[CCCĐ] Nước Nga: Ký ức, mơ tưởng và hiện thực

xuanmanhnguyen

Xe điện
Biển số
OF-374954
Ngày cấp bằng
24/7/15
Số km
3,016
Động cơ
-242,380 Mã lực
Cụ Tungnguyen MD oi! Tất cả nhung gì cụ kể về nguoi Việt Nam o Nga đó moi là be nổi cua tảng băng chìm thoi cụ ah! Con nhiều thứ khốn nạn cuả những " Con lạc cháu hồng"ma những ai đang sinh sống ở Nga mới hiểu hết đc cụ ah! Văn cua cụ sâu sac va tinh tế lam . Ngưỡng mộ bac luon đấy. Neu cụ còn yeu nc nga và quay lai nc Nga. em mong gặp cụ và lam vài chai vodka cung cụ.#-o~o)
Hôm nay tôi được tin mấy người Việt mình mang 5 kiện rau sang Nga. Bị Hải quan tịch thu, người mang rau quay lại dẫm nát chỗ rau này. Nên Hải quan Nga akay lắm càng xiết chặt chuyện hàng hóa và XNC với người Việt mình hơn. Tôi cũng xin chia sẻ những sự việc và cảm nghĩ của tôi về người Việt mình khi tiếp xúc với những đồng bào mình từ cao tới thấp.

Có lẽ cái sân bay Domodedovo là cái sân bay lộn xộn vào bậc nhất thế giới và khu làm thủ tục xuất, nhập cảnh cho người Việt là cái tâm điểm của sự lộn xộn đó. Nó đúng như một xã hội Việt nam thu nhỏ. Ở đây các bạn có thể thấy sự chen lấn, xô đẩy khi xếp hàng và cả chuyện hối lộ để Hải quan cho qua hay có những nguời bất chấp quy tắc vượt rào tạo ra những ngoại lệ cho bản thân mình.

Câu chuyện dẫm nát rau nó cho thấy cái cách đối xử của người chủ hàng này quá là thấp kém và man rợ. Hải quan Nga làm không sai ( tuy có không đường hoàng là lại đem số rau cỏ này bán lại cho người Việt tại Nga) vì đã có quy định không được đem rau cỏ nhập cảnh. Anh đã sai khi đem vào, lại còn suy nghĩ không ăn được đạp đổ thì càng làm người Nga họ coi thường và mãi mãi không bao giờ họ coi trọng mình được.

Khi đến khu vực nhập cảnh thì chen chức lộn xộn, ai cũng chen lấn đi trước. Khi đến khu vực xuất cảnh thì có những người gặp ai cũng hỏi xem có thừa tiêu chuẩn kg hàng gửi không để chị gửi hộp sữa cho cháu. Tôi cũng thấy lạ nhưng về sau mới biết rằng ở Nga có đội xách hàng chuyên nghiệp đi về Việt nam giá là 10 USD/kg nên bà con đi về tranh thủ xách hàng bù vào tiền vé máy bay vậy.

Hôm chúng tôi xuất cảnh để về VN. Đang ngồi đợi để lên máy bay thì máy bay của VN Airline hạ cánh. Bà con từ trên máy bay xuống, đến cái cửa kính trước mặt chúng tôi thì rẽ phải để đi ra khu vực làm thủ thục Hải quan nhập cảnh. Bỗng cánh cửa kính đó mở ra, ông T. B. H chủ tịch của một ngân hàng quốc doanh của Vietnam mình hai tay đút túi quần phăm phăm đi ra dẫn theo đoàn bậu xậu khoảng hơn 20 người đi vào đúng chỗ hành khách chuẩn bị xuất cảnh đi ra ngoài. Không cần phải ra Hải quan làm thủ tục nhập cảnh. Ông chủ tịch này đi nhanh quá, chẳng chờ đợi ai. Thế là người trước, người sau check đoàn xem đủ chưa, gọi nhau í ới cả một góc sân bay. Rồi những người bạn Nga ra đón tay còn cầm cái biển VIP trên tay cũng ngớ người ra, chạy theo ông ấy. Gây ra những hành động lộn xộn. Như thế đó, người Việt mình từ cao đến thấp sang nước bạn gây lộn xộn như thế thì đòi hỏi họ tôn trọng mình làm sao được. Họ luôn coi mình là dân mọi rợ, tầng lớp dưới, nên cái cách đối xử cũng phân biệt hơn. Tôi nghe mấy anh bạn kể hồi Liên xô tan vỡ, người Việt mình về nước bị dồn hết vào một cửa, và bị cảnh sát của họ vung dùi cui quật xuống đầu để ổn định trật tự không biết là có đúng không. Bác nào từ về nước thời gian đấy confirm giúp tôi một cái.


