Cụ đựơc cái viết dài. Em xin trao đổi 1 tí teo phần đầu:
Cụ viết hào hùng thế này:
"Các hành động cụ thể của nước Anh:
-
Ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba lan thì ngày 2/9 Anh ra tối hậu thư đòi Đức rút khỏi Ba lan. Và sau 24 giờ, Anh (cùng với Pháp) tuyên chiến với Đức, thực hiện cam kết của mình trong hiệp ước Anh - Ba lan. Nhắc lại với cụ, đây là tuyên chiến với thằng mạnh nhất thế giới lúc đó trong khi lãnh thổ mình vẫn còn cách xa hàng nghìn km và chưa có một viên đạn nào bay vào, và Ba lan hoàn toàn không phải là thuộc địa của Anh, chỉ là một đồng minh.
Để so sánh: lúc đó Liên Xô không những không tuyên chiến mà còn cùng với Đức chia cắt Ba lan."
Thực tế thì thế này:
Cuộc chiến tranh kỳ quặc[1], còn có tên khác là
Cuộc chiến Cuội (
Tiếng Anh:
Phoney War),
Cuộc chiến Nhập nhèm (
Twilight War, đặt tên bởi
Winston Churchill),
Cuộc chiến Ngồi[1] (
der Sitzkrieg, cách
chơi chữ, viết nhại lại của từ
Blitzkrieg),
[2] Cuộc chiến Buồn chán (
Bore War, cách
chơi chữ, viết nhại lại của
Boer War) và
Cuộc chiến Buồn cười[1] (
la drôle de guerre) là một giai đoạn vào đầu
Chiến tranh thế giới thứ hai – trong vài tháng tiếp sau khi
Đức xâm lược Ba Lan vào
tháng 9 năm
1939 và trước
Trận chiến nước Pháp vào
tháng 5 năm
1940 – một cuộc chiến được chú ý bởi sự vắng bóng các hoạt động quân sự trọng điểm tại
Châu Âu.
Ba cường quốc của Châu Âu là Anh, Pháp và Đức đã tuyên bố chiến tranh với nhau nhưng không bên nào tiến hành các cuộc tấn công đáng kể và có thậm chí rất ít giao chiến trên thực địa. Lý do cho hành động tuyên chiến của Anh – Pháp với Đức là việc Đức tấn công Ba Lan, một nước đã ký hiệp ước đồng minh với Anh – Pháp. Tuy vậy, sau khi tuyên chiến, Anh-Pháp không có hành động quân sự nào đáng kể nhằm vào Đức, và quân Đức đã có thể rảnh tay để nhanh chóng đánh bại Ba Lan.
Cho đến ngày
10 tháng 5 năm 1940, nước Đức và Liên quân Anh – Pháp mới bắt đầu đánh nhau to. Kết quả là Liên quân Anh –Pháp thảm bại trong
Trận chiến nước Pháp.
[3]
(hết copy)
- Các phần sau em không xem, chắc cụ đúng hết