ko có hoa kỳ Đức nó thịt mẹ LX từ lâu rồi. trên Voz đã bàn nát cái Room này từ lâu, kế hoạch viện trợ của Mỹ cho LX to ko kém kế hoạch viện trợ cho Anh - Pháp khối đồng minh ở phía Tây đâu. sau này LX lên, phá bỏ hết di sản, Mỹ nó cũng cao thượng nó ko đòi lại tiền viện trợ dù chỉ 1 đồng. nói gì thì nói Mỹ nó cân cả khối đồng minh là đúng
Nào, nước Mỹ cao thượng không đòi 1 xu:
Năm 1947, Mỹ đánh giá khoản nợ của Liên Xô theo Chương trình lend – lease là 2,6 tỷ đô la, nhưng một năm sau con số trên được chốt lại là 1,3 tỷ đô la.
Theo dự tính, Liên Xô sẽ thanh toán nợ trong 30 năm. Nhưng I.V.Stalin đã bác bỏ con số này sau khi tuyên bố “Liên Xô đã trả bằng máu quá nhiều cho các khoản nợ lend – lease rồi”.
Đồng thời, về phần mình, Liên Xô là nước đầu tiên xóa các khoản nợ lend – lease cho những nước khác.
Thêm nữa, I.V. Stalin có thừa đủ lý do để không muốn lấy tiền của một đất nước bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh để trả cho các đối thủ tiềm năng trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba.
Thỏa thuận mới về “quy trình“ ( lại xin lỗi vì từ “quy trình”) thanh toán nợ mãi đến năm 1972 mới được ký kết. Liên Xô cam kết trả cho Mỹ 722 triệu đôla trước năm 2001. Nhưng sau khi đã chuyển khoản được 48 triệu đô la thì việc thanh toán lại bị dừng lại do Mỹ thông qua đạo luật phân biệt đối xử Jacson – Vanic.
Đến năm 1990, vấn đề trên lại được xới lên trong cuộc gặp giữa Tổng thống Liên Xô (Gorbachev) và Tổng thống Mỹ. Một con số mới được đưa ra – 674 triệu đô la – thời hạn thanh toán cuối cùng: 2030. Sau khi Liên Xô tan rã, khoản nợ trên chuyển giao cho Nga.
Để kết thúc bài viết, có thể rút ra kết luận rằng đối với Mỹ thì lend – lease trước hết, như chính Tổng thống Mỹ F.Roosevelt đã từng nói: “Đó là một khoản đầu tư sinh lời”.
Nhưng cũng cần phải thấy rằng đây không phải là lợi nhuận trực tiếp từ những sản phẩm đã cung cấp mà là những khoản lợi gián tiếp mà nền kinh tế Mỹ nhận được sau chiến tranh.
Lịch sử đã cho thấy rằng, chính trong sự phồn vinh của Mỹ sau chiến tranh có một phần đóng góp không nhỏ bằng máu của những người lính Xô Viết. Còn đối với Liên Xô, lend – lease đã là phương pháp duy nhất để giảm thiểu tổn thất trên con đường đi đến Chiến thắng.
Một “cuộc hôn nhân có tính toán” là như vậy đấy