 

Keep

Xe điện
Biển số
OF-199915
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
4,369
Động cơ
377,297 Mã lực
Nơi ở
ivc
Em đọc một lèo thấy càng muốn khám phá tìm hiểu về Nước Ngã vĩ đại, nhất là ái Nga ^^ Em kê gạch hóng thêm ạ
 

Keep

Xe điện
Biển số
OF-199915
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
4,369
Động cơ
377,297 Mã lực
Nơi ở
ivc
Trong lúc chờ đợi mời cả nhà nghe lại giai điệu bài hát này ạ,

 

matiz99

Xe tải
Biển số
OF-34928
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
437
Động cơ
478,770 Mã lực
Có lỗi sau xảy ra với yêu cầu của bác:

Úi, sao bác chú ý tới bác nhiều thế! Cho dù hay hoặc dở thì bác cũng phải rót rượu cho người khác rồi mới rót lại cho bác được.
 

phongtran12

Xe đạp
Biển số
OF-390961
Ngày cấp bằng
7/11/15
Số km
22
Động cơ
237,250 Mã lực
Tuổi
44
Con đường ở Nga thích quá, nhìn cụ già cũng rất trầm tư xem ảnh cứ thấy tâm trạng quá à.
 

xichlomoauto

Xe hơi
Biển số
OF-349882
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
169
Động cơ
269,188 Mã lực
Mãi vẫn chưa thấy cái vụ chân cẳng gì đó của cụ nhỉ?
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Tôi ôm bụng cười chết mất với đoạn ông tả về phụ nữ Nga.. :)). Sao luca mình sang chả thấy nó cúi xuống hôn giày nhể?
Thế kỷ XVII nó hôn giầy. Bây giờ thế kỷ XXI rồi, giải phóng phụ nữ rồi. Nên ông sang đó nó hôn cao hơn giầy một mét đó còn gì :))

Mãi vẫn chưa thấy cái vụ chân cẳng gì đó của cụ nhỉ?
Chưa cụ ạ ;)
 

Keep

Xe điện
Biển số
OF-199915
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
4,369
Động cơ
377,297 Mã lực
Nơi ở
ivc
Kê gạch hóng tối qua đến giờ cụ Tung ơi
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,737
Động cơ
741,027 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Thế kỷ XVII nó hôn giầy. Bây giờ thế kỷ XXI rồi, giải phóng phụ nữ rồi. Nên ông sang đó nó hôn cao hơn giầy một mét đó còn gì :))
;)
Gớm tường tận nhể? Viết nhanh lên tôi còn viết ké tí, ngứa tay quá dồi.. :D
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Tôn giáo

Như trên tôi đã nói, Chính thống giáo du nhập vào Nga từ cuối TK thứ 10. Nhưng phải đến cuối thế kỷ thứ 16 thì Chính thống giáo Nga thoát ly hoàn toàn khỏi sự ảnh hưởng của Thượng phụ Constantinope. Có nghĩa là Đức Giáo chủ Nga hoàn toàn độc lập và không phải báo cáo ai cả. Nhưng nói thế cũng không đúng. Không như Giáo hoàng La mã, đứng trên cả các ông vua của châu Âu. Thì Giáo chủ ở Nga lại hoàn toàn bị phục tùng Sa hoàng. Thật ra thì duy nhất trong cả quãng đường “kết hôn” với Sa hoàng thì chỉ có duy nhất Giáo chủ Nikon có lúc còn vượt mặt được Sa hoàng Aleksei ( Cha của Peter). Ông xây thêm tu viện, cấm các giáo sĩ uống rượu, mời các Giáo chủ khác đến Nga. Bày ra một loạt những nghi lễ vốn đã rất rườm rà của Chính thống giáo. Nhưng cũng như đa phần các Giáo chủ khác của Chính thống giáo nước Nga. Ông không có cải cách gì nhiều, ngoại trừ những việc thay đổi một số nghi lễ vì cho là mình lớn cmnr, oai cmnr, không cần phải đi theo nghĩ lễ của bọn Hy lạp bé tý hay bọn Constantinop hủ tục ấy.

Vào lúc đỉnh cao của quyền lực, tất cả những việc to nhỏ trong nước Nga đều phải có ý kiến của Nikon thì công việc mới được chạy. Dần đần chắc muốn học đòi theo Giáo hoàng La mã chăng? Mà ông đưa quyền lực của Giáo hội vượt lên trên quyền lực của triều đình. Một bữa Aleksei uống rượu say chắc đòi ngủ với hoàng hậu, mà hoàng hậu lại chạy đi hỏi ý kiến của Giáo chủ Nikon chăng? ( tôi đoán thế, không trúng thì thôi) làm Sa hoàng điên tiết. Đuổi Nikon ra khỏi Mockva về Tu viện New Jerusalem. Và sau này đày ông sang Siberia lạnh giá. Trong những năm cuối đời Giáo chủ sống nghèo đói trong cô đơn bệnh tật và chết trên đường trở về New Jerusalem.

