[CCCĐ] Nước Nga: Ký ức, mơ tưởng và hiện thực

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đại lộ Nevsky, đường phố và kênh rạch

Năm 1696, một kiến trúc sư nguời Pháp tên là Alexandre Jean Baptiste Leblond là đệ ruột của Le Notre – người thiết kế vườn cây cho điện Versailles đến St. Petersburg. Peter rất quý mến và cho làm tổng công trình sư của St Petersburg. Với ý muốn biến St. Petersburg thành Amsterdam, nên Peter bàn với Leblond làm sao để xây các đường phố song song và cắt ngang bởi các kênh rạch.

Nhưng khi đến St. Petersburg Leblond va phải với Menshikov ( Thống đốc của St. Petersburg). Menshikov ra lệnh ông không dám cãi lời. Khi Peter trở về ông thấy kênh thì hẹp như cống, hai thuyền không đi ngược chiều nhau được thì bực lắm. Ông hỏi Leblond “Làm sao để sửa lại được”. Leblond nói “Thưa ngài chỉ có thể dỡ bỏ, đập đi và làm lại” Việc này quá tốn kém, nên kế hoạch phải bỏ. Nó giải thích cho chúng ta thấy tại sao trên đảo Vasilyevskiy những con kênh lại nhỏ hẹp như vậy. Sa hoàng bực tức ra lệnh cho Leblond phải thiết kế này ở bên bờ nam đảo Vasilyevskiy thật đẹp để bù lại cho bên đảo.

Leblond bắt những tù binh Thụy điển đắp một con đường dài 4km đâm thẳng ra sông Neva. Hai bên là các công trình được xây theo trường phái nghệ thuật tây Âu. Mỗi thứ 7 các tù binh lại phải ra đây dọn dẹp sạch sẽ thế là đại lộ Nevsky ra đời.


Đầu đại lộ Nevsky


[/URL
]



[/URL]
 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nhưng thi thoảng cũng có chú bị bắt





Và người dân đi bộ sang đường cũng không đúng vạch


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Trong khi ở Pháp, Ý đầy rẫy những cây cột Obelik này ( vì họ chiếm Ai cập và nhổ được về) thì Nga hầu như không có và phải tự tạo ra. Obelik là biểu tượng của chiến thắng, chinh phục





Khu vực ga Saint Petersburg


 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Gặp ngay nụ hôn Nga, một chàng trai backpacker nào đó được một cô gái Nga tiễn ra ga. Khi nhìn thấy mấy ông backpacker Vietnam bọn tôi cũng mơ tưởng khi về Mockva sẽ có một cô gái Nga nào tiễn. Nhưng kết cục chẳng có ai. Hoá ra không phải cứ có balo đeo sau lưng là sẽ có gái Nga ra tiễn


 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Xem ảnh chán tôi lại xin phép các bạn lải nhải chút

Peter Đại đế


Ông này được coi là Hoàng đế vĩ đại nhất nước Nga, được mọi người ca tụng. Dù thời nào từ phong kiến, cộng sản đến độc tài. Chỉ duy nhất có thời cộng sản nhằm giảm bớt vai trò của ông chứ không dám nói xấu. Còn lại ai cũng hết lòng ca ngợi ông. Đơn giản vì ông xứng đáng được như vậy.

Để xem ông này đã làm được những gì? Có công trạng gì? Tài năng thế nào? Đức độ ra sao? Chúng ta phải lùi lại thời điểm trước khi ông lên ngôi, xem xem xã hội nước Nga thời đó như thế bào. Và khi ông lên ngôi thì thay đổi ra sao.

Nhưng trước hết tôi đang gặp khó về phiên âm tên của ông. Có người thì gọi Pie, người gọi Pyotr, người gọi Peter. Tôi cũng không biết đọc thế nào cho đúng thôi thì lấy cái thông lệ quốc tế là tiếng Anh để gọi tên ông là Peter vậy.


Tượng Peter đại đế đứng trước nhà thờ thánh Isaac nhìn ra sông Neva


 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Xã hội nước Nga trước thời Peter Đại đế.

Trong điện Kremlin có 2 chủ nhân. Sa hoàng thuộc Vương quyền và Giáo chủ chính thống giáo thuộc thần quyền.

Sa hoàng

Sa hoàng nước Nga vào đầu thế kỷ 17 mang những nét giống Hoàng đế Trung hoa hơn là các Hoàng đế ở châu Âu.

