Quan trọng là Mỹ nó xây dựng lên một hệ sinh thái và nắm hầu hết toàn bộ các công cụ vận tải, bảo hiểm, tài chính và thanh toán chủ chốt trên thế giới như đồng $, WB, BIC/SWIFT, Visa, Master, DHL, Fedex...vân vân và mây mây. Trao đổi mua bán hàng hoá chỉ là một khâu thôi, ngoài ra giao thương giữa các nước nó còn đi liền với thanh toán, vay vốn và vận tải. Nếu cảm thấy không có những thứ đó mà vẫn sống khoẻ thì cứ coi lệnh cấm vận của Mỹ là tờ giấy lộn thôi. Nhưng thực tế cho đến thời điểm hiện tại, thấy ít có nước nào dám chống lại hoặc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ.
Lệnh cấm vận của Mỹ nó có 4 nội dung cụ ạ:
1. Cấm dùng các linh kiện, patent vv của Mỹ cho sản phẩm xuất sáng nước bị cấm vận.
Như trường hợp Tencent China dùng chip Mỹ cho sản phẩm xuất sang Iran, bị Mỹ phạt mà phải nộp ra 1 tỉ đô mới xong.
2. Nước bị cấm vận sẽ không thể được dùng các hệ sinh thái tài chính do Mỹ đứng cái, đặc biệt là SWIFT/BIC và như vậy, coi như bị hất khỏi hệ thống thanh toán quốc tế.
3. Cấm các công ty Mỹ buôn bán đầu tư với nước bị cấm vận. Các công ty nước ngoài không bị cấm nhưng cho lựa chọn: hoặc theo lệnh cấm của Mỹ, hoặc anh vẫn buôn bán/đầu tư với nước bị cấm vận nhưng sẽ bị cấm cửa thị trường Mỹ.
4. Kể cả du lịch, đi lại, hợp tác giáo dục vv cũng bị cấm hoặc hạn chế.
Trong các nước quen biết với VN thì có Trung quốc đang phải chịu cấm vận hẹp (cấm vận chip bán dẫn bậc cao), Cuba đang bị cấm vận toàn diện (trừ lương thực và hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày), Iran, Nga và Myanmar đang bị cấm vận gần như toàn diện. Myanmar có vẻ không chịu nổi đang lên tiếng xuống nước với Mỹ.