Vị Giáo chủ kế vị Nikon ( không phải là Cannon hay Leica đâu nhé) mà là Joachim. Thấy gương tày liếp cmnr. Sau khi nhận chức vội chạy đến quỳ dưới chân Sa hoàng và nói “ Thưa Đấng quân vương, tôi không biết gì về đức tin cũ hay mới, nhưng bất kỳ quân vương ban hiệu lệnh gì tôi sẵn sàng phục tùng tuyệt đối”. Thế là mèo lại hoàn mèo, Sa hoàng lại đứng trên pháp luật, đứng trên cả tôn giáo, thần quyền và chắc là cũng đứng trên hiến pháp.

Còn Giáo hội thì ngày càng cùn đi, thiếu tổ chức , ù ì, mục nát và mê tín. Trên thực tế nó chỉ là tay sai và chính là dư luận viên để Sa hoàng lợi dụng.

Dân Nga thì sao? Dân Nga là những người hiền lành, ù ì và dễ chấp thuận. Không như châu Âu, họ xem tín ngưỡng mạnh hơn logic và cho rằng cuộc sống được kiểm soát bởi nhũng sức mạnh siêu nhiên. Và quan trọng nhất là họ thích rượu vodka hơn khoa học. Chỉ cần làm chai rượu vào thì phó mặc mọi việc cho Chúa, con phải say cái đã. Chính vì thế họ không có những người phản đối nhà thờ như Copernicus, Galilei....Vì họ đâu có cần thiết phải lật ngược vấn đề, phải hỏi tại sao? Thiên tai xảy đến họ chấp nhận, lệnh ban ra họ thi hành và Đức tin thì vô cùng lớn và không bao giờ thay đổi.

Chính vì thế nên không như tây Âu có nhiều trò tiêu khiển khác, món ăn tinh thần chính của dân Nga là hành lễ và dành toàn bộ Đức tin nơi Chúa. Trong lịch ngày, tháng, năm của họ thì họ dành đa số thời gian cho việc cầu nguyện ( Chính thống gióa rất bảo thủ và vô cùng nhiều nghi lễ). Đến nhà thờ họ hành lễ với cha xứ, về nhà họ cầu nguyện với cây Thánh giá gỗ ở nhà. Trước khi ngủ với vợ người đàn ông tháo Thánh giá ra, che hết thánh giá và đồ thờ trong nhà lại rồi mới hành sự. Kể cả trong mùa đông rét âm mấy chục độ, một cặp vợ chồng có trót ngủ với nhau mà muốn đi nhà thờ cũng phải tắm rửa rồi mới được bước vào ngôi nhà của Chúa ( ngày xưa làm dek gì có bình nóng lạnh như bây giờ mới biết là dã man như thế nào). Thậm chí thằng ăn trộm, trước khi đi đập vòm ở đâu cũng tự cầu nguyện trước thánh giá xin xá tội rồi mới đi ăn trộm.

Tôi không phủ nhận những giá trị Chính thống giáo đóng góp cho Nga. Nhưng thật ra thì chính Chính thống giáo cũng cản trở nước Nga phát triển nhiều lắm. Một trong những việc đó là bài xích nguwoif nước ngoài. Giống như TQ nước Nga ở thế kỷ 17 coi mình là trung tâm của vũ trụ, là nơi văn minh nhất. Nên coi thường và kỳ thị những người nước ngoài. Cho rằng họ mọi rợ, không đủ nghi lễ, hút thuốc lá....Ngay cả đến các vị đại sứ cảu các cường quốc tây Âu cũng bị cho rằng “Không làm gì tốt cho nước Nga cả, chỉ kéo những điều xấu xa, trụy lạc, suy thoái vào nước mình mà thôi”. Tư duy đó tồn tại mãi, cho đến khi Peter Đại đế lên ngôi ông mới xóa bỏ

Nói thế mới biết ở thế kỷ 17, cuộc sống tinh thần của đa số dân Nga chỉ biết tin vào giáo lý của Chính thống giáo. Một lời nói của Đức Linh mục như một lời tuyên thệ, lời chỉ dẫn của Chúa. Nên dân hoàn toàn phục tùng và nghe lời. Nhưng ở thượng tầng họ bị phụ thuộc hoàn toàn vào triều đình và để cho Sa hoàng lợi dụng


Linh mục Chính thống giáo



 

Keep

Xe điện
Biển số
OF-199915
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
4,369
Động cơ
377,297 Mã lực
Nơi ở
ivc
Tôn giáo

Như trên tôi đã nói, Chính thống giáo du nhập vào Nga từ cuối TK thứ 10. Nhưng phải đến cuối thế kỷ thứ 16 thì Chính thống giáo Nga thoát ly hoàn toàn khỏi sự ảnh hưởng của Thượng phụ Constantinope. Có nghĩa là Đức Giáo chủ Nga hoàn toàn độc lập và không phải báo cáo ai cả. Nhưng nói thế cũng không đúng. Không như Giáo hoàng La mã, đứng trên cả các ông vua của châu Âu. Thì Giáo chủ ở Nga lại hoàn toàn bị phục tùng Sa hoàng. Thật ra thì duy nhất trong cả quãng đường “kết hôn” với Sa hoàng thì chỉ có duy nhất Giáo chủ Nikon có lúc còn vượt mặt được Sa hoàng Aleksei ( Cha của Peter). Ông xây thêm tu viện, cấm các giáo sĩ uống rượu, mời các Giáo chủ khác đến Nga. Bày ra một loạt những nghi lễ vốn đã rất rườm rà của Chính thống giáo. Nhưng cũng như đa phần các Giáo chủ khác của Chính thống giáo nước Nga. Ông không có cải cách gì nhiều, ngoại trừ những việc thay đổi một số nghi lễ vì cho là mình lớn cmnr, oai cmnr, không cần phải đi theo nghĩ lễ của bọn Hy lạp bé tý hay bọn Constantinop hủ tục ấy.