Ngay từ nhỏ, mọi nguời dân Nga đều được giáo dục rằng Sa hoàng gần như Thượng đế. Nguời Nga có những thành ngữ như: “ Chỉ có Thượng đế và Sa hoàng mới biết”, “Mặt trời soi sáng thiên đường, Sa hoàng soi sáng trần gian” tôi không chắc nữa nhưng không biết có câu “Sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Sa hoàng”, ” Với sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời ....”, "Đỉnh cao trí tuệ..." không? Nếu như không có thì có vẻ dân cũng chưa tin Sa hoàng lắm. Và vai trò của Ban tuyên giáo Sa hoàng và bọn DLV thời này cũng phải xem lại

Sa hoàng được coi là cha của dân tộc Nga. Ông nói với thần dân như nói với con cháu của mình. Người Nga cho rằng quyền lực của Sa hoàng là không có giới hạn, mà làm dek gì có giới hạn khi các ông vua ngồi xổm trên quốc hội, ngồi xổm trên hiến pháp bởi điều abc gì đó đúng không các bạn?
Khi Sa hoàng ra lệnh người dân phục tùng tuyệt đối không thắc mắc. Họ tuân phục Sa hoàng như nô lệ tuân phục chủ nhân của mình vậy. Ngay cả giới quý tộc, khi được diện kiến phải quỳ mọp trước Sa hoàng, trán phải chạm xuống đất. Khi tâu lên Sa hoàng điều gì, thần dân phải tấu đủ tên họ, chức danh địa vị chính thức của Sa hoàng nước Nga. Thiếu 1 chữ cũng bị coi như phạm thượng và có thể bị chém đầu.

Hàng ngày Sa hoàng thức dậy từ lúc 4h sáng. Đọc sách khoảng nửa tiếng. Đi vấn an Hoàng hậu rồi cùng hoàng hậu đi đến nhà nguyện nghe giáo sĩ giảng đạo.

Sau khi nghe giảng đạo xong, Ngài ra ngoài nghe các boyar báo cáo tình hình rồi tất cả lại tham gia cầu kinh đến tận bữa ăn trưa.

Ăn trưa Sa hoàng ngồi một mình trên bục cao, các boyar ngồi ăn ở các bạn thấp hơn.

Sau bữa ăn Sa hoàng ngủ rồi lại vào cầu kinh và làm các nghi lễ tôn giáo khác. Cho đến bữa ăn tối

Bữa ăn tối thường có bạn hữu của ngài. Họ có thể cùng nhau uống rượu có thể là tới khuya.

Xem qua một ngày làm việc của Sa hoàng ta thấy toàn hành lễ với nghe giảng đạo rồi cầu kinh là chính. Chứ thờ gian làm việc rất ít, như vậy nên nước Nga suy thoái, tụt hậu cũng phải thôi, đúng không các bạn?

Cái việc học hành của Hoàng thái tử cũng khác. Nếu như Thái tử Trung hoa chỉ học mỗi sách tứ thư ngũ kinh, các bài văn, bài phú thì Thái tử của Nga lại phải học Kinh thánh là chính. Nhưng họ lại được học địa lý, lịch sử và các môn khoa học khác nữa mặc dù còn rất hạn hẹp

Dưới quyền của Sa hoàng là giới quý tộc chia ra khoảng 12 cấp bậc. Cao nhất là boyar. Thấp hơn là trung lưu, dưới cùng là nông nô, nông dân, tá điền..

Sa hoàng có khoảng 30-40 cơ quan khác nhau để thực hiện việc công của Triều đình. Các cơ quan này hoạt động kém hiệu quả, gây nhiều thất thoát, chồng chéo lẫn nhau khó kiểm soát và lũng loạn


Nước Nga vào TK 17 đã là quốc gia rộng nhất thế giới. Nhưng do họ nằm quá xa giữa Đông và Tây nên khó hấp thu được những tinh hoa, tiến bộ của cả hai khu vực này. Muốn phát triển cũng khó, phát triển về phía đông thì quá xa và phải vượt qua vùng Siberia lạnh cóng, đi lại khó khăn và có có đi thì cũng gặp phải đất của triều đình Mãn Thanh chặn lại nên không phát triển được về đường này.

Sang phía tây, lúc đó Thụy điển rất mạnh, được mệnh danh là “Bà chúa vùng Baltik” ngăn chặn ngõ ra Tây Âu của Nga qua ngả biển Baltik. Dưới một chút là Ba lan theo Thiên Chúa giáo luôn thù địch với Nga theo Chính thống giáo. Lui xuống phía Nam mảnh đất mầu mỡ nằm ở lưu vực sông Dniepr là nơi dân Tatar ( vốn có thù hằn sâu đậm với dân Nga) và dân hiếu chiến là Cossack sinh sống. Phía nam nước Nga, vùng biển đen thì có đế quốc Ottoman hùng mạnh chặn cmn lại.

Vậy là Nga hết đường ra biển, hết đường giao lưu với văn hóa phương Tây. Nói đúng hơn là có, nhưng mỗi lần đi qua lại phải xin phép rồi nộp phế...nói chung rất nhiêu khê và tốn kém.


