quan Pháp cũng về Paris ăn chơi đàn đúm.
Có 1 quy ước rất văn minh là việc cấp phép cho sĩ quan đi qua lãnh thổ thù địch để về quê nghỉ đông với vợ. Cứ tưởng tượng xem sĩ quan Anh đang đánh nhau với liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Ý. Được phép đi qua đất Pháp để về Anh. Thế mới thấy tuy đánh nhau nhưng nét văn minh không hề thiếu. Cái truyền thống này nó còn kéo sang đầu thế kỷ 20. Tôi nhớ có câu chuyện trong WW1, khi mùa Giáng sinh đến, hai bên đình chiến, và hai chiến tuyến họ còn tổ chức giao hữu bóng đá với nhau. Nghe thì như đùa, nhưng nếu bạn hiểu về cách thức tiến hành chiến tranh ở châu Âu thì bạn sẽ thấy nó không hề vô lý.
Còn hành quân, phải nói rằng châu Âu họ hành quân rất chậm. Trung bình một đoàn quân 1 ngày hành quân được vẻn vẹn 8km. Công tước Churchill xứ Marbourough – một trong những vị tướng đại tài của châu Âu thế kỷ 17-18 có cuộc hành quân dọc sông Rhine được coi là thần tốc và được ghi vào sách giáo khoa chiến tranh của châu Âu với tốc độ 11 km/ ngày. Đọc đến đây các bạn thắc mắc và bảo tôi nói phét, thế thì thua cmn Nguyễn Huệ nhà mình à??? nhưng hàng quân chậm vì nó có lý do của nó.
Vũ khí hạng nặng thời đó chính là pháo đại bác. Khổ nỗi pháo và đại bác không tự hành được mà phải dùng ngựa kéo. Mà nhục một cái, bánh xe của khẩu pháo đi trước làm nát cmn đường, khẩu sau lại bị trơn trượt nên không thể đi nhanh được. Mà phục vụ anh đại bác này đâu chỉ có cái xác anh ấy không đâu. Phải cho anh ấy ăn đồ ăn nữa, mà “đồ ăn” của anh ấy ít nhất là 3kg/ miếng còn miếng to thì tới 12 kg nên phải có xe goòng rơ móc để chở đạn.
Các đoàn quân đi thành hàng dài, kỵ binh đi trước và 2 bên để bảo vệ, xe ngựa kéo, pháo, đại bác, xe goòng đi sau. Ngày đi đêm nghỉ, dựng trại buổi tối cũng mất thời gian. Họ dựng lều theo hàng ngang, dỡ hàng hậu cần ra, nhóm lửa nấu ăn, cho ngựa nghỉ ngơi...Nếu gần chỗ quân địch thì phải đào công sự, dựng cọc bảo vệ canh gác....
Cũng chính vì hành quân khó khăn như thế, nên nước Nga ở quá xa xôi châu Âu hầu như ít bị tấn công, sau này những vị quân vương nào tấn công Nga đều bị trả giá, Karl XII, Napoleon....là những tấm gương cho những người có ý định đánh chiếm nước Nga
Cách thức và chiến thuật trong mỗi trận chiến.
Không giống phương đông, chúng ta hay xem, đọc truyện Tam quốc của Tàu. Khi đánh nhau tường ta đồng trống rồi hai đại tướng cầm quân ra chào hỏi. Thấy ngang vai với mình thì đánh. Quân sĩ hò reo và thấy bên nào yếu thế thì lao vào chém giết.....
Thời trung cổ tùy từng ông vua, điển hình là vua Louis XIV rất thích vây hãm, ông đã vây hãm 50 thành phố thị trấn và đều phá được. Ngoài ra trong chiến thuật phòng thủ ông cũng cho xây dựng những pháo đài được cho là kiểu mẫu của châu Âu thời bấy giờ. Bạn nào chơi đế chế, có pháo đài được xây sẵn với những cái tháp canh trong trò chơi đó chính là pháo đài của Louis de Vauban ( tướng của Louis XIV) sáng chế ra đó.
Trong cuộc vây hãm khi thấy tường thành sắp bị sụp đổ không chịu nổi đạn pháo nữa thì người giữ thành sẽ đầu hàng trong danh dự và hầu như đối thủ của họ sẽ chấp nhận. Còn nếu không đầu hàng thì cả thành phố khi sụp đổ sẽ bị tàn phá, cướp, hiếp, giết....