Vào lúc đỉnh cao của quyền lực, tất cả những việc to nhỏ trong nước Nga đều phải có ý kiến của Nikon thì công việc mới được chạy. Dần đần chắc muốn học đòi theo Giáo hoàng La mã chăng? Mà ông đưa quyền lực của Giáo hội vượt lên trên quyền lực của triều đình. Một bữa Aleksei uống rượu say chắc đòi ngủ với hoàng hậu, mà hoàng hậu lại chạy đi hỏi ý kiến của Giáo chủ Nikon chăng? ( tôi đoán thế, không trúng thì thôi) làm Sa hoàng điên tiết. Đuổi Nikon ra khỏi Mockva về Tu viện New Jerusalem. Và sau này đày ông sang Siberia lạnh giá. Trong những năm cuối đời Giáo chủ sống nghèo đói trong cô đơn bệnh tật và chết trên đường trở về New Jerusalem.

Vị Giáo chủ kế vị Nikon ( không phải là Cannon hay Leica đâu nhé) mà là Joachim. Thấy gương tày liếp cmnr. Sau khi nhận chức vội chạy đến quỳ dưới chân Sa hoàng và nói “ Thưa Đấng quân vương, tôi không biết gì về đức tin cũ hay mới, nhưng bất kỳ quân vương ban hiệu lệnh gì tôi sẵn sàng phục tùng tuyệt đối”. Thế là mèo lại hoàn mèo, Sa hoàng lại đứng trên pháp luật, đứng trên cả tôn giáo, thần quyền và chắc là cũng đứng trên hiến pháp.

Còn Giáo hội thì ngày càng cùn đi, thiếu tổ chức , ù ì, mục nát và mê tín. Trên thực tế nó chỉ là tay sai và chính là dư luận viên để Sa hoàng lợi dụng.

Dân Nga thì sao? Dân Nga là những người hiền lành, ù ì và dễ chấp thuận. Không như châu Âu, họ xem tín ngưỡng mạnh hơn logic và cho rằng cuộc sống được kiểm soát bởi nhũng sức mạnh siêu nhiên. Và quan trọng nhất là họ thích rượu vodka hơn khoa học. Chỉ cần làm chai rượu vào thì phó mặc mọi việc cho Chúa, con phải say cái đã. Chính vì thế họ không có những người phản đối nhà thờ như Copernicus, Galilei....Vì họ đâu có cần thiết phải lật ngược vấn đề, phải hỏi tại sao? Thiên tai xảy đến họ chấp nhận, lệnh ban ra họ thi hành và Đức tin thì vô cùng lớn và không bao giờ thay đổi.

Chính vì thế nên không như tây Âu có nhiều trò tiêu khiển khác, món ăn tinh thần chính của dân Nga là hành lễ và dành toàn bộ Đức tin nơi Chúa. Trong lịch ngày, tháng, năm của họ thì họ dành đa số thời gian cho việc cầu nguyện ( Chính thống gióa rất bảo thủ và vô cùng nhiều nghi lễ). Đến nhà thờ họ hành lễ với cha xứ, về nhà họ cầu nguyện với cây Thánh giá gỗ ở nhà. Trước khi ngủ với vợ người đàn ông tháo Thánh giá ra, che hết thánh giá và đồ thờ trong nhà lại rồi mới hành sự. Kể cả trong mùa đông rét âm mấy chục độ, một cặp vợ chồng có trót ngủ với nhau mà muốn đi nhà thờ cũng phải tắm rửa rồi mới được bước vào ngôi nhà của Chúa ( ngày xưa làm dek gì có bình nóng lạnh như bây giờ mới biết là dã man như thế nào). Thậm chí thằng ăn trộm, trước khi đi đập vòm ở đâu cũng tự cầu nguyện trước thánh giá xin xá tội rồi mới đi ăn trộm.