Sa hoàng Mikhail I, ảnh chôm trên mạng


 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,211
Động cơ
539,023 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Người dân Nga trong thế kỷ 17


Ở thành phố, Nga có tầng lớp thị dân từ khá sớm. Họ là những người buôn bán, thợ thủ công, giáo viên, nghệ sĩ....chính vì nước Nga không như Trung Quốc coi trọng Sĩ, nông, công, thương nên tầng lớp này khá phát triển.

Còn tầng lớp quý tộc thường họ sống trong những lâu đài của họ. Họ ăn mặc lụng thụng, áo thường dài chấm gót. Tay áo rộng lùng thùng. Họ đi đâu, gặp ai cũng cử hành mọi nghi lễ rất nghiêm túc. Nên chỉ khi có việc mới gặp nhau. Chứ gặp nhau để chém gió như dân ta bây giờ thì hành lễ chào hỏi xong nó cũng mất cmn cả tiếng đồng hồ. Hết cả thời gian chém gió.

Ở quê thì người dân Nga có xu hướng sống thành những làng mạc. Họ không sống cô độc sâu trong rừng. Cũng đúng thôi nước Nga rộng mênh mông, lạnh lẽo ở rừng sâu có mà làm mồi cho sói. Những ngôi làng nhỏ nằm ngay bìa rừng. Ở giữa các ngôi nhà thường là nhà thờ Chính thống giáo và ngay cạnh đó là một nhà tắm công cộng cho làng.

Người dân Nga họ thường mặc áo may bằng vải thô với một sợi dây buộc lại ở thắt lưng. Hai ống quần được bó lại ở cổ chân hoặc được túm vào đôi giầy cao cổ ( nếu có giầy). Tóc họ cắt cao đến tai, nhưng để râu lòa xòa ít tỉa tót. Trên đầu đội một cái mũ lông thú. Khi lớn lên, làm lễ rửa tội theo Chính thống giáo họ thường đeo cây thánh giá ở cổ. Cuộc sống của người nông dân Nga cũng không khác gì mấy người nông dân châu Âu trong thời kỳ Trung cổ. Cũng sống nhờ vào trồng trọt và chăn nuôi. Nhưng đến ngày 1/5 ngày chào hè và có ý nghĩa hồi sinh và trù phú họ vào rừng, nướng thịt, tổ chức tiệc khiêu vũ, ăn nhậu say xỉn và máu lên thì còn làm nhiều việc khác nữa.....

Thân phận người phụ nữ Nga thì lại giống người phụ nữ ở phương Đông. Trái ngược với Pháp và các nước phương tây. Luôn tôn trọng, nịnh đầm phụ nữ. Thì người Nga lại cho rằng trong phụ nữ luôn tiềm ẩn những tố chất xấu có điều kiện là bung ra.

Phụ nữ ở Nga, ngay cả ở giới quý tộc. Hầu như họ thường kết hôn với người họ chưa từng gặp. Cho đến khi ông bố và gia đình chú rể thương thảo xong xuôi. Việc thương thảo dường như chỉ gồm có 2 phần là của hồi môn và được ông bố đảm bảo về trinh tiết của cô gái. Nếu như sau đêm tân hôn chú rể có than vãn cô dâu không còn trinh (mặc dù không chính xác) thì hôn lễ vẫn bị hủy bỏ và của hồi môn được trả lại. Khổ nỗi cô nào mà bị như thế thì xác cmn định luôn là ở vậy mãi rồi đi cặp bồ cho nó sướng chứ không thằng nào nó chịu lấy đâu.

Sau khi hiệp thương xong, cô dâu che mạng đi ra giới thiệu với chồng tương lai. Ông bố dùng cái roi đánh nhẹ vào lưng con gái và nói: “Con gái ta, đây là lần cuối cùng con được cha dạy dỗ. Bây giờ con không còn lệ thuộc vào cha nữa. Nhưng nếu con không tốt với chồng của con anh ấy sẽ thay cha mà dạy con với cây roi này”. Sau đó người cha sẽ trao cây roi cho chú rể. Thế là tha hồ bạo hành gia đình xảy ra, cô dâu có kiện vào mắt. Em Trang hạ em ấy sống ở thời nay còn nói đàn ông là con lợn, chứ sống vào thời đó không biết em ấy gọi đàn ông là con gì???

Trước ngày cưới, bà mẹ cô dâu dẫn con đến nhà chú rể. Buổi sáng trước ngày cưới cô dâu bịt kín toàn thân. Khi trao nhẫn cưới phải cam kết chung thủy. Rồi cúi xuống đôi giày của chồng, cho trán chạm vào đôi giày của chồng tỏ ý phục tùng và không dám bật lại.