Các nhà quân sự nổi tiếng thời này là quận công xứ Marlbourough, Vua Thụy điển Karl XII. Thì lại thích di chuyển, không thích vây hãm. Triết lý chiến tranh của họ về sau được Patton áp dụng là “Liên tục tấn công”
Khi trận chiến nổ ra, đầu tiên là là đại bác khai hỏa, nhưng binh sĩ châu Âu cũng khá gan dạ, đứng yên hàng ngũ khi đại bác gầm rít. Sau khi đại bác khai hỏa, các đoàn bộ binh ( quyết định chiến thắng) vừa di chuyển vừa dùng súng bắn vào nhau. Thời kỳ này có 2 loại súng, quân đội Nga súng hỏa mai cồng kềnh bắn được một phát đạn thì mất tới 22 thao tác và trong khí hậu ẩm ướt thì lại vô dụng. Trong khi quân đội châu Âu, dùng súng kíp, nhẹ hơn, ít thao tác hơn nên thời gian bắn cũng nhanh hơn họ có thể bắn được vài phát mỗi phút.
Khi tới sát nhau, lưỡi lê gắn ở đầu súng được mở ra. Họ giáp lá cà chiến đấu, cái này quân đội Nga cũng ở vào thế yếu hơn vì quần áo lụng thụng râu ria xồm xoàm, quân lính say xỉn...trong khi quân châu Âu mặc quần áo gọn gàng hơn thao tác nhanh nhẹn hơn.
Quân Nga cũng có điểm mạnh thời đó. Đó là kỵ binh tuy nhiên kỵ binh phương tây lại không mang tính chất quyết định cho mỗi trận chiến.
Thế nên nếu không có Peter Đại đế cải cách thì quân đội Nga mãi mãi chỉ là một quân đội yếu kém của châu Âu. Chỉ nặng tính phòng thủ và không bao giờ đi tấn công được.
Em nói thật em đi hết pháp ý đức mỹ sang đến Nga đều thấy kém xa Nga về độ hoành tráng. Em có ông anh đại tá tổng cục 2 cả đời đi tùy viên quân sự, về hưu mới được sang Nga du lịch tự túc cũng trầm trồ thua nga hếtNhà thờ ở Nga qua ảnh cụ Tùng thật lung linh, em thích lịch sử của nó thôi chứ xét về độ hoành tráng và đẹp thì thua rất xa những nhà thờ ở Ý, Áo, Pháp , Đức. Ở đó ngoài kiến trúc vô cùng độc đáo thì những bức tranh trang trí bên trong còn vô cùng đẹp và nổi tiếng mang theo đó là những câu chuyện ly kỳ, lý thú.
Nếu nói về mái chóp dát vàng thì đúng là chỉ ở Nga mới có.Em nói thật em đi hết pháp ý đức mỹ sang đến Nga đều thấy kém xa Nga về độ hoành tráng. Em có ông anh đại tá tổng cục 2 cả đời đi tùy viên quân sự, về hưu mới được sang Nga du lịch tự túc cũng trầm trồ thua nga hết
đại tá tổng cục 2 cả đời đi tùy viên quân sự mà lại không sang Moscow bẩm báo lần nào (trong thời gian công tác) thì không đúng rồi.Em nói thật em đi hết pháp ý đức mỹ sang đến Nga đều thấy kém xa Nga về độ hoành tráng. Em có ông anh đại tá tổng cục 2 cả đời đi tùy viên quân sự, về hưu mới được sang Nga du lịch tự túc cũng trầm trồ thua nga hết
E đọc được là auto servicEChúng tôi tiếp tục chạy, thi thoảng lại gặp một vài thị trấn làng mạc. Còn lại hầu hết là những con đường với hai bên là rừng bạch dương đang ngả sang mầu vàng.
Đây chắc cũng là một nhà máy cũ bỏ hoang, ở dưới người ta quây lại làm cái gì thì tôi cũng không biết vì viết toàn tiếng Nga
]
[URL=http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/DSC_8164.jpg.html][/URL
]
[/url]
Lão ấy mới đi Thăm Putoi à cụ?Phần 2 đâu nhỉ lão MD?
Các cụ không đi thăm thú mấy cái liên quan đến vũ trụ ợ, e đợi mãi ko thấy, bọn Nga này là cường quốc trên thế giới mừNếu nói về mái chóp dát vàng thì đúng là chỉ ở Nga mới có.
Còn nếu nói về nghệ thuật thì Nga còn xa lắm mới tới cửa của tây Âu đc cụ ạ.
Mà tất cả những công trình kiến trúc đẹp và để đời ở Nga đều do bàn tay của các KTS tây Âu thiết kế từ Cung điện mùa hè tới TP Saint Petersburg
Thực ra thì anh Ivan cục mịch này phát triển sau và ít có đầu óc nghệ thuật như dân tây Âu.