Tôi không phủ nhận những giá trị Chính thống giáo đóng góp cho Nga. Nhưng thật ra thì chính Chính thống giáo cũng cản trở nước Nga phát triển nhiều lắm. Một trong những việc đó là bài xích nguwoif nước ngoài. Giống như TQ nước Nga ở thế kỷ 17 coi mình là trung tâm của vũ trụ, là nơi văn minh nhất. Nên coi thường và kỳ thị những người nước ngoài. Cho rằng họ mọi rợ, không đủ nghi lễ, hút thuốc lá....Ngay cả đến các vị đại sứ cảu các cường quốc tây Âu cũng bị cho rằng “Không làm gì tốt cho nước Nga cả, chỉ kéo những điều xấu xa, trụy lạc, suy thoái vào nước mình mà thôi”. Tư duy đó tồn tại mãi, cho đến khi Peter Đại đế lên ngôi ông mới xóa bỏ

Nói thế mới biết ở thế kỷ 17, cuộc sống tinh thần của đa số dân Nga chỉ biết tin vào giáo lý của Chính thống giáo. Một lời nói của Đức Linh mục như một lời tuyên thệ, lời chỉ dẫn của Chúa. Nên dân hoàn toàn phục tùng và nghe lời. Nhưng ở thượng tầng họ bị phụ thuộc hoàn toàn vào triều đình và để cho Sa hoàng lợi dụng


Linh mục Chính thống giáo



La liếm mãi ở đây mà cụ chủ Táo quá ạ :D
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,165 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Quân đội


Nói về quân đội Nga thế kỷ 17, ta phải tìm hiểu xem châu Âu hồi đó tiến hành và cách thức chiến tranh như thế nào.

Khi các vị quân vương mâu thuẫn với nhau về kế vị ( chiến tranh kế vị Tây Ban Nha), tôn giáo ( Pháp, TBN vs Anh Thế kỷ 16) hay bất kỳ một lý do gì đó là có thể gây chiến tranh.

Vấn đề là những nước lớn: Anh, Pháp, Tây Ban Nha.... thì quân đội bao giờ cũng sẵn đại bác tầu bè bao giờ cũng nhiều, dân số thì đông đúc nên nguồn lực chiến tranh luôn dồi dào. Nhưng những nước nhỏ: Hannover, Hà lan, Phổ, Đan mạch.....thì lấy đâu ra quân mà đánh nhau. Có tiền có thể mua được đại bác, súng ống, gươm kiếm...chứ người thì lấy đâu ra. Thế là lính đánh thuê xuất hiện.

Ngày đó khái niệm đi lính đánh nhau nó là một nghề. Họ không vì tổ quốc XHCN, vì lý tưởng của CNCS hay cái gì gì đó, mà họ đi đánh nhau lấy tiền. Nay họ cùng chiến hào với người này, ngày mai lại cầm súng bắn vào những người hôm qua vừa cùng chiến hào với mình. Việc này nó giống y như chúng ta nay làm công ty này, ngày mai nhảy sang công ty khác. Hoàn toàn bình thường, hôm qua tôi bắn anh suýt chết, ngày nay khoác lên người bộ quân phục mới tôi làm bạn với anh, chẳng ai thù ai, trách ai cả. Mà họ coi lẽ dĩ ngẫu nó phải thế hoàn toàn không có ý nghĩ đào ngũ, chạy sang bên kia chiến tuyến hay chiêu hồi..... Hơn nữa, vương quốc nào cần quân có thể thuê hàng quân đoàn. Vị quân vương này hưởng thái bình rồi thì cho quân vương khác đang có chiến tranh thuê cả hàng quân đoàn thu tiền về hưởng lợi. Quân đội Nga cũng không nằm ngoài quy luật đó, trong suốt thế kỷ 16,17 các sĩ quan cao cấp trong quân đội Nga toàn là người Pháp, Hà lan, Anh, Đức....

Cái chuyện đánh nhau nó cũng buồn cười và khá đặc biệt. Không phải cứ lừa nhau đánh úp như ngày nay hay như phương đông. Các quóc gia châu Âu hồi đó có quy định về chiến tranh theo thông lệ.

Vì mùa đông ở châu Âu rất lạnh, tuyết rơi, ngăn cản những cuộc hành quân và chiến đấu. Bạn tưởng tượng xem làm sao có thể chiến đấu dưới hào đầy tuyết rơi và ẩm ướt mà ẩm ướt thì thuốc súng của họ không thể cháy được. Nên các quốc gia châu Âu đồng thuận và đưa ra nhwunxg quy định về chiến tranh. những quy định Họ chiến đấu vào hai mùa Hè và Thu còn Đông và Xuân thì nghỉ ngơi và tuyển quân.

Thường là sau mùa xuân khi tuyết tan, cỏ đã mọc nhu nhú cho ngựa có thể ăn được. Nhất là vào khoảng tháng 5,6 khi bùn đã khô các cánh quân bắt đầu di chuyển. Họ đánh nhau công hãm thành , khiêu chiến..cho đến tháng 10. Tháng 11 khi sương giá bắt đầu xuất hiện thì các đạo quân bắt đầu chui vào trong trại để trú đông. Còn các sĩ quan cao cấp của họ quay về kinh đô ăn chơi hát lượn. Như trong cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha, trong suốt 10 năm liên tiếp cứ đến mùa đông Công tước John Churchill Marlborough đều về London thăm cô bồ trẻ. Cùng thời gian này các sĩ quan Pháp cũng về Paris ăn chơi đàn đúm.