Khi quan khách nhậu nhẹt bên ngoài thì cô dâu và chú rể chui vào phòng khoảng 2h đồng hồ. Sau đó sẽ mở cửa đi ra. Mọi người hỏi xem cô dâu có còn trinh không. Nếu chú rể nói “Yes” thì mọi người chúc mừng. Nếu chú rể say “No” thì mọi người đem cô dâu về nhà luôn trong đêm đấy kèm theo của hồi môn được trả lại.

Sau khi kết hôn, người phụ nữ như là osin trong gia đình chồng. Chồng thích thì ban phát cho ngụm vodka. Còn không thì oánh. Luật pháp lại cho phép đánh vợ. Nên nhiều khi người vợ bị đánh chết thì nguời chồng lại được đi cưới vợ khác ngon hơn, trẻ hơn và đỡ lèm bèm hơn. Nhưng có nhiều mụ vợ gấu mèo, đánh nó nó oánh lại nên nhiều khi kẻ die lại chính là đức ông chồng. Lập tức Sa hoàng Aleksei ban bố một đạo luật để bảo vệ đàn ông và trẻ em nhằm trừng phạt nặng người vợ có bản án giết chồng là bị chôn sống với cái đầu thò lên cho đến lúc chết.

Còn nếu vợ già, béo, xấu rồi. Ông chồng muốn thay vợ khác ư? Quá đơn giản. Ly dị. Thiên Chúa giáo cấm ly dị, nhưng Chính thống giáo thì khác, luôn tìm cách mở đường cho đàn ông. Ly dị đơn giản lắm. Ông chồng chỉ cần kiếm chai vodka, đến gặp cha xứ và nói rằng “Con vợ con bây giờ nó kính yêu Chúa lắm, nó muốn dành toàn bộ cuộc đời còn lại cho Chúa”. Thế là hôm sau người vợ lập tức được đưa vào trong tu viện. Không cần biết cô ta có muốn hay không. Còn ông chồng thì thoải mái đi tý tởn với những cô gái khác. Nước Nga thiếu gì, toàn gái xinh và ngon. Không làm thế rồi bọn TQ, Đài loan, Hàn quốc nó lại sang lấy về làm vợ hết à.

Nói vui vậy thôi, chứ thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ở Nga cực khổ trăm bề. Họ luôn bị coi là tầng lớp dưới, nhiều khi khong được đối xử như con người. Thế mới cần giả phóng phụ nữ, đấu tranh cho nam nữ bình quyền... chứ như ở xứ ta. Phụ nữ sướng như vua à như hoàng hậu, thế mà cũng vẽ vời đấu tranh abc rồi du nhập mấy cái ngày ngoại lai vớ vẩn như 8/3 vào chẳng biết để làm gì nữa. ;)) (J4F)


Boyar- Gia cấp quý tộc ở Nga





Người nông dân Nga





Phụ nữ Nga



http://s1151.photobucket.com/user/TungNguyenMD/media/c61.jpg.html
 
Chỉnh sửa cuối:

nhimlove

Xe tải
Biển số
OF-370856
Ngày cấp bằng
19/6/15
Số km
284
Động cơ
254,253 Mã lực
Nơi ở
Central Asia

Thúy Barcelona

Xe máy
Biển số
OF-388454
Ngày cấp bằng
23/10/15
Số km
70
Động cơ
239,400 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Tây Hồ, Hà Nội
e có ô a trai sống ở Nga 15n, h a ý về Việt Nam mở quán ăn Nga, e kết nhất món thịt nướng
 

hagi94

Xe tăng
Biển số
OF-84873
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
1,156
Động cơ
421,551 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Hôm chúng tôi xuất cảnh để về VN. Đang ngồi đợi để lên máy bay thì máy bay của VN Airline hạ cánh. Bà con từ trên máy bay xuống, đến cái cửa kính trước mặt chúng tôi thì rẽ phải để đi ra khu vực làm thủ thục Hải quan nhập cảnh. Bỗng cánh cửa kính đó mở ra, ông T. B. H chủ tịch của một ngân hàng quốc doanh của Vietnam mình hai tay đút túi quần phăm phăm đi ra dẫn theo đoàn bậu xậu khoảng hơn 20 người đi vào đúng chỗ hành khách chuẩn bị xuất cảnh đi ra ngoài. Không cần phải ra Hải quan làm thủ tục nhập cảnh. Ông chủ tịch này đi nhanh quá, chẳng chờ đợi ai. Thế là người trước, người sau check đoàn xem đủ chưa, gọi nhau í ới cả một góc sân bay. Rồi những người bạn Nga ra đón tay còn cầm cái biển VIP trên tay cũng ngớ người ra, chạy theo ông ấy.
Đoạn này chắc cụ nói anh Chủ tịt của BIDV rồi. Chủ tịch Ngân hàng Quốc doanh Việt Nam thì chắc là ghê rồi, coi trời bằng vung rồi, coi Nga như Việt Nam nên có biết luật hay trật tự gì nữa đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top