Có 1 quy ước rất văn minh là việc cấp phép cho sĩ quan đi qua lãnh thổ thù địch để về quê nghỉ đông với vợ. Cứ tưởng tượng xem sĩ quan Anh đang đánh nhau với liên quân Pháp - Tây Ban Nha ở Ý. Được phép đi qua đất Pháp để về Anh. Thế mới thấy tuy đánh nhau nhưng nét văn minh không hề thiếu. Cái truyền thống này nó còn kéo sang đầu thế kỷ 20. Tôi nhớ có câu chuyện trong WW1, khi mùa Giáng sinh đến, hai bên đình chiến, và hai chiến tuyến họ còn tổ chức giao hữu bóng đá với nhau. Nghe thì như đùa, nhưng nếu bạn hiểu về cách thức tiến hành chiến tranh ở châu Âu thì bạn sẽ thấy nó không hề vô lý.

Còn hành quân, phải nói rằng châu Âu họ hành quân rất chậm. Trung bình một đoàn quân 1 ngày hành quân được vẻn vẹn 8km. Công tước Churchill xứ Marbourough – một trong những vị tướng đại tài của châu Âu thế kỷ 17-18 có cuộc hành quân dọc sông Rhine được coi là thần tốc và được ghi vào sách giáo khoa chiến tranh của châu Âu với tốc độ 11 km/ ngày. Đọc đến đây các bạn thắc mắc và bảo tôi nói phét, thế thì thua cmn Nguyễn Huệ nhà mình à??? nhưng hàng quân chậm vì nó có lý do của nó.

Vũ khí hạng nặng thời đó chính là pháo đại bác. Khổ nỗi pháo và đại bác không tự hành được mà phải dùng ngựa kéo. Mà nhục một cái, bánh xe của khẩu pháo đi trước làm nát cmn đường, khẩu sau lại bị trơn trượt nên không thể đi nhanh được. Mà phục vụ anh đại bác này đâu chỉ có cái xác anh ấy không đâu. Phải cho anh ấy ăn đồ ăn nữa, mà “đồ ăn” của anh ấy ít nhất là 3kg/ miếng còn miếng to thì tới 12 kg nên phải có xe goòng rơ móc để chở đạn.

Các đoàn quân đi thành hàng dài, kỵ binh đi trước và 2 bên để bảo vệ, xe ngựa kéo, pháo, đại bác, xe goòng đi sau. Ngày đi đêm nghỉ, dựng trại buổi tối cũng mất thời gian. Họ dựng lều theo hàng ngang, dỡ hàng hậu cần ra, nhóm lửa nấu ăn, cho ngựa nghỉ ngơi...Nếu gần chỗ quân địch thì phải đào công sự, dựng cọc bảo vệ canh gác....

Cũng chính vì hành quân khó khăn như thế, nên nước Nga ở quá xa xôi châu Âu hầu như ít bị tấn công, sau này những vị quân vương nào tấn công Nga đều bị trả giá, Karl XII, Napoleon....là những tấm gương cho những người có ý định đánh chiếm nước Nga

Cách thức và chiến thuật trong mỗi trận chiến.

Không giống phương đông, chúng ta hay xem, đọc truyện Tam quốc của Tàu. Khi đánh nhau tường ta đồng trống rồi hai đại tướng cầm quân ra chào hỏi. Thấy ngang vai với mình thì đánh. Quân sĩ hò reo và thấy bên nào yếu thế thì lao vào chém giết.....

Thời trung cổ tùy từng ông vua, điển hình là vua Louis XIV rất thích vây hãm, ông đã vây hãm 50 thành phố thị trấn và đều phá được. Ngoài ra trong chiến thuật phòng thủ ông cũng cho xây dựng những pháo đài được cho là kiểu mẫu của châu Âu thời bấy giờ. Bạn nào chơi đế chế, có pháo đài được xây sẵn với những cái tháp canh trong trò chơi đó chính là pháo đài của Louis de Vauban ( tướng của Louis XIV) sáng chế ra đó.

Trong cuộc vây hãm khi thấy tường thành sắp bị sụp đổ không chịu nổi đạn pháo nữa thì người giữ thành sẽ đầu hàng trong danh dự và hầu như đối thủ của họ sẽ chấp nhận. Còn nếu không đầu hàng thì cả thành phố khi sụp đổ sẽ bị tàn phá, cướp, hiếp, giết....

Các nhà quân sự nổi tiếng thời này là quận công xứ Marlbourough, Vua Thụy điển Karl XII. Thì lại thích di chuyển, không thích vây hãm. Triết lý chiến tranh của họ về sau được Patton áp dụng là “Liên tục tấn công”

Khi trận chiến nổ ra, đầu tiên là là đại bác khai hỏa, nhưng binh sĩ châu Âu cũng khá gan dạ, đứng yên hàng ngũ khi đại bác gầm rít. Sau khi đại bác khai hỏa, các đoàn bộ binh ( quyết định chiến thắng) vừa di chuyển vừa dùng súng bắn vào nhau. Thời kỳ này có 2 loại súng, quân đội Nga súng hỏa mai cồng kềnh bắn được một phát đạn thì mất tới 22 thao tác và trong khí hậu ẩm ướt thì lại vô dụng. Trong khi quân đội châu Âu, dùng súng kíp, nhẹ hơn, ít thao tác hơn nên thời gian bắn cũng nhanh hơn họ có thể bắn được vài phát mỗi phút.

Khi tới sát nhau, lưỡi lê gắn ở đầu súng được mở ra. Họ giáp lá cà chiến đấu, cái này quân đội Nga cũng ở vào thế yếu hơn vì quần áo lụng thụng râu ria xồm xoàm, quân lính say xỉn...trong khi quân châu Âu mặc quần áo gọn gàng hơn thao tác nhanh nhẹn hơn.

Quân Nga cũng có điểm mạnh thời đó. Đó là kỵ binh tuy nhiên kỵ binh phương tây lại không mang tính chất quyết định cho mỗi trận chiến.

Thế nên nếu không có Peter Đại đế cải cách thì quân đội Nga mãi mãi chỉ là một quân đội yếu kém của châu Âu. Chỉ nặng tính phòng thủ và không bao giờ đi tấn công được.
 

LaoDauBac

Xe hơi
Biển số
OF-47374
Ngày cấp bằng
25/9/09
Số km
141
Động cơ
460,760 Mã lực
Thế kỷ XVII nó hôn giầy. Bây giờ thế kỷ XXI rồi, giải phóng phụ nữ rồi. Nên ông sang đó nó hôn cao hơn giầy một mét đó còn gì :))



Chưa cụ ạ ;)
Cụ nói thế nào ấy chứ, em gặp cụ Jo này rồi, chân cụ í làm gì mà hơn 1 mét, nếu hơn 1 mét thì nó là cái cúc áo rùi
 

VuBinhQuang

Xe hơi
Biển số
OF-23617
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
120
Động cơ
493,970 Mã lực
Em cũng có những kỷ niệm Rosski Iadzứk 123 trong 7 năm trời. Cảm ơn cụ nhiều!
 

SimsSam

Xe container
Biển số
OF-158715
Ngày cấp bằng
29/9/12
Số km
5,855
Động cơ
395,796 Mã lực
Cháu đánh dấu xin phép đọc ạh.
 

Ngô Tài Hưng

Xe máy
Biển số
OF-390084
Ngày cấp bằng
2/11/15
Số km
92
Động cơ
238,480 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Nha Trang - Khánh Hòa
Người dân Nga trong thế kỷ 17


Ở thành phố, Nga có tầng lớp thị dân từ khá sớm. Họ là những người buôn bán, thợ thủ công, giáo viên, nghệ sĩ....chính vì nước Nga không như Trung Quốc coi trọng Sĩ, nông, công, thương nên tầng lớp này khá phát triển.

Còn tầng lớp quý tộc thường họ sống trong những lâu đài của họ. Họ ăn mặc lụng thụng, áo thường dài chấm gót. Tay áo rộng lùng thùng. Họ đi đâu, gặp ai cũng cử hành mọi nghi lễ rất nghiêm túc. Nên chỉ khi có việc mới gặp nhau. Chứ gặp nhau để chém gió như dân ta bây giờ thì hành lễ chào hỏi xong nó cũng mất cmn cả tiếng đồng hồ. Hết cả thời gian chém gió.

Ở quê thì người dân Nga có xu hướng sống thành những làng mạc. Họ không sống cô độc sâu trong rừng. Cũng đúng thôi nước Nga rộng mênh mông, lạnh lẽo ở rừng sâu có mà làm mồi cho sói. Những ngôi làng nhỏ nằm ngay bìa rừng. Ở giữa các ngôi nhà thường là nhà thờ Chính thống giáo và ngay cạnh đó là một nhà tắm công cộng cho làng.

Người dân Nga họ thường mặc áo may bằng vải thô với một sợi dây buộc lại ở thắt lưng. Hai ống quần được bó lại ở cổ chân hoặc được túm vào đôi giầy cao cổ ( nếu có giầy). Tóc họ cắt cao đến tai, nhưng để râu lòa xòa ít tỉa tót. Trên đầu đội một cái mũ lông thú. Khi lớn lên, làm lễ rửa tội theo Chính thống giáo họ thường đeo cây thánh giá ở cổ. Cuộc sống của người nông dân Nga cũng không khác gì mấy người nông dân châu Âu trong thời kỳ Trung cổ. Cũng sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng đến ngày 1/5 ngày chào hè và có ý nghĩa hồi sinh và trù phú họ vào rừng, nướng thịt, tổ chức tiệc khiêu vũ, ăn nhậu say xỉn và máu lên thì còn làm nhiều việc khác nữa.....

Thân phận người phụ nữ Nga thì lại giống người phụ nữ ở phương Đông. Trái ngược với Pháp và các nước phương tây. Luôn tôn trọng, nịnh đầm phụ nữ. Thì người Nga lại cho rằng trong phụ nữ luôn tiềm ẩn những tố chất xấu có điều kiện là bung ra.

Phụ nữ ở Nga, ngay cả ở giới quý tộc. Hầu như họ thường kết hôn với người họ chưa từng gặp. Cho đến khi ông bố và gia đình chú rể thương thảo xong xuôi. Việc thương thảo dường như chỉ gồm có 2 phần là của hồi môn và được ông bố đảm bảo về trinh tiết của cô gái. Nếu như sau đêm tân hôn chú rể có than vãn cô dâu không còn trinh (mặc dù không chính xác) thì hôn lễ vẫn bị hủy bỏ và của hồi môn được trả lại. Khổ nỗi cô nào mà bị như thế thì xác cmn định luôn là ở vậy mãi rồi đi cặp bồ cho nó sướng chứ không thằng nào nó chịu lấy đâu.

Sau khi hiệp thương xong, cô dâu che mạng đi ra giới thiệu với chồng tương lai. Ông bố dùng cái roi đánh nhẹ vào lưng con gái và nói: “Con gái ta, đây là lần cuối cùng con được cha dạy dỗ. Bây giờ con không còn lệ thuộc vào cha nữa. Nhưng nếu con không tốt với chồng của con anh ấy sẽ thay cha mà dạy con với cây roi này”. Sau đó người cha sẽ trao cây roi cho chú rể. Thế là tha hồ bạo hành gia đình xảy ra, cô dâu có kiện vào mắt. Em Trang hạ em ấy sống ở thời nay còn nói đàn ông là con lợn, chứ sống vào thời đó không biết em ấy gọi đàn ông là con gì???

Trước ngày cưới, bà mẹ cô dâu dẫn con đến nhà chú rể. Buổi sáng trước ngày cưới cô dâu bịt kín toàn thân. Khi trao nhẫn cưới phải cam kết chung thủy. Rồi cúi xuống đôi giày của chồng, cho trán chạm vào đôi giày của chồng tỏ ý phục tùng và không dám bật lại.

Khi quan khách nhậu nhẹt bên ngoài thì cô dâu và chú rể chui vào phòng khoảng 2h đồng hồ. Sau đó sẽ mở cửa đi ra. Mọi người hỏi xem cô dâu có còn trinh không. Nếu chú rể nói “Yes” thì mọi người chúc mừng. Nếu chú rể say “No” thì mọi người đem cô dâu về nhà luôn trong đêm đấy kèm theo của hồi môn được trả lại.

Sau khi kết hôn, người phụ nữ như là osin trong gia đình chồng. Chồng thích thì ban phát cho ngụm vodka. Còn không thì oánh. Luật pháp lại cho phép đánh vợ. Nên nhiều khi người vợ bị đánh chết thì nguời chồng lại được đi cưới vợ khác ngon hơn, trẻ hơn và đỡ lèm bèm hơn. Nhưng có nhiều mụ vợ gấu mèo, đánh nó nó oánh lại nên nhiều khi kẻ die lại chính là đức ông chồng. Lập tức Sa hoàng Aleksei ban bố một đạo luật để bảo vệ đàn ông và trẻ em nhằm trừng phạt nặng người vợ có bản án giết chồng là bị chôn sống với cái đầu thò lên cho đến lúc chết.

Còn nếu vợ già, béo, xấu rồi. Ông chồng muốn thay vợ khác ư? Quá đơn giản. Ly dị. Thiên Chúa giáo cấm ly dị, nhưng Chính thống giáo thì khác, luôn tìm cách mở đường cho đàn ông. Ly dị đơn giản lắm. Ông chồng chỉ cần kiếm chai vodka, đến gặp cha xứ và nói rằng “Con vợ con bây giờ nó kính yêu Chúa lắm, nó muốn dành toàn bộ cuộc đời còn lại cho Chúa”. Thế là hôm sau người vợ lập tức được đưa vào trong tu viện. Không cần biết cô ta có muốn hay không. Còn ông chồng thì thoải mái đi tý tởn với những cô gái khác. Nước Nga thiếu gì, toàn gái xinh và ngon. Không làm thế rồi bọn TQ, Đài loan, Hàn quốc nó lại sang lấy về làm vợ hết à.

Nói vui vậy thôi, chứ thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ở Nga cực khổ trăm bề. Họ luôn bị coi là tầng lớp dưới, nhiều khi khong được đối xử như con người. Thế mới cần giả phóng phụ nữ, đấu tranh cho nam nữ bình quyền... chứ như ở xứ ta. Phụ nữ sướng như vua à như hoàng hậu, thế mà cũng vẽ vời đấu tranh abc rồi du nhập mấy cái ngày ngoại lai vớ vẩn như 8/3 vào chẳng biết để làm gì nữa. ;)) (J4F)


Boyar- Gia cấp quý tộc ở Nga





Người nông dân Nga





Phụ nữ Nga


Hóng them cụ Tùng!
Bác tả cảnh y như that ấy!
He